Thủ tục hành chính: Đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng - Bộ Giáo dục và Đào tạo
Thông tin
Số hồ sơ: | B-BGD-266434-TT-SĐ |
Cơ quan hành chính: | Bộ Giáo dục và Đào tạo |
Lĩnh vực: | Tuyển sinh |
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: | Không |
Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): | Không |
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: | Cơ sở giáo dục đại học |
Cơ quan phối hợp (nếu có): | Không |
Cách thức thực hiện: | Trụ sở cơ quan HC, Qua bưu điện |
Thời hạn giải quyết: | Thời hạn kết thúc việc xét tuyển là ngày 31 tháng 10 hàng năm đối với trường đại học và 15 tháng 11 hàng năm đối với trường cao đẳng |
Đối tượng thực hiện: | Cá nhân |
Kết quả thực hiện: | Giấy triệu tập trúng tuyển của cơ sở giáo dục đại học |
Tình trạng áp dụng: | Còn áp dụng |
Cách thực hiện
Trình tự thực hiện
Tên bước | Mô tả bước |
---|---|
Bước 1: | Theo đúng thời hạn quy định của các trường, thí sinh nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển (ĐKXT) và lệ phí ĐKXT qua đường bưu điện chuyển phát nhanh hoặc chuyển phát ưu tiên. Thí sinh cũng có thể nộp hồ sơ ĐKXT và lệ phí ĐKXT trực tiếp tại trường, Hiệu trưởng các trường chịu trách nhiệm trong tất cả các khâu: tổ chức thu nhận, vào sổ, quản lí, cấp biên lai cho thí sinh |
Bước 2: | Hồ sơ và lệ phí đăng ký xét tuyển của thí sinh dù nộp qua đường bưu điện chuyển phát nhanh hoặc dịch vụ chuyển phát ưu tiên hoặc nộp trực tiếp tại các trường trong thời hạn quy định của trường, đều hợp lệ và có giá trị xét tuyển như nhau |
Bước 3: | Nếu không trúng tuyển hoặc có nguyện vọng rút hồ sơ ĐKXT đã nộp, thí sinh được quyền rút hồ sơ ĐKXT. Lệ phí ĐKXT đối với thí sinh rút hồ sơ và thí sinh không trúng tuyển do Hiệu trưởng các trường xem xét, quyết định |
Bước 4: | Căn cứ kết quả thi của thí sinh, Bộ GD&ĐT sẽ xác định tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào để các trường xét tuyển vào học ĐH, CĐ đối với từng khối thi, từng ngành đào tạo |
Bước 5: | Sau khi công bố phương án điểm trúng tuyển, các trường công bố danh sách thí sinh trúng tuyển; công bố chỉ tiêu và điều kiện xét tuyển bổ sung (nếu còn chỉ tiêu để xét tuyển), gửi các sở GD&ĐT giấy triệu tập đối với thí sinh trúng tuyển, giấy chứng nhận kết quả thi trong đó ghi rõ kết quả thi của thí sinh (có đóng dấu đỏ của trường) đối với tất cả các thí sinh còn lại, kể cả thí sinh thi năng khiếu để các sở GD&ĐT chuyển cho thí sinh |
Bước 6: | Đối với thí sinh có nguyện vọng học tại trường không tổ chức thi, trường tổ chức thi có nhiệm vụ: in và gửi giấy báo dự thi, tổ chức thi, chấm thi. Trước ngày 10/8 hằng năm, trường tổ chức thi in và gửi Giấy chứng nhận kết quả thi có đóng dấu đỏ của trường và dữ liệu kết quả thi cho trường không tổ chức thi để các trường này xét tuyển. Trường không tổ chức thi gửi Giấy triệu tập thí sinh trúng tuyển, Giấy chứng nhận kết quả thi cho sở GD&ĐT, để các sở GD&ĐT gửi cho thí sinh |
Bước 7: | Những trường có ngành năng khiếu, nếu không tổ chức thi vào những ngành này, được xét tuyển thí sinh trong vùng tuyển, đã dự thi vào ngành đó tại trường khác có thi môn văn hóa theo đề thi chung của Bộ GD&ĐT |
Bước 8: | Trên cơ sở đáp ứng tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GD&ĐT quy định, chỉ tiêu tuyển sinh đã xác định, các trường tự chủ, tự chịu trách nhiệm việc xét tuyển. Các trường có thể thực hiện nhiều đợt xét tuyển. Các chi tiết liên quan đến điều kiện xét tuyển và thời gian xét tuyển được công bố công khai trên trang thông tin điện tử của trường, trang thông tin điện tử về tuyển sinh của Bộ GD&ĐT và trên các phương tiện thông tin đại chúng khác
Thời hạn kết thúc việc xét tuyển là ngày 31 tháng 10 hàng năm đối với trường đại học và 15 tháng 11 hàng năm đối với trường cao đẳng |
Bước 9: | Sau khi được xét tuyển chính thức, Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh ra Quyết định công nhận danh sách thí sinh trúng tuyển |
Điều kiện thực hiện
Nội dung | Văn bản quy định |
---|---|
Đáp ứng tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định | Chưa có văn bản! |
Thành phần hồ sơ
Giấy chứng nhận kết quả thi do các trường tổ chức thi cấp |
Một phong bì đã dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc của thí sinh để trường thông báo kết quả xét tuyển |
Số bộ hồ sơ: 1 bộ |
Các biểu mẫu
Phí và lệ phí
Tên phí / lệ phí | Mức phí | Văn bản quy định |
---|---|---|
Lệ phí | - Thí sinh thuộc diện xét tuyển hoặc tuyển thẳng vào các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp: 30.000 (ba mươi nghìn) đồng/hồ sơ- Thí sinh đăng ký dự thi, sơ tuyển và dự thi vào các trường đại học, cao đẳng:- Sơ tuyển (đối với trường có tổ chức sơ tuyển trước khi thi chính thức)+ Sơ tuyển đối với các ngành năng khiếu: 120.000 (một trăm hai mươi nghìn) đồng/hồ sơ (bao gồm tất cả các môn)+ Sơ tuyển đối với các ngành khác: 50.000 (năm mươi nghìn) đồng/hồ sơ (bao gồm tất cả các môn)- Dự thi:+ Dự thi văn hóa: 45.000 (bốn lăm nghìn) đồng/hồ sơ (bao gồm tất cả các môn)+ Dự thi năng khiếu: 300.000 (ba trăm nghìn) đồng/hồ sơ (bao gồm tất cả các môn) |
1. Thông tư liên tịch 25/2013/TTLT-BTC-BGDĐT sửa đổi quy định chế độ thu và sử dụng phí dự thi, dự tuyển (lệ phí tuyển sinh) đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính - Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành |
Cơ sở pháp lý
Văn bản căn cứ pháp lý
Văn bản công bố thủ tục
1. Quyết định 1482/QĐ-BGDĐT năm 2014 công bố thủ tục hành chính mới ban hành, sửa đổi, thay thế, hủy bỏ hoặc bãi bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo |
Thủ tục hành chính liên quan
Thủ tục hành chính liên quan nội dung
1. Đăng ký dự thi tuyển sinh đại học, cao đẳng - Bộ Giáo dục và Đào tạo |
2. Đăng ký dự thi tuyển sinh đại học, cao đẳng - Bộ Giáo dục và Đào tạo |
Thủ tục hành chính liên quan hiệu lực
1. Đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng - Bộ Giáo dục và Đào tạo |
Lược đồ Đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng - Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Hiện chưa có văn bản!
- Hiện chưa có văn bản!
- Hiện chưa có văn bản!
- Hiện chưa có văn bản!
- Hiện chưa có văn bản!
Chat với chúng tôi
Chat ngay