- 1 Law No. 32/2001/QH10 of December 25, 2001 on organization of the Government
- 2 Decree No. 78/2002/ND-CP of October 04, 2002, on credit for poor people and other policy beneficiaries
- 3 Law No.23/2000/QH10 of December 09, 2000 on drug prevention and fight
- 4 Law No. 64/2006/QH11 of June 29, 2006 on HIV/AIDS prevention and control
- 5 Ordinance No. 10/2003/PL-UBTVQH11 of March 17, 2003, on prostitution prevention and combat
- 6 Law No. 15/2012/QH13 of June 20, 2012, on handling administrative violations
- 7 Law 16/2008/QH12 dated June 03, 2008 on amendments of Law on Drug Prevention and Fight
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 29/2014/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 26 tháng 04 năm 2014 |
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Luật Phòng, chống ma túy ngày 09 tháng 12 năm 2000; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống ma túy ngày 03 tháng 6 năm 2008;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 01 tháng 7 năm 2012;
Căn cứ Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm ngày 17 tháng 3 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về tín dụng đối với hộ gia đình và người nhiễm HIV, người sau cai nghiện ma túy, người điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, người bán dâm hoàn lương.
Quyết định này quy định về cho vay vốn tạo việc làm đối với những đối tượng quy định tại Điều 2 Quyết định này, bao gồm: Đối tượng vay vốn, điều kiện vay vốn, trình tự thủ tục xác nhận đối tượng vay vốn, mức vốn và lãi suất cho vay, thời hạn cho vay, xử lý nợ bị rủi ro.
1. Cá nhân vay vốn
a) Người nhiễm HIV.
b) Người điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế.
c) Người bán dâm hoàn lương.
2. Hộ gia đình vay vốn
Là hộ gia đình có thành viên thuộc một trong các trường hợp sau đây
a) Người nhiễm HIV/AIDS.
b) Người sau cai nghiện ma túy.
c) Người điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế
đ) Người bán dâm hoàn lương.
1. Cá nhân vay vốn
a) Điều kiện về nhân thân
- Đối tượng quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 2 của Quyết định này phải có Phiếu trả lời kết quả xét nghiệm HIV dương tính của cơ sở xét nghiệm đủ điều kiện khẳng định các trường hợp HIV dương tính.
- Đối tượng quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 2 của Quyết định này đã xong thời gian dò liều, có thời gian điều trị ổn định từ 3 tháng trở lên, có xác nhận của người phụ trách cơ sở điều trị.
- Đối tượng quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 2 của Quyết định này có xác nhận về việc không còn bán dâm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu một trong các Tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương hoặc Chủ nhiệm Câu lạc bộ, Trưởng nhóm, Trưởng mạng lưới do các Tổ chức chính trị - xã hội hoặc Tổ chức xã hội có tư cách pháp nhân thành lập.
b) Cư trú hợp pháp và sinh sống ổn định tại địa phương nơi vay vốn.
c) Có phương án sản xuất, kinh doanh và có khả năng trả nợ vay theo cam kết.
d) Là thành viên Tổ Tiết kiệm và vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội.
đ) Sống một mình hoặc sống cùng con chưa đến tuổi lao động hoặc sống cùng bố, mẹ, vợ, chồng, con, ông, bà, anh, chị, em ruột nhưng những người này đã quá tuổi lao động hoặc không còn khả năng lao động theo quy định của pháp luật.
2. Hộ gia đình vay vốn
a) Hộ gia đình có thành viên quy định tại các điểm a, c, d Khoản 2 Điều 2 Quyết định này đáp ứng một trong những điều kiện quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này.
b) Hộ gia đình có thành viên quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 2 của Quyết định này phải có một trong các giấy tờ sau:
- Quyết định áp dụng biện pháp quản lý sau cai tại nơi cư trú.
- Giấy xác nhận hoàn thành thời gian cai nghiện tại cơ sở cai nghiện bắt buộc.
- Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc đã chấp hành thời gian cai nghiện tại gia đình, cộng đồng từ 3 tháng trở lên.
c) Cư trú hợp pháp và sinh sống ổn định tại địa phương nơi vay vốn.
d) Có phương án sản xuất, kinh doanh và có khả năng trả nợ vay theo cam kết.
đ) Là thành viên Tổ Tiết kiệm và vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội.
Điều 4. Trình tự, thủ tục xác nhận đối tượng vay vốn
1. Cá nhân, hộ gia đình quy định tại Điều 2 của Quyết định này gửi đơn đăng ký vay vốn kèm giấy xác nhận quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 3 và Điểm b Khoản 2 Điều 3 đến Ủy ban nhân dân cấp xã. Thời điểm gửi đơn đăng ký vay vốn từ ngày 01 đến ngày 05 hàng tháng.
2. Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc đăng ký vay vốn Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm xác nhận cá nhân, hộ gia đình đăng ký vay vốn thuộc đúng đối tượng vay vốn của Quyết định này và gửi cho Tổ trưởng Tổ Tiết kiệm và vay vốn nơi người vay sinh sống để kết nạp họ vào Tổ Tiết kiệm và vay vốn.
3. Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được danh sách có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Tổ trưởng Tổ Tiết kiệm và vay vốn tiến hành kết nạp thành viên mới là cá nhân và hộ gia đình có trong danh sách do Ủy ban nhân dân cấp xã gửi và hướng dẫn họ làm thủ tục vay vốn theo hướng dẫn của Ngân hàng Chính sách xã hội.
Điều 5. Mức vay và lãi suất cho vay
1. Mức cho vay căn cứ vào nhu cầu vay và khả năng trả nợ của từng cá nhân, hộ gia đình và không phải thế chấp nhưng không vượt quá mức cho vay theo quy định sau:
a) Đối với cá nhân: Mức cho vay tối đa 20 triệu đồng/cá nhân.
b) Đối với hộ gia đình: Mức cho vay tối đa 30 triệu đồng/hộ.
c) Người vay có thể vay vốn nhiều lần nhưng tổng dư nợ không vượt quá mức dư nợ cho vay tối đa theo quy định này.
2. Trường hợp cá nhân, hộ gia đình quy định tại Điều 2 Quyết định này, nếu đồng thời là đối tượng được vay vốn từ các chương trình ưu đãi khác tại Ngân hàng Chính sách xã hội thì chỉ được xem xét cho vay một trong các chương trình ưu đãi đó.
3. Lãi suất cho vay bằng lãi suất cho vay hộ nghèo theo từng thời kỳ do Chính phủ quy định.
4. Lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất cho vay.
Thời hạn cho vay tối đa là 60 tháng. Thời hạn cụ thể do Ngân hàng Chính sách xã hội và cá nhân, hộ gia đình vay vốn thỏa thuận phù hợp với chu kỳ sản xuất, kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng.
Trong giai đoạn thí điểm (2014 - 2016), áp dụng thời hạn cho vay tối đa là 36 tháng.
1. Mua sắm các loại vật tư, vật nuôi, thức ăn gia súc gia cầm, công cụ lao động, hàng hóa, phương tiện phục vụ kinh doanh, buôn bán.
2. Đầu tư làm các nghề thủ công trong hộ gia đình như: Mua nguyên vật liệu sản xuất, công cụ lao động, máy móc, thiết bị.
3. Góp vốn thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh với cá nhân, tổ chức khác.
Đối tượng vay vốn được xử lý nợ bị rủi ro theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về ban hành cơ chế xử lý nợ bị rủi ro tại Ngân hàng Chính sách xã hội.
Vốn cho vay được bố trí từ ngân sách nhà nước theo kế hoạch hàng năm và các nguồn huy động hợp pháp khác.
Điều 10. Phạm vi và thời gian thực hiện
1. Từ năm 2014-2016, thực hiện thí điểm tại 15 tỉnh, thành phố.
2. Từ năm 2017 triển khai mở rộng trên phạm vi toàn quốc.
1. Ngân hàng Chính sách xã hội có trách nhiệm:
a) Xây dựng kế hoạch nguồn vốn hàng năm để cho vay đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 của Quyết định này và các chương trình tín dụng chính sách khác trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
c) Hướng dẫn chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội trong toàn quốc triển khai thực hiện theo đúng quy định.
2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm:
Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành có liên quan trong việc kiểm tra, giám sát, đề xuất xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện.
3. Bộ Tài chính có trách nhiệm:
a) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ về nguồn vốn từ ngân sách Trung ương dành cho Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện cho vay các đối tượng quy định tại Điều 2 của Quyết định này và các chương trình tín dụng chính sách khác.
b) Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành có liên quan trong việc kiểm tra, giám sát, đề xuất xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm:
Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính xây dựng kế hoạch bố trí ngân sách hàng năm cho hoạt động vay vốn đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Quyết định này, báo cáo Chính phủ xem xét và trình Quốc hội quyết định.
5. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:
a) Lập danh sách 15 tỉnh, thành phố thực hiện thí điểm làm cơ sở cho Ngân hàng Chính sách xã hội triển khai thực hiện.
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành có liên quan trong việc kiểm tra, giám sát, đề xuất xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện.
c) Hàng năm, đánh giá kết quả, hiệu quả cho vay vốn, hướng dẫn, điều chỉnh và trường hợp vượt thẩm quyền báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
6. Các Bộ, ngành có liên quan căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp để triển khai thực hiện Quyết định này.
7. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo các cơ quan chức năng, Ủy ban nhân dân cấp dưới phối hợp với các Tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương và Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện Quyết định này.
b) Định kỳ hàng năm thống kê, báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nhu cầu vay vốn và kết quả cho vay vốn đối với cá nhân, hộ gia đình có người nhiễm HIV, người sau cai nghiện ma túy, người điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, người bán dâm hoàn lương trên địa bàn.
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 6 năm 2014.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./
Nơi nhận: | KT. THỦ TƯỚNG |
- 1 Decision No. 28/2015/QD-TTg dated July 21, 2015, on credit policy for housedholds escaping poverty
- 2 Circular No. 12/2015/TT-BYT dated May 28, 2015, providing guidance on the implementation of a number of articles of Decree No. 96/2012/ND-CP providing for opioid replacement therapy
- 3 Law No. 15/2012/QH13 of June 20, 2012, on handling administrative violations
- 4 Law 16/2008/QH12 dated June 03, 2008 on amendments of Law on Drug Prevention and Fight
- 5 Law No. 64/2006/QH11 of June 29, 2006 on HIV/AIDS prevention and control
- 6 Ordinance No. 10/2003/PL-UBTVQH11 of March 17, 2003, on prostitution prevention and combat
- 7 Decree No. 78/2002/ND-CP of October 04, 2002, on credit for poor people and other policy beneficiaries
- 8 Law No. 32/2001/QH10 of December 25, 2001 on organization of the Government
- 9 Law No.23/2000/QH10 of December 09, 2000 on drug prevention and fight