THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 88/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 20 tháng 01 năm 2017 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sở hữu trí tuệ ngày 29 tháng 11 năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ ngày 19 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước;
Căn cứ Nghị quyết số 102/NQ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9 tháng 6 năm 2014 của Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án Tăng cường năng lực quản lý và thực thi có hiệu quả pháp luật bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 (sau đây gọi tắt là Đề án), với nội dung chính như sau:
1. Mục tiêu tổng quát
Tạo chuyển biến, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động quản lý và thực thi pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan; thúc đẩy sáng tạo tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình và chương trình phát sóng có giá trị phục vụ công chúng, đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Đến năm 2020:
- Hệ thống các cơ quan quản lý và thực thi pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan từ Trung ương đến địa phương được củng cố, kiện toàn, đồng bộ và có sự phối hợp chặt chẽ; trong đó tập trung vào các tỉnh, thành phố trọng điểm hình thành các ngành công nghiệp văn hóa.
- Cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3 đối với hoạt động đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.
- 70% cán bộ quản lý và thực thi pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan từ trung ương đến địa phương được tham gia chương trình tập huấn nghiệp vụ.
- Khoảng 500 lượt người là các chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan được tham dự các lớp tập huấn về quyền tác giả, quyền liên quan mỗi năm.
b) Phấn đấu đến năm 2025:
- 100% các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có cán bộ kiêm nhiệm hoặc chuyên trách quản lý và thực thi pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan.
- Cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4 đối với hoạt động đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.
- 100% cán bộ quản lý và thực thi pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan từ trung ương đến địa phương được tham gia chương trình tập huấn nghiệp vụ.
- Khoảng 700 lượt người là các chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan tham dự các lớp tập huấn về quyền tác giả, quyền liên quan mỗi năm.
1. Nghiên cứu, rà soát, đánh giá để kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định của pháp luật về quản lý và thực thi quyền tác giả, quyền liên quan trong hệ thống pháp luật hiện hành, bảo đảm phù hợp thông lệ quốc tế.
2. Tăng cường năng lực quản lý và thực thi
a) Biên soạn cẩm nang tuyên truyền, tài liệu hỏi đáp về quản lý và thực thi pháp luật quyền tác giả, quyền liên quan;
b) Đào tạo bồi dưỡng kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ, trong đó tập trung vào đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý và thực thi pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan từ trung ương đến địa phương;
c) Bố trí nhân lực làm công tác quản lý và thực thi pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan tại địa phương, trong đó Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có cán bộ chuyên trách;
d) Hỗ trợ, tạo điều kiện cho các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan trong hoạt động thực thi pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan, bảo đảm công khai, minh bạch, hướng tới hoạt động chuyên nghiệp.
3. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và hợp tác quốc tế
a) Xây dựng Bộ cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản quyền tác giả, quyền liên quan theo thông lệ quốc tế; bộ công cụ phần mềm quản lý và tra cứu phát hiện vi phạm trên Internet.
b) Liên thông giữa cơ sở dữ liệu về đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan với Hệ thống dữ liệu của các cơ quan thực thi, tạo thuận lợi trong kiểm tra, phát hiện vi phạm pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan.
c) Áp dụng dịch vụ hành chính công trực tuyến đối với hoạt động đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan đáp ứng yêu cầu cải cách thủ tục hành chính.
d) Đẩy mạnh hợp tác quốc tế. Tranh thủ sự hỗ trợ của các quốc gia và tổ chức quốc tế để tiến tới ký kết các chương trình hợp tác, hỗ trợ kỹ thuật và tham gia toàn diện vào các Điều ước quốc tế về quyền tác giả, quyền liên quan.
4. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật cho các chủ thể quyền, cá nhân, tổ chức khai thác, sử dụng và công chúng
a) Tích cực, thường xuyên tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức cho các đối tượng liên quan về các quyền lợi, trách nhiệm, chế tài xử phạt đối với các hành vi vi phạm pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan.
b) Tổ chức các chương trình hoạt động tương tác; huy động xã hội hóa trong công tác truyền thông để nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan.
