THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 773-TTg | Hà Nội, ngày 21 tháng 12 năm 1994 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Theo đề nghị của Bộ trưởng các Bộ Nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm, Lâm nghiệp, Thuỷ sản, Thuỷ lợi, Lao động - Thương binh và Xã hội, của Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước và Giám đốc Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ quốc gia,
QUYẾT ĐỊNH:
VỀ CƠ CẤU KINH TẾ VÀ BỐ TRÍ DÂN CƯ
Việc bảo vệ rừng phòng hộ, rừng đặc dụng hiện có và việc khai thác, sử dụng, phủ xanh đất hoang hoá trên các vùng đồi núi trọc (chủ yếu là ở trung du, miền núi) vẫn tiếp tục thực hiện theo Quyết định số 327-CT ngày 15-9-1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã được cụ thể hoá tại văn bản số 4785-KTN ngày 29-8-1994 của Chính phủ.
Việc thực hiện các dự án khai thác, sử dụng đất hoang hoá, bãi bồi, mặt nước phải được tiến hành từng bước, theo định hướng quy hoạch có trọng điểm trong từng thời gian, phù hợp với khả năng đầu tư của nhân dân và của Nhà nước. Ưu tiên đầu tư cho các dự án giải quyết được nhiều việc làm, chuyển, dãn được nhiều dân di cư từ nơi thiếu đất; vùng tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá tập trung có giá trị cao, vùng biên giới, hải đảo giữ vị trí trọng yếu về an ninh, quốc phòng.
Các dự án phải kết hợp nông nghiệp- lâm nghiệp - ngư nghiệp với công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm ; cân đối giữa trồng trọt với chăn nuôi; bảo vệ rừng và trồng rừng; nuôi trồng thuỷ sản, giữa bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế, có biện pháp giải quyết đồng bộ từ khâu sản xuất đến chế biến và các dịch vụ có liên quan.
Thuỷ lợi là biện pháp quan trọng hàng đầu của mỗi dự án và phải đặt trong mối quan hệ trực tiếp với các công trình khác như cải tạo đất, mở rộng diện tích canh tác, bố trí hệ thống giao thông thuỷ, bộ theo các quy mô phù hợp với khả năng đầu tư.
Tổ chức mạng lưới thương nghiệp bảo đảm cung ứng hàng hoá và dịch vụ cho dân cư và tiêu thụ sản phẩm của các cơ sở trên địa bàn sản xuất ra.
Điều 7. Về áp dụng tiến bộ kỹ thuật, đưa công nghệ mới vào sản xuất:
Việc mở rộng diện tích canh tác, phát triển nông, lâm, ngư nghiệp phải gắn liền với các biện pháp sản xuất tiên tiến để chống xói mòn, bảo vệ và không ngừng nâng cao độ phì của đất, chống ô nhiễm môi trường và nguồn nước, tăng năng suất, làm tốt công tác khuyến nông, lâm, ngư để chuyển giao các loại giống và các tiến bộ kỹ thuật bảo đảm cho cây trồng, vật nuôi đạt năng suất cao, phẩm chất tốt.
Trong công nghiệp, áp dụng ngay các công nghệ mới tiên tiến để sản xuất ra các sản phẩm hàng hoá có giá trị phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Điều 8. Về bố trí dân cư và cơ sở hạ tầng văn hoá, xã hội:
Việc bố trí khu dân cư phải có quy hoạch và theo các dự án cụ thể, gắn với định canh định cư, địa bàn sản xuất và quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng, phúc lợi công cộng, bảo đảm sớm ổn định đời sống của dân cư, nhất là ở các vùng mà điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khó khăn như vùng bị nhiễm phèn, nhiễm mặn nặng, vùng đầm phá, xóm chài nay định cư ở đất liền, vùng thường xuyên bị thiên tai và vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa nơi kinh tế chậm phát triển.
Các điểm dân cư cần được quy hoạch toàn diện, có bước đi cụ thể, theo hướng xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại bố trí theo cụm kết hợp với theo tuyến để hình thành các đơn vị hành chính làng, xã mới; tận dụng các trục giao thông, trục kênh mương để bố trí dân cư cho phù hợp. Chú trọng các phương án giải quqyết khung nhà, nền nhà để chủ động phòng, chống lũ lụt. Đưa các cụm chế biến tiểu thủ công nghiệp gắn với các điểm dân cư tập trung; chú trọng phát huy lợi thế so sánh của từng địa bàn, thực hiện đa dạng hoá sản phẩm và ngành nghề ngay từ đầu, góp phần tăng thu nhập cho dân cư.
