BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 962/LĐTBXH | Hà Nội, ngày 03 tháng 4 năm 1993 |
CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI SỐ 962/LĐTBXH NGÀY 3-4-1993 TRIỂN KHAI THÔNG TƯ LIÊN BỘ SỐ 03/TT-LB NGÀY 18-3-1993 CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI - TÀI CHÍNH - UỶ BAN KẾ HOẠCH NHÀ NƯỚC (NAY LÀ BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ)
Kính gửi: Đồng chí Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Để thực hiện tốt Thông tư Liên Bộ 03/TT-LB ngày 18-3-1993 của Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Tài chính - Uỷ Ban Kế hoạch Nhà nước về hướng dẫn thực hiện Chương trình viện trợ nhân đạo của Chính phủ Cộng hoà Liên bang Séc và Slovakia (cũ) để hỗ trợ việc làm và dạy nghề cho lao động Việt Nam về trước hạn; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị các đồng chí Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện một số vấn đề trước mắt như sau:
1. Nghiên cứu kỹ Thông tư 03/TT-LB và giao cho bộ phận chuyên môn giúp đỡ triển khai chương trình.
2. Tổ chức nắm chắc số lao động từ Tiệp Khắc (cũ) trở về trên địa bàn để phân loại theo các nhu cầu sau đây:
a. Về vay vốn giải quyết việc làm: Thống kê số lao động ở Cộng hoà Liên bang Séc và Slovakia (cũ) trở về; số người là chủ doanh nghiệp, số người đã có việc làm trong các tổ chức kinh tế, số người chưa có việc làm đang cần việc làm.
+ Lập kế hoạch xây dựng dự án và nhu cầu vay vốn theo 2 loại: dự án người kinh doanh và dự án chung cho từng hộ gia đình có lao động ở Cộng hoà Liên bang Séc và Slovakia (cũ) về để vay vốn phát triển kinh tế gia đình. (Có mẫu dự án kèm theo).
+ Trước mắt trong quý II/93, mỗi địa phương tập trung chỉ đạo một vài dự án khả thi, gửi về Bộ thẩm định để rút kinh nghiệm cho việc triển khai mạnh vào 6 tháng cuối năm và các năm sau.
b. Về đào tạo nghề và đào tạo lại nghề cho lao động từ Tiệp Khắc (cũ) trở về:
+ Thống kê, nhu cầu, bồi dưỡng kiến thức quản lý doanh nghiệp.
+ Thống kê số lao động cần đào tạo nghề mới hoặc đào tạo lại, nâng cao tay nghề.
3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội căn cứ vào Thông tư Liên Bộ số 03/TT-LB lập kế hoạch triển khai chương trình này trong năm 1993 và các năm 1994, 1995.
4. Phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về chương trình viện trợ nhân đạo của Chính phủ Cộng hoà Liên bang Séc và Slovakia (cũ), giúp người lao động hiểu rõ và tập trung đăng ký nhu cầu về 1 đầu mối là Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (hoặc cơ quan trực thuộc được Sở uỷ quyền) để tránh tình trạng một số cá nhân, tổ chức lợi dụng làm dịch vụ hoặc môi giới vòng vèo gây phiền hà chi phí tốn kém cho người lao động.
Vậy Bộ đề nghị các đồng chí Giám đốc Sở tiến hành khẩn trương và báo cáo kế hoạch triển khai về Trung tâm Quốc gia xúc tiến việc làm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 25 tháng 04 năm 1993.
| Nguyễn Hữu Dũng (Đã ký) |
DỰ ÁN VAY VỐN MỞ RỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH ĐỂ TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG TỪ TIỆP KHẮC (CŨ) TRỞ VỀ
(Dự án dùng cho người kinh doanh)
Tên dự án:.......................................................
Họ và tên, chủ dự án:............................................
Địa điểm thực hiện dự án:........................................
Thời gian thực hiện dự án:.......................................
Mục tiêu dự án:
- Phát triển sản xuất kinh doanh
- Giải quyết việc làm mới cho lao động từ Cộng hoà Liên bang Séc và Slovakia (cũ) trở về.
Nhu cầu vay vốn:
Nội dung chủ yếu của dự án:......................................
