Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ XÂY DỰNG
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

Số: 492/BXD-HĐXD
V/v: Khen thưởng về an toàn, vệ sinh lao động.

Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2008

 

Kính gửi :

- Các đơn vị trực thuộc Bộ Xây dựng
- Tổng Công ty Xi măng Việt Nam

 

Để xét khen thưởng thi đua về công tác An toàn, vệ sinh lao động hàng năm theo hướng dẫn tại Thông tư số 13/2008/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động thương binh và Xã hội ban hành ngày 28/7/2008 về việc “Hướng dẫn công tác Thi đua, Khen thưởng ngành Lao động – Thương binh và Xã hội”; Bộ Xây dựng yêu cầu các đơn vị trong ngành xây dựng tiến hành xét và đề nghị khen thưởng thi đua về công tác An toàn, vệ sinh lao động năm 2008 cho tập thể, cá nhân thuộc đơn vị mình theo các hình thức khen thưởng sau:

- Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

- Giấy khen của Cục trưởng Cục An toàn lao động

Tiêu chuẩn để xét khen thưởng về lĩnh vực An toàn, vệ sinh lao động năm 2008 theo Phụ lục 1; Hồ sơ đề nghị xét khen thưởng theo Phụ lục 2 và các Biểu mẫu kèm theo.

Hồ sơ đề nghị xét khen thưởng về công tác An toàn, vệ sinh lao động của đơn vị gửi về Bộ Xây dựng (Vụ Quản lý Hoạt động xây dựng; ĐT: 04.39760271 xin 166 – FAX: 04.39764520) trước ngày 30/11/2008.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- TT Cao Lại Quang (Để báo cáo)
- Lưu VP, HĐXD.

TL. BỘ TRƯỞNG
KT. VỤ TRƯỞNG VỤ QUẢN LÝ
HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG
PHÓ VỤ TRƯỞNG




Lê Xuân Trường

 

PHỤ LỤC 1

(Kèm theo công văn số 492./BXD-HĐXD ngày 25./11/2008)

A/. TIÊU CHUẨN GIẤY KHEN CỦA CỤC TRƯỞNG CỤC AN TOÀN LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI LĨNH VỰC AN TOÀN - VỆ SINH LAO ĐỘNG LÀ:

1. Tiêu chuẩn chung:

a) Tập thể, cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ đạt từ 100% kế hoạch trở lên, chấp hành nghiêm kỷ luật lao động;

b) Nội bộ đoàn kết; thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, tổ chức các phong trào thi đua;

c) Thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần đối với mọi thành viên trong tập thể; thực hành tiết kiệm, thực hiện tốt nội quy, quy định của cơ quan và của Bộ.

2. Tiêu chuẩn đối với lĩnh vực An toàn - Vệ sinh lao động:

Đối tượng áp dụng bao gồm tập thể, cá nhân doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, cơ sở sản xuất kinh doanh, hợp tác xã, các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc lực lượng vũ trang (gọi chung là doanh nghiệp) bao gồm cả các phòng, ban, phân xưởng, tổ, đội sản xuất.

2.1. Đối với doanh nghiệp :

a) Hàng năm có kế hoạch bảo hộ lao động đáp ứng được yêu cầu an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ, có dự trù kinh phí, tổ chức thực hiện tốt kế hoạch đã đề ra, đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất;

b) Có quy trình quy định rõ chế độ trách nhiệm về an toàn vệ sinh lao động đối với từng cấp, từng chức danh quản lý; có cán bộ chuyên trách hoặc bán chuyên trách làm công tác bảo hộ lao động, có mạng lưới an toàn vệ sinh viên, có lực lượng phòng cháy, chữa cháy hoạt động hiệu quả;

c) Có nội quy, quy trình, nhiều biện pháp và đầu tư để cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động;

d) Thực hiện đúng và đầy đủ các chế độ, quy định về bảo hộ lao động theo quy định của pháp luật, cụ thể: 

- Chế độ bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật; khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động; thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, làm thêm giờ; trang bị các phương tiện cấp cứu theo quy định và duy trì thường xuyên việc kiểm tra, đảm bảo sử dụng hiệu quả những trang bị đó;

- Huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động;

- Đăng ký và kiểm định các loại máy, thiết bị vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động;

- Khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo định kỳ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

- Thực hiện tự kiểm tra về an toàn lao động, vệ sinh lao động;

- Thực hiện chế độ báo cáo về công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động theo quy định.

e) Trong năm không để xảy ra tai nạn lao động chết người hoặc bị thương nhiều người, không để xẩy ra cháy nổ;

f) Đảm bảo môi trường xanh, sạch, đẹp.

2.2. Đối với Tập thể các phòng, ban, phân xưởng, tổ, đội sản xuất thuộc doanh nghiệp:

a) Có đủ các phương án đảm bảo an toàn lao động và có các biện pháp để tổ chức tốt các phương án đó; chấp hành nghiêm các nội quy, quy trình, quy phạm theo quy định của pháp luật và của doanh nghiệp;

b) Có đội ngũ an toàn viên, vệ sinh viên hoạt động tích cực, hiệu quả;

c) Thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hộ lao động;

- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc sử dụng, bảo quản trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, phương tiện phòng chống cháy nổ, phương tiện cấp cứu;

d) Tổ chức tốt chế độ tự kiểm tra về an toàn lao động, vệ sinh lao động, khắc phục kịp thời các nguy cơ sự cố về an toàn vệ sinh lao động;

e) Trong năm không để xảy ra tai nạn lao động làm chết người hoặc bị thương nặng nhiều người, không để xẩy ra cháy, nổ.

2.3. Cán bộ chuyên trách hoặc bán chuyên trách về BHLĐ của các doanh nghiệp:

a) Tham mưu cho lãnh đạo doanh nghiệp đề xuất các biện pháp triển khai thực hiện đúng và đủ các văn bản pháp quy về bảo hộ lao động, an toàn vệ sinh lao động; đề xuất sáng kiến cải tiến kỹ thuật nhằm cải thiện điều kiện lao động và ngăn ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

b) Hoàn thành tốt nhiệm vụ kiểm tra, giám sát công tác an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách; trong năm không để xảy ra cháy, nổ;

c) Lập và lưu trữ đầy đủ hồ sơ, sổ sách và tài liệu cần thiết có liên quan đến công tác bảo hộ lao động theo quy định;

d) Nắm chắc số lượng và tình trạng các loại máy, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn và vệ sinh lao động; có kế hoạch kiểm tra định kỳ và thực hiện đúng việc kiểm tra định kỳ, đăng ký các loại máy, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn và vệ sinh lao động; có báo cáo về kết quả kiểm tra định kỳ, tham gia kiến nghị xử lý loại trừ các nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

e) Tham gia đầy đủ các khoá huấn luyện an toàn vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật.

2.4. Người lao động trong các doanh nghiệp:

a) Thực hiện nghiêm chỉnh nội quy, quy trình, quy phạm an toàn lao động, vệ sinh lao động không để xảy ra tai nạn lao động, sự cố máy móc, thiết bị, cháy, nổ;

b) Sử dụng trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, phương tiện phòng chống cháy, nổ đúng mục đích và hiệu quả;

c) Tham gia tích cực trong phong trào an toàn lao động, vệ sinh lao động của doanh nghiệp; phát hiện và tham gia xử lý loại trừ các nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

d) Có sáng kiến cải tiến kỹ thuật nhằm cải thiện điều kiện lao động và ngăn ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

2.5. Cán bộ quản lý điều hành doanh nghiệp:

a) Tổ chức quản lý, thực hiện tốt các nội dung tiêu chuẩn khen thưởng của doanh nghiệp (bao gồm các nội dung nêu trên).

b) Có sáng kiến cải tiến kỹ thuật nhằm cải thiện điều kiện lao động bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.

2.6. Cán bộ Trưởng phòng, ban, phân xưởng, tổ, đội sản xuất:

Thực hiện tốt các nội dung tiêu chuẩn khen thưởng của doanh nghiệp (bao gồm các nội dung nêu trên).

B/. TIÊU CHUẨN NHẬN BẰNG KHEN CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI ĐỐI VỚI LĨNH VỰC AN TOÀN - VỆ SINH LAO ĐỘNG LÀ:

a) Đạt các tiêu chuẩn khen thưởng như Tiêu chuẩn nhận Giấy khen của Cục trưởng Cục An toàn lao động;

b) Đã được tặng Giấy khen của Cục trưởng Cục An toàn lao động hoặc Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về an toàn lao động, vệ sinh lao động ít nhất 02 năm liên tục hoặc có thành tích đặc biệt xuất sắc về công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động.

 

PHỤ LỤC 2

(Kèm theo công văn số 492./BXD-HĐXD ngày 25./11/2008)

 

1. Hồ sơ đề nghị khen thưởng:

Đối với Bằng khen của Bộ trưởng cho tập thể, cá nhân và Giấy khen của Cục trưởng Cục an toàn lao động, hồ sơ đề nghị gồm:

- Tờ trình đề nghị khen thưởng của đơn vị kèm theo danh sách các tập thể, cá nhân được khen thưởng;

- Biên bản họp của Hội đồng Thi đua, Khen thưởng đơn vị;

- Báo cáo thành tích của tập thể, cá nhân được khen thưởng (thống nhất theo mẫu số 1 và mẫu số 2 kèm theo, có chữ ký, ghi rõ họ tên và xác nhận của Thủ trưởng đơn vị), kèm theo bản sao Quyết định chứng nhận tặng danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc và danh hiệu Chiến sỹ thi đua cơ sở; xác nhận đề tài, sáng kiến, cải tiến, áp dụng công nghệ mới của Hội đồng khoa học và Hội đồng sáng kiến của cơ sở;

2. Số lượng Hồ sơ đề nghị khen thưởng:

Đối với các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng: 02 bộ (bản chính); Đối với các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền của Cục trưởng Cục an toàn lao động: 01 bộ (bản chính).

 

Mẫu số 1: Thông tư số 13/2008/TT-BLĐTBXH ngày 28/7/2008

Mẫu số 1: Báo cáo thành tích đề nghị tặng thưởng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH (cho tập thể có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ chính trị)

ĐƠN VỊ CẤP TRÊN
ĐƠN VỊ ĐỀ NGHỊ
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

 

Tỉnh (thành phố), ngày….tháng…năm…..

 

BÁO CÁO THÀNH TÍCH

Đề nghị tặng thưởng …………. (2)

 

I. SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH CỦA ĐƠN VỊ:

1. Đặc điểm, tình hình:

- Tên đơn vị: (ghi đầy đủ, không viết tắt)

- Địa điểm trụ sở chính:

- Quá trình thành lập:

 - Tóm tắt cơ cấu tổ chức: phòng, ban đơn vị trực thuộc; tổng số cán bộ công chức, viên chức, nhân viên; chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên (trình độ chuyên môn, nghiệp vụ…); các tổ chức đảng, đoàn thể; những đặc điểm chính của đơn vị, địa phương (về điều kiện tự nhiên và xã hội); những thuận lợi, khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ.

- Cơ sở vật chất: (3)

2. Chức năng nhiệm vụ được giao: Những chức năng, nhiệm vụ được giao (hoặc đảm nhận)

II. KẾT QUẢ THÀNH TÍCH ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC:

1. Báo cáo thành tích căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao của cơ quan (đơn vị) và đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng quy định tại Luật thi đua, khen thưởng, Nghị định 121/2005/NĐ-CP ngày 30/ 9/2005 của Chính phủ.

Nội dung báo cáo căn cứ chức năng, nhiệm vụ của đơn vị được giao để báo cáo chứng minh bằng số liệu cụ thể qua các năm về năng xuất, chất lượng, hiệu quả công tác so với các năm trước (hoặc so với lần khen thưởng trước đây); việc đổi mới phương pháp quản lý, cải các hành chính; các sáng kiến kinh nghiệm, đề tài nghiên cứu khoa học và việc ứng dụng vào thực tiễn đem lại cao về kinh tế, xã hội với Bộ, ban ngành trong cả nước. ( 4)

2. Những biện pháp trong tổ chức thực hiện và những nguyên nhân đạt được thành tích; các phong trào thi đua đã được áp dụng trong thực tiễn công tác.

3. Thực hiện các nhiệm vụ khác: (5)

4. Phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới. (nêu ngắn gọn)

III. CÁC HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG ĐÃ ĐƯỢC GHI NHẬN. (6)

 

Thủ trưởng đơn vị cấp trên trực tiếp
(ký đóng dấu)

Thủ trưởng đơn vị
(ký đóng dấu)

 

Xác nhận của cấp trình khen
(ký đóng dấu)

 

GHI CHÚ:

 - (1) : Báo cáo thành tích 10 năm trước thời điểm đề nghị đối với Huân chương Sao vàng; 05 năm đói với Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập, Huân chương Lao động; 03 năm đối với Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; 01 năm đối với Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ, Cờ thi đua của Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

 - (2) : Ghi rõ hình thức đề nghị khen thưởng.

 - (3) : Đối với đơn vị sản xuất, kinh doanh cần nêu tình hình tài chính: Tổng số vốn cố định lưu động; nguồn vốn (ngân sách, tự có, vốn vay ngân hàng...)

 - (4) : Tuỳ theo hình thức đè nghị khen thưởng, nêu các tiêu chí cơ bản, trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị (có so sánh với năm trước hoặc 3 năm, 05 năm trước thời điểm đề nghị), ví dụ:

 + Đối với đơn vị sản xuất, kinh doanh so sánh các tiêu chí: giá trị tổng sản lượng, doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách, đầu tư tái sản xuất, thu nhập bình quân đầu người; số sáng kiến cải tíến kỹ thuật, áp dụng khoa học (giá trị làm lợi); phúc lợi xã hội; thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước, (có xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế của cục thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương); việc thực hiện chính sách đối với người lao động…

 + Đối với trường học: tổng số học sinh, chất lượng và kết quả học tập; số học sinh giỏi cấp huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh), cấp tỉnh (thành phố thuộc Trung ương), cấp quốc gia; số giáo viên giỏi các cấp; số đề tài nghiên cứu, cải tiến phương pháp giảng dạy…

 + Đối với Bệnh viện: Tổng số người khám, chữa bệnh; tổng số người được khám miễn phí; chất lượng khám chữa bệnh; số đề tài nghiên cứu, áp dụng khoa học(giá trị làm lợi về kinh tế xã hội)…

 - (5) : Việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; chăm lo đời sống cán bộ, nhân viên; công tác xây dựng Đảng, đoàn thể; hoạt động xã hội từ thiện…

 - (6) : Nêu khái quát quá trình khen thưởng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng đã được Đảng, Nhà nước, Bộ ban, ngành đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tặng thưởng hoặc phong tặng (ghi rõ số quyết định ngày tháng năm ký quyết định).