Trong mỗi dự án, các ngành liên quan cần huy động vốn của mình để bố trí ngay các cơ sở hạ tầng thiết yếu về văn hoá, xã hội (trường học, trạm xá, đường dân sinh nội vùng...).
Các địa phương phối hợp với các ngành liên quan thực hiện các biện pháp để sớm chuyển hết các hộ dân còn sinh sống trên các đầm, phá và các xóm chài trên mặt nước lên định cư trên đất liền, kể cả việc quy hoạch khu dân cư, xác định phương hướng sản xuất và giải quyết các nhu cầu về văn hoá, xã hội cho dân. Tổ chức trường nội trú, thu hút hết các trẻ em đến tuổi được đi học.
Các đề án tổng quan của mỗi tỉnh phải gửi về Bộ phận thường trực Chương trình này trước tháng 8 năm 1995 để tổng hợp trình Chính phủ xét duyệt và dưa vào kế hoạch chung về phát triển kinh tế - xã hội.
Đựa vào đề án tổng quan chung, các ngành hữu quan hướng dẫn các địa phương xây dựng các dự án cụ thể để đưa vào cân đối trong kế hoạch 5 năm 1996 - 2000 và kế hoạch hàng năm trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Dự án phải tính đến khả năng vốn mà xây dựng có trọng điểm, tập trung, không nên mở rộng phân tán.
Các cơ quan quản lý Nhà nước hướng dẫn các thành phần kinh tế lập dự án theo quy hoạch của từng vùng với quy mô thích hợp, tạo điều kiện thuận lợi để triển khai thực hiện.
Trong nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, hộ sản xuất là đơn vị kinh tế tự chủ, chủ yếu là hình thức trang trại nhỏ và vừa theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung, chuyên môn hoá ngay từ đầu.
- Đối với dự án nông - lâm - ngư nghiệp khoảng từ 100-3000 hécta (tuỳ thuộc địa hình, đất đai của từng vùng và khả năng quản lý), dân cư tương đương với một ấp, một xã mới để hình thành một đơn vị hành chính, kết hợp kinh tế - xã hội với an ninh quốc phòng, phù hợp với khả năng đầu tư của nhân dân và Nhà nước.
- Đối với dự án lâm - nông - ngư nghiệp khoảng từ 500-5000 hécta.
- Đối với dự án nuôi trồng thuỷ sản khoảng từ 100-3000 hécta.
Điều 13.Định mức giao đất, khoán rừng cho từng hộ.
Các hộ đến vùng đất mới được giao đất, giao mặt nước hoặc khoán rừng theo quy hoạch chung và kế hoạch của chủ dự án, có sự tham gia của ngành chủ quản và của chính quyền địa phương, ưu tiên phân bổ đất cho các hộ dân tại chỗ, các hộ mới chuyển đến chưa có hoặc thiếu đất để sản xuất, nhất là các hộ sống ở mặt nước lên định cư ở đất liền.
Diện tích đất giao cho mỗi hộ sản xuất đến vùng dự án được phân bổ theo điều kiện cụ thể của từng vùng. Hạn mức chung như sau:
- Từ 1 đến 3 hécta đối với dự án nông - lâm - ngư nghiệp.
- Từ 2 đến 10 hécta đối với dự án lâm - nông - ngư nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản. Trong đó:
+ Phần đất thổ cư và làm kinh tế vườn 500 - 2.000m2.
+ Phần đất trồng rừng và đai rừng trong dự án nông - lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản là 10-20%; trong dự án lâm - nông nghiệp là từ 70-80%.
Phần còn lại là đất phát triển nông nghiệp hoặc nuôi trồng thuỷ sản.
ở những vùng đất còn nhiều khó khăn vì hệ thống giao thông, thuỷ lợi yếu kém, đất còn bị chua, phèn, mặn, ngập lụt thường xuyên..., khuyến khích tư nhân và các thành phần kinh tế khác nhận đất đầu tư xây dựng các trang trại sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp.
