Đảng viên sinh con thứ ba sau đó ly hôn có bị xử lý kỷ luật không?
Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Luật hôn nhân và gia đình 2014;
– Quy định 181/2013/QĐ-TW ;
– Hướng dẫn 09 –HD/UBKTTW.
2. Luật sư tư vấn:
* Thứ nhất, vấn đề sinh con thứ ba:
“Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng hoặc vi phạm trong trường hợp sinh con thứ ba (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác) thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách: …..”
Căn cứ tại Điểm c Khoản 10 Mục III Hướng dẫn 09 –HD/UBKTTW về xử lý kỷ luật đảng viên có quy định về những trường hợp sau đây không vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình:
"- Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có dân số dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và đầu tư.
– Cặp vợ chồng sinh lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên.
– Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên.
– Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi.
– Cặp vợ chồng sinh con lần thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng giam định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận.
– Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ):
Sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ).
Sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ). Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống.
Phụ nữ chưa kết hôn sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh.
Sinh con thứ ba trở lên trước ngày 19-01-1989 (ngày có hiệu lực thi hành Quyết định số 162 – QĐBT, ngày 18 -10 -1988 của Hội đồng Bộ trưởng “Về một số chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình”)."
Như vậy, đối với trường hợp trên, không phải là một trong những trường hợp không vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình do đó bên phía Đảng bộ vẫn tiến hành xử lý kỷ luật đối với trường hợp này mặc dù hai người đã ly hôn theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 Quy định số 181 – QĐ/TW: Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau đây gây hậu quả ít nghiêm trọng hoặc vi phạm trong trong trường hợp sinh con thứ ba (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:
"a) Cản trở, cưỡng bức thực hiện kế hoạch hóa gia đình; tham gia các hoạt động xét nghiệm, chuẩn đoán để xác định giới tính thai nhi trái quy định.
b) Sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, cung cấp phương tiện tránh thai giả, không bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng, quá hạn sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành và sử dụng tại Việt Nam.
c) Khai báo hoặc xin xác nhận không trung thực về tình trạng sức khoẻ của vợ (chồng), con để thực hiện không đúng quy định hoặc để trốn tránh không bị xử lý do vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình."
* Thứ hai, về vấn đề chung sống với nhau như vợ chồng: Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định cấm các hành vi sau đây:
"- Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
– Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
– Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
– Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
– Yêu sách của cải trong kết hôn;
– Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;
– Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;
– Bạo lực gia đình;
– Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi."
Theo đó, trường hợp hai vợ chồng ly hôn rồi nhưng vẫn chung sống với nhau thì không thuộc trường hợp pháp luật cấm theo quy định Luật hôn nhân và gia đình 2014 nên sẽ không bị xử lý vi phạm.
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam
Gửi yêu cầu tư vấn
Chi tiết xin liên hệ:
Tổng đài: 024.6294.9155
Hotline: 0984.988.691