 

Mẫu số 2: Thông tư số 31/2008/TT-BLĐTBXH ngày 28/7/2008

Mẫu số 2: Báo cáo thành tích đề nghị tặng thưởng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH (cho cá nhân có thành tích thực hiện nhiệm vụ chính trị)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

  Tỉnh (thành phố), ngày….tháng…năm…..

 

BÁO CÁO THÀNH TÍCH CÁ NHÂN

Đề nghị tặng thưởng…………….. (2)

 

I. SƠ LƯỢC LÝ LỊCH

 - Họ và tên : Bí danh (nếu có): Nam (nữ):

 - Ngày tháng năm sinh:

 - Quê quán: (3)

 - Nơi thường trú:

 - Đơn vị đang công tác:

 - Chức vụ hiện nay:

 - Trình độ chuyên môn nghiệp vụ:

 - Học hàm , học vị:

 - Ngày tham gia công tác:

 - Ngày vào Đảng chính thức:

 - Trình độ lý luận Chính trị:

 - Quá trình công tác: (4)

 - Những khó khăn, thuận lợi trong việc thực hiện nhiệm vụ:

II. THÀNH TÍCH ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC:

1. Sơ lược thành tích của đơn vị (5):

2. Thành tích của cá nhân (6):

- Quyền hạn, nhiệm vụ được giao hoặc đảm nhận:

- Thành tích đã đạt được;

III. CÁC HÌNH THỨCKHEN THƯỞNG ĐƯỢC GHI NHẬN (7)

 

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ TRỰC TIẾP
(ký tên đống dấu)

NGƯỜI VIẾT BÁO CÁO
(ký tên, ghi họ và tên)

 

XÁC NHẬN CỦA CẤP TRÌNH KHEN
(ký tên, ghi họ và tên)

 

GHI CHÚ:

 - (1) : Báo cáo thành tích 07 năm trước thời điểm đề nghị đối với Huân chương Lao động hạng Ba, 05 năm đối với Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, 06 năm đối với danh hiệu Chiến sỹ thi đua toàn quốc, 03 năm đối với danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp Bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương, tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương.

 - (2) : Ghi rõ hình thức đề nghị khen thưởng.

 - (3) : Đơn vị hành chính : xã (phường, thị trấn); huyện (quận, thị xa, thành phố thuộc tỉnh); tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương).

 - (4) : Nêu tóm tắt quá trình công tác thời gian giữ chức vụ chính.

 - (5) : Đối với cán bộ làm công tác quản lý: nêu tóm tắt thành tích của đơn vị , riêng Thủ trưởng của đơn vị kinh doanh báo cáo thêm việc thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước (có xác nhận của cục thuế tỉnh thành phố nơi đơn vị đóng trụ sở chính).

 - (6) : Nêu thành tích cá nhân trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao (kết quả đã đạt được về năng suất, chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ; các biện pháp đổi mới công tác quản lý, những sáng kiến kinh nghiệm, đề tài nghiên cứu khoa học; việc đổi mới công nghệ, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào thực tiễn; việc thực hiện chủ trương đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; công tác bồi dưỡng, học tập nâng nâng cao trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức; chăm lo đời sống cán bộcông nhân viên; vai trò của cá nhân trong công tác xây dựng đảng và các đoàn thể; công tác tham gia các hoạt động xã hội từ thiện…).

 - (7) : Nêu các hình thức khen thưởng đã được Đảng, Nhà nước, Bộ ban ngành, đoàn thể trung ương , tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương tặng thưởng hoặc phong tặng (ghi rõ số quyết định, ngày, tháng, năm, ký quyết định).

 + Ghi rõ quyết định công nhận danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởngtrong 07 năm trước thời điểm đề nghịđối với Huân chương Lao động hạng B, 06 năm đối với Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.vv…

 + Đối với báo cáo đề nghị phong tặng danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cấp Bộ", ngành, tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương” ghi rõ thời gian 03 lần liên tục được tặng danh hiệu Chiến sỹ thi đua cơ sở” trước thời điểm đề nghị; các sáng kiến được cấp có thẩm quyền công nhận.