- Đầu tư máy móc thiết bị sản xuất loại sản phẩm, ngành...... tạo việc làm mới.....................................................
Thu hút tổng số lao động:........................................
Trong đó số lao động từ Tiệp Khắc (cũ) trở về:...................
Địa chỉ liên hệ:.................................................
Điện thoại:......................................................
Huyện:...........................................................
Tỉnh, Thành phố:.................................................
DỰ ÁN VAY VỐN TẠO VIỆC LÀM
I. BỐI CẢNH
- Đặc điểm, tình hình doanh nghiệp
- Bối cảnh xã hội
- Khả năng phát triển doanh nghiệp trong dự án
II. MỤC TIÊU DỰ ÁN
1. Đầu tư phát triển doanh nghiệp, mở rộng sản xuất kinh doanh. tăng sản phẩm, doanh thu, tăng lợi nhuận.
2. Tạo việc làm mới thu hút lao động vào làm việc:
- Thu hút được số lao động
- Trong đó đối tượng là lao động từ Tiệp Khắc (cũ) trở về.
3. Hiệu quả:
- Đảm bảo việc làm ổn định cho người lao động
- Đảm bảo thu nhập từ... đồng ổn định cuộc sống
- Phát triển doanh nghiệp.
III. LUẬN CHỨNG KINH TẾ KỸ THUẬT CỦA DỰ ÁN
1. Chủ thể dự án:
- Tên gọi:
- Chức năng:
- Người đại diện:
- Trụ sở sản xuất:
- Văn phòng giao dịch:
- Điện thoại:
- Giấy phép thành lập:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh:
- Tài khoản tiền Việt: Ngoại tệ:
- Vốn pháp định:
2. Mặt bằng sản xuất:
- Văn phòng:.............. m2
- Nhà xưởng:.............. m2
- Kho, bãi:............... m2
3. Năng lực sản xuất:
- Xưởng, gồm: (bao nhiêu lao động):
- Trang bị máy móc: (các loại)
Hiệu quả sử dụng thiết bị và lao động
4. Sản phẩm chủ yếu:
- Sản phẩm A | Số lượng: | Đơn giá: |
" B | : | : |
" C | : | : |
5. Doanh thu hàng năm:
91:
92:
6 Nguồn vốn:
Tổng số:
Trong đó:
- Cố định:
- Lưu động:
Vốn vay: Vốn tự có:.........
7. Hoạt động sản xuất kinh doanh hiện nay:
- Sản xuất hàng hoá
- Gia công sản phẩm
- Kinh doanh nguyên vật liệu:
- Nguồn nguyên vật liệu... đảm bảo sản xuất
8. Hiệu quả sản xuất kinh doanh (năm gần nhất):
- Tiền lương công nhân:
- Doanh thu:
- Thuế:
- Lợi nhuận:
9. Nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh, phát triển doanh nghiệp:
a. Đầu tư trang thiết bị: (phụ lục kèm theo)
- Máy móc:
- Phương tiện:
- Vật tư:
b. Đầu tư vốn lưu động:
- Mua nguyên vật liệu:
- ...
c. Nhu cầu sử dụng lao động mới:
- Giải quyết việc làm cho lao động: (phụ lục kèm theo)
- Đảm bảo công việc ổn định cho: số lao động từ Tiệp Khắc (cũ) trở về: (phụ lục kèm theo).
10. Tổng số vốn xin vay:
- Tổng số vốn xin vay: % so với tổng số vốn vay làm cho dự án:
- Mục đích:
- Tài sản thế chấp:
- Thời gian và hoàn trả:
- Thu hút lao động:
- Chi phí tạo 1 chỗ làm việc (bình quân):
IV. HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA DỰ ÁN
1. Đối với doanh nghiệp:
a. Tăng năng lực sản xuất:
b. Doanh thu:
- Sản lượng sản phẩm: | Đơn giá: | Doanh thu: |
Sản phẩm A: ..... | ........ | .......... |
Sản phẩm B: ..... | ........ | .......... |
- Tổng doanh thu:
c. Tổng chi phí giá thành:
e. Lãi gộp:
g. Lãi ròng (sau khi trả thuế lợi tức)
h. Tỷ lệ lãi trên đồng vốn:
2. Hiệu quả với người lao động:
- Tiền lương:
- Công việc ổn định đảm bảo cuộc sống
3. Hiệu quả đối với xã hội:
- Giải quyết việc làm cho xã hội:
4. Khả năng hoàn trả vốn:
V. PHẦM CAM KẾT
- Thu hút lao động
Trong đó: số lao động từ Tiệp Khắc (cũ) trở về
- Sử dụng vốn đúng mục đích đã nêu trong dự án
- Đảm bảo thời hạn hoàn trả vốn.
