Thủ tục hành chính: Đăng ký nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài (Trường hợp xin không đích danh) - Quảng Bình
Thông tin
Số hồ sơ: | T-QBI-057382-TT |
Cơ quan hành chính: | Quảng Bình |
Lĩnh vực: | Hộ tịch |
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: | Ủy ban nhân dân tỉnh |
Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): | |
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: | Sở Tư pháp |
Cơ quan phối hợp (nếu có): | Công an; Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp xã |
Cách thức thực hiện: | Người xin nhận con nuôi nộp hồ sơ thông qua Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài hữu quan (trường hợp Việt Nam và nước nơi người xin nhận con nuôi thường trú cùng là thành viên của điều ước quốc tế hai bên hoặc điều ước quốc tế nhiều bên về hợp tác nuôi con nuôi). Hoặc trực tiếp nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi (Bộ Tư pháp) (trong trường hợp Việt Nam và nước nơi người xin nhận con nuôi thường trú chưa cùng là thành viên của điều ước quốc tế hai bên hoặc điều ước quốc tế nhiều bên về hợp tác nuôi con nuôi). Người xin nhận con nuôi nộp lệ phí và Giấy cam kết thông báo định kỳ về tình hình phát triển của trẻ em; dự lễ giao nhận trẻ em được cho làm con nuôi tại trụ sở Sở Tư pháp |
Thời hạn giải quyết: | 150 ngày kể từ ngày Cơ quan con nuôi quốc tế nhận được văn bản trả lời đồng ý của người xin nhận con nuôi về trẻ em được giới thiệu |
Đối tượng thực hiện: | Cá nhân |
Kết quả thực hiện: | Quyết định hành chính |
Tình trạng áp dụng: | Còn áp dụng |
Cách thực hiện
Trình tự thực hiện
Tên bước | Mô tả bước |
---|---|
Cá nhân, tổ chức: | Đối với Người xin nhận con nuôi
+ Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ của người xin nhận con nuôi theo quy định của pháp luật + Người nước ngoài thường trú ở nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi (trường hợp Việt Nam và nước nơi người xin nhận con nuôi thường trú cùng là thành viên của điều ước quốc tế hai bên hoặc điều ước quốc tế nhiều bên về hợp tác nuôi con nuôi) nộp hồ sơ xin nhận con nuôi thông qua Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài hữu quan. Người đung đầu Văn phòng con nuôi nước ngoài, nhân viên của Văn phòng con nuôi nước ngoài được uỷ quyền hợp lệ hoặc người đại diện của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài phải trực tiếp nộp hồ sơ xin nhận con nuôi và phí tại Cục Con nuôi (Bộ Tư pháp); và nhận Phiếu tiếp nhận hồ sơ từ Cục Con nuôi. + Đối với hồ sơ nhận con nuôi của người thường trú tại nước mà nước đó chưa ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế về hợp tác nuôi con nuôi với Việt Nam thì phải do người xin nhận con nuôi trực tiếp nộp tại Cục Con nuôi + Trả lời Cục Con nuôi về việc đồng ý hay không đồng ý nhận trẻ em được giới thiệu làm con nuôi; + Nộp giấy xin gia hạn có mặt để hoàn tất thủ tục cho nhân con nuôi (nếu có hoàn cảnh đặc biệt); + Nộp lệ phí và giấy cam kết thông báo định kỳ tình hình phát triển của trẻ em tại Sở Tư pháp, nơi trẻ em được cho làm con nuôi cư trú (khi được mời); + Dự lễ giao nhận trẻ em làm con nuôi tại Sở Tư pháp; b. Đối với Trung tâm bảo trợ xã hội (hoặc gia đình) + Giới thiệu trẻ em đủ điều kiện cho làm con nuôi theo hướng dẫn của Sở Tư pháp; + Lập hồ sơ của trẻ em được cho làm con nuôi theo hướng dẫn của Sở Tư pháp; + Gửi công văn báo cáo kết quả lập kèm theo hồ sơ con nuôi về Sở Tư pháp; + Dự lễ giao nhận trẻ em được cho làm con nuôi tại Sở Tư pháp. |
Cơ quan hành chính nhà nước: | + Hướng dẫn Trung tâm bảo trợ xã hội giới thiệu trẻ em đủ điều kiện cho làm con nuôi theo đề nghị của Cục Con nuôi;
+ Báo cáo Cục Con nuôi về kết quả giới thiệu trẻ em đủ điều kiện cho làm con nuôi kèm theo các giấy tờ nói tại điểm 5.3, tiểu mục 3, mục III Thông tư 08/2006/TT-BTP; + Hướng dẫn Trung tâm bảo trợ xã hội lập hồ sơ của trẻ em được giới thiệu làm con nuôi sau khi nhận được công văn đề nghị của Cục con nuôi; + Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ trẻ em, thẩm tra tính hợp pháp của hồ sơ, xác minh làm rõ về nguồn gốc của trẻ em (Hồ sơ do Trung tâm bảo trợ xã hội chuyển đến); + Gửi Công văn kèm theo hồ sơ trẻ em đề nghị Công an tỉnh xác minh (nếu thấy cần thiết); + Báo cáo kết quả lập kèm theo hồ sơ con nuôi về Cục Con nuôi; + Nhận hồ sơ của người xin nhận con nuôi do Cục Con nuôi chuyển đến; + Gửi thông báo mời người xin nhận con nuôi đến hoàn tất thủ tục (nộp lệ phí và Giấy cam kết thông báo định kỳ về tình hình phát triển của trẻ em); thu lệ phí và nhận giấy cam kết từ đương sự. + Thẩm tra hồ sơ, hoàn tất thủ tục và công văn trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết theo thẩm quyền; + Tổ chức lễ giao nhận; lập biên bản về việc giao nhận trẻ em được cho làm con nuôi; + Giám đốc Sở Tư pháp ký xác nhận vào tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu cho trẻ em- nếu trẻ em được cho làm con nuôi sống tại cơ sở nuôi dưỡng; (trường hợp trẻ em được cho làm con nuôi là trẻ em sống tại gia đình, thì tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu cho trẻ em phải do Công an xã, phường, thị trấn, nơi trẻ em có hộ khẩu thường trú, ký xác nhận). + Gửi hồ sơ lưu về Cục Con nuôi theo quy định của pháp luật. |
Điều kiện thực hiện
Nội dung | Văn bản quy định |
---|---|
Hoặc thường trú tại nước chưa ký kết điều ước quốc tế về hợp tác nuôi con nuôi với Việt Nam, nhưng thuộc một trong trường hợp sau (nhóm 2):
- Công tác, học tập, làm việc tại Việt Nam từ 06 tháng trở lên; - Có vợ, chồng, cha, mẹ là công dân Việt Nam hoặc người gốc Việt Nam; - Có quan hệ họ hàng, thân thích với trẻ em được xin làm con nuôi; - Có con nuôi là anh, chị, em ruột của trẻ em được xin làm con nuôi; - Xin trẻ em khuyết tật, tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, nạn nhân chất độc hoá học, nhiễm HIV/AIDS, mắc các bệnh hiểm nghèo khác làm con nuôi; - Xin trẻ em mồ côi tại gia đình làm con nuôi Trẻ em được nhận làm con nuôi: - Từ 15 tuổi trở xuống; - Trên 15 tuổi đến dưới 16 tuổi, nếu là trẻ em tàn tật hoặc mất năng lực hành vi dân sự; - Một người chỉ có thể làm con nuôi của một người hoặc của cả hai người là vợ chồng. Đang sống tại cơ sở nuôi dưỡng được thành lập hợp pháp tại Việt Nam: Đối tượng 1: - Mồ côi; - Khuyết tật, tàn tật; - Mất năng lực hành vi dân sự; - Nạn nhân chất độc màu hoá học; - Nhiễm HIV/AIDS; - Mắc các bệnh hiểm nghèo khác; Đối tượng 2: - Bị bỏ rơi; - Trẻ em khác được tiếp nhận vào cơ sở nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật. Đang sống tại gia đình: - Như Đối tượng 1; - Có quan hệ họ hàng, thân thích với người xin nhận con nuôi; - Có anh, chị, em ruột đang làm con nuôi của người xin nhận con nuôi. |
Chưa có văn bản! |
Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; - Hơn con nuôi từ hai mươi tuổi trở lên; - Có tư cách đạo đức tốt; - Có điều kiện thực tế bảo đảm việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi; - Không phải là người đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc bị kết án mà chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên phạm pháp; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em; các tội xâm phạm tình dục đối với trẻ em; có hành vi xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội. |
Chưa có văn bản! |
Thường trú tại nước đã ký kết điều ước quốc tế về hợp tác nuôi con nuôi với Việt Nam (nhóm 1) | Chưa có văn bản! |
Thành phần hồ sơ
Hồ sơ của người nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi phải được lập thành 2 bộ, mỗi bộ gồm các giấy tờ sau đây:
a) Đơn xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi theo mẫu quy định; b) Bản sao có công chứng hoặc chứng thực hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế như giấy thông hành hoặc thẻ cư trú; c) Giấy phép còn giá trị do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người xin nhận con nuôi thường trú cấp, cho phép người đó nhận con nuôi. Nếu nước nơi người xin nhận con nuôi thường trú không cấp loại giấy phép này thì thay thế bằng giấy tờ có giá trị tương ứng hoặc giấy xác nhận có đủ điều kiện nuôi con nuôi theo pháp luật nước đó; d) Bản điều tra về tâm lý, gia đình, xã hội của người xin nhận con nuôi do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước nơi người xin nhận con nuôi thường trú cấp; đ) Giấy xác nhận do tổ chức y tế có thẩm quyền của nước nơi người xin nhận con nuôi thường trú hoặc tổ chức y tế của Việt Nam từ cấp tỉnh trở lên cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại người đó có đủ sức khoẻ, không mắc bệnh tâm thần hoặc không mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, không mắc bệnh truyền nhiễm; e) Giấy tờ xác nhận về tình hình thu nhập của người xin nhận con nuôi, chứng minh người đó bảo đảm việc nuôi con nuôi; g) Phiếu lý lịch tư pháp của người xin nhận con nuôi do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người đó thường trú cấp chưa quá 12 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ; h) Bản sao Giấy chứng nhận kết hôn đối với người xin nhận con nuôi, trong trường hợp người xin nhận con nuôi là vợ chồng đang trong thời kỳ hôn nhân; i) Người xin nhận con nuôi thuộc 3 trường hợp đầu của nhóm 2 nêu tại mục 14 biểu này phải có giấy tờ phù hợp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc của nước nơi người đó thường trú cấp để chứng minh. |
Hồ sơ của trẻ em: 04 bộ, mỗi bộ gồm:
4 giấy tờ chung: - Bản sao Giấy khai sinh của trẻ em; - Giấy đồng ý cho trẻ em làm con nuôi; - Giấy khám sức khoẻ của trẻ em (tổ chức y tế cấp huyện trở lên cấp); - 02 ảnh của trẻ em (10 x 15cm hoặc 9 x 12 cm); Đối với trẻ em đang sống tại cơ sở nuôi dưỡng: - Quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tiếp nhận trẻ em vào cơ sở nuôi dưỡng; - Biên bản bàn giao trẻ em vào cơ sở nuôi dưỡng. - Trẻ em bị bỏ rơi, phải có: + Bản tường trình của người phát hiện trẻ em bị bỏ rơi; + Biên bản về việc trẻ em bị bỏ rơi; + Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng (cấp tỉnh trở lên) về việc tìm mái ấm gia đình cho trẻ em; + Cam kết của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng về việc trẻ em không được người trong nước nhận làm con nuôi. Trẻ em thuộc diện đặc biệt: - Trẻ em mồ côi, phải có bản sao giấy chứng tử của cha, mẹ. - Trẻ em có cha, mẹ là người mất năng lực hành vi dân sự, phải có bản sao quyết định của Toà án. - Trẻ em khuyết tật, tàn tật, nạn nhân của chất độc hoá học, nhiễm HIV/AIDS, mắc bệnh hiểm nghèo khác, phải có giấy xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế. - Trẻ em mất năng lực hành vi dân sự, phải có bản sao quyết định của Toà án. Ngoài ra, đối với trẻ em đang sống tại gia đình, phải có bản sao sổ hộ khẩu hoặc giấy đăng ký tạm trú của cha, mẹ hoặc người giám hộ. |
Các biểu mẫu
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | Văn bản quy định |
---|---|
Bản cam kết thông báo định kỳ về tình hình phát triển của con nuôi Mẫu TP/HTNNg-2003-CN.3
Tải về |
1. Quyết định 15/2003/QĐ-BTP ban hành biểu mẫu, sổ hộ tịch có yếu tố nước ngoài do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành |
Đơn xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi (dùng cho trường hợp xin không đích danh) Mẫu TP/HTNNg-2003-CN.1.a
Tải về |
1. Quyết định 15/2003/QĐ-BTP ban hành biểu mẫu, sổ hộ tịch có yếu tố nước ngoài do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành |
Giấy đồng ý cho trẻ em làm con nuôi (Dùng cho trẻ em sống tại cơ sở nuôi dưỡng) Mẫu TP/HTNNg-2003-CN.2
Tải về |
1. Quyết định 15/2003/QĐ-BTP ban hành biểu mẫu, sổ hộ tịch có yếu tố nước ngoài do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành |
Giấy đồng ý cho trẻ em làm con nuôi (Dùng cho trẻ em sống tại gia đình) Mẫu TP/HTNNg-2003-CN.2.a
Tải về |
1. Quyết định 15/2003/QĐ-BTP ban hành biểu mẫu, sổ hộ tịch có yếu tố nước ngoài do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành |
Phí và lệ phí
Tên phí / lệ phí | Mức phí | Văn bản quy định |
---|---|---|
Lê phí đăng ký nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài | 2.000.000 đ/trường hợp nộp tại Sở Tư pháp nơi giải quyết hồ sơ |
1. Quyết định 61/2006/QĐ-UBND bãi bỏ, điều chỉnh và quy định mới mức thu phí và tỷ lệ sử dụng phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Quảng Bình do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành |
Phí giải quyết việc nuôi con nuôi | 1.000.000 đồng/hồ sơ nộp tại Cục Con nuôi |
1. Quyết định 57/2000/QĐ-BTC về mức thu lệ phí đăng ký hộ tịch do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành |
Cơ sở pháp lý
Văn bản căn cứ pháp lý
Văn bản công bố thủ tục
Thủ tục hành chính liên quan
Thủ tục hành chính liên quan nội dung
Lược đồ Đăng ký nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài (Trường hợp xin không đích danh) - Quảng Bình
- Hiện chưa có văn bản!
- Hiện chưa có văn bản!
- Hiện chưa có văn bản!
- Hiện chưa có văn bản!
- Hiện chưa có văn bản!
- 1 Đăng ký nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài - Quảng Bình
- 2 Đăng ký lại việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài - Quảng Bình
- 3 Ghi chú việc nuôi con nuôi đã đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài - Quảng Bình
- 4 Giải quyết việc người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi - Quảng Bình
- 5 Xác nhận công dân Việt Nam thường trú khu vực biên giới đủ điều kiện nhận trẻ em của nước láng giềng cư trú ở khu vực biên giới làm con nuôi - Quảng Bình