- 1 Thông tư liên ngành 03/TTLN năm 1995 hướng dẫn việc truy nã bị can, bị cáo trong giai đoạn truy tố và xét xử do Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ ban hành
- 2 Thông tư liên tịch 04-TTLN năm 1989 về việc giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù do Toà án nhân dân tối cao- Viện kiểm sát nhân dân tối cao- Bộ Nội vụ- Bộ Tư pháp ban hành
TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 73/1999/KHXX | Hà Nội, ngày 16 tháng 7 năm 1999 |
CÔNG VĂN
CỦA TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO SỐ 73/1999/KHXX NGÀY 16 THÁNG 7 NĂM 1999 VỀ VIỆC ĐIỀU KIỆN GIẢM THỜI HẠN CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ VÀ TRUY NÃ ĐỐI VỚI VỊ CÁO
Kính gửi: Toà án nhân dân tỉnh Quảng Trị
Sau khi nghiên cứu Công văn số 482/CV-TA ngày 9-6-1999 của Toà án nhân dân tỉnh Quảng Trị, Toà án nhân dân tối cao có ý kiến như sau:
1. Tại Điểm 2 Mục III Thông tư liên ngành số 04-89/TTLN ngày 15-8-1989 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ "về việc giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù", có hướng dẫn: "Nói chung, mỗi người, mỗi năm chỉ được xét giảm một lần. Tuy nhiên, nếu sau khi được giảm án mà có lý do đặc biệt đáng được khoan hồng thêm như lập công lớn, mắc bệnh hiểm nghèo, thì có thể được xét giảm thêm một lần trong năm đã được giảm". Cụm từ "mỗi năm" trong hướng dẫn này cần được hiểu là tính theo lịch (năm 1998, năm 1999), chứ không phải mỗi năm được tính tròn 12 tháng kể từ lần giảm thứ nhất đến lần xét giảm thứ hai. Tuy nhiên cần lưu ý là khi xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù các Toà án cần phải thực hiện đúng các hướng dẫn về điều kiện và mức giảm được hướng dẫn tại Mục III Thông tư liên ngành nói trên.
2. Theo tinh thần quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, cũng như tinh thần hướng dẫn trong Thông tư liên ngành số 03/TTLN ngày 7-1-1995 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ, thì thẩm quyền ra quyết định truy nã và đình nã là cơ quan điều tra. Quyết định truy nã chỉ hết hiệu lực khi người bị truy nã đã chết hoặc bị bắt giữ theo Quyết định truy nã hoặc trong trường hợp có quyết định đình nã của cơ quan điều tra; do đó, khi bản án của Toà án có hiệu lực pháp luật, Toà án không cần phải yêu cầu cơ quan điều tra tiếp tục ra Quyết định truy nã mới. Tuy nhiên, cần lưu ý là khi xét xử, xét thấy việc truy nã bị cáo vì hành vi phạm tội đang bị xét xử là không cần thiết nữa, thì Toà án yêu cầu cơ quan điều tra ra quyết định đình nã đối với bị cáo, nếu bị cáo đó không bị truy nã về hành vi phạm tội khác.
| Trịnh Hồng Dương (Đã ký) |
- 1 Thông tư liên tịch 13/2012/TTLT-BCA-BTP-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và Luật thi hành án hình sự về truy nã do Bộ Công an - Bộ Tư pháp - Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 2 Thông tư liên ngành 03/TTLN năm 1995 hướng dẫn việc truy nã bị can, bị cáo trong giai đoạn truy tố và xét xử do Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ ban hành
- 3 Thông tư liên tịch 04-TTLN năm 1989 về việc giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù do Toà án nhân dân tối cao- Viện kiểm sát nhân dân tối cao- Bộ Nội vụ- Bộ Tư pháp ban hành
- 1 Nghị quyết số 11-NQ/HĐNN8 về việc tha giảm thời hạn chấp hành hình phạt cho những người bị phạt tù nhân dịp Quốc khánh 02/09/1987 do Hội đồng Nhà nước ban hành
- 2 Thông tư liên tịch 13/2012/TTLT-BCA-BTP-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và Luật thi hành án hình sự về truy nã do Bộ Công an - Bộ Tư pháp - Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Tòa án nhân dân tối cao ban hành