Ngày... tháng... năm...
Giám đốc
Xác nhận của Uỷ ban Nhân dân (quận, huyện)
DỰ ÁN VAY VỐN GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG TỪ TIỆP KHẮC (CŨ) TRỞ VỀ
(Dùng cho dự án phát triển kinh tế hộ gia đình do Uỷ ban Nhân dân quận, huyện xây dựng)
Tên dự án: Chủ dự án:
Địa điểm thực hiện dự án:
Mục tiêu dự án:
- Phát triển kinh tế hộ gia đình:
- Giải quyết việc làm và ổn định đời sống cho lao động từ Tiệp
Khắc (cũ) trở về:
Cơ quan chuyên môn kỹ thuật:
Thời gian dự kiến:
Nhu cầu vay vốn:
Nội dung chủ yếu của dự án:
- Đầu tư vốn phát triển sản xuất kinh doanh cho các hộ gia đình có lao động từ Tiệp Khắc (cũ) trở về.
- Phát triển kinh tế vùng, khu vực.
Địa chỉ liên hệ:
Làm tại: xã, phường;
Huyện:
Tỉnh:
DỰ ÁN VAY VỐN TẠO VIỆC LÀM
Họ tên chủ dự án:
Địa điểm thực hiện dự án (tổ, phường, xã, huyện, tỉnh):
Số tài khoản (nếu có):
Số giấy phép đăng ký kinh doanh (nếu có)
I. KHÁI QUÁT
1. Vị trí địa lý khu vực thực hiện dự án
2. Đặc điểm kinh tế xã hội, tình hình hoạt động
3. Ngành nghề dự án lựa chọn, khả năng phát triển.
II. MỤC TIÊU DỰ ÁN
1. Vay vốn giải quyết việc làm với mục tiêu phát triển kinh tế hộ gia đình trong vùng kinh tế địa phương. Trước mắt tạo điều kiện để các hộ gia đình có lao động từ Cộng hoà Liên bang Séc và Slovakia (cũ) trở về chưa có việc làm có nguồn lực hỗ trợ tự giải quyết việc làm đầy đủ trong năm, đảm bảo ổn định một phần cuộc sống của cá nhân và gia đình.
2. Tạo ra nhiều sản phẩm mới phục vụ nhu cầu xã hội.
3. Phát triển kinh tế địa phương, khu vực.
III. NỘI DUNG DỰ ÁN
1. Khi vực triển khai dự án
2. Tên ngành, nghề, cây, con... mà dự án lựa chọn
- Tổng diện tích đất đai để phát triển cây (ha) bình quân diện tích một hộ.
- Tổng diện tích chuồng trại (nếu dự án về vật nuôi) (m2) bình quân cho 1 hộ.
- Tổng diện tích mặt bằng (nhà xưởng) máy móc thiết bị (nếu là dự án phát triển ngành nghề).
- Năng lực sản xuất kinh doanh.
3. Khả năng tự đầu tư của các hộ gia đình tham gia dự án (vốn, trang thiết bị).
4. Số hộ gia đình và tổng số lao động thu hút có việc làm đầy đủ trong năm.
- Số hộ:
- Số lao động:
5. Nhu cầu vay vốn của dự án:
- Tổng số vốn cần vay:
- Mức vay, bình quân 1 hộ: 1 lao động:
- Mục đích sử dụng vốn vay:
+ Đầu tư trang thiết bị
+ Nguyên vật liệu
+ Cây giống và con giống
- Thời hạn vay vốn và hoàn trả vốn + lãi.
6. Hiệu quả kinh tế của dự án:
a. Giá trị tổng sản lượng:
b. Tổng sản phẩm hàng hoá:
c. Lợi nhuận:
d. Về việc làm:
- Đảm bảo cho số hộ: (danh sách hộ gia đình có đối tượng hưởng dự án vay vốn theo phụ lục) với tổng số lao động;
Thường xuyên có việc làm trong năm:
- Số lao động từ Tiệp Khắc (cũ) trở về (có việc làm ổn định và thu nhập bảo đảm cuộc sống).
đ. Tăng thu nhập cho mỗi hộ gia đình hàng năm là:
Góp phần ổn định đời sống xã hội các địa phương thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo của Quốc gia, đảm bảo việc làm thu nhập cho lao động từ Tiệp Khắc (cũ) trở về.
IV. CÁC CAM KẾT
- Chủ dự án cam kết, trách nhiệm của mình trong việc bảo lãnh cho các gia đình có tên trong danh sách thực hiện dự án là đúng các đối tượng hưởng dự án có hồ sơ cá nhân... (như Thông tư 03/TT-LB quy định).
- Chủ dự án thường xuyên kiểm tra, kiểm soát các đối tượng được vay vốn, đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích, đúng đối tượng, hoàn trả vốn lãi đúng thời hạn.
- Thực hiện đúng các chủ trương chính sách Nhà nước đối với người lao động trong quá trình hoạt động tạo việc làm.
Ngày... tháng... năm...
Chủ dự án
Xác nhận của Uỷ ban Nhân dân huyện, thị xã về tính khả thi của dự án.
BIỂU THỐNG KÊ LAO ĐỘNG VIỆT NAM TỪ TIỆP KHẮC (CŨ) TRỞ VỀ
(Danh sách người cụ thể)
Tỉnh:...............................
Huyện:..............................
|
| Năm sinh |
| Quá trình ở Tiệp Khắc cũ | Hiện nay |
| ||||||||
S | Họ và tên | Nam | Nữ | Địa chỉ | Nơi | Nghề | Năm về trước | Đã có việc làm | Chưa có việc làm | Ghi | ||||
TT |
|
|
| thường trú | làm việc | đã làm | Trước hạn | Đúng hạn | Làm công trong các đơn vị kinh tế | Làm chủ doanh nghiệp | Kinnh tế gia định | Có nghề chưa có việc | Muốn đào tạo lại nghề | chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Tổng cộng: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngày... tháng... năm...
Giám đốc
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
(Ký tên và đóng dấu)
BÁO CÁO TỔNG HỢP THỐNG KẾ LAO ĐỘNG VIỆT NAM Ở TIỆP KHẮC (CŨ) ĐÃ VỀ NƯỚC
(Theo lãnh thổ hành chính: quận, huyện và toàn tỉnh, thành phố)
|
| Số lượng | Năm về nước | Hiện nay |
|
| ||||||||
S | Đơn vị | Tổng | Nam | Nữ | Đúng | Trước | Đã có việc làm | Chưa có việc làm | Là chủ doanh nghiệp |
|
| |||
TT | (quận, huyện) | số |
|
| hạn | hạn | Quốc doanh | Ngoài quốc doanh | Tổng số | Muốn được đào tạo lại nghề | Tổng số | Muốn theo học lớp quản lý doanh nghiệp | Ghi chú | |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
| Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Chú ý: Số lao động cần đào tạo lại nghề thì thống kê theo từng nghề cụ thể.
Ngày... tháng... năm...
Giám đốc
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
(Ký tên và đóng dấu)
- 1 Thông tư liên bộ 02/TT-LB năm 1995 bổ sung thực hiện chương trình viện trợ nhân đạo của Chính phủ Cộng hoà liên bang Séc và Slô-va-kia (cũ) do Bộ Lao Động Thương Binh Và Xã Hội - Bộ Tài Chính - Ủy Ban Kế Hoạch Nhà Nước ban hành
- 2 Thông tư liên tịch 03-TT/LB năm 1993 hướng dẫn Chương trình viện trợ nhân đạo của Chính phủ Cộng hoà Liên bang Séc và Slôvakia (cũ) để hỗ trợ tạo việc làm và dạy nghề cho lao động Việt nam về nước trước thời hạn do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội-Bộ Tài chính và Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước ban hành