1. Kinh phí thực hiện Đề án gồm: Ngân sách nhà nước, đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và các nguồn huy động hợp pháp khác.
2. Nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước được cấp trong dự toán chi thường xuyên hàng năm theo phân cấp ngân sách hiện hành.
1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
a) Chủ trì xây dựng kế hoạch và triển khai các nội dung thực hiện Đề án; đôn đốc các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương triển khai thực hiện Đề án được duyệt.
b) Rà soát, nghiên cứu, đề xuất hoặc kiến nghị các cơ quan liên quan đề xuất xây dựng, sửa đổi, bổ sung để ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách về quản lý và thực thi pháp luật quyền tác giả, quyền liên quan.
c) Biên soạn, phát hành cẩm nang tuyên truyền, tài liệu hỏi đáp về quản lý và thực thi pháp luật quyền tác giả, quyền liên quan; Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, nghiệp vụ về quản lý và thực thi pháp luật quyền tác giả, quyền liên quan.
d) Xây dựng, vận hành Bộ cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản quyền tác giả, quyền liên quan; bộ công cụ phần mềm quản lý và tra cứu phát hiện vi phạm trên Internet; liên thông giữa cơ sở dữ liệu về đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan với Hệ thống dữ liệu của các cơ quan thực thi pháp luật quyền tác giả, quyền liên quan.
đ) Triển khai dịch vụ hành chính công trực tuyến đối với hoạt động đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.
e) Tổ chức kiểm tra, giám sát và định kỳ hằng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc triển khai thực hiện Đề án.
2. Bộ Tài chính
a) Rà soát, đề xuất hoặc kiến nghị cơ quan liên quan đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về áp dụng biện pháp ngăn chặn hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu vi phạm pháp luật quyền tác giả, quyền liên quan và ưu đãi thuế cho các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan.
b) Phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng, vận hành Liên thông giữa cơ sở dữ liệu về đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan với Hệ thống dữ liệu điện tử phục vụ công tác thực thi quyền sở hữu trí tuệ của ngành hải quan.
c) Bố trí kinh phí hằng năm để triển khai thực hiện Đề án theo quy định.
3. Bộ Thông tin và Truyền thông
a) Rà soát, đề xuất hoặc kiến nghị cơ quan liên quan đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về áp dụng các biện pháp thực thi pháp luật quyền tác giả, quyền liên thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.
b) Chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí tuyên truyền pháp luật và hoạt động thực thi pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan.
4. Bộ Công Thương và Bộ Công an
a) Rà soát, đề xuất hoặc kiến nghị cơ quan liên quan đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về áp dụng các biện pháp thực thi pháp luật quyền tác giả, quyền liên thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.
b) Phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng, vận hành Liên thông giữa cơ sở dữ liệu về đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan với Hệ thống dữ liệu của các cơ quan thực thi pháp luật quyền tác giả, quyền liên quan.
5. Các Bộ, cơ quan liên quan phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các địa phương tổ chức triển khai thực hiện Đề án.
6. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án tại địa phương; xử lý kịp thời các vấn đề liên quan đến việc quản lý và thực thi pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan của địa phương.
7. Các tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan chủ động, tích cực hợp tác với các cơ quan quản lý và thực thi pháp luật quyền tác giả, quyền liên quan nhằm bảo vệ quyền lợi của hội viên theo quy định của pháp luật.
8. Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương định kỳ hằng năm báo cáo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về tình hình triển khai thực hiện Đề án để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./
| KT. THỦ TƯỚNG |
- 1 Decree No. 22/2018/ND-CP dated February 23, 2018
- 2 Law No. 76/2015/QH13 dated June 19, 2015, Organizing The Government
- 3 Joint circular No. 07/2012/TTLT-BTTTT-BVHTTDL of June 19, 2012, stipulating duty of enterprises providing intermediary service in protection of copyright and related rights in the internet and telecommunication networks environment
- 4 Law No. 36/2009/QH12 of June 19, 2009, amending and supplementing a number of articles of the Law on intellectual property
- 5 Law No. 50/2005/QH11 of November 29, 2005, on Intellectual property.