Thủ tục hành chính: Đăng ký nhận nuôi con nuôi yếu tố nước ngoài (trường hợp xin không đích danh trẻ) - Khánh Hòa
Thông tin
Số hồ sơ: | T-KHA-064701-TT |
Cơ quan hành chính: | Khánh Hòa |
Lĩnh vực: | Hộ tịch |
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: | Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa |
Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): | Không |
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: | Sở Tư pháp tỉnh Khánh Hòa |
Cơ quan phối hợp (nếu có): | Công an |
Cách thức thực hiện: | Trụ sở cơ quan hành chính |
Thời hạn giải quyết: | Tính từ lúc Cục con nuôi quốc tế nhận văn bản đồng ý của người xin nhận con nuôi là 120 ngày, nếu xác minh thêm thì thời gian kéo dài thêm là 30 ngày. Thời gian giải quyết tính từ khi Sở Tư pháp nhận được Văn bản của Cục con nuôi quốc tế đề nghị hướng dẫn cơ sở nuôi dưỡng làm hồ sơ trẻ em là 110 ngày (không tính thời gian xác minh và người xin nhận con nuôi gia hạn thời gian có mặt để hoàn tất thủ tục) |
Đối tượng thực hiện: | Cá nhân và Tổ chức |
Kết quả thực hiện: | Quyết định hành chính |
Tình trạng áp dụng: | Không còn áp dụng |
Cách thực hiện
Trình tự thực hiện
Tên bước | Mô tả bước |
---|---|
Bước 1: | Người xin nhận con nuôi xin nhận nuôi con nuôi nộp đơn gửi Cục con nuôi quốc tế - Bộ Tư pháp. Cục con nuôi quốc tế gửi công văn kèm theo bản chụp Phiếu tiếp nhận và đơn của người xin nhận con nuôi cho Sở Tư pháp nơi người xin nhận con nuôi có nguyện vọng để xem xét giới thiệu trẻ em |
Bước 2: | Sau khi nhận được công văn của Cục con nuôi quốc tế, Sở Tư pháp tiến hành các thủ tục quy định báo cáo Cục con nuôi quốc tế. Cục con nuôi quốc tế có trách nhiệm thông báo cho người xin nhận con nuôi về kết quả giới thiệu trẻ em làm con nuôi |
Bước 3: | Người xin nhận con nuôi trả lời bằng văn bản cho Cục con nuôi quốc tế về việc đồng ý hay không đồng ý nhận trẻ em được giới thiệu làm con nuôi, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Cục con nuôi quốc tế |
Bước 4: | Nếu người xin nhận con nuôi đồng ý thì Cục con nuôi quốc tế có công văn đề nghị Sở Tư pháp hướng dẫn cơ sở nuôi dưỡng làm hồ sơ của trẻ em theo quy định pháp luật |
Điều kiện thực hiện
Nội dung | Văn bản quy định |
---|---|
Giấy tờ do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp, công chứng, chứng thực đều phải được hợp pháp hoá lãnh sự theo đúng quy định của Thông tư số 01/1999/TT-BNG (trừ trường hợp miễn hợp pháp hoá lãnh sự được quy định trong Thông tư 07/2000/TT-BTP) và phải được dịch ra tiếng Việt, bản dịch phải được chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam | Chưa có văn bản! |
Thành phần hồ sơ
Bản sao Giấy khai sinh của trẻ em |
Hai ảnh màu của trẻ em, chụp toàn thân cỡ 10 x 15cm hoặc 9 x 12cm |
Giấy xác nhận của tổ chức y tế từ cấp huyện trở lên, xác nhận tình trạng sức khỏe của trẻ em |
Đối với trẻ em có cha, mẹ thuộc diện không còn khả năng lao động hoặc không có đủ điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng con thì phải có giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú của cha, mẹ trẻ em |
Đối với trẻ em bị bỏ rơi, để bảo đảm nguồn gốc rõ ràng của trẻ em, cần phải có |
Bản tường trình của người phát hiện trẻ em bị bỏ rơi |
Biên bản về việc trẻ em bị bỏ rơi, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an nơi trẻ em bị bỏ rơi |
