THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 140/2000/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 08 tháng 12 năm 2000 |
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 140/2000/QĐ-TTG NGÀY 08 THÁNG 12 NĂM 2000 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ TIỀN CỦA NƯỚC CÓ CHUNG BIÊN GIƠÍ TẠI KHU VỰC BIÊN GIỚI VÀ KHU VỰC KINH TẾ CỬA KHẨU VIỆT NAM
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 01/1997/QH10 ngày 12 tháng 12 năm 1997;
Căn cứ Nghị định số 63/1998/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 1998 của Chính phủ về quản lý ngoại hối;
Xét đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy chế quản lý tiền của nước có chung biên giới tại Khu vực biên giới và Khu vực kinh tế cửa khẩu Việt Nam".
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký. Các quy định trước đây về quản lý tiền của nước có chung biên giới tại Khu vực biên giới và Khu vực kinh tế cửa khẩu Việt Nam trái với Quy chế ban hành kèm theo Quyết định này đều bãi bỏ.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Quyết định này.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| Nguyễn Tấn Dũng (Đã ký) |
QUY CHẾ
QUẢN LÝ TIỀN CỦA NƯỚC CÓ CHUNG BIÊN GIỚI TẠI KHU VỰC BIÊN GIỚI VÀ KHU VỰC KINH TẾ CỬA KHẨU VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 140/2000/QĐ-TTg ngày 08 tháng 12 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ)
Việc sử dụng tiền của nước có chung biên giới của tổ chức và việc sử dụng ngoại tệ khác không phải là tiền của nước có chung biên giới tại Khu vực biên giới và Khu vực kinh tế cửa khẩu thực hiện theo quy định của Nghị định số 63/1998/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 1998 của Chính phủ về quản lý ngoại hối.
Trường hợp có các Hiệp định, Thoả ước quốc tế ký giữa Việt Nam với nước có chung biên giới có liên quan đến việc sử dụng tiền của nước có chung biên giới tại Khu vực biên giới và Khu vực kinh tế cửa khẩu thì thực hiện theo các Hiệp định, Thoả ước quốc tế đã ký.
Điều 2. Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tiền của nước có chung biên giới là Nhân dân tệ của Trung Quốc, Kíp của Lào, Riel của Campuchia.
2. Khu vực biên giới được xác định theo phạm vi xã, phường, thị trấn có địa giới hành chính tiếp giáp với đường biên giới quốc gia trên đất liền.
3. Khu vực kinh tế cửa khẩu là khu kinh tế được quy định theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
4. Cư dân biên giới và các đối tượng sau đây:
a. Công dân Việt Nam có hộ khẩu thường trú tại Khu vực biên giới;
b. Công dân khác (bao gồm cả công dân Việt Nam ở ngoài Khu vực biên giới, công dân của nước có chung biên giới với Việt Nam) có đăng ký kinh doanh buôn bán tại khu vực biên giới và Khu vực kinh tế cửa khẩu.
a. Nhân dân tệ tại Khu vực biên giới và Khu vực kinh tế cửa khẩu tiếp giáp với Trung Quốc;
b. Kíp tại khu vực biên giới và Khu vực kinh tế cửa khẩu tiếp giáp với Lào;
c. Riel tại Khu vực biên giới và Khu vực kinh tế cửa khẩu tiếp giáp với Campuchia.
Điều 3. Tiền của nước có chung biên giới được sử dụng vào các mục đích sau:
1. Thanh toán hàng hoá và chi trả dịch vụ tại Khu vực biên giới và Khu vực kinh tế cửa khẩu.
2. Bán cho Ngân hàng được phép hoạt động ngoại hối hoặc bàn đổi ngoại tệ đặt tại Khu vực biên giới và Khu vực kinh tế cửa khẩu.
3. Cất giữ, mang theo người trong phạm vi tỉnh biên giới. Khi mang ra khỏi tỉnh biên giới vào các tỉnh khác trong nội địa phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
4. Mang theo người khi xuất nhập cảnh qua các cửa khẩu biên giới theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
5. Đầu tư vào Khu vực biên giới và Khu vực kinh tế cửa khẩu đối với trường hợp là công dân nước ngoài. Việc đầu tư thực hiện theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Điều 4. Cá nhân (bao gồm cả cá nhân là người nước ngoài) xuất, nhập cảnh qua cửa khẩu biên giới bằng hộ chiéu, giấy thông hành hoặc chứng minh thư biên giới do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc của các nước có chung biên giới cấp có mang theo người Đồng Việt Nam, tiền của nước có chung biên giới và các ngoại tệ khác vượt mức quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải khai báo Hải quan cửa khẩu. Trường hợp xuất cảnh từ Việt Nam ra nước ngoài mang trên mức quy định phải có giấy phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định mức Đồng Việt Nam, mức tiền của nước có chung biên giới và các loại ngoại tệ khác được mang ra, mang vào khi xuất, nhập cảnh trong từng thời kỳ và thủ tục, thẩm quyền cấp giấy phép đối với các trường hợp xuất cảnh mang vượt mức quy định.
Điều 5. Cá nhân người nước ngoài là công dân của nước có chung biên giới được phép kinh doanh tại Khu vực biên giới và Khu vực kinh tế cửa khẩu của Việt Nam, có Đồng Việt Nam thu được từ bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ và các nguồn thu Đồng Việt Nam hợp pháp khác được phép:
1. Mở và duy trì tài khoản Đồng Việt Nam tại các ngân hàng đang hoạt động tại các tỉnh biên giới.
Thủ tục mở và đóng tài khoản Đồng Việt Nam do các ngân hàng nơi mở tài khoản quy định.
Cá nhân được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép thành lập bàn đổi ngoại tệ thực hiện việc đăng ký kinh doanh theo các quy định hiện hành.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định cụ thể các điều kiện, thủ tục cấp và thu hồi Giấy phép cho cá nhân thành lập bàn đổi ngoại tệ tại Khu vực biên giới và Khu vực kinh tế cửa khẩu.
- 1 Circular No. 07/2001/TT-NHNN of August 31, 2001, guiding the implementation of the regulation on the management of currencies of bordering countries in the border regions and border-gate economic zones of Vietnam, issued together with The Prime Minister’s Decision No. 140/2000/QD-TTg of December 8, 2000
- 2 Decree of Government No. 63/1998/ND-CP, on foreign exchange management
- 3 Law No. 06/1997/QH10 of December 12, 1997 on The State Bank of Vietnam