- 1 Decree of Government No. 37/2005/ND-CP, stipulating the procedures for application of coercive measures for execution of administrative violation-sanctioning decisions.
- 2 Decree No. 110/2005/ND-CP of August 24th, 2005, on management of multi-level sale of goods.
- 3 Decree No. 116/2005/ND-CP of September 15th, 2005, detailing the implementation of a number of articles of the Competition Law.
CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 120/2005/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 30 tháng 9 năm 2005 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Cạnh tranh ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 07 năm 2002;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại,
1. Nghị định này quy định việc xử lý đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định pháp luật về cạnh tranh.
2. Hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh theo quy định của Nghị định này bao gồm:
a) Hành vi vi phạm quy định về kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh, bao gồm hành vi vi phạm quy định về thoả thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền và tập trung kinh tế;
b) Hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh;
c) Hành vi vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác.
Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân sau:
1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh (sau đây gọi là doanh nghiệp) và hiệp hội ngành nghề hoạt động ở Việt Nam (sau đây gọi là hiệp hội) được quy định tại Điều 2 của Luật Cạnh tranh.
2. Tổ chức, cá nhân khác thực hiện các hành vi được quy định tại Mục 5 Chương II của Nghị định này.
Điều 3. Nguyên tắc xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh
1. Việc xử lý hành vi vi phạm quy định về kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh phải tuân theo các nguyên tắc sau đây:
a) Mọi hành vi vi phạm phải được phát hiện kịp thời. Việc xử lý hành vi vi phạm phải được tiến hành nhanh chóng, công minh, triệt để; mọi hậu quả do hành vi vi phạm gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật;
b) Việc xử lý hành vi vi phạm phải tuân theo các trình tự, thủ tục trong tố tụng cạnh tranh được quy định tại chương III của Nghị định số 116/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh và các quy định tại Nghị định này;
c) Việc xử lý hành vi vi phạm phải do người có thẩm quyền tiến hành theo đúng thẩm quyền do pháp luật quy định;
d) Một hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh chỉ bị xử lý một lần; một doanh nghiệp thực hiện nhiều hành vi vi phạm thì bị xử lý đối với từng hành vi vi phạm;
đ) Không tiến hành xử lý hành vi vi phạm theo quy định của Nghị định này đối với những hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm.
2. Việc xử lý hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh phải tuân theo các nguyên tắc quy định tại khoản 1 Điều này và Điều 3 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
3. Việc xử lý hành vi vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác phải tuân theo các nguyên tắc được quy định tại Điều 3 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 4. Các hình thức xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh
1. Hình thức xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh bao gồm các hình thức xử phạt và các biện pháp khắc phục hậu quả.
2. Đối với mỗi hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
3. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về cạnh tranh còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh.
4. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại khoản 2 và 3 Điều này, doanh nghiệp vi phạm pháp luật về cạnh tranh còn có thể bị áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Buộc cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường;
b) Buộc chia, tách doanh nghiệp đã sáp nhập, hợp nhất; buộc bán lại phần doanh nghiệp đã mua;
c) Buộc cải chính công khai;
d) Buộc loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng hoặc giao dịch kinh doanh;
đ) Buộc sử dụng hoặc bán lại các sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp đã mua nhưng không sử dụng;
e) Buộc loại bỏ những biện pháp ngăn cản, kìm hãm doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh;
g) Buộc khôi phục các điều kiện phát triển kỹ thuật, công nghệ mà doanh nghiệp đã cản trở;
h) Buộc loại bỏ các điều kiện bất lợi đã áp đặt cho khách hàng;
i) Buộc khôi phục lại các điều khoản hợp đồng đã thay đổi mà không có lý do chính đáng;
k) Buộc khôi phục lại hợp đồng đã huỷ bỏ mà không có lý do chính đáng.
Điều 5. Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh
1. Đối với hành vi vi phạm quy định về kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh, cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm có thể phạt tiền theo các mức cụ thể được quy định tại Mục 1, 2 và 3 Chương II của Nghị định này nhưng tối đa đến 10% tổng doanh thu của doanh nghiệp vi phạm trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm.
Trường hợp doanh nghiệp vi phạm mới thành lập và hoạt động chưa đủ một năm tài chính, tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản này được xác định là tổng doanh thu của doanh nghiệp kể từ ngày thành lập cho đến ngày ra quyết định điều tra chính thức về hành vi vi phạm.
2. Đối với các hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh và hành vi vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan có thẩm quyền tiến hành phạt tiền theo các mức cụ thể quy định tại Mục 4 và 5 Chương II của Nghị định này.
