BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
| CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
|
Số 996/LĐTBXH-BHXH | Hà Nội, ngày 05 tháng 04 năm 2002 |
Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa
Trả lời công văn số 170/UB ngày 17/01/2002 của ủy ban Nhân dân tỉnh về vướng mắc khi thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội đối với các doanh nghiệp do nâng bậc lương và xếp lương, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:
1. Đối với các Doanh nghiệp Nhà nước: Thông tư số 05/LĐTBXH-TT ngày 22/3/1995 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội không quy định nâng bậc lương trước thời hạn đối với công nhân, viên chức làm việc giỏi, có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao.
2. Đối với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác (kể cả doanh nghiệp Nhà nước chuyển sang Công ty cổ phần) nếu áp dụng chế độ tiền lương theo quy định tại Nghị định số 26/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ để ký kết hợp đồng lao động thì việc áp dụng các chế độ, chính sách cho người lao động, trong đó có việc nâng bậc lương tự như đối với người lao động làm việc trong các doanh nghiệp Nhà nước.
3. Trường hợp doanh nghiệp chuyển một số lao động có thâm niên (từ 15 đến 20 năm) và tay nghề cao sang làm công việc kiểm tra chất lượng sản phẩm nhưng chưa có trình độ đại học thì chuyển xếp vào chức danh cán sự, kỹ thuật viên theo bảng lương viên chức chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ ở các doanh nghiệp ban hành kèm theo Nghị định số 26/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ. Khi nâng ngạch cho các viên chức chuyên môn, nghiệp vụ thì doanh nghiệp phải xây dựng tiêu chuẩn và tổ chức thi nâng ngạch theo quy định tại Thông tư số 04/1998/LĐTBXH ngày 4/4/1998 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Đối với những viên chức chưa có trình độ theo tiêu chuẩn thì doanh nghiệp phải tạo điều kiện để những viên chức đó đi học, bồi dưỡng có đủ theo tiêu chuẩn, sau đó thi nâng ngạch theo quy định chung.
Theo hướng dẫn tại Thông tư số 06/LĐTBXH -TT ngày 4/4/1995 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thi hành một số điều để thực hiện Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/1/1995 của Chính phủ thì việc thu nộp bảo hiểm xã hội phải dựa trên cơ sở tiền lương ghi trong Hợp đồng lao động. Trường hợp doanh nghiệp áp dụng thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định theo Nghị định số 26/CP thì thực hiện các quy định về nâng bậc lương đối với người lao động như hướng dẫn tại Thông tư số 05/LĐTBXH-TT ngày 22/3/1995 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời để qúy ủy ban Nhân dân biết và hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện đúng quy định của Nhà nước./.
| K/T BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI |
- 1 Công văn 1526/BHXH/CĐCS của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội theo Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11/4/2002 của Chính phủ
- 2 Thông tư 06/TT-LĐTBXH-1995 hướng dẫn thi hành Điều lệ bảo hiểm xã hội kèm theo Nghị định 12/CP-1995 do Bộ Lao động, thương binh và xã hội ban hành
- 3 Thông tư 05/LĐTBXH-TT-1995 hướng dẫn nâng bậc lương đối với công nhân, viên chức trong các doanh nghiệp do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
- 4 Nghị định 26-CP năm 1993 quy định tạm thời chế độ tiền lương mới trong các doanh nghiệp
- 1 Công văn số 1380/LĐTBXH-TL ngày 07/05/2003 của Bộ lao động Thương binh và Xã hội về việc phụ cấp chức vụ làm cơ sở thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội
- 2 Công văn 1526/BHXH/CĐCS của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội theo Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11/4/2002 của Chính phủ