NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 8488/NHNN-KTTC2 | Hà Nội, ngày 03 tháng 08 năm 2007 |
Kính gửi: Các Tổ chức tín dụng
Để thống nhất cách lấy số liệu của một số khoản mục tại Quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN ngày 18/4/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Chế độ Báo cáo tài chính đối với các tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn một số nội dung như sau:
1. Đối với Thuyết minh báo cáo tài chính năm:
Các Tổ chức tín dụng thực hiện lấy số liệu về các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ tại khoản 5, mục V – Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Bảng Cân đối kế toán như sau:
Tổng giá trị của hợp đồng (theo tỷ giá ngày hiệu lực hợp đồng) | Tổng giá trị ghi sổ kế toán (theo tỷ giá tại ngày lập báo cáo) | |||
Tài sản | Công nợ | |||
1 | Giao dịch kỳ hạn tiền tệ |
|
|
|
2 | Giao dịch hoán đổi tiền tệ |
|
|
|
3 | Mua quyền chọn tiền tệ |
|
|
|
| + Mua quyền chọn Mua |
|
|
|
| + Mua quyền chọn Bán |
|
|
|
4 | Bán quyền chọn tiền tệ |
|
|
|
| + Bán quyền chọn Mua |
|
|
|
| + Bán quyền chọn Bán |
|
|
|
5 | Giao dịch tương lai tiền tệ |
|
|
|
- Chỉ tiêu Tổng giá trị của hợp đồng: lấy giá trị đồng tiền mà TCTD sẽ phải thanh toán đi * tỷ giá thực hiện hợp đồng.
· Đối với Hợp đồng giao dịch giữa VND với một loại ngoại tệ: TCTD trình bày số tiền VND ghi trên hợp đồng.
· Đối với Hợp đồng giao dịch giữa hai loại ngoại tệ với nhau: lấy số lượng ngoại tệ mà TCTD sẽ phải thanh toán đi * tỷ giá NHNN công bố ngày lập báo cáo.
- Chỉ tiêu Tổng giá trị ghi sổ kế toán: chỉ tiêu này tương đương với tổng giá trị thị trường của các hợp đồng phái sinh chưa đáo hạn.
· Đối với Giao dịch kỳ hạn tiền tệ, giao dịch hoán đổi tiền tệ và giao dịch tương lai tiền tệ: Các TCTD lấy chênh lệch (Dư Nợ – Dư Có) của Tài khoản 486 (Tài khoản chi tiết của từng loại giao dịch). Nếu Dư Nợ > Dư Có, TCTD trình bày vào cột Tài sản, Dư Có > Dư Nợ TCTD trình bày vào cột Công nợ.
· Đối với Giao dịch mua, bán quyền chọn:
· Giao dịch mua quyền chọn: Số dư TK 396 – Lãi phải thu từ các công cụ tài chính phái sinh trừ (-) tổng phí của hợp đồng Mua quyền chọn . Nếu chênh lệch dương, TCTD trình bày vào cột Tài sản, nếu chênh lệch âm TCTD trình bày vào cột Công nợ.
· Giao dịch Bán quyền chọn: Tổng phí đã nhận của hợp đồng Bán quyền chọn trừ (-) Số dư TK 496 – Lãi phải trả cho các công cụ tài chính phái sinh. Nếu chênh lệch dương TCTD trình bày vào cột Tài sản, nếu chênh lệch âm TCTD trình bày vào cột Công nợ.
2. Thuyết minh báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ:
Thuyết minh báo cáo tài chính là việc trình bày chi tiết và cung cấp các thông tin bổ sung cho Bảng Cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Vì vậy, kỳ trình bày và số liệu trên Thuyết minh báo cáo tài chính phải thống nhất với các nội dung trên các mẫu báo cáo tài chính.
Ví dụ:
Đối với thuyết minh các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán giữa niên độ, số đầu kỳ là số đầu năm, số cuối kỳ là số cuối quý.
Đối với thuyết minh các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả kinh doanh giữa niên độ, số kỳ trước là số lũy kế từ đầu năm đến cuối quý báo cáo của năm trước, số kỳ này là số lũy kế từ đầu năm đến cuối quý báo cáo của năm nay.
Báo cáo cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ:
Để thống nhất nội dung trình bày và đảm bảo tính so sánh của số liệu kế toán, các TCTD trình bày số liệu báo cáo thuộc năm tài chính hiện hành và số liệu báo cáo tương ứng thuộc năm tài chính trước liền kề.
Ví dụ: Đối với báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh quý II năm 2007, tại cột (3) TCTD trình bày số liệu quý II năm 2007, tại cột (4) TCTD trình bày số liệu quý II năm 2006.
Trên đây là hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước về việc trình bày một số nội dung trong Chế độ báo cáo tài chính gửi các tổ chức tín dụng nghiên cứu và thực hiện.
| TL. THỐNG ĐỐC |