Hệ thống pháp luật
Loading content, please wait a moment ...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ CÔNG THƯƠNG
----------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3447/QĐ-BCT

Hà Nội, ngày 22 tháng 8 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP, THƯƠNG MẠI VÙNG BẮC TRUNG BỘ VÀ DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2035

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG

Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp, thương mại Vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 gồm những nội dung chủ yếu như sau:

1. Quan Điểm phát triển

a) Phát triển công nghiệp, thương mại vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung phù hợp với phát triển công nghiệp và thương mại cả nước, phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trong Vùng.

b) Phát triển công nghiệp, thương mại Vùng phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tập trung phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh. Đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Vùng có hàm lượng nội địa hóa, giá trị gia tăng cao.

c) Đảm bảo liên kết vùng trong đầu tư phát triển, phát huy cao độ nội lực kết hợp với nguồn lực bên ngoài để đẩy nhanh phát triển công nghiệp, thương mại toàn diện, vững chắc.

d) Chủ động hội nhập quốc tế, phát triển hài hòa công nghiệp và thương mại với phát triển du lịch, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, đảm bảo quốc phòng, an ninh.

2. Mục tiêu phát triển

2.1. Mục tiêu chung

Phát triển công nghiệp, thương mại vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung theo hướng hiện đại để trở thành đầu cầu quan trọng của cả nước trong sản xuất, giao thương, hợp tác quốc tế; Nâng cao vai trò động lực của công nghiệp, thương mại đối với phát triển và tái cấu trúc kinh tế Vùng; Tạo chuyn biến mạnh mẽ công nghiệp, thương mại của Vùng theo hướng văn minh, hiện đại, bảo vệ môi trường và an sinh xã hội; Xây dựng vùng Bc Trung bộ và Duyên hải miền Trung trở thành Vùng có công nghiệp, thương mại phát triển mạnh vào năm 2025.

2.2. Mục tiêu cụ thể

a) Tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng trong GDP toàn Vùng năm 2020 chiếm Khoảng 40 - 41%; năm 2025 chiếm Khoảng 41 - 42% và năm 2035 chiếm Khoảng 36 - 37%.

b) Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân đạt 16 - 17%/năm giai đoạn 2016 - 2020; 17 - 18% giai đoạn 2021 - 2025 và 15 - 16% giai đoạn 2025 - 2035.

c) Tốc độ tăng trưởng của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của Vùng (theo giá thực tế) bình quân đạt 16 - 18%/năm giai đoạn 2016 - 2020 và 16 - 17% giai đoạn sau năm 2020; Phấn đấu đưa tỷ trọng bán lẻ của các loại hình bán lẻ hiện đại trong tổng mức bán lẻ Vùng lên 25 - 30% vào năm 2020 và đạt 35 - 40% vào năm 2035.

d) Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu giai đoạn 2016 - 2020 đạt mức 18 - 20%/năm và giai đoạn 2021 - 2035 đạt trên 18%. Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu giai đoạn 2016 - 2020 đạt mức 10 - 12%/năm và giai đoạn 2021 - 2035 đạt Khoảng 9 -10%.

3. Định hướng phát triển

3.1. Đến năm 2025

- Liên kết hình thành mạng lưới sản xuất công nghiệp và phân phối hàng hóa đồng bộ. Xây dựng hệ thống hạ tầng công nghiệp, thương mại hợp lý, đáp ứng yêu cu phát triển kinh tế - xã hội vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung.

- Tập trung vào các ngành sản xuất công nghiệp có lợi thế của Vùng như: Chế biến hải sản thực phẩm; hóa chất, hóa dầu; đóng và sửa chữa tàu biển.

- Từng bước phát triển các ngành có trình độ cao như cơ khí chế tạo, sản xuất thiết bị điện, điện tử, sản xuất các loại vật liệu cao cấp thay thế nhập khẩu; hướng tới tạo ra một sthương hiệu sản phẩm riêng, đặc trưng cho Vùng để tham gia vào chuỗi sản xuất và xuất khẩu trọng Điểm của cả nước.

- Khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ cho các ngành công nghiệp chủ lực; Phát triển đa dạng các hoạt động hỗ trợ thương mại; Xây dựng hệ thống cung cấp thông tin, dự báo thị trường cho các doanh nghiệp; Tăng cường kết nối, liên kết, hợp tác trong mạng lưới thông tin thương mại quc gia với hệ thống thông tin thương mại của các vùng khác trong cả nước.

- Đẩy mạnh hoạt động xuất - nhập khẩu hàng hóa theo hướng vừa mở rộng thị trường, mặt hàng, vừa nâng cao hiệu quả xuất - nhập khẩu phù hợp với Mục tiêu phát triển bền vững; đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ, đưa xuất khẩu dịch vụ trở thành một mũi nhọn xuất khẩu của Vùng, đặc biệt là các dịch vụ về du lịch, trung chuyển, quá cảnh hàng hóa, dịch vụ cảng biển, logistics.

- Ưu tiên phát triển các loại hình thương mại hiện đại gắn với việc nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh doanh của các loại hình thương mại truyền thống phù hợp với quy mô, tốc độ, tiến trình công nghiệp hóa, đô thị hóa và xây dựng nông thôn mới của Vùng.

- Khai thác hiệu quả các chương trình hợp tác kinh tế, thương mại với các nước ASEAN, Trung Quốc, phát triển mạnh các phương thức xuất khẩu đa dạng như tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, chuyển tải qua Việt Nam.

3.2. Tầm nhìn đến năm 2035

Tập trung vào các ngành sản xuất có công nghệ và thiết bị hiện đại, công nghiệp sạch, công nghệ cao, các sản phẩm công nghiệp có thương hiệu uy tín, có chất lượng và giá trị cao, có khả năng cạnh tranh, đáp ứng được tiêu chuẩn tiên tiến của các nước phát triển và tham gia vào một số công đoạn trong chuỗi sản xuất công nghiệp toàn cầu.

- Phát triển thương mại đạt trình độ ngang bằng các nước trong khu vực; Hội nhập vững chắc thương mại cả nước và thương mại quốc tế.

4. Quy hoạch phát triển

4.1. Quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu

a) Công nghiệp cơ khí, luyện kim

Đến năm 2025

+ Về khí

- Từng bước trang bị lại và hiện đại hóa các trang thiết bị hiện có; Đổi mới công nghệ, ứng dụng công nghệ cao trong khâu thiết kế, chế tạo.

- Phát triển công nghiệp cơ khí phục vụ nông lâm nghiệp, chế biến hải sản, cơ khí xây dựng.

- Đầu tư công nghệ cao, ít gây ô nhiễm môi trường và tiêu hao năng lượng cho các cơ sở cơ khí đóng tàu ở thành phố Thanh Hóa, thành phố Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa), Đà Nng và Quảng Ngãi để có khả năng đóng được tàu cá cỡ lớn, phục vụ đánh bắt xa bờ.

- Chú trọng phát trin đóng mới đội tàu container, vận tải du khí.

- Triển khai đầu tư mở rộng một số nhà máy công nghiệp nặng có quy mô ln gắn với cảng biển nước sâu Dung Quất, Nghi Sơn để sản xuất thiết bị năng lượng, thiết bị siêu trường, siêu trọng.

- Từng bước hình thành các cơ sở công nghiệp hỗ trợ phục vụ cho nhu cầu phát triển của ngành.

+ Về luyện kim

Đầu tư mới cơ sở sản xuất phôi thép, thép tấm với công nghệ hiện đại; Ưu tiên sản xuất thép hợp kim phục vụ ngành cơ khí chế tạo.

Tầm nhìn đến năm 2035

- Tăng cường nghiên cứu, thiết kế và hp tác với nước ngoài để đến năm 2035 có thể sản xuất được các chi Tiết, linh kiện quan trọng nhm tham gia sâu vào chuỗi cung ứng công nghiệp hỗ trợ công nghiệp cơ khí của khu vực và toàn cầu.

- Hình thành mạng lưới công nghiệp vật liệu hỗ trợ ngành cơ khí.

- ng dụng phát triển các công nghệ chế tạo mới, hiện đại. Đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất ở những cơ sở đã có nhằm hoàn thiện các công nghệ chế tạo, sản xuất linh kiện, phụ tùng; Phát triển sản xuất xanh, sạch quy mô lớn.

b) Công nghiệp sản xuất thiết bị điện, điện tử

Đến năm 2025

- Phát triển các nhóm sản phẩm được hưởng chính sách ưu tiên, khuyến khích phát triển theo Quyết định số 49/2010/QĐ-TTg ngày 19 tháng 7 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ bao gồm màn hình độ phân giải cao, máy tính và thiết bị điện tử chuyên dụng, máy in, máy ảnh, máy giặt, Điều hòa, tủ lạnh, điện tử viễn thông.

- Khai thác tiềm năng sản xuất sản phẩm điện tử và thiết bị điện mà Vùng có nhiều lợi thế. Ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ phục vụ cho quá trình sản xuất phụ tùng linh kiện.

- Đầu tư phát triển công nghiệp phần mềm tại các thành phố lớn như: Vinh, Huế, Đà Nng và Nha Trang, nơi tập trung nhân lực khoa học và công nghệ, cơ shạ tầng cho nghiên cứu, đào tạo của Vùng.

Tầm nhìn đến năm 2035

Đầu tư vào lĩnh vực tạo giá trị gia tăng cao và có tiềm năng, triển vọng phát trin như sản phẩm phn mm các loại, sản phẩm điện tử dân dụng và chuyên dụng với công nghệ hiện đại, Tiết kiệm năng lượng và thân thiện môi trường.

c) Công nghiệp lọc - hóa dầu, công nghiệp hóa chất

Đến năm 2025

- Triển khai xây dựng một số nhà máy hóa dầu, hóa chất để hình thành khu liên hợp lọc - hóa dầu. Tiếp tục phát huy hiệu quả nhà máy lọc dầu Dung Quất; sớm đưa dự án lọc - hóa dầu Nghi Sơn vào hoạt động, phát triển Khu kinh tế Nghi Sơn trở thành trung tâm công nghiệp lọc hóa dầu gắn với cảng biển nước sâu; nghiên cứu triển khai các dự án về lọc và hóa dầu ở Vũng Rô và Khu công nghiệp lọc dầu Hòa Tâm (Phú Yên).

- Mở rộng công suất sản xuất săm lốp ô tô tại Đà Nng, xây dựng nhà máy sản xuất săm lốp ô tô tại Khu kinh tế mở Chu Lai; Xây dựng các nhà máy sản xuất hóa chất cơ bản ở Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.

Tầm nhìn đến năm 2035

Tiếp tục đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ để duy trì sản xuất một số sản phẩm có chất lượng nhằm cung cấp cho thị trường đang có nhu cầu như các loại hóa chất tẩy rửa dạng lỏng là mặt hàng có tiềm năng thị trường tương đối lớn; Trên cơ sở phát triển hóa chất và hóa dầu, tăng cường các cơ sở sản xuất hóa chất trung gian cho công nghiệp dược, sản xuất thuốc thú y, chất Điều hòa sinh trưởng và các phụ gia cho thực phẩm, mỹ phẩm.

d) Công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy hải sản, thực phẩm

Đến năm 2025

- Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy, hải sản, thực phẩm, đồ uống theo hướng sử dụng tối đa nguồn nguyên liệu nông nghiệp, tạo thành các tổ hợp công - nông nghiệp hoặc nông - công nghiệp trên cơ sở cùng chia sẻ hợp lý lợi ích kinh doanh và thị trường giữa nhà chế biến công nghiệp và người sản xuất nguyên liệu nông nghiệp.

- Xây dựng các cơ sở chế biến tập trung tại các vùng nguyên liệu lớn; Đa dạng hóa quy mô và loại hình sản xuất; Khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề và kinh tế hộ gia đình.

- Đầu tư các nhà máy chế biến hoa quả chất lượng cao tại Nghệ An, Quảng Trị, Ninh Thuận, Bình Thuận và các tỉnh có nguồn nguyên liệu dồi dào; Mở rộng hoặc xây dựng mới các nhà máy bia tại Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Bình Định, Ninh Thuận, Phú Yên; Xây dựng các nhà máy sản xuất đồ gỗ cao cấp ở Quảng Nam, Bình Định, Thừa -Thiên Huế.

Tầm nhìn đến năm 2035

Đổi mới trang thiết bị và công nghệ để nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của các sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và quốc tế vcác chủng loại cũng như chất lượng, đảm bảo yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

e) Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng

Đến năm 2025

- Đầu tư cho các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng hiện có theo hướng nâng cao năng lực công nghệ, tăng năng suất, chú trọng đầu tư cho hệ thống thiết bị đo kiểm đảm bảo chất lượng sản phẩm và yêu cầu vệ sinh môi trường.

- Các dự án xây dựng các nhà máy mới và mở rộng công suất cần bố trí ở vùng có sẵn nguồn nguyên liệu để giảm chi phí vận chuyển.

- Các dự án sản xuất xi măng các loại và trạm nghiền clanhke tập trung ở các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Đà Nng, Quảng Ngãi, Bình Định; Đầu tư xây dựng mới và mở rộng các nhà máy sản xuất sứ vệ sinh hiện có ở Đà Nng, Bình Định, Quảng Bình; Đầu tư các nhà máy gốm sứ kỹ thuật cao cấp, gốm mỹ nghệ xuất khẩu tại Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế.

Tầm nhìn đến năm 2035

- Phát triển khoa học công nghệ, đưa công nghệ mới và thiết bị hiện đại vào sản xuất vật liệu xây dựng nhằm nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

- Lựa chọn quy mô đầu tư hp lý, tiếp tục phát triển sản xuất các sản phẩm gốm sứ kỹ thuật cao cấp, gốm mỹ nghệ xuất khẩu, các chủng loại vật liệu trang trí và hoàn thiện, các sản phẩm có khả năng cạnh tranh ở thị trường trong nước và xuất khẩu.

g) Công nghiệp dệt may-da giầy

Đến năm 2025

- Tăng cường đầu tư sản xuất nguyên, phụ liệu ngành dệt may, da giầy. Đặc biệt chú trọng đầu tư sản xuất sơ, sợi, vải, nguyên phụ liệu da. Chuyển mạnh sản xuất từ gia công sang mua nguyên liệu, bán thành phẩm, đảm bảo nâng cao chất lượng, đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu.

- Hiện đại hóa các dây chuyền sản xuất, ứng dụng các công nghệ tiên tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh ở thị trường trong nước và ngoài nước.

- Đầu tư xây dựng các nhà máy sn xuất sợi tại Thanh Hóa, Thừa Thiên - Huế, Quảng Ngãi; các dự án khu liên hợp sợi - dệt - nhuộm, may tại Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nng, Quảng Nam, Bình Định; các dự án xây dựng nhà máy sản xuất nguyên phụ kiện may mặc tại Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Đà Nng, Thừa Thiên - Huế, Khánh Hòa, Bình Định, Quảng Nam; dự án đầu tư nhà máy sản xuất giầy thể thao tại Đà Nng, Quảng Ngãi, Bình Định, Bình Thuận.

Tầm nhìn đến năm 2035

Hình thành chuỗi liên kết cung ứng giữa các doanh nghiệp xe sợi, dệt, may, thiết kế và doanh nghiệp sản xuất để nâng cao giá trị sử dụng nguyên liệu trong nước; Đi với ngành da giy tập trung vào mẫu mã thời trang, nghiên cứu nhu cu thị trường; Đu tư phát triển ngành công nghiệp thời trang, hình thành trung tâm thiết kế mẫu mốt ngành dệt may và da giầy.

h) Công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản

Đến năm 2025

- Tập trung nguồn lực triển khai các dự án đầu tư mở rộng, nâng cấp công nghệ khai thác chế biến khoáng sản đối với các mỏ có tiềm năng nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả, khả năng cạnh tranh của ngành khai thác chế biến khoáng sản trong Vùng.

- Tập trung thăm dò, tìm kiếm, khai thác khoáng sản ngoài biển, chế biến sâu các khoáng sản titan.

- Coi trọng các Điều kiện phát triển bền vững, bảo vệ tốt môi trường; quản lý tt ngun tài nguyên.

- Đầu tư các dự án khai thác titan, xỉ titan tại Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Bình Định, Quảng Nam, Ninh Thuận, Bình Thuận; các nhà máy chế biến ilmenit tại Quảng Trị, Bình Định, Quảng Nam; nhà máy chế biến sâu Rutil nhân tạo tại Quảng Bình, Bình Thuận.

Tầm nhìn đến năm 2035

- Đầu tư thăm dò trữ lượng tài nguyên nhằm đảm bảo độ tin cậy các dự án khai thác khoáng sản trong Vùng.

- Tập trung khai thác và chế biến sâu khoáng sản thích hợp với nhu cầu và khả năng tiêu thụ trong nước.

i) Công nghiệp điện năng

Đến năm 2025

- Phát trin điện lực Vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia.

- Đáp ứng kịp thời nhu cầu phụ tải theo dự báo của các tỉnh cũng như của cả vùng, phù hợp với chiến lược phát triển ngành, phù hp với quy hoạch chung và quy hoạch phát triển điện lực của các địa phương.

- Phát triển lưới điện truyền tải và phân phối gắn với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Vùng và của từng địa phương trong Vùng, phát triển đồng bộ với tiến độ đưa vào vận hành các nhà máy điện để đạt được hiệu quả đầu tư chung của hệ thống điện quốc gia và khu vực; đảm bảo chất lượng điện và độ tin cậy cung cấp điện ngày càng được nâng cao.

- Đa dạng các loại nguồn cung cấp điện khác nhau, có hướng ưu tiên phát triển các nguồn năng lượng sạch như năng lượng gió, mặt trời, sóng biển.

Tầm nhìn đến năm 2035

- Tiếp tục đầu tư các dự án phát triển nguồn điện đáp ứng yêu cầu công nghệ mới, tiên tiến, tiêu tốn ít nhiên liệu, hiệu suất cao.

- Đồng bộ hóa hệ thống truyền tải và phân phối tương ứng với các nguồn điện và theo yêu cầu phụ tải.

4.2. Quy hoạch phát triển hạ tầng thương mại

a) Hệ thống chợ

Đến năm 2025

-Tập trung cải tạo, nâng cấp các chợ hiện có trên địa bàn các huyện, tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế và tốc độ đô thị hóa nhanh.

- Xây dựng mới các chợ hạng I và II để thay thế các chợ hiện có do phải di dời để đảm bảo cảnh quan đô thị, vệ sinh môi trường hoặc do quá tải và không có khả năng mở rộng.

- Xây dựng một số chợ đầu mối mới để phục vụ cho sự phát triển của các đô thị lớn, các khu kinh tế, khu công nghiệp trong tỉnh, trong vùng.

- Triển khai thực hiện Quyết định số 6481/QĐ-BCT ngày 26 tháng 06 năm 2015 về Quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới chợ toàn quốc đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 (Chợ đầu mối: giữ nguyên 3 chợ, cải tạo nâng cấp 1 chợ, xây mới trên nền cũ 2 chợ, di dời xây mới 1 chợ, chuyển đổi công năng 1 chợ và phát triển thêm mới 18 chợ. Chợ hạng I: giữ nguyên 18 chợ, nâng cấp, cải tạo 23 chợ, xây mới trên nền cũ 17 chợ, di dời xây mới 2 chợ và phát triển thêm mới 17 chợ).

Tầm nhìn đến năm 2035

Tập trung nâng cấp hệ thống chợ hiện có trong vùng, bao gồm cả nâng hạng chợ và tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật chợ đảm bảo các Điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và nâng cao trình độ văn minh thương mại. Xem xét chuyển đổi các chợ tại các trung tâm đô thị lớn thành Trung tâm thương mại, siêu thị.

b) Hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại

Đến năm 2025

Bổ sung và đa dạng hóa các loại hình bán lẻ. Xây dựng không gian thương mại tập trung theo mô hình “khu đô thị thương mại” tại thành phố Đà Nng, thành phố Huế. Phát triển mới các loại hình bán lẻ hiện đại tại các đô thị loại II và III (Đến năm 2020 toàn Vùng có 472 siêu thị, 120 Trung tâm thương mại/Trung tâm mua sắm, tăng thêm 10 siêu thị hạng I, 55 siêu thị hạng II, 7 Trung tâm thương mại/Trung tâm mua sắm hạng I, 15 Trung tâm thương mại/Trung tâm mua sm hạng II. Đến năm 2025, toàn Vùng có 657 siêu thị, 182 Trung tâm thương mại/Trung tâm mua sắm, tăng thêm 15 siêu thị hạng I, 68 siêu thị hạng II, 05 Trung tâm thương mại/Trung tâm mua sắm hạng I, 17 Trung tâm thương mại/Trung tâm mua sm hạng II).

Tầm nhìn đến năm 2035

Đẩy mạnh phát triển mới các loại hình các siêu thị, trung tâm thương mại tại các đô thị gắn với phát triển các khu công nghiệp. Từng bước thay thế các cơ sở bán lẻ truyền thống tại tất cả các đô thị có quy mô loại III trở lên.

c) Hệ thống trung tâm logistics

Đến năm 2025

- Phát triển các loại hình kho hàng hóa, kho ngoại quan và trung tâm phân phối, logistics tại các khu kinh tế ven biển, khu kinh tế cửa khẩu.

- Triển khai thực hiện Quyết định số 1012/QĐ-TTg ngày 03 tháng 7 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (01 trung tâm logistics hạng I và 01 trung tâm logistics chuyên dụng hàng không tại khu vực thành ph Đà Nng, 01 trung tâm logistics trên tuyến hành lang kinh tế đường 8, đường 12A và duyên hải Bắc Trung bộ, 01 trung tâm logistic hạng II trên hành lang kinh tế đường 9, 01 trung tâm logistics hạng II trên hành lang kinh tế đường 14B, 01 trung tâm logistics trên hành lang kinh tế đường 19 và duyên hải Nam Trung bộ).

Tầm nhìn đến năm 2035

Tiếp tục đẩy mạnh đầu tư hệ thống kho, bãi hàng hóa xuất nhập khẩu, kho ngoại quan, trung tâm logistics đã được quy hoạch trong các khu thuế quan, khu phi thuế quan và khu bảo thuế của các khu kinh tế ven biển, cửa khẩu.

d) Hệ thống trung tâm hội chợ triển lãm

Đến năm 2025

- Củng cố, nâng cấp và tiếp tục phát huy công năng của trung tâm hội chợ trin lãm hiện có tại thành ph Đà Nng tương xứng với trung tâm nhóm A (cp quốc gia), xây dựng 02 trung tâm hội chợ triển lãm nhóm B (cấp vùng) tại thành phố Đà Nng.

- Xây dựng 01 trung tâm hội chợ triển lãm nhóm B (cấp vùng) tại thành phố Vinh với tổng diện tích 50 ha, phạm vi phục vụ chủ yếu là các tỉnh trong vùng, tiểu vùng kinh tế Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Qung Trị, Tha Thn - Huế).

- Xây dựng 01 trung tâm hội chợ triển lãm nhóm B (cấp vùng) tại thành phố Quy Nhơn với tổng diện tích 70 ha, phạm vi phục vụ chủ yếu là các tỉnh trong vùng, tiểu vùng kinh tế Duyên hải miền Trung (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận).

Tầm nhìn đến năm 2035

Tiếp tục nghiên cứu, xây dựng các trung tâm hội chợ triển lãm tại các trung tâm kinh tế, thương mại lớn, có tm ảnh hưởng và sức lan tỏa mạnh, đầu mối giao thông thuận tiện theo nhu cầu phát triển thực tế.

5. Phân bố không gian phát triển công nghiệp, thương mại

5.1. Phân bố không gian công nghiệp theo các hành lang kinh tế ven biển

- Tập trung phát triển tuyến hành lang kinh tế ven biển trên cơ sở gắn kết chặt chẽ với các cảng biển. Tập trung phát triển các ngành công nghiệp: chế biến hải sản, hóa dầu, cơ khí siêu tờng, siêu trọng, đóng và sửa chữa tàu biển, khai thác khoáng sản, kết hợp với phát triển kinh tế hải đảo để có mức tăng trưởng kinh tế cao. Hình thành và phát trin khu công nghiệp tổng hợp Dung Quất, công nghiệp cảng, khai thác và chế biến hải sản theo dải Chân Mây - Đà Nng - Dung Quất. Phát triển công nghiệp nhẹ, khai thác hải sản và dịch vụ vận tải ở các dải ven biển Thừa Thiên - Huế - Đông Hà và Quy Nhơn - Vân Phong - Nha Trang - Cam Ranh.

