Hệ thống pháp luật

Đặc trưng của xét xử phúc thẩm dân sự

Ngày gửi: 12/02/2018 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL36165

Câu hỏi:

Đặc điểm xét xử phúc thẩm. Xét xử phúc thẩm vụ án dân sự nói chung và vụ án lao động nói riêng có những đặc điểm gì?

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Đặc điểm xét xử phúc thẩm. Xét xử phúc thẩm vụ án dân sự nói chung và vụ án lao động nói riêng có những đặc điểm gì?


Theo quy định tại Điều 257 Bộ luật Tố tụng dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2011 thì trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, tòa án phải thông báo bằng văn bản cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp về việc tòa án đã thụ lý vụ án. Quy định này tạo điều kiện cho đương sự biết được vụ án đã được thụ lý theo trình tự phúc thẩm và thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình trong quá trình giải quyết vụ án theo trình tự phúc thẩm.

Bởi lẽ, theo quy định cũ thì Tòa án cấp phúc thẩm không phải thông báo thụ lý vụ án cho đương sự và Viện kiểm sát dẫn đến việc các đương sự nhất là đương sự kháng cáo không biết được vụ án của mình đã được thụ lý hay chưa, chỉ khi có giấy triệu tập của Tòa án cấp phúc thẩm thì đương sự mới biết; đối với một số vụ án mà chứng cứ đã đầy đủ, thể hiện rõ trong hồ sơ vụ án thì khi Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đưa vụ án ra xét xử và giao cho đương sự thì đương sự mới biết vụ án được giải quyết tại cấp phúc thẩm, nhiều đương sự đã lấy lý do chưa chuẩn bị kịp tài liệu, chứng cứ và xin hoãn phiên tòa nhiều lần, gây khó khăn trong việc xét xử, giải quyết vụ án kịp thời.

Xét xử phúc thẩm vụ án dân sự nói chung và lao động nói riêng có những đặc điểm sau:

– Tòa án cấp phúc thẩm không chỉ kiểm tra việc tuân theo pháp luật trong khi xét xử của tòa án cấp dưới mà còn kiểm tra tính đúng đắn, tính hợp pháp và tính có căn cứ của bản án, quyết định của tòa án cấp sơ thẩm. Tòa án cấp phúc thẩm sẽ xác định rõ nội dung tranh chấp, sự việc liên quan, kiểm tra, xác minh chứng cứ có đầy đủ, chính xác không, thẩm tra xem pháp luật liên quan được áp dụng có đúng không?

– Tòa án cấp phúc thẩm không bị ràng buộc, hạn chế bởi những nội dung kháng cáo hoặc kháng nghị mà có thể kiểm tra những vấn đề khác có liên quan đến kháng cáo, kháng nghị đối với tất cả các đương sự, kể cả những người không kháng cáo và không bị kháng nghị.

– Những người tham gia tố tụng có quyền, nghĩa vụ tương tự như ở tòa án cấp sơ thẩm. Để chứng minh cho yêu cầu của mình, người kháng cáo, kháng nghị có quyền xuất trình những tài liệu, chứng cứ mới chưa được xem xét tại tòa án cấp sơ thẩm.

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155

Việc thu thập chứng cứ tại cấp phúc thẩm còn gặp nhiều vướng mắc. Phạm vi xét xử phúc thẩm chỉ xem xét các vấn đề có kháng cáo, kháng nghị và vấn đề liên quan đến kháng cáo, kháng nghị, Tòa án cấp phúc thẩm chỉ căn cứ vào các chứng cứ mà Tòa án cấp sơ thẩm đã thu thập được để giải quyết vụ án mà không chú trọng đến việc xác minh, thu thập thêm chứng cứ; nhận thức như vậy là cứng nhắc. Tòa án cấp phúc thẩm khi tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ thường tiến hành theo hai cách:

Thứ hai, tại phiên tòa, trên cơ sở trình bày, tranh luận tại phiên tòa nếu thấy cần thiết phải xác minh thu thập, chứng cứ thì hoãn phiên tòa để xác minh, thu thập chứng cứ.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn