Thủ tục hành chính: Đăng ký nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài kết hợp đăng ký khai sinh - Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin
Số hồ sơ: | T-HCM-BS261 |
Cơ quan hành chính: | TP Hồ Chí Minh |
Lĩnh vực: | Hành chính tư pháp |
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: | Không |
Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): | Không |
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: | Sở Tư pháp |
Cơ quan phối hợp (nếu có): | Không |
Cách thức thực hiện: | Trụ sở cơ quan HC |
Thời hạn giải quyết: | Không quá 25 ngày đối với hồ sơ đăng ký nhận cha, mẹ, con và không quá 03 ngày đối với hồ sơ đăng ký khai sinh, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trong trường hợp cần xác minh thì thời hạn này có thể kéo dài không quá 10 ngày làm việc đối với hồ sơ đăng ký nhận cha, mẹ con và 03 ngày làm việc đối với hồ sơ đăng ký khai sinh |
Đối tượng thực hiện: | Cá nhân |
Kết quả thực hiện: | Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con và Giấy khai sinh |
Tình trạng áp dụng: | Còn áp dụng |
Cách thực hiện
Trình tự thực hiện
Tên bước | Mô tả bước |
---|---|
Bước 1: | Cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định và nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 141-143 Pasteur, phường 6, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh), từ thứ hai đến thứ sáu (buổi sáng từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút, buổi chiều từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút) và buổi sáng thứ bảy từ 7 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút |
Bước 2: | Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Tư pháp tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ
* Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ: công chức tiếp nhận hồ sơ in phiếu hẹn trả hồ sơ, biên lai thu lệ phí giao cho người nộp * Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ: công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn bằng văn bản để tổ chức bổ sung, hoàn thiện hồ sơ |
Bước 3: | - Sở Tư pháp nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ, niêm yết việc nhận cha, mẹ, con tại trụ sở Sở Tư pháp trong bảy (07) ngày liên tục ngay sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí, đồng thời có công văn đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú của người được nhận là cha, mẹ, con niêm yết việc xin nhận cha, mẹ, con
- Ủy ban nhân dân cấp xã niêm yết việc nhận cha, mẹ, con trong thời gian bảy (07) ngày liên tục tại trụ sở Ủy ban nhân dân ngay sau khi nhận được công văn yêu cầu của Sở Tư pháp. Nếu có khiếu nại, tố cáo về việc nhận cha, mẹ, con, Ủy ban nhân dân cấp xã phải gửi văn bản báo cáo ngay Sở Tư pháp - Sở Tư pháp thực hiện xác minh trong trường hợp nghi vấn hoặc có khiếu nại, tố cáo về việc nhận cha, mẹ, con hoặc có vấn đề cần làm rõ về nhân thân của các bên cha, mẹ, con hoặc giấy tờ trong hồ sơ Giám đốc Sở Tư pháp ký quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con nếu xét thấy người nhận cha, mẹ, con có đủ điều kiện nhận cha, mẹ, con. Trường hợp từ chối công nhận việc nhận cha, mẹ, con, Sở Tư pháp thông báo cho người có yêu cầu, trong đó nêu rõ lý do từ chối - Chậm nhất là ba (03) ngày, kể từ khi có Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con, Sở Tư pháp sẽ giải quyết việc đăng ký khai sinh cho trẻ theo quy định |
Bước 4: | Trả kết quả và tổ chức lễ trao Quyết định
- Cá nhân căn cứ vào ngày hẹn trên Biên nhận đến nhận kết quả giải quyết tại Bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ của Sở Tư pháp - Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày Giám đốc Sở Tư pháp ký Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con (trừ trường hợp có lý do chính đáng mà các bên có yêu cầu khác về thời gian), Sở Tư pháp thực hiện trao Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con, đồng thời trao Giấy khai sinh cho trẻ. Khi trao Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con bên nhận và bên được nhận phải có mặt |
Điều kiện thực hiện
Nội dung | Văn bản quy định |
---|---|
+ Trường hợp việc đăng ký khai sinh thuộc thẩm quyền của Sở Tư pháp thì Sở Tư pháp kết hợp giải quyết việc nhận cha, mẹ, con và đăng ký khai sinh
Thẩm quyền đăng ký khai sinh của Sở Tư pháp theo quy định tại Điều 49 của Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/8/2005 của Chính phủ về Đăng ký và quản lý Hộ tịch + Việc nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa công dân Việt Nam với nhau mà ít nhất một bên định cư ở nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau mà ít nhất một bên thường trú tại Việt Nam theo quy định tại Nghị định này chỉ được thực hiện, nếu bên nhận và bên được nhận còn sống vào thời điểm nộp hồ sơ, việc nhận cha, mẹ, con là tự nguyện và không có tranh chấp về việc nhận cha, mẹ, con + Trong trường hợp người được nhận là con chưa thành niên thì phải có sự đồng ý của người đang là mẹ hoặc cha, trừ trường hợp người đó đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự. Nếu con chưa thành niên từ đủ chín tuổi trở lên thì việc nhận cha, mẹ, con phải có sự đồng ý của người con đó + Con đã thành niên nhận cha không phải có sự đồng ý của mẹ, nhận mẹ không phải có sự đồng ý của cha + Trường hợp con chưa thành niên nhận cha thì mẹ làm thủ tục nhận cha cho con, nhận mẹ thì cha làm thủ tục cho con. Trường hợp con chưa thành niên nhận cha mà người mẹ đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc nhận mẹ mà người cha đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự thì người giám hộ làm thủ tục nhận cha hoặc nhận mẹ cho con |
Chưa có văn bản! |
Thành phần hồ sơ
Giấy thỏa thuận của cha và mẹ đứa trẻ về việc chọn quốc tịch trong trường hợp cha, mẹ chọn quốc tịch nước ngoài cho con. Giấy thỏa thuận về việc chọn quốc tịch phải có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước mà người nước ngoài là công dân về việc chọn quốc tịch cho con là phù hợp với pháp luật của nước đó |
Bản chính Giấy chứng sinh do cơ sở y tế, nơi trẻ em sinh ra cấp hoặc giấy tờ thay thế Giấy chứng sinh (nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế thì Giấy chứng sinh được thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng; trong trường hợp không có người làm chứng, thì người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực) |
Bản sao một trong các giấy tờ để chứng minh về nhân thân như Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (đối với công dân Việt Nam cư trú ở trong nước), Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế như Giấy thông hành hoặc Thẻ cư trú (đối với người nước ngoài và công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài) |
Bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú (đối với công dân Việt Nam ở trong nước), bản sao Thẻ thường trú (đối với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam) của người được nhận là cha, mẹ, con |
Căn cứ chứng minh quan hệ cha, con hoặc mẹ, con (nếu có) |
Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con (theo mẫu) |
Tờ khai đăng ký khai sinh (theo mẫu) |
Số bộ hồ sơ: 1 bộ |
Các biểu mẫu
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | Văn bản quy định |
---|---|
Mẫu giấy khai sinh
Tải về |
1. Thông tư 01/2008/TT-BTP hướng dẫn thực hiện Nghị định 158/2005/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch do Bộ Tư pháp ban hành |
Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con
Tải về |
1. Thông tư 09b/2013/TT-BTP sửa đổi Thông tư 08.a/2010/TT-BTP hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch và Thông tư 05/2012/TT-BTP sửa đổi Thông tư 08.a/2010/TT-BTP do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành |
Tờ khai đăng ký khai sinh
Tải về |
1. Thông tư 05/2012/TT-BTP sửa đổi Thông tư 08.a/2010/TT-BTP hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành |
Tờ khai đăng ký việc nhận cha, mẹ, con
Tải về |
1. Thông tư 08.a/2010/TT-BTP ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch do Bộ Tư pháp ban hành |
Phí và lệ phí
Tên phí / lệ phí | Mức phí | Văn bản quy định |
---|---|---|
Lệ phí | 1.000.000 đồng/trường hợp đối với hồ sơ đăng ký nhận cha, mẹ, con |
1. Quyết định 103/2007/QĐ-UBND ban hành biểu mức thu lệ phí đăng ký hộ tịch trên địa bàn thành phố do Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh ban hành |
Cơ sở pháp lý
Văn bản căn cứ pháp lý
Văn bản công bố thủ tục
Thủ tục hành chính liên quan
Lược đồ Đăng ký nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài kết hợp đăng ký khai sinh - Thành phố Hồ Chí Minh
- Hiện chưa có văn bản!
- Hiện chưa có văn bản!
- Hiện chưa có văn bản!
- Hiện chưa có văn bản!
- Hiện chưa có văn bản!