BỘ CÔNG NGHIỆP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/1998/QĐ-BCN | Hà nội, ngày 02 tháng 02 năm 1998 |
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP
Căn cứ Nghị định số 74/CP ngày 01/11/1995 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Công nghiệp;
Căn cứ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 1896/VPUB ngày 22/4/1996 về Hiệp định Hợp tác Công nghiệp ASEAN (AICO);
Căn cứ Hiệp định khung về Hợp tác Công nghiệp ASEAN do các Bộ trưởng kinh tế các nước ASEAN ký ngày 27/4/1996 tại xinh-ga-po;
Xét yêu cầu công tác,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Nay ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về thẩm định, phê chuẩn và quản lý thực hiện Cơ cấu Hợp tác Công nghiệp ASEAN (Viết tắt từ tiếng Anh là AICO).
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3: Các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện Quy định ban hành theo Quyết định này.
| BỘ TRƯỞNG |
VỀ THẨM ĐỊNH, PHÊ CHUẨN VÀ QUẢN LÍ THỰC HIỆN CƠ CẤU HỢP TÁC CÔNG NGHIỆP ASEAN (AICO)
Ban hành theo Quyết định số 07 /1998/QĐ-BCN, ngày 02 tháng 02 năm 1998 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp
Điều 1: Bản quy định này áp dụng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập theo luật pháp Việt Nam, đã đăng ký hợp pháp và đang hoạt động ở Việt Nam.
Điều 2: Quy định về thẩm định, phê chuẩn và quản lý thực hiện cơ cấu Hợp tác Công nghiệp ASEAN tuân theo các điều khoản của Hiệp định khung về Hợp tác Công nghiệp ASEAN, được cụ thể hóa trong quy định này.
Điều 3: Trong quy định này các khái niệm dưới đây được hiểu như sau:
1. “Chương trình AICO” là chương trình Hợp tác Công nghiệp ASEAN phù hợp với Hiệp định khung về chương trình Hợp tác Công nghiệp ASEAN đã được các Bộ trưởng kinh tế các nước ASEAN ký ngày tháng 4 năm 1996 tại Xinh-ga-po.
2. “Cơ cấu AICO” là một cơ cấu hợp tác được thiết lập phù hợp với Chương trình AICO có sự tham gia ít nhất của hai nước tham gia và ở mỗi nước có ít nhất một Công ty tham gia.
3. “Nước tham gia” là các nước thành viên ASEAN có Công ty tham gia vào cơ cấu AICO.
4. “Công ty tham gia” là Công ty được thành lập theo luật pháp Việt Nam, đã đăng ký hợp pháp và đang hoạt động ở Việt Nam nay tham gia vào cơ cấu AICO.
5. “Sản phẩm AICO” là:
a. Sản phẩm hoàn chỉnh - là đầu ra cuối cùng tại một cơ cấu AICO như một sản phẩm hoàn chỉnh, không cần xử lý thêm nữa, hoặc
b. Sản phẩm trung gian - là sản phẩm được sử dụng làm đầu vào của một cơ cấu AICO để chế tạo ra sản phẩm AICO hoàn chỉnh, hoặc
c. Nguyên vật liệu thô - là nguyên vật liệu được sử dụng làm đầu vào tại một cơ cấu AICO để tạo ra sản phẩm AICO trung gian, hoặc sản phẩm AICO hoàn chỉnh.
6. Giấy chứng nhận Sản phẩm AICO (Viết tắt từ tiếng Anh là COE) là giấy chứng nhận do Ban Thư ký ASEAN cấp cho các công ty tham gia sau khi đơn xin thành lập cơ cấu AICO đó được các nước tham gia phê chuẩn.
7. “Cơ quan Quốc gia có thẩm quyền” là các cơ quan có chức năng quản lý Nhà nước của Việt Nam cùng phối hợp thẩm định, phê chuẩn cơ cấu AICO và quản lý hoạt động của các cơ cấu AICO tại Việt Nam theo Quyết định số 1896/VPUB, ngày 22/4/1996 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó quy định như sau:
- Bộ Công nghiệp là cơ quan đầu mối chủ trì, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan phối hợp thẩm định và phê chuẩn đơn xin thành lập cơ cấu AICO.
- Bộ Tài chính chịu trách nhiệm về mức thuế ưu đãi.
- Bộ Thương mại chịu trách nhiệm về các ưu đãi phi thuế và xuất xứ hàng hóa.
8. “Hội đồng xét duyệt AICO” là hội đồng được thành lập theo Quyết định của Bộ Công nghiệp để giúp Bộ trưởng Bộ Công nghiệp trong việc thẩm định, phê chuẩn và quản lý các hoạt động của cơ cấu AICO.
9. “Chủ tịch Hội đồng xét duyệt AICO” là Thứ trưởng Bộ Công nghiệp được Bộ trưởng Bộ Công nghiệp cử.
10. “Thư ký Hội đồng xét duyệt AICO” là chuyên viên của Vụ Hợp tác Quốc tế, Bộ Công nghiệp được Bộ trưởng Bộ Công nghiệp chỉ định.
11. “Cổ phần quốc gia” là cổ phần mà pháp nhân Việt Nam (đơn vị kinh tế quốc doanh, tập thể và tư nhân) đóng góp vào công ty tham gia.
12. “Cổ phần ASEAN” là cổ phần mà các pháp nhân ASEAN (đơn vị kinh tế quốc doanh, tập thể và tư nhân của các nước ASEAN) đóng góp vào công ty tham gia.
13. “Doanh nghiệp vừa và nhỏ” là doanh nghiệp có vốn nhỏ hơn 10 tỉ đồng Việt Nam và sử dụng lao động ít hơn 500 người.
TIÊU CHUẨN CỦA DOANH NGHIỆP ĐỂ THÀNH LẬP CƠ CẤU AICO
a. Được thành lập theo luật pháp của Việt Nam
b. Hiện đã đăng ký và đang hoạt động ở Việt Nam.
c. Có tối thiểu 30% cổ phần quốc gia.
2. Điều kiện có tối thiểu 30% cổ phần quốc gia nói ở điểm c, khoản 1 điều này có thể được cơ quan có thẩm quyền quốc gia xem xét miễn trừ nếu công ty tham gia đáp ứng các yêu cầu bổ sung sau:
a. Hàm lượng nội địa của sản phẩm AICO phải đạt trên 30% trước năm 2000, và
b. Một trong bốn yêu cầu sau:
- Phải cam kết xuất khẩu sản phẩm AICO từ 50% trở lên,
- Có ít nhất 40% cổ phần ASEAN.
- Sản xuất ra các sản phẩm mới, tiên tiến có sử dụng thiết kế, công thức, phương pháp, quy trình mới, hoặc mẫu mã mới chưa có ở Việt Nam.
- Là doanh nghiệp vừa và nhỏ.
3. Các công ty tham gia ở Việt Nam và các công ty tham gia ở các nước ASEAN khác phải cam kết bằng văn bản về việc chia sẻ nguồn lực hoặc hợp tác về hỗ trợ công nghiệp trong các lĩnh vực chuyển giao công nghệ, sản xuất, đào tạo, cung cấp li-xăng, hợp đồng bán hàng, tiếp thị kể cả thị trường trong và ngoài nước, hoặc các lĩnh vực hợp tác khác.
1. Tất cả các sản phẩm nằm ngoài danh mục loại trừ chung do Bộ Tài chính công bố, theo điều 9 của Hiệp định CEPT đều thích hợp cho chương trình AICO và đều có thể trở thành sản phẩm AICO.
2. Các sản phẩm AICO phải được mã hóa hàng hóa phù hợp với mã số hàng hóa trong Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam.
3. Một sản phẩm AICO phải tuân thủ Quy chế xuất xử của Hiệp định CEPT Giấy phép về xuất xứ hàng hóa sẽ do Bộ Thương mại Việt Nam cấp.
Công ty tham gia cơ cấu AICO sẽ được hưởng các ưu đãi sau:
a. Mức thuế suất thuế nhập khẩu 0-5% cho các sản phẩm AICO (bằng mức thuế suất CEPT của cùng sản phẩm đó tại thời điểm năm 2006 theo lịch trình giảm thuế CEPT đã được Chính phủ thông qua).
b. Các khuyến khích phi thuế quan sẽ được Bộ Thương mại quy định riêng.
THỦ TỤC XIN PHÉP VÀ PHÊ CHUẨN CƠ CẤU AICO
1. Các chứng chỉ về tư cách pháp nhân của công ty (Giấy phép thành lập Giấy phép đăng ký, hay các văn bản tương đương).
2. Báo cáo tài chính đã được kiểm toán theo quy định của Việt Nam của năm kề trước năm nộp đơn. Đối với doanh nghiệp mới thành lập có thể đệ trình báo cáo tình trạng tài chính hiện tại được cơ quan tài chính do Nhà nước giao quyền quản lý chứng nhận.
3. Bản sao cam kết hoặc hợp đồng hợp tác chia sẻ nguồn lực, hỗ trợ công nghiệp hay các hoạt động hợp tác công nghiệp của công ty với các công ty tham gia khác từ các nước ASEAN.
4. Giấy ủy quyền hợp pháp cho người đại diện của các bên ký đơn.
5. Giới thiệu công ty (Vốn, chủng loại sản phẩm, công suất, số công nhân, viên chức, v.v...)
6. Trong trường hợp công ty xin tham gia không đủ tiêu chuẩn 30% cổ phần quốc gia cần bổ sung các tài liệu sau:
a. Cam kết hàm lượng nội địa của sản phẩm AICO đạt trên 30% trước năm 2000, và
b. Một trong bốn yêu cầu dưới đây:
- Cam kết xuất khẩu trên 50% sản phẩm AICO,
- Chứng minh có tối thiểu 40% cổ phần ASEAN.
- Chứng minh sản phẩm AICO là sản phẩm mới, tiên tiến có sử dụng thiết kế, công thức, phương pháp, quy trình mới, hoặc mẫu mã mới chưa có ở Việt Nam.
- Là doanh nghiệp vừa và nhỏ.
2. Trong vòng 60 ngày làm việc, kể từ ngày chính thức nhận đơn hợp lệ, Hội đồng xét duyệt AICO của Bộ Công nghiệp sẽ phối hợp với các cơ quan quốc gia có thẩm quyền để thẩm định hồ sơ xin thành lập cơ cấu AICO. Sau khi hồ sơ xin thành lập cơ cấu AICO được Hội đồng xét duyệt AICO xem xét sẽ được gửi cho các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thương mại, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan để xem xét và cho ý kiến bằng văn bản. Nếu các ý kiến đóng góp bằng văn bản đều nhất trí thì Bộ Công nghiệp sẽ phê duyệt và thông báo cho các nước tham gia và Ban Thư ký ASEAN. Trong trường hợp chưa nhất trí, Bộ Công nghiệp sẽ trực tiếp triệu tập phiên hợp liên Bộ, ngành để xem xét và quyết định.
3. Trong vòng 14 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo phê chuẩn đơn xin thành lập cơ cấu AICO của Việt Nam và các nước tham gia khác, Ban Thư ký ASEAN sẽ xem xét và cấp Giấy chứng nhận sản phẩm AICO (COE) cho các công ty tham gia. Sau khi nhận được COE của Ban thư ký ASEAN, Bộ Công nghiệp sẽ gửi cho công ty tham gia và các bản sao cho Bộ Tài chính, Bộ Thương mại, Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan.
4. Sau khi nhận được COE, công ty tham gia cần làm các thủ tục cần thiết theo quy định của Bộ Tài chính, Bộ Thương mại, Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan để đăng ký hưởng các ưu đãi thuế quan và phi thuế quan cho các sản phẩm AICO.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ QUẢN LÍ CƠ CẤU AICO
Điều 9: Cơ cấu AICO có thể đi vào hoạt động sau khi công ty tham gia nhận được COE của Ban Thư ký ASEAN và đã đăng ký với Bộ Tài chính, Bộ Thương mại, Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan.
Điều 10: Việc phê chuẩn một cơ cấu AICO sẽ không giới hạn trong số công ty tham gia ban đầu. Các đơn xin phép tiếp theo của các công ty khác muốn chế tạo cùng loại sản phẩm AICO cũng sẽ được xem xét, nếu các công ty này đáp ứng các tiêu chuẩn quy định ở điều 4, chương 2 của Bản Quy định này.
Điều 11: Kể từ ngày được cấp COE cứ 6 tháng một lần, công ty tham gia phải báo cáo bằng văn bản cho Bộ Công nghiệp tình hình thực hiện cơ cấu AICO.
1. Đối với các công ty tham gia có cam kết xuất khẩu trên 50% sản phẩm AICO, hàng năm phải có báo cáo tình hình xuất khẩu của mình cho Bộ Công nghiệp. Nếu trong năm kế hoạch không bảo đảm xuất khẩu trên 50% sản phẩm AICO thì phải báo cáo rõ nguyên nhân và kế hoạch xuất khẩu bù trong năm tiếp theo. Nếu trong hai năm liền không hoàn thành kế hoạch xuất khẩu như đã cam kết, các cơ quan quốc gia có thẩm quyền sẽ hủy bỏ các ưu đãi nói ở điều 6, chương 4 của Bản Quy định này.
2. Đối với các công ty tham gia cam kết đạt hàm lượng nội địa của sản phẩm AICO trên 30% trước năm 2000, nếu sau thời điểm này mà không đạt được tỷ lệ nói trên, thì các cơ quan quốc gia có thẩm quyền cũng sẽ hủy bỏ các ưu đãi nói ở điều 6, chương 4 của Bản Quy định này.
Điều 12: Công ty tham gia chỉ được sử dụng nguyên vật liệu AICO và các sản phẩm AICO trung gian vào mục đích sản xuất, chế tạo ra các sản phẩm AICO được phê chuẩn trong COE. Nếu phát hiện sử dụng vào các mục đích khác thì các cơ quan quốc gia có thẩm quyền của Việt Nam có thể huỷ bỏ các ưu đãi quy định ở điều 6, chương 4 của Bản Quy định này, và các công ty vi phạm phải truy nộp thuế đối với những sản phẩm nhập khẩu đã sử dụng sai mục đích.
Điều 13: Mọi mâu thuẫn phát sinh giữa các công ty tham gia của các nước ASEAN liên quan đến việc giải thích hoặc thực hiện cơ cấu AICO, trong chừng mực có thể, sẽ được giải quyết thông qua hòa giải giữa các Bên. Khi các mâu thuẫn đó không hòa giải được thì công ty tham gia có thể yêu cầu Bộ Công nghiệp đưa ra Ban Thư ký ASEAN để giải quyết theo Hiệp định về cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN.
1. Bản quy định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ban hành.
2. Trong quá trình thực hiện, bản quy định này có thể được bổ sung hoặc sửa đổi theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp.
TIÊU ĐỀ CÔNG TY
THÀNH LẬP CƠ CẤU HỢP TÁC CÔNG NGHIỆP ASEAN (AICO)
Ngày tháng năm 199...
Kính gửi: BỘ CÔNG NGHIỆP
I. Công ty xin tham gia:
A. Tên Công ty:
B. Nước:
C. Địa chỉ đăng ký chính thức và số điện thoại, số FAX
D. Đại diện được ủy quyền và chức vụ:
E. Ngày thành lập:
F. Lĩnh vực hoạt động:
G. Cơ cấu vốn:
| Trong nước | Vốn của các nước ASEAN khác | Vốn của các nước ngoài ASEAN | |||
Số lượng | Tỷ lệ | Số lượng | Tỷ lệ | Số lượng | Tỷ lệ | |
Tổng vốn: - Vốn pháp định - Vốn đã góp |
|
|
|
|
|
|
H. Các tiêu chuẩn bổ sung để được miễn trừ tiêu chuẩn 30% cổ phần quốc gia (nếu có)
L. Sản phẩm dự định (sản phẩm cuối cùng/trung gian/nguyên liệu).
II. Miêu tả các hoạt động chia sẻ nguồn lực, hỗ trợ công nghiệp hay các dạng hợp tác công nghiệp
III. Sơ đồ tổ chức cơ cấu AICO/danh sách các công ty hợp thành/dòng sản phẩm
IV. Lý do xin thành lập cơ cấu AICO
V. Các điều khoản bổ sung khác (do từng nước quy định riêng):
Riêng đối với Việt Nam, các công ty xin tham gia cần bổ sung các thông tin sau:
1. Vốn quốc doanh, vốn tư nhân của công ty xin tham gia.
2. Mô tả công nghệ sử dụng trong việc sản xuất sản phẩm AICO.
3. Liệt kê các thiết bị sử dụng chính (tên, tính năng kỹ thuật, nước và năm sản xuất, tình trạng thiết bị, giá...).
4. Chương trình đào tạo cán bộ, công nhân
5. Dự báo thị trường trong nước và quốc tế của sản phẩm AICO.
VI. Danh mục các văn bản kèm theo đơn:
Tên Công ty xin tham gia
Ký tên:
---------------------
Họ và tên, chức vụ
AICO ARRANGEMENT APPLICATION FORM
I. PROPOSING COMPANIES
A. Name of Company:
B. Country
C. Official Address and:
Phone and Fax No
D. Contact Person and
Designation
E. Date of Incorporation:
F. Business Activities:
G. Capital Structure:
| Local | Other ASEAN | Non ASEAN | |||
Amount | % | Amount | % | Amount | % | |
Authorized |
|
|
|
|
|
|
Subscribed |
|
|
|
|
|
|
Paid-up |
|
|
|
|
|
|
H. Justification of Waiver of 30% National Equity (Where Applicable)
I. Nominated Product (Final/Intermediate/Raw Material)
Description | Classification (Final/Intermediate/Raw Material | HS Code No. | Prevailing Rate | ASEAN Content (%) | Volume per unit | Value per unit |
|
|
|
|
|
|
|
II. DESCRIPTION OF RESOURCE SHARING, INDUSTRIAL COMPLEMENTATION OR INDUSTRIAL COOPERATION ACTIVITIES.
III. SCHEMATIC DIAGRAM OF THE AICO ARRANGEMENT/PRODUCT FLOW
IV. JUSTIFICATION OF THE AICO ARRANGEMENT
V. OTHER (TO BE SPECIFIED)
VI. LIST OF DOCUMENTS TO BE SUBMITTED
1. Copy of applicant’s articles of incorporation/partnership and bylaws, certificate of incorporation or equivalent document.
2. Copy of applicant’s audited financial statement (Previous year).
For newly established companies, which do not have audited financial statement, submission of certificate of incorporation would be sufficient.
3. Documentary evidence of resource sharing, industrial complementation or industrial cooperation activities.
4. Copy of company’s board resolution authorizing officer to sign in behalf of applicant enterprise.
5. Company Profile (type of product, capacity, No. of employee, etc).