TỔNG CỤC ĐỊA CHÍNH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 647-CV/ĐC | Hà Nội, ngày 31 tháng 5 năm 1995 |
CÔNG VĂN
CỦA TỔNG CỤC ĐỊA CHÍNH SỐ 647-CV/ĐC NGÀY 31 THÁNG 05 NĂM 1995 VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN MỘT SỐ ĐIỂM THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 60/CP CỦA CHÍNH PHỦ
Kính gửi: Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Để thi hành Nghị định số 60-CP ngày 5-7-1994 của Chính phủ về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị, sau khi xin ý kiến của Ban chỉ đạo Trung ương, Tổng cục Địa chính hướng dẫn các giấy tờ hợp lệ về đất ở và một số giải pháp kỹ thuật do đạc Địa chính như sau:
I- Những giấy tờ sau đây về đất ở do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước Việt Nam dân chủ công hoà, Chính phủ CMLTCHMNVN và Nhà nước Công hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cấp thì được coi là giấy tờ hợp lệ:
1. Giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng đất ở của Chủ tịch Uỷ ban hành chính tỉnh hoặc cấp tương đương (sau đây gọi là cấp tỉnh) trong thời kỳ cải cách ruộng đất.
2. Quyết định giao, cấp đất ở của Uỷ ban nhân dân tỉnh (theo Nghị quyết 125-CP ngày 28-6-1971; Nghị định 47-CP ngày 15-3-1972; Quyết định 201-CP ngày 1-7-1980; Luật đất đai năm 1988; Luật đất đai năm 1993) hoặc quyết định giao, cấp đất ở của Uỷ ban nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là cấp huyện), cơ quan nhà, đất, xây dựng cấp tỉnh theo Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh từ trước khi có Luật đất đai năm 1993.
3. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chính thức hoặc tạm thời do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp hoặc do Uỷ ban nhân dân cấp huyện cấp theo uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
4. Đất ở đang sử dụng và đã được đăng ký vào sổ địa chính theo quy định của Nhà nước.
5. Giấy tờ về quyền sở hữu nhà theo quy định của Thông tư 47/BXD-XDCBĐT ngày 5-8-1989 và Thông tư 02/BXD-ĐT ngày 29-4-1992 của Bộ Xây dựng từ trước ngày 15-10-1993 hoặc từ ngày 15-10-1993 đến trước ngày 5-7-1994 mà trong giá nhà đã tính đến giá đất ở của nhà đó.
6. Giấy tờ của HTX sản xuất nông nghiệp cấp đất ở cho gia đình xã viên của HTX từ trước ngày 28 tháng 6 năm 1971 trở về trước.
7. Các giấy tờ mua bán đất ở từ trước khi có Quyết định số 201/CP ngày 1-7-1980 được chính quyền cấp xã xác nhận đất đó có nguồn gốc hợp pháp.
8. Giấy tờ về thừa kế, cho, tặng nhà đất không có tranh chấp và được chính quyền xã, phường, thị trấn xác nhận nhà đất đó có nguồn gốc hợp pháp.
9. Bản án có hiệu lực thi hành của Toà án về việc giải quyết tranh chấp nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai.
II- Những giấy tờ sau đây về đất ở do cơ quan có thẩm quyền của chế độ cũ cấp, không có tranh chấp, không thuộc diện đã giao cho người khác sử dụng do thực hiện các chính sách của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cách mạng lâm thời cộng hoà miền Nam, thì được coi là giấy tờ hợp lệ về đất ở.
1. Bằng khoán diền thổ;
2. Trích lục, trích sao, bản đồ điền thổ, bản đồ phân chiết thửa, chứng thư đoạn mãi đã thị thực, đăng tịch, sang tên tại văn phòng chưởng khế, Ty điền địa, Nha trước bạ;
3. Giấy tờ mua bán, sang nhượng đất ở có nguồn gốc hựp pháp được chính quyền đương thời các cấp chứng nhận;
4. Đơn xin thuê đất ở của Nhà nước được chính quyền đương thời xác nhận;
5. Giấy của Ty điền địa chứng nhận đất ở do chế độ cũ cấp.
1. Đối với những đô thị đã có bản đồ địa chính chính quy, Sở Địa chính tỉnh báo cáo ban chỉ đạo về chính sách nhà ở và đất của tỉnh để có kế hoạch đo nhà; tiến hành lập hồ sơ, xét cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.
2. Những đô thị chưa có bản đồ địa chính chính quy nếu có một trong các loại bản đồ như:
Bản đồ địa chính do các chính quyền cũ để lại, bản đồ giải thửa thực hiện theo Chỉ tị 299/TTg ngày 11-10-1980 của Thủ tướng Chính phủ; bản đồ quy hoạch chi tiết, bản đồ hiện trạng phục vụ việc giao đất làm nhà ở mà trên đó đã có thiết kế thửa đất cho từng chủ sử dụng đất, thì được phép sử dụng một trong các loại bản đồ nêu trên. Khi sử dụng bản đồ này phải trích lục thửa đất, xác định mốc giới thửa đất ở thực địa, cắm mốc giới, lập biên bản xác định mốc giới; kiểm tra độ chính xác về hình dáng kích thường, diện tích của thửa đất trích lục; lập hồ sơ kỹ thuật thửa đất theo phụ lục đính kèm.
3. Những đô thị chưa có bản đồ địa chính chính quy, không có các loại bản đồ đã nêu ở mục 2 thì được phép trích do từng thửa đất ở thực địa. Trong quá trình trích do từng thửa đất phải tiến hành đầy đủ các nội dung như: Xác định mộc giới thửa đất ở thực địa, cấm mốc giới và lập biên bản xác định m ốc giới; trích đo từng thửa đất đảm bảo độ chính xác về hình thể, kích thước và diện tích; lập hồ sơ kỹ thuật thửa đất theo phụ lục đính kèm.
Căn cứ vào những nội dung hướng dẫn trên đây, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cụ thể hoá cho thích hợp với hoàn cảnh của địa phương mình để bảo đảm thi hành đúng với các quy định của pháp luật nói chung và Nghị định 60/CP nói riêng.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần báo cáo kịp thời về Tổng cục Địa chính, Ban chỉ đạo Trung ương về chính sách nhà ở và đất ở để có hướng dẫn giải quyết.
| Chu Văn Thỉnh (Đã ký) |
- 1 Công văn 1837/UB-QLĐT hướng dẫn xác nhận đất ở hợp lệ theo công văn 647 CV/ĐC do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2 Nghị định 60-CP năm 1994 về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị
- 3 Luật Đất đai 1993
- 4 Thông tư 47-BXD/XDCB-1989 hướng dẫn thực hiện ý kiến của Thường trực Hội đồng Bộ trưởng về việc hoá giá nhà cấp III, cấp IV tại các đô thị do Bộ Xây dựng ban hành
- 5 Luật Đất đai 1987
- 6 Quyết định 201-HĐCP/QĐ năm 1980 về việc thống nhất quản lý ruộng đất và tăng cường công tác quản lý ruộng đất trong cả nước do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 7 Nghị định 47-CP năm 1972 quy định Điều lệ tạm thời về việc lựa chọn địa điểm công trình và quản lý đất xây dựng do Hội đồng Chính phủ ban hành