Đăng ký kết hôn tại quê vợ hay chồng? Kết hôn xong có cần phải chuyển khẩu không?
Ngày gửi: 31/10/2020 lúc 11:31:12
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
Thứ nhất, về nơi đăng ký kết hôn:
Điều 17 Luật hộ tịch 2014 quy định Thẩm quyền đăng ký kết hôn và nội dung Giấy chứng nhận kết hôn như sau:
1. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn.
Mặt khác, theo quy định tại Điều 12 Luật Cư trú 2006 thì nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. Như vậy, theo quy định pháp luật, việc đăng ký kết hôn được thực hiện tại ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn, có thể là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.
Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì:
1. Trường hợp đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà người yêu cầu đăng ký kết hôn không thường trú tại xã, phường, thị trấn nơi đăng ký kết hôn thì phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền cấp theo quy định tại các Điều 21, 22 và 23 của Nghị định này.
Theo như bạn trình bày, vợ chồng bạn ở 2 tỉnh khác nhau. Khi đăng kí kết hôn do điều kiện xa nên làm đăng kí kết hôn tại Ủy ban nhân dân xã của bạn và chông bạn sẽ xin giấy xác nhận tình trạng hôn nhân tại nơi chồng bạn cư trú theo quy định.
Mặt khác, Khoản 1 Điều 22 Luật Cư trú 2006 quy định các trường hợp cá nhân bị xóa đăng ký thường trú gồm có:
Điều 22. Xoá đăng ký thường trú
1. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị xoá đăng ký thường trú:
a) Chết, bị Toà án tuyên bố là mất tích hoặc đã chết;
b) Được tuyển dụng vào Quân đội nhân dân, Công an nhân dân ở tập trung trong doanh trại;
c) Đã có quyết định huỷ đăng ký thường trú quy định tại Điều 37 của Luật này;
d) Ra nước ngoài để định cư;
đ) Đã đăng ký thường trú ở nơi cư trú mới; trong trường hợp này, cơ quan đã làm thủ tục đăng ký thường trú cho công dân ở nơi cư trú mới có trách nhiệm thông báo ngay cho cơ quan đã cấp giấy chuyển hộ khẩu để xoá đăng ký thường trú ở nơi cư trú cũ.
Như vậy, không có quy định nào quy định cá nhân đăng ký kết hôn tại nơi mới thì sẽ bị xóa đăng ký thường trú. Đối chiếu với các quy định trên vào trường hợp của bạn, nếu chồng bạn không thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì không bị xóa đăng ký thường trú, việc Ủy ban nhân dân cấp xã trả lời việc chồng bạn đăng ký kết hôn tại nơi mới đồng nghĩa với việc không còn hộ khẩu thường trú tại nơi cũ là không có căn cứ. Theo quy định trên thì bạn và chồng bạn được quyền đăng ký kết hôn nơi chồng bạn hay bạn ở đều được và việc đăng ký kết hôn này không có nghĩa là chồng bạn sẽ không phải là đối tượng được đăng ký thường trú của xã đó hay bị xóa khẩu tại nơi ở đó.
Thứ hai, về việc nhập khẩu vào nhà chồng:
Căn cứ khoản 3 Điều 25 Luật Cư trú 2006 quy định sổ hộ khẩu cấp cho hộ gia đình như sau:
3. Người không thuộc trường hợp quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều này nếu có đủ điều kiện quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Luật này và được chủ hộ đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu cấp cho hộ gia đình thì được nhập chung vào sổ hộ khẩu đó.
Theo như bạn trình bày, bạn khác tỉnh với chồng bạn. Nếu bạn muốn nhập vào sổ hộ khẩu của chồng bạn thì ngoài có sự đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của chủ hộ gia đình chồng bạn thì bạn còn phải thỏa mãn điều kiện được quy định tại Điều 19 hoặc Điều 20 của Luật Cư trú 2006. Theo đó, Nếu bạn đảm bảo được điều kiện có chỗ ở hợp pháp thì bạn thực hiện thủ tục nhập hộ khẩu vào gia đình chồng đối với trường hợp đăng ký thường trú tại tỉnh, đối với trường hơp đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương theo Điều 20 Luật cư trú sửa đổi bổ sung 2013 thì cá nhân được đăng ký thường trú nếu được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu trong trường hợp vợ về ở với chồng hoặc chồng về ở với vợ.
Trình tự thực hiện như sau:
– Một, Bạn phải đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chuyển khẩu tại nơi bạn đang đăng ký thường trú.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy chuyển khẩu gồm những giấy tờ được quy định tại khoản 2, Điều 8 của Thông tư 35/2014/TT-BCA như sau:
Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;
Sổ hộ khẩu của bạn.
– Hai, bạn chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đăng ký thường trú gửi đến cơ quan có thẩm quyền đăng ký thường trú nơi chồng bạn thường trú để:
Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu;
Giấy chuyển hộ khẩu
Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Đối với trường hợp chuyển đến thành phố trực thuộc trung ương phải có thêm tài liệu chứng minh thuộc một trong các trường hợp được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương
Và trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải hoàn thành việc nhập khẩu cho bạn; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam
Gửi yêu cầu tư vấn
Chi tiết xin liên hệ:
Tổng đài: 024.6294.9155
Hotline: 0984.988.691