- 1 Law No. 38/2005/QH11 of June 14, 2005, on Education.
- 2 Law No. 44/2009/QH12 of November 25, 2009, amending and supplementing a number of Articles of the Education Law
- 3 Law No. 08/2012/QH13 of June 18, 2012, on higher education
- 4 Resolution No. 44/NQ-CP, dated June 09, 2014, promulgation of action programme of the Government in furtherance of Resolution No. 29-NQ/TW on radical changes in education and training to meet requirements of industrialization and modernization in a socialist-oriented market economy in course of international integration
- 5 Law No. 74/2014/QH13 dated November 27, 2014, on vocational education
- 6 Law No. 76/2015/QH13 dated June 19, 2015, Organizing The Government
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1981/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 18 tháng 10 năm 2016 |
PHÊ DUYỆT KHUNG CƠ CẤU HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Luật giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Nghị quyết 44/NQ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân (kèm theo sơ đồ tại phụ lục), như sau:
1. Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên.
2. Các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:
a) Giáo dục mầm non gồm giáo dục nhà trẻ và giáo dục mẫu giáo;
b) Giáo dục phổ thông gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông;
c) Giáo dục nghề nghiệp đào tạo các trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng;
d) Giáo dục đại học đào tạo các trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ.
3. Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân là cơ sở để thực hiện đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo.
4. Các quy định tại Quyết định này khác với các quy định hiện hành tại các luật, văn bản pháp luật có liên quan được thực hiện sau khi điều chỉnh các luật, văn bản pháp luật có liên quan đó.
Điều 2. Tiêu chuẩn đầu vào, thời gian học tập và cơ hội học tập tiếp theo của các cấp học và trình độ đào tạo
1. Giáo dục mầm non gồm giáo dục nhà trẻ và giáo dục mẫu giáo:
a) Giáo dục nhà trẻ được thực hiện đối với trẻ từ 3 tháng tuổi đến 3 tuổi;
b) Giáo dục mẫu giáo được thực hiện đối với trẻ em từ 3 tuổi đến 6 tuổi.
2. Giáo dục phổ thông gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở (giai đoạn giáo dục cơ bản) và giáo dục trung học phổ thông (giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp):
a) Giáo dục tiểu học được thực hiện trong 5 năm học, từ lớp 1 đến hết lớp 5. Học sinh sau khi hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học sẽ học tiếp lên trung học cơ sở.
b) Giáo dục trung học cơ sở tiếp nhận học sinh đã hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học.
Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong 4 năm học, từ lớp 6 đến hết lớp 9. Học sinh sau khi hoàn thành chương trình giáo dục trung học cơ sở có thể học tiếp lên trung học phổ thông hoặc theo học các chương trình đào tạo trình độ sơ cấp và trung cấp.
c) Giáo dục trung học phổ thông tiếp nhận học sinh đã hoàn thành chương trình giáo dục trung học cơ sở. Trong thời gian học trung học phổ thông, học sinh có thể chuyển sang học chương trình đào tạo trình độ trung cấp nếu có nguyện vọng và đáp ứng được yêu cầu của chương trình.
Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong 3 năm học, từ lớp 10 đến hết lớp 12. Học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông có thể học lên đại học hoặc theo học các chương trình giáo dục nghề nghiệp.
3. Giáo dục nghề nghiệp:
a) Các chương trình đào tạo trình độ trung cấp tiếp nhận người tốt nghiệp tối thiểu trung học cơ sở.
Các chương trình đào tạo trình độ trung cấp có thời gian đào tạo tối thiểu tương đương 1 năm học tập trung đối với người đã tốt nghiệp trung học phổ thông; từ 2 đến 3 năm học tập trung (tùy từng ngành, nghề) đối với người đã tốt nghiệp trung học cơ sở. Người học sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp có thể được học tiếp lên trình độ cao đẳng, đại học nếu đáp ứng được quy định của chương trình đào tạo, đồng thời đã học và thi đạt yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
b) Các chương trình đào tạo trình độ cao đẳng tiếp nhận người tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tốt nghiệp trình độ trung cấp.
Chương trình đào tạo cao đẳng có khối lượng học tập tương đương 2 đến 3 năm học tập trung tùy theo chuyên ngành hoặc nghề đào tạo đối với người đã tốt nghiệp trung học phổ thông; từ 1 đến 2 năm học tập trung đối với người đã tốt nghiệp trình độ trung cấp và có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, hoặc đã học và thi đạt yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Người tốt nghiệp trình độ cao đẳng có thể học tiếp các chương trình đào tạo đại học theo hướng chuyên môn phù hợp, hoặc theo các hướng chuyên môn khác nếu đáp ứng được điều kiện của chương trình đào tạo.
c) Cùng với đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng, đào tạo trình độ sơ cấp nhằm giúp người học có kỹ năng thực hiện được các công việc đơn giản của một nghề.
4. Giáo dục đại học:
a) Giáo dục trình độ đại học và giáo dục trình độ thạc sĩ có 2 định hướng: nghiên cứu và ứng dụng; giáo dục trình độ tiến sĩ theo định hướng nghiên cứu.
Các chương trình đào tạo định hướng nghiên cứu có mục tiêu và nội dung theo hướng chuyên sâu về nguyên lý, lý thuyết cơ bản trong các lĩnh vực khoa học phát triển các công nghệ nguồn làm nền tảng để phát triển các lĩnh vực khoa học ứng dụng và công nghệ.
Các chương trình đào tạo định hướng ứng dụng có mục tiêu và nội dung theo hướng phát triển kết quả nghiên cứu cơ bản, ứng dụng các công nghệ nguồn thành các giải pháp công nghệ, quy trình quản lý, thiết kế các công cụ hoàn chỉnh phục vụ nhu cầu đa dạng của con người.
Các chương trình đào tạo phải bảo đảm khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
b) Các chương trình đào tạo trình độ đại học tiếp nhận người đã tốt nghiệp trung học phổ thông; người đã tốt nghiệp trình độ trung cấp và đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; người đã tốt nghiệp trình độ cao đẳng.
Chương trình đào tạo đại học có thời gian tương đương 3 đến 5 năm học tập trung đối với người tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc người đã tốt nghiệp trình độ trung cấp và đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Người tốt nghiệp trình độ đại học có thể học tiếp lên thạc sĩ theo hướng chuyên môn phù hợp hoặc được nhận vào học các hướng chuyên môn khác nếu đáp ứng được điều kiện của chương trình đào tạo. Người tốt nghiệp trình độ đại học có kết quả học tập xuất sắc có thể được xét tuyển thẳng vào chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ đúng hướng chuyên môn ở trình độ đại học.
c) Các chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ tiếp nhận người tốt nghiệp trình độ đại học.
Thời gian đào tạo trình độ thạc sĩ tương đương 1 đến 2 năm học tập trung tùy theo yêu cầu của ngành đào tạo. Người học sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ có thể học tiếp lên tiến sĩ trong hướng chuyên môn phù hợp hoặc được nhận vào học các hướng chuyên môn khác nêu đáp ứng được điều kiện của chương trình đào tạo.
d) Các chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ tiếp nhận người tốt nghiệp trình độ thạc sĩ hoặc người tốt nghiệp trình độ đại học nếu đáp ứng được các yêu cầu của chương trình đào tạo.
Thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ tương đương 3 đến 4 năm học tập trung tùy theo yêu cầu của ngành đào tạo và trình độ đầu vào của người học.
5. Hình thức giáo dục thường xuyên nhằm tạo điều kiện cho mọi người, ở các lứa tuổi và trình độ khác nhau có thể học tập, nâng cao kiến thức, phát triển năng lực chuyên môn, tự tạo việc làm hoặc chuyển đổi ngành, nghề phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của từng người, góp phần nâng cao dân trí, chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và xã hội, xây dựng xã hội học tập. Người học có thể chuyển đổi từ giáo dục thường xuyên sang các phương thức khác nếu có nhu cầu, có đủ năng lực và đáp ứng yêu cầu của chương trình.
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo:
a) Chủ trì xây dựng các quy định cụ thể hóa Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục đại học theo các quy định tại Quyết định này;
b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, rà soát và trình cơ quan có thẩm quyền đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật giáo dục, Luật giáo dục đại học và các văn bản pháp luật có liên quan;
c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Khung trình độ quốc gia Việt Nam phù hợp với Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân.
2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng các quy định cụ thể hóa Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân đối với giáo dục nghề nghiệp theo các quy định tại Quyết định này;
b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, rà soát và trình cơ quan có thẩm quyền đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật giáo dục nghề nghiệp và các văn bản pháp luật có liên quan.
3. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp vợi Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội triển khai Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân trong đào tạo nhân lực y tế theo thẩm quyền.
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
2. Các Bộ trưởng: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế; Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| THỦ TƯỚNG |
KHUNG CƠ CẤU HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN
(Kèm theo Quyết định số 1981/QĐ-TTg ngày 18 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ)
- 1 Law No. 76/2015/QH13 dated June 19, 2015, Organizing The Government
- 2 Law No. 74/2014/QH13 dated November 27, 2014, on vocational education
- 3 Resolution No. 44/NQ-CP, dated June 09, 2014, promulgation of action programme of the Government in furtherance of Resolution No. 29-NQ/TW on radical changes in education and training to meet requirements of industrialization and modernization in a socialist-oriented market economy in course of international integration
- 4 Law No. 08/2012/QH13 of June 18, 2012, on higher education
- 5 Law No. 44/2009/QH12 of November 25, 2009, amending and supplementing a number of Articles of the Education Law
- 6 Law No. 38/2005/QH11 of June 14, 2005, on Education.