Nghiêm cấm các hộ, các cá nhân tự ý tạo ranh giới bao chiếm ruộng đất,
hoặc dựa vào luân canh đất rừng để bao chiếm đất.
Nhà nước đầu tư hỗ trợ cho Chương trình này như sau:
a) Nguồn vốn để xây dựng các hệ thống công trình và kênh tạo nguồn nước, công trình và kênh tiêu trục, các tuyến giao thông chính liên huyện, liên xã và xây dựng các công trình phúc lợi lớn do các ngành hữu quan và địa phương trực tiếp đầu tư theo kế hoạch hàng năm, không tính vào tổng vốn đầu tư của mỗi dự án.
b) Nguồn vốn ngân sách đầu tư trực tiếp cho các dự án:
- Đầu tư xây dựng đê bao, bờ bao, kênh mương cấp III nối ra các kênh trục để tưới, tiêu thoát lũ, ngăn mặn, rửa phèn.
- Các công trình giao thông trong nội vùng đất hoang hoá của dự án.
- Cùng các ngành liên quan, hỗ trợ xây dựng các trạm xá, trường học cấp I, giếng nước, bể nước ở nơi thất sự khó khăn.
- Đầu tư xây dựng vườn cây giống, trại giống gia súc, giống thuỷ đặc sản để tạo giống có chất lượng tốt, cung cấp cho vùng dự án.
- Đầu tư trồng từng phòng hộ tập trung và đai rừng bảo vệ đê sông, đê biển, rừng ngập mặn, chắn cat, chắn sóng, chống gió bão, ưu tiên các vùng trọng yếu thường bị gió bão và sóng biển đe doạ ven biển các tỉnh Minh Hải, Kiên Giang, thành phố Hồ Chí Minh, Hà Tính, Quảng Bình, v.v...
- Vốn sự nghiệp quản lý và khuyến nông bao gồm vốn lập dự án, quản lý và điều hành dự án, công tác khuyến nông, lâm, ngư và chuyển giao các công nghẹ mới, nguồn này được tính chung từ 6-8% tổng vốn đầu tư trực tiếp của dự án.
- Vốn hỗ trợ việc di chuyển, dãn dân đến vùng đất mới, chuyển dân từ các đầm, phá, xóm chài... lên định cư trên đất liền và vốn hỗ trợ cho vùng đồng bào dân tộc đang gặp nhiều khó khăn trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.
c) Vốn ngân sách cho vay trung hạn hoặc dài hạn được sử dụng cho các mục đích sau:
- Vay để trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, trồng rừng kinh doanh gỗ lớn có chu kỳ trên 20 năm, nuôi gia súc lớn;
- Vay để khai hoang xây dựng đồng ruộng;
- Vay để xây dựng các ao, đầm nuôi trồng thuỷ sản, mua sắm một số thiết bị, máy móc thật thiết yếu theo đề nghị của từng ngành chuyên môn.
Thời gian hoàn trả vốn vay không lãi: tính từ kho có sản phẩm hàng hoá theo chu kỳ sản xuất của mỗi loại cây trồng, vật nuôi.
d) Nguồn vốn và cơ chế quản lý vốn:
Cần huy động được mọi nguồn vốn của mọi ngành, mọi chương trình kinh tế xã hội trên địa bàn để sử dụng một cách đồng bộ, có hiệu quả, như vốn của các ngành giao thông, thuỷ lợi, y tế, giáo dục, định canh định cư... các chương trình quốc gia giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, nước sách, vốn của các thành phần kinh tế khác và của nước ngoài.
Các nguồn vốn cấp phát của ngân sách (kể cả vốn đầu tư, sự nghiệp) và cho vay không lãi như nói ở trên đều thống nhất vào Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước và do Bộ Tài chính thông báo cho Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố; các ngành chỉ kiến nghị phân bố, không trực tiếp nắm vốn và phân chia vốn.
Việc cấp phát và cho vay vốn đến chủ dự án (hoặc hộ dân) và thanh quyết toán vốn chỉ do một đầu mối do Bộ Tài chính quy định.
e) Nguồn vốn vay tín dụng với lãi xuất ưu đãi được sử dụng vào các mục đích sau:
- Trồng rừng kinh doanh gỗ nhỏ có chu kỳ dưới 20 năm.
- Phát triển chăn nuôi gia súc nhỏ và nuôi trồng thuỷ sản (mua giống, phòng trừ dịch bệnh).
- xây dựng hệ thống dịch vụ (xay sát, chế biến bột cá, nước mắm, chế biến đường, cơ khí sửa chữa với quy mô nhỏ).
- Mua sắm phương tiện đi lại và vận chuyển thuỷ ở các vùng khó khăn.
g) Khi có nhu cầu xây dựng các khu chế biến lớn như đường mía, rau quả, xay xát gạo xuất khẩu, chế biến thuỷ sản, kho lạnh... phải lập dự án riêng. Nhà nước sẽ giúp đỡ kêu gọi hợp tác đầu tư liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước hoăc vay vốn của các tổ chức tài chính quốc tế để thực hiện.
Ngoài vốn chung của Chương trình, hàng năm, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, các ngành, các địa phương và các cơ quan khoa học phải dành kinh phí cần thiết kể cả vốn đầu tư và vốn sự nghiệp, cho các đề án điều tra cơ bản, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, nhất là nghiên cứu, triển khai và chuyên giao công nghệ mới trên các vùng dự án thuộc phạm vi Quyết định này.
a) Tham gia làm dịch vụ kỹ thuật nông - lâm -ngư nghiệp trong sản xuất chế biến, tiêu thụ sản phẩm, được bình đằng về quyền lợi và nghĩa vụ như các đơn vị kinh tế của Nhà nước.
b) Nếu tham gia trực tiếp để xây dựng các vùng nguyên liệu nông, lâm, ngư nghiệp tập trung có quy mô vừa và lớn có liên quan đến xuất khẩu, thì ngoài phần vốn tự bỏ ra, họ sẽ được Nhà nước xét cho vay từ 20-30% tổng số vốn đầu tư của dự án bằng vốn vay tín dụng với lãi suất ưu đãi của Chương trình.
Nếu các thành phần kinh tế này có tham gia xây dựng các công trình phúc lợi như trạm xá, trường học của vùng dự án, sẽ được Nhà nước hỗ trợ 50% bằng vốn ngân sách cấp để xây dựng công trình.
c) Các thành phần kinh tế khác ở trong và ngoài nước đầu tư kinh doanh về chế biến, bảo quản nông - lâm - thuỷ sản sẽ được hướng các chính sách ưu đãi theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước và Luật đầu tư nước ngoài.
Nếu đầu tư để chuyển giao các hệ thống giống cây trồng và vật nuôi có chất lượng cao hoặc xây dựng hệ thống bảo quản và chế biến nông, lâm, thuỷ sản đạt công nghệ tiên tiến của thế giới sẽ được hưởng chế độ ưu đãi đặc biệt của Nhà nước như về thủ tục giao quyền sử dụng đất, hỗ trợ một phần vốn xây dựng các cơ sở hạ tầng tới vùng dự án, về tuyển chọn lao động, v.v... nhằm tạo môi trường thuận lợi nhất cho các công việc này.
Thẩm định và xét duyệt dự án
Điều 17. Việc thẩm định và xét duyệt dự án được tiến hành như sau:
a) Thẩm định dự án:
Đối với các dự án thuộc địa phương quản lý, thì trước khu Uỷ ban Nhân dân tỉnh phê duyệt, phải có ý kiến thẩm định bằng văn bản của các Bộ chuyên ngành (dự án lâm - nông - ngư do Bộ Lâm nghiệp thẩm định; dự án nông - lâm do Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm thẩm định, v.v...). Bộ chuyên ngành làm nhiệm vụ thẩm định có trách nhiệm làm việc với các Bộ, ngành khác có liên quan. Việc thẩm định cần tiến hành khẩn trương, chủ yếu xem xét phương hướng sản xuất và cơ cấu vốn đầu tư, mức độ tập trung (không dàn trải), các giải pháp kinh tế kỹ thuật chủ yếu để đảm bảo tính hiệu quả và khả thi của dự án.
Đối với dự án thuộc các Bộ, ngành của Trung ương quản lý thì trước khi Thủ trưởng Bộ, ngành đó phê duyệt, cần có ý kiến thoả thuận của Uỷ ban nhân dân tỉnh nơi thực thi dự án (nếu như trong văn bản cấp đất của tỉnh chưa nêu rõ mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ vùng được cấp đất).
Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước có nhiệm vụ thẩm định các dự án do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
b) Phê duyệt dự án:
- Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các dự án có quy mô lớn với tổng mức đầu tư từ 100 tỷ đồng trở lên.
- Bộ trưởng các Bộ hoặc ngành tương đương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt các dự án có mức vốn đầu tư nhỏ hơn 100 tỷ đồng. Đối với các dự án có quy mô vốn đầu tư từ 15 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng thì trước khi ra quyết định phê duyệt, phải có ý kiến thống nhất của các Bộ liên quan và của Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước.
- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước đối với tất cả các dự án thực thi trên địa bàn mình.
- Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường có trách nhiệm thẩm tra các dự án về mặt cơ cấu kinh tế cân đối chung toàn vùng, về công nghệ, môi trường.
- Các dự án do các Bộ và các tỉnh phê duyệt trước đây, nếu không phù hợp với mục tiêu và nội dung của chương trình này, phải được xem xét bổ sung, điều chỉnh lại và duyệt lại cho phù hợp.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Uỷ ban dân tộc và miền núi nghiên cứu xây dựng sớm các chính sách hỗ trợ cho đồng bào di chuyển đến các điểm định cư mới, vùng đặc biệt khó khăn và vùng đồng bào dân tộc nhằm sớm ổn định sản xuất và đời sống của nhân dân trên các vùng đất mới.
Đoàn Thành niên Cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp với các ngành liên quan và Uỷ ban nhân dân địa phương tổ chức lực lượng thanh niên tình nguyện, thanh niên xung phòng phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong việc thực hiện các dự án như khai hoang, làm đường xây dựng công trình thuỷ lợi, công trình văn hoá, xã hội, v.v... hoặc tổ chức các hoạt động văn hoá, xã hội trong các vùng đất mới có nhiều khó khăn. Trung ương Đoàn có thể nhận thí điểm một số dự án tại các vùng trọng điểm để rút kinh nghiệm chỉ đạo chung.
Điều 20. Về chỉ đạo thực hiện chương trình:
Việc chỉ đạo thực hiện chương trình này cần được kết hợp chặt chẽ với việc thực hiện chương trình phủ xanh đồi núi trọc (Theo Quyết định số 327-CT ngày 15-9-1992 của Chủ tịch Hội Đồng Bộ trưởng) để tránh mọi trùng lặp, đảm bảo sự thống nhất, cân đối và đồng bộ của chương trình, nhất là trong việc phê duyệt các dự án, giải quyết các chính sách đầu tư, chính sách tài chính và chiến lược kinh tế - xã hội trên các vùng lãnh thổ.
- Ở Trung ương, Thủ tướng Chính phủ phân công một thanh viên của Chính phủ trực tiếp theo dõi và tổ chức chỉ đạo thực hiện, phối hợp các ngành, các địa phương tiến hành kiểm tra, đôn đốc và đề xuất các biện pháp để thực hiện Chương trình này, đồng thời kiêm việc chỉ đạo Chương trình 327.
Bộ phận thường trực của Ban chỉ đạo Chương trình đặt tại Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước.
- Ở mỗi Bộ chuyên ngành, cần thành lập Tổ chỉ đạo chuyên ngành.
- Ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đồng chí Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch phụ trách khối nông - lâm - ngư nghiệp thực hiện trực tiếp chỉ đạo thực hiện chương trình 327 nay kiêm chỉ đạo chương trình này.
- Để đảm bảo thực hiện tốt chương trình khai thác, sử dụng đất hoang hoá, bãi bồi ven sông, ven biển và mặt nước ở các vùng đồng bằng theo Quyết định này, từ nay đến hết quý 3 năm 1995, tất cả các tỉnh và các ngành Trung ương cần tiến hành tổng kết công tác khai hoang ở các vùng đồng bằng trong thời kỳ những năng gần đầy (khoảng 1989-1990) đến 1995 (trong đó cần tổng kết việc khai thác đồng bằng sông Cửu Long), nhằm rút ra những kinh nghiệm cần thiết cho việc triển khai thực hiện tốt chương trình này trong những năm tới.
Bộ trưởng các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| Võ Văn Kiệt (Đã ký) |