Điều 6. Bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh gây ra
1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác thì phải bồi thường.
2. Việc bồi thường thiệt hại quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo các quy định của pháp luật về dân sự.
Điều 7. Căn cứ xác định mức độ xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh
Khi xác định mức độ xử lý đối với từng hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh, cơ quan có thẩm quyền có quyền căn cứ vào một hoặc một số yếu tố sau đây:
1. Mức độ gây hạn chế cạnh tranh do hành vi vi phạm gây ra.
2. Mức độ thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra.
3. Khả năng gây hạn chế cạnh tranh của các đối tượng vi phạm.
4. Thời gian thực hiện hành vi vi phạm.
5. Khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
6. Các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng được quy định tại Điều 8 của Nghị định này.
Điều 8. Tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng
1. Đối với hành vi vi phạm quy định về kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh, cơ quan có thẩm quyền có thể áp dụng các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng quy định tại mục 6 chương III của Nghị định số 116/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh.
2. Đối với các hành vi vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác, cơ quan có thẩm quyền có thể áp dụng các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng được quy định tại Điều 8 và 9 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
1. Thời hiệu khiếu nại vụ việc cạnh tranh, thời hiệu ra quyết định điều tra trong trường hợp cơ quan quản lý cạnh tranh phát hiện hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh theo quy định tại khoản 2 Điều 65 của Luật Cạnh tranh là 2 năm kể từ ngày hành vi vi phạm được thực hiện.
2. Trong thời hạn được quy định tại khoản 1 Điều này mà tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh mới hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử lý của cơ quan có thẩm quyền thì thời hiệu theo quy định tại khoản 1 Điều này được tính lại kể từ thời điểm thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh mới hoặc thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử lý.
HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ CẠNH TRANH, HÌNH THỨC VÀ MỨC ĐỘ XỬ LÝ
MỤC 1: HÀNH VI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ THOẢ THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH
Điều 10. Hành vi thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp
1. Phạt tiền đến 5% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm của từng doanh nghiệp là các bên tham gia thỏa thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan từ 30% trở lên đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thoả thuận áp dụng thống nhất mức giá với một số hoặc tất cả khách hàng;
b) Thoả thuận tăng giá hoặc giảm giá ở mức cụ thể;
c) Thoả thuận áp dụng công thức tính giá chung;
d) Thoả thuận duy trì tỷ lệ cố định về giá của sản phẩm liên quan;
đ) Thoả thuận không chiết khấu giá hoặc áp dụng mức chiết khấu giá thống nhất;
e) Thoả thuận dành hạn mức tín dụng cho khách hàng;
g) Thoả thuận không giảm giá nếu không thông báo cho các thành viên khác của thoả thuận;
h) Thoả thuận sử dụng mức giá thống nhất tại thời điểm các cuộc đàm phán bắt đầu.
2. Phạt tiền từ 5% đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm của từng doanh nghiệp là các bên tham gia thỏa thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan từ 30% trở lên đối với một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Hàng hoá, dịch vụ liên quan là các mặt hàng lương thực, thực phẩm, trang thiết bị y tế, thuốc phòng và chữa bệnh cho người, thuốc thú y, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi và các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khoẻ;
b) Doanh nghiệp vi phạm giữ vai trò tổ chức, lôi kéo các đối tượng khác tham gia vào thoả thuận.
3. Ngoài việc bị phạt tiền theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều này, doanh nghiệp vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm, bao gồm cả tịch thu toàn bộ khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm;
b) Buộc loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng hoặc giao dịch kinh doanh.
Điều 11. Hành vi thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ
1. Phạt tiền đến 5% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm của từng doanh nghiệp là các bên tham gia thỏa thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan từ 30% trở lên đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thỏa thuận về số lượng hoặc địa điểm mua, bán hàng hoá, dịch vụ hoặc nhóm khách hàng đối với mỗi bên tham gia thoả thuận;
b) Thoả thuận mỗi bên tham gia thoả thuận chỉ được mua hàng hoá, dịch vụ từ một hoặc một số nguồn cung cấp nhất định.
2. Phạt tiền từ 5% đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm của từng doanh nghiệp là các bên tham gia thỏa thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan từ 30% trở lên đối với một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 10 của Nghị định này.
3. Ngoài việc bị phạt tiền theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều này, doanh nghiệp vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 10 của Nghị định này.
1. Phạt tiền đến 5% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm của từng doanh nghiệp là các bên tham gia thỏa thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan từ 30% trở lên đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thoả thuận cắt, giảm số