Giấy tờ chứng minh việc cơ sở nuôi dưỡng đã thông báo trước đó ít nhất 30 ngày trên phương tiện thông tin đại chúng từ cấp tỉnh trở lên về việc trẻ em bị bỏ rơi |
Văn bản cam đoan của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng về việc sau 30 ngày, kể từ ngày thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng từ cấp tỉnh trở lên mà trẻ em không có thân nhân đến nhận và đồng thời cũng không được người trong nước nhận làm con nuôi |
Giấy đồng ý cho trẻ em làm con nuôi, trong đó lưu ý |
Người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng có quyền ký giấy đồng ý cho trẻ em làm con nuôi, nếu trẻ đang sống ở cơ sở nuôi dưỡng (Mẫu TP/HTNNg - 2003 - CN.2) |
Trường hợp trẻ em còn cha, mẹ đẻ thì còn phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ đẻ của trẻ em đó, trừ trường hợp trẻ em đó có nguồn gốc bị bỏ rơi, bị bỏ lại cơ sở y tế hoặc khi trẻ em đó được đưa vào cơ sở nuôi dưỡng đã có giấy của cha mẹ đẻ đồng ý cho con làm con nuôi hoặc cha mẹ đẻ của trẻ em đó mất năng lực hành vi dân sự |
Cha, mẹ đẻ có quyền đồng ý cho trẻ em đang sống tại gia đình làm con nuôi (Mẫu TP/HTNNg-2003-CN.2a). Nếu cha hoặc mẹ đẻ của trẻ em đã chết hoặc bị tuyên bố là đã chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì chỉ cần sự đồng ý của người kia. Trong trường hợp cả cha và mẹ đẻ của trẻ em đã chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì phải có sự đồng ý của người giám hộ của trẻ em đó |
Ngoài các giấy tờ quy định trên, tuỳ từng trường hợp, hồ sơ của trẻ em được cho làm con nuôi còn phải có giấy tờ tương ứng sau đây |
Bản sao giấy chứng tử của cha, mẹ đẻ của trẻ em, nếu cha, mẹ đẻ của trẻ em đó đã chết hoặc bị tuyên bố là đã chết |
Bản sao bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án tuyên bố cha, mẹ đẻ của trẻ em mất năng lực hành vi dân sự, nếu cha, mẹ đẻ của trẻ em đó mất năng lực hành vi dân sự |
Giấy đồng ý làm con nuôi của bản thân trẻ em, nếu trẻ em được nhận làm con nuôi từ đủ chín (09) tuổi trở lên |
Bản sao chứng thực sổ Hộ khẩu hoặc giấy đăng ký tạm trú có thời hạn (đối với công dân Việt Nam ở trong nước); Thẻ thường trú (đối với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam) của cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ đang nuôi dưỡng trẻ em, nếu thuộc trường hợp trẻ em đang sống tại gia đình được xin đích danh làm con nuôi |
Các biểu mẫu
Phí và lệ phí
Tên phí / lệ phí | Mức phí | Văn bản quy định |
---|---|---|
Lệ phí xin nhận nuôi con nuôi | 2.000.000 đồng/ trường hợp |
1. Quyết định 45/2007/QĐ-UBND quy định mức thu, chế độ thu, nộp quản lý và sử dụng lệ phí hộ tịch trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa do Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành |
Cơ sở pháp lý
Văn bản căn cứ pháp lý
Văn bản công bố thủ tục
1. Quyết định 2719/QĐ-UBND năm 2011 công bố thủ tục hành chính mới được bổ sung, bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp tỉnh Khánh Hòa do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành |
Thủ tục hành chính liên quan
Lược đồ Đăng ký nhận nuôi con nuôi yếu tố nước ngoài (trường hợp xin không đích danh trẻ) - Khánh Hòa
- Hiện chưa có văn bản!
- Hiện chưa có văn bản!
- Hiện chưa có văn bản!
- Hiện chưa có văn bản!
- Hiện chưa có văn bản!