- Tuyến kinh tế ven biển Thanh Hóa - Sầm Sơn: Phát triển công nghiệp chế biến; cảng Nghi Sơn gắn vi công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng; công nghiệp lọc hóa dầu.

- Tuyến Vinh - Cửa Lò - Bến Thủy: Phát triển công nghiệp cảng, cơ khí đóng và sửa chữa tàu thuyền, khai thác và chế biến hải sản.

- Tuyến ven biển Hà Tĩnh - Bắc Quảng Bình: Phát triển công nghiệp khai khoáng, luyện kim gắn với cảng Vũng Áng, cơ khí chế tạo, điện, năng lượng, sản xut vật liệu xây dựng.

- Tuyến ven biển nối Quảng Trị - Thừa Thiên - Huế: Phát triển công nghiệp chế biến, khai thác khoáng sản.

- Tuyến ven biển nối Đà Nng với Dung Quất, Nhơn Hội, với tuyến ven biển Nha Trang - Ninh Thuận - Bình Thuận: Phát triển công nghiệp chế biến hải sản, cơ khí, hóa dầu, chế biến khoáng sản.

5.2. Phân bkhông gian công nghiệp theo các tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây

- Hành lang kinh tế dọc Quốc lộ 47 từ Na Mèo đi Nghi Sơn: Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm nghiệp; công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng dọc hành lang.

- Hành lang kinh tế dọc Quốc lộ 7: Phát triển công nghiệp hàng tiêu dùng xuất khẩu, công nghiệp chế biến phục vụ du lịch.

- Hành lang kinh tế dọc Quc lộ 8: Phát triển các ngành công nghiệp cảng biển, công nghiệp đóng mới và sửa chữa tàu biển, cơ khí sửa chữa, chế tạo, công nghiệp chế biến, sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.

- Hành lang kinh tế dọc Quốc lộ 9: Hình thành các vùng sản xuất cây công nghiệp tập trung (cà phê, cao su, hồ tiêu) gắn với công nghiệp chế biến.

- Hành lang kinh tế dọc Quốc lộ 12: Hình thành các đầu mối giao lưu kinh tế quan trọng như Khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo, các khu, cụm và Điểm công nghiệp, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phục vụ du lịch và kinh doanh xuất nhập khẩu.

- Hành lang kinh tế dọc Quốc lộ 71 nối khu kinh tế cửa khẩu A Đớt - đường Hồ Chí Minh - Quốc lộ 1A với cảng Chân Mây: phát triển công nghiệp chế biến hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, công nghiệp cơ khí và sửa chữa nhỏ khác.

- Hành lang kinh tế dọc Quốc lộ 14B: Phát triển công nghiệp chế biến, công nghiệp sửa chữa và các ngành nghề dịch vụ quá cảnh dọc theo tuyến.

- Hành lang kinh tế dọc Quốc lộ 24: Phát triển công nghiệp mía đường, bánh kẹo, cao su, gỗ giấy và các ngành chế biến nông lâm sản khác.

- Hành lang kinh tế dọc Quốc lộ 19: Phát triển công nghiệp chế biến cây công nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng, cơ khí sửa chữa nhỏ.

- Hành lang kinh tế dọc Quốc lộ 25: Phát triển công nghiệp chế biến gắn với các vùng chuyên canh như vùng sản xuất lúa cao sản, vùng chuyên canh mía, thuốc lá và một số cây công nghiệp khác.

- Hành lang kinh tế dọc Quốc lộ 26: Phát triển công nghiệp chế biến nông sản, mía đường, nước khoáng và vật liệu xây dựng.

5.5. Phân bố không gian phát triển hạ tầng thương mại

- Tiểu vùng Bắc Trung B(Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị): Ưu tiên phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại hiện đại tại các khu kinh tế ven biển (Khu kinh tế Nghi Sơn, Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An, Khu kinh tế Vũng Áng, Khu kinh tế Hòn La...) đáp ứng yêu cầu lưu chuyển hàng hóa xuất, nhập khẩu, trung chuyển, quá cảnh và nhu cầu lưu thông hàng hóa nội vùng, nội địa và trên hành lang kinh tế Đông Tây.

- Vùng kinh tế trọng Điểm miền Trung (Thừa Thiên - Huế, Đà Nng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định): Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại tại các Khu kinh tế Chân Mây- Lăng Cô, Khu kinh tế mở Chu Lai, Khu kinh tế Dung Quất, Khu kinh tế Nhơn Hội.

- Tiểu vùng Nam Trung Bộ (Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận): Phát triển hệ thng hạ tng thương mại hiện đại tại các Khu kinh tế ven biển (Nam Phú Yên, Vân Phong), các đô thị trung tâm của tiểu vùng. Cải tạo, nâng cấp các loại hình thương mại truyền thống tại các huyện đảo, đáp ứng được yêu cầu phát triển sản xuất và đời sống của cư dân huyện đảo và các hoạt động trên biển.

- Khu vực miền núi phía Tây của các tỉnh, thành phố trong Vùng: Tiếp tục đẩy nhanh quá trình đầu tư xây dựng để sớm hình thành và hoàn thiện các phân khu chức năng của đô thị thương mại và du lịch quốc tế tại Khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo (Hà Tĩnh) và Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo (Quảng Trị), Triển khai xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, ưu tiên đầu tư xây dựng cho phân khu thương mại dịch vụ các Khu kinh tế cửa khẩu Nậm Cắn, Khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy (Nghệ An), Khu kinh tế cửa khẩu Na Mèo (Thanh Hóa), Khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo (Quảng Bình), Khu kinh tế cửa khẩu Nam Giang (Quảng Nam) và Khu kinh tế cửa khẩu A Đớt (Thừa Thiên - Huế).

6. Các giải pháp thực hiện

a) Đẩy nhanh và hoàn thiện cải cách hành chính

- Tiếp tục sắp xếp tinh gọn bộ máy và ban hành các quy định cụ thể để quản lý hành chính và kinh tế phù hợp với mô hình quản lý mới.

- Cải cách hành chính theo hướng phục vụ người dân và doanh nghiệp, tăng cường công khai minh bạch.

b) Thu hút nguồn vốn đầu tư

- Huy động vốn của các doanh nghiệp vào đầu tư chiều sâu, duy tu và đổi mới trang thiết bị của những xí nghiệp hiện có.

- Khuyến khích các doanh nghiệp trong Vùng chuẩn bị mọi Điều kiện để có thể phát hành cổ phiếu và niêm yết cổ phiếu ở thị trường chứng khoán, nhằm thu hút vốn đầu tư gián tiếp từ các doanh nghiệp và từ nhân dân trong cả nước góp phần phát triển sản xuất.

- Thu hút các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các lĩnh vực, dự án ưu tiên đu tư để mở rộng sản xuất, tranh thủ tiếp nhận công nghệ, kinh nghiệm quản lý tiên tiến, hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới.

- Đẩy mạnh tuyên truyền, kêu gọi, khuyến khích cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống ở nước ngoài về đầu tư phát triển công nghiệp, thương mại, đồng thời có chính sách ưu đãi thích hợp.

c) Phát triển khoa học và công nghệ

- Lựa chọn áp dụng công nghệ phù hợp đi với các dự án đầu tư mới (kể cả đầu tư nước ngoài). Kiên quyết không nhập khẩu công nghệ và thiết bị lạc hậu, đã qua sử dụng. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, công nghệ mới để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Chú trọng thu hút các dự án công nghệ cao, công nghệ nguồn từ các nước phát triển. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ, chuyn giao, ứng dụng khoa học công nghệ.

d) Phát triển ngun nhân lực

- Lập kế hoạch đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản trị doanh nghiệp.

- Liên kết các địa phương trong Vùng để đầu tư xây dựng các trường dạy nghề một cách có hiệu quả, đẩy mạnh hợp tác đào tạo trong tiểu vùng và giữa các khu kinh tế.

- Xã hội hóa công tác đào tạo nói chung và công tác đào tạo nghề nói riêng.

- Mở rộng loại hình hp tác lao động với nước ngoài và phát triển các cơ sở giáo dục đào tạo phù hợp yêu cu lao động, liên kết với các cơ sở giáo dục uy tín trong và ngoài nước đmở cơ sở đào tạo đẳng cấp quốc tế tại Vùng.

e) Phát triển công nghiệp hỗ trợ

Chú trọng phát triển công nghiệp hỗ trợ cho các ngành sản xuất công nghiệp chủ đạo của Vùng. Tạo Điều kiện về đất đai và nguyên vật liệu để phát triển công nghiệp hỗ trợ.

f) Hợp tác liên vùng và phi hợp phát triển

- Liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp, giữa các địa phương trong Vùng để triển khai dự án phát triển nhằm Tiết kiệm nguồn lực, tăng cường hiệu quả, hiệu lực của dự án.

- Tập trung xây dựng và triển khai các dự án phát triển công nghiệp và thương mại có quy mô lớn mang tính liên vùng làm hạt nhân lan tỏa thúc đẩy sự phát triển các ngành khác trong vùng.

7. Các chính sách chủ yếu

a) Chính sách thị trường

- Hỗ trợ một phần chi phí cho các doanh nghiệp trong Vùng tham gia hội chợ triển lãm, các hoạt động xúc tiến thương mại, thu hút đầu tư, phát triển thị trường, nâng cao khả năng tiếp thị của các doanh nghiệp trong tiêu thụ sản phẩm công nghiệp.

- Hỗ trợ kinh phí thu thập thông tin về thị trường các nước cho doanh nghiệp. Sử dụng kinh phí xúc tiến thương mại quốc gia để tchức các hội nghị, hội thảo về chiến lược kinh doanh, phát triển thị trường, tổ chức hội chợ Quốc tế các sản phẩm công nghiệp làm cầu nối cho các doanh nghiệp hợp tác phát triển kinh doanh, mở rộng thị trường.

- Đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp.

b) Chính sách khuyến khích đu tư

- Ưu đãi đầu tư đối với các khu công nghiệp thu hút công nghệ hiện đại, công nghệ cao.

- Ưu tiên cho thuê đất, thuê vị trí thích hợp trong các khu, cụm công nghiệp đối với các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp 100% vốn nước ngoài, nhất là các công ty đa quốc gia, xuyên quốc gia để tranh thủ nguồn vốn lớn và chuyển giao công nghệ hiện đại.

- Hỗ trợ đầu tư cho công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, hỗ trợ việc áp dụng sản phẩm mới vào sản xuất thử nghiệm và sản xuất đại trà.

c) Chính sách khoa học công nghệ

- Khuyến khích thành lập các đơn vị tư vấn, môi giới và dịch vụ khoa học công nghệ.

- Áp dụng chính sách miễn giảm thuế cho các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ - thiết bị, miễn giảm thuế cho phần vốn nghiên cứu đổi mới công nghệ, miễn giảm cho các sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng thay thế hàng nhập khẩu và xuất khẩu trong một thời gian nhất định (Khoảng 5 năm).

- Tiếp tục thực hiện chủ trương khuyến khích hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý tiêu chuẩn quốc tế: ISO, HACCP, TQM, BVQI, tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội SA 8000... thực hiện đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn mác sản phẩm và quyền sở hữu công nghiệp.

d) Chính sách đi với lĩnh vực xuất - nhập khẩu

- Ưu tiên phân bổ vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước để đẩy nhanh tốc độ đầu tư xây dựng hạ tầng xuất nhập khẩu tại các khu kinh tế ven biển, khu kinh tế cửa khẩu trong Vùng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

- Áp dụng chính sách hỗ trợ vốn và ưa đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh dịch vụ logistics.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Công Thương chịu trách nhiệm công bố “Quy hoạch phát triển công nghiệp, thương mại vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035” và tổ chức theo dõi, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch.

2. Các Bộ, ngành liên quan theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với Bộ Công Thương và Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố thuộc vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung đề xuất, xây dựng các cơ chế, chính sách cụ thể để tạo Điều kiện thực hiện các nhiệm vụ, Mục tiêu của Quy hoạch.

3. y ban nhân dân các tỉnh/thành phố thuộc vùng Bắc Trung b và Duyên hải min Trung:

- Phối hợp với Bộ Công Thương, các bộ, ngành liên quan, rà soát, kiểm tra việc tổ chức triển khai thực hiện Quy hoạch; chỉ đạo xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách phù hợp nhằm thu hút đầu tư. Khẩn trương triển khai xây dựng các công trình hạ tầng đặc biệt là hạ tầng khu, cụm công nghiệp, giao thông, thông tin liên lạc để tạo Điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư.

- Xem xét, rà soát, Điều chỉnh nội dung quy hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh/thành phố phù hợp với quy hoạch Vùng.

- Nghiên cứu đưa nội dung triển khai quy hoạch công nghiệp Vùng vào kế hoạch hàng năm, kế hoạch 5 năm về phát triển công nghiệp trên địa bàn.

- Phối hợp xây dựng chương trình chung về xúc tiến kêu gọi đầu tư và triển khai quy hoạch một cách thống nhất, góp phần phát triển hài hòa giữa các địa phương trong Vùng.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 4. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng (để b/c);
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Ban Kinh tế Trung ương;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Website Bộ Công Thương;
- Lãnh đạo Bộ;

- Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ;
- Lưu: VT, KH (2b).

BỘ TRƯỞNG




Trần Tuấn Anh

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ĐẦU TƯ CHỦ YẾU
(Kèm theo Quyết định số 3447/QĐ-BCT ngày 22 tháng 8 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

A. Ngành cơ khí, luyện kim

TT

Tên d án

Đa Điểm

I.

Nhóm dự án sản xuất thiết b đin

 

1.

Nghiên cứu, sản xuất thiết bị năng lượng mới, năng lượng tái tạo, sản xuất, lắp ráp pin mặt trời; thiết bị điện gió

Quảng Ngãi, Bình Định, Ninh Thuận, Bình Thuận

2.

Sản xuất khuôn mẫu (phục vụ gia công áp lực kim loại và ép nhựa)

Đà Nẵng, Quảng Ngãi

3.

Nhóm sản xuất kết cấu thép công nghệ cao, que hàn và vật liệu hàn, Dung Quất

Quảng Ngãi

4.

Sản xuất lắp ráp, thiết bị xử lý môi trường

Đà Nẵng, Quảng Ngãi

II.

Nhóm dự án sản xuất máy động lực và máy nông nghiệp

 

1.

Chế tạo, hiện đại hóa máy nông nghiệp

Các tỉnh

2.

Sản xuất, lắp ráp động cơ Diezel

Thanh Hóa

3.

Sản xuất máy động lực phục vụ nông nghiệp

Bình Thuận, Ninh Thuận, Nghệ An, Phú Yên

III.

Nhóm dự án lắp ráp, chế tạo máy móc, thiết bị chế biến nông, lâm, thủy sản

 

1.

Sản xuất thiết bị chế biến nông, lâm sản

Nghệ An, Đà Nẵng

2.

Lắp ráp, sản xuất thiết bị chế biến thủy sản

Khánh Hòa, Ninh Thuận

3.

Sản xuất phụ tùng thiết bị chế biến thủy sản

Bình Định, Quảng Ngãi

IV

Nhóm dự án sản xuất phương tiện thủy và phụ tùng

 

1.

Các dự án công nghiệp htrợ sản xuất tàu thủy

Quảng Ngãi

2.

Sản xuất thiết bị nội thất tàu thủy

Thanh Hóa

3.

Sản xuất thiết bị điện tàu thủy, lắp ráp động cơ thủy, cảm biến nghi khí hàng hải

Dung Qut - Quảng Ngãi

V

Ô tô, xe máy và phụ tùng

 

1.

Sản xuất phụ tùng ôtô, lắp ráp ôtô

Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Thuận

VI

Sản xuất thiết bị y tế, giáo dục, thể thao

 

1.

Sản xuất vật tư, thiết bị y tế

Bình Thuận, Thừa Thiên - Huế

2.

Sản xuất thiết bị, dụng cụ thể dục thể thao

Khánh Hoà, Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế

VII

Các dự án ngành luyện kim

 

1.

Nhà máy phôi thép, luyện thép

Nghi Sơn - Thanh Hóa.

2.

Nhà máy sắt xốp, luyện gang

Nghệ An

3.

Liên hợp luyện kim

Nhơn Hi - Bình Định

4.

Nhà máy luyện cán thép

Đà Nẵng

B. Các dự án ngành thiết bị điện, điện tử

TT

Tên chương trình, dự án

Đa Điểm

1.

Sản xuất tivi, các loại màn hình; máy tính, máy in, máy ảnh, thiết bị điện tử và điện dân dụng, chuyên dụng các loại linh kiện phục vụ sản xuất, lắp ráp thiết bị điện tử và thiết bị điện

Đà Nẵng, Thanh Hoá, Vinh, Hà Tĩnh, Khánh Hòa

2.

Trung tâm sản xuất phần mềm thương mại (Hệ Điều hành, phần mềm ứng dụng và tiện ích sử dụng)

Đà Nẵng, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Khánh Hòa.

3.

Nâng cấp hạ tầng ca sở kỹ thuật và nhân lực để hình thành một số cơ snghiên cứu phát triển - thiết kế công nghiệp - đào tạo và bồi dưỡng phát triển nhân lực; Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về lĩnh vực công nghiệp điện tử, tin học và công nghệ thông tin

Thành phVinh, Thành phố Huế, Thành phố Đà Nẵng và Thanh phố Nha Trang.

C. Ngành công nghiệp lọc - hóa dầu, công nghiệp hóa chất

TT

Tên dự án

Đa Điểm

1.

Mở rộng, phát triển các nhà máy lọc dầu

Quảng Ngãi, Thanh Hóa, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa

2.

Sản xuất PS, PE, PP, PTA

Quảng Ngãi, Thanh Hóa

3.

Nhà máy sản xuất cht hoạt động bmặt; sản xuất đm

Thanh Hóa

4.

Sản xuất sơn bảo vệ và tàu biển chất lượng cao

Phú Yên, Khánh Hòa

5.

Sản xuất chi Tiết nha linh kin ô tô

Quảng Nam

6.

Chiết xuất dược liệu và bán tổng hợp; Sản xuất kháng sinh Cephalosporin thế hệ 1

Thừa Thiên - Huế

7.

Sản xuất tá dược cao cp

Bình Định

D. Ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng

TT

Tên dự án

Đa Điểm

1.

Sản xuất xi măng

Thanh Hoá, Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế, Quảng Trị, Quảng Nam

2.

Sản xuất các sản phẩm từ đá Granite

Quảng Bình, Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên

3.

Sản xuất sứ v sinh

Đà Nẵng, Bình Định, Quảng Bình

4.

Sản xuất sứ thủy tinh cách điện; thủy tinh cao cấp

Quảng Bình

5.

Sản xuất sợi thủy tinh

Thanh Hóa

6.

Sản xuất gốm sứ kỹ thuật cao cấp, gốm mỹ nghệ xuất khẩu

Quảng Bình, Thừa - Thiên Huế

7.

Sản xuất bt tr lc từ Diatomit

Phú Yên

E. Ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản và thực phẩm

TT

Tên dự án

Đa Điểm

1.

Sản xuất bia, rượu, nước giải khát

Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Bình Định, Ninh Thuận, Phú Yên

2.

Chế biến thịt xuất khẩu

Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định

3.

Chế biến thức ăn thủy sản

Quảng Trị, Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế, Phú Yên

4.

Chế biến thủy sản

Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Bình Định, Ninh Thuận

5.

Dự án nhà máy chế biến dầu thực vật

Đà Nẵng, Bình Định

6.

Sản xuất đồ gỗ cao cấp

Quảng Bình, Quảng Nam, Bình Định,

7.

Sản xuất bột giấy

Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Bình Định

G. Ngành công nghiệp dệt may, da giầy

STT

Tên dự án

Đa Điểm

1.

Nhà máy sợi

Thanh Hóa, Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế, Quảng Ngãi

2.

Khu liên hợp sợi- dệt- nhuộm, may

Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Định

3.

Nhà máy may công nghiệp

Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận

4.

Sản xuất nguyên phụ liệu may mặc

Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình,Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Định, Khánh Hòa,

5.

Sản xuất giầy vải, sandals, dép đi trong nhà

Quảng Bình, Quảng Nam, Huế, Phú Yên, Bình Định

6.

Sản xuất giầy thể thao

Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Đnh, Bình Thuận

H. Ngành công nghiệp khai thác chế biến khoáng sản

STT

Tên dự án

Đa Điểm

1.

Khai thác titan, xỉ titan

nh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên- Huế, Bình Định, Quảng Nam, Ninh Thuận, Bình Thuận

2.

Chế biến ilmenit

Quảng Trị, Bình Định, Quảng Nam

3.

Nghiền zircon siêu mịn

Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Ninh Thuận, Bình Thuận

4.

Sản xuất các loại hợp chất zircon

Bình Thuận

5.

Chế biến sâu Rutil nhân to

Quảng Bình, Bình Thuận

6.

Nhà máy pigment

Bình Định, Ninh Thuận, Bình Thuận

7.

Dự án nhà máy luyện titan xốp/titan kim loi

Bình Thuận

8.

Dự án nhà máy chế biến đá granit tự nhiên

Nghệ An

9.

Dự án nhà máy chế biến cát trắng

Quảng Bình, Quảng Trị

10.

Sản xuất các sản phẩm thủy tinh dân dụng cao cấp, sản xuất sợi thủy tinh, sản xuất kính

Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế

I. Hệ thống chợ

1.

Chđầu mối

Thanh Hóa (03); Nghệ An (01); Hà Tĩnh (02); Đà Nẵng (01); Quảng Nam (01); Quảng Ngãi (01); Bình Định (01); Phú Yên (01); Khánh Hòa (02); Ninh Thuận (02); Bình Thuận (02)

2.

Chợ hạng I

Thanh Hóa (03); Nghệ An (02); Hà Tĩnh (01); Quảng Bình (03); Quảng Trị (01); Thừa Thiên - Huế (01); Quảng Ngãi (01); Bình Định (01); Bình Thuận (02)

3.

Chợ hạng II

- Nâng cấp, mở rộng: Hòa An, thành phố Cao Bằng, Nguyên Bình, Vũ Quang, Hương Sơn, Gio Linh, Cam Lộ, Triệu Phong, Hải Lăng, A Lưới, Đại Lộc, thành phố Pleiku, EaH’leo, Đồng Phú, Chơn Thành, Dầu Tiếng

- Xây mới: thành phố Cao Bằng, Như Xuân, Thanh Chương, Anh Sơn, Nghĩa Đàn, thị xã Thái Hòa, Hương Khê, Minh Hóa, Tuyên Hóa, Bố Trạch, Đồng Hới, Quảng Ninh, Lệ Thủy, Nam Giang, Chư Pắk, Đăk Mil, Krông Nô, Gò Dầu

K. Hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, trung tâm logistics, trung tâm hội chtriển lãm

TT

Loi hình

Đa Điểm

1.

Siêu thị, trung tâm thương mại

Xây dựng không gian thương mại tập trung ti thành phố Đà Nẵng, thành phố Huế. Thay thế và phát triển mới các loại hình bán lẻ hiện đại tại các đô th loi II và III

2.

Trung tâm logistics

- 01 Trung tâm logistics hạng I và 01 trung tâm logistic chuyên dụng hàng không tại Đà Nẵng

- 01 Trung tâm logistics trên tuyến hành lang kinh tế dọc Quốc lộ 8, Quốc lộ 12A và duyên hải Bắc Trung bộ

- 01 Trung tâm logistics hạng II trên hành lang kinh tế dọc Quốc lộ 9

- 01 Trung tâm logistics hạng II trên hành lang kinh tế đường 14B

- 01 Trung tâm logistics trên hành lang kinh tế dọc Quốc lộ 19 và duyên hải Nam Trung bộ

3.

Trung tâm hội chợ triển lãm

- Nâng cấp trung tâm hội chợ triển lãm tại thành phố Đà Nẵng tương xứng với trung tâm nhóm A (cấp quốc gia).

- Xây dựng 02 trung tâm hội chợ triển lãm nhóm B (cấp vùng) tại thành phố Đà Nẵng

- Xây dựng 01 trung tâm hội chợ triển lãm nhóm B (cấp vùng) tại thành phố Vinh

- Xây dựng 01 trung tâm hội chợ triển lãm nhóm B (cấp vùng) tại thành phố Quy Nhơn