Cưỡng đoạt tài sản là gì?
Ngày gửi: 12/02/2018 lúc 23:02:24
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
Điều 170. Tội cưỡng đoạt tài sản1. Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
Hành vi khách quan của Điều 170 được thực hiện bằng một trong hai loại hành vi: có hành vi khách quan “đe doạ sẽ dùng vũ lực…” là hành vi doạ sẽ gây thiệt hại đến sức khoẻ, tính mạng trong tương lai nếu không thoả mãn yêu cầu chiếm đoạt của người phạm tội. Khác với tội “Cướp tài sản” đe doạ “dùng vũ lực ngay tức khắc” thì tội “Cưỡng đoạt tài sản” là đe doạ “sẽ dùng vũ lực” tức là dùng vũ lực trong tương lai, có khoảng cách về thời gian. Sự đe doạ này không có tính nguy hiểm như tội cướp.
Người bị đe doạ còn có điều kiện để chống cự lại, có thời gian để báo cáo với cơ quan có thẩm quyền xử lý trước khi hành vi chiếm đoạt xảy ra. Hành vi khác uy hiếp về mặt tinh thần người quản lý tài sản. Doạ tố cáo về hành vi phạm pháp hoặc tố cáo về vấn đề đời tư. Tội phạm hoàn thành khi tội phạm thực hiện một trong hai hành vi trên. Đây là điểm khác nhau cơ bản của hành vi đe dọa dùng vũ lực trong tội cưỡng đoạt tài sản với hành vi đe dọa dùng dùng ngay tức khắc vũ lực trong tội cướp tài sản. Trong tội cướp tài sản, người bị đe dọa không có sự lựa chọn, bị tê liệt ý chí và tê liệt sự phản kháng, họ sẽ bị tấn công “tức khắc” bằng vũ lực nếu không thỏa mãn yêu cầu của người phạm tội.
Khách thể của tội phạm: Tội cưỡng đoạt tài sản trực tiếp xâm hại đến 2 quan hệ xã hội là quan hệ nhân thân, đó là quan hệ về tính mạng, sức khoẻ con người và quan hệ tài sản, hậu quả của tội phạm là thiệt hại do hành vi khách quan phạm tội gây ra cho quan hệ xã hội là khách thể bảo vệ của luật hình sự. Trong tội cưỡng đoạt tài sản, hậu quả nguy hiểm cho xã hội trực tiếp là những thiệt hại về vật chất và con người.
Chủ thể: chủ thể của tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi luật định và đã thực hiện hành vi phạm tội cụ thể, ở đây chủ thể của tội phạm là bất kỳ ai từ đủ 14 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự.
Mặt chủ quan của tội phạm: được đặc trưng bởi 2 dấu hiệu:
Lỗi cố ý trực tiếp
Mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc. Mục đích chiếm đoạt tài sản luôn phải xuất hiện trước hoặc muộn nhất là đồng thời với thời điểm thực hiện hành vi khách quan.
Mặt khách quan của tội cưỡng đoạt tài sảnTội “Cưỡng đoạt tài sản” là nhóm tội có cấu thành hình thức. Tức là khi người phạm tội có hành vi mà điều luật mô tả thì tội phạm đã hoàn thành. Tội này có khung hình phạt cao nhất là 20 năm tù.
Về các khung hình phạt.
Theo khoản 1 đó là khung hình phạt cơn bản sẽ là từ 01 năm tới 05 năm tù. Như vậy, một người đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản thực hiện hành vi trong điều kiện thông thường thì sẽ bị áp dụng mức phạt tù từ một năm đến năm năm.
Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất Khoản 2 Điều 170 Bộ luật hình sự. Phạm tội trong các trường hợp sau sẽ bị phạt tù từ 03 năm tới 10 năm. Các tình tiết tăng nặng bao gồm: Có tổ chức; có tính chất chuyên nghiệp; tái phạm nguy hiểm; chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng; gây hậu quả nghiêm trọng.
Tương tự khung hình phạt tăng nặng thứ ba ứng với các tình tiết tăng nặng được quy định tại khoản 3 điều này.
Cuối cùng là khung hình phạt cao nhất trong đó có mức hình phạt cao nhất là 20 năm tù được quy định tại khoản 4 của điều luật.
2. Tố cáo bạn gái cưỡng đoạt tài sản
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam
Gửi yêu cầu tư vấn
Chi tiết xin liên hệ:
Tổng đài: 024.6294.9155
Hotline: 0984.988.691