Hệ thống pháp luật

Danh mục các bệnh được hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự

Ngày gửi: 17/01/2020 lúc 11:31:12

Mã số: HTPL34141

Câu hỏi:

  Xin chào luật sư,em muốn hỏi vấn đề sau mong luật sư tư vấn trong trường hợp của em như sau: Năm nay em 22 tuổi, vừa tốt nghiệp đại học. Em được giấy gọi mời đi khám sức khoẻ nghĩa vụ quân sự. Nhưng hiện tại em đang mắc bệnh tinh hoàn ẩn từ khi mới sinh tới nay (1 tinh hoàn còn kẹt trên bẹn chưa xuống bìu, bác sỹ có nói là bệnh này không được hoạt động mạnh). Hơn nữa em còn bị bệnh trĩ khoảng 3 năm nay và đi ngoài hay ra máu. Em muốn hỏi là với bệnh tình như vậy thì em có được hoàn nghĩa vụ quân sự không? Em xin chân thành cảm ơn!

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

 

Tiêu chuẩn sức khỏe theo Thông tư167/2010/TT-BQP:

a) Tuyển những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo tiêu chuẩn sức khỏe quy định của liên Bộ Y tế – Bộ Quốc phòng về việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.

b) Các đơn vị quy định tại điểm c khoản 2 Điều 4 Thông tư này thực hiện các tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ, các tiêu chuẩn khác về sức khỏe thực hiện theo tiêu chuẩn chung.

c) Những công dân mắt tật khúc xạ về mắt, nghiện ma túy, nhiễm HIV, AIDS, không gọi nhập ngũ vào Quân đội.

Trường hợp được miễn nghĩa vụ quân sự vì lý do bệnh tật:

1. Động kinh thỉnh thoảng lên cơn;

2. Tâm thần: Điên rồ, mất trí, cuồng dại

3. Phù thũng lâu ngày do bị các bệnh như: suy tim, viêm thận, thận hư, suy thận mạn tính…;

4. Chân voi không lao động được;

5. Chân tay tàn tật, biến dạng, mất chức phận chi do mọi nguyên nhân;

6. Lao xương khớp, lao hạch đang tiến triển;

7. Phong các thể chưa ổn định

8. Câm hay ngọng líu lưỡi từ bé;

9. Điếc từ bé;

10. Mù hoặc chột mắt;

11. Run tay chân quanh năm, đi lại khó khăn, không lao động được hoặc chân tay có những động tác bất thường múa giật, múa vờn

12. Liệt nửa người trái hoặc phải, liệt hai chi dưới;

13. Gầy còm, hốc hác, yếu đuối, cơ thể suy kiệt khó có thể hồi phục được do mắc các bệnh mạn tính như lao xơ hang, hen dai dẳng, có biến chứng tâm phế mạn hoặc khí phế thũng, xơ gan cổ trướng;

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155

14. Cổ bị cố tật, ngoẹo rõ rệt từ nhiều năm;

15. Lùn quá khổ (chiều cao đứng dưới 140 cm)

16. Gù có bướu ở lưng do di chứng lao cột sống, chấn thương cũ làm cột sống tổn thương để lại di chứng;

17. Tật sụp mi mắt bẩm sinh;

18. Sứt môi kèm theo khe hở vòm miệng chưa vá;

19. Trĩ mũi có rối loạn phát âm;

20. Bệnh khớp có biến dạng teo cơ, cứng khớp;

21.  Các bệnh lý ác tính;

22. Người nhiễm HIV.

Đối với trường hợp của bạn, bạn có thể cung cấp cho Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự các giấy tờ chứng minh rằng bạn đang mắc bệnh. Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự sẽ xem xét và ra quyết định cho trường hợp của bạn.

Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:

– Bị bệnh có được hoãn nghĩa vụ quân sự không?

– Loạn thị có được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự hay không?

– Hỏi về trường hợp tạm hoãn nghĩa vụ quân sự

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 024.6294.9155  để được giải đáp.

——————————————————–

THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:

– Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại

– Tư vấn luật miễn phí qua điện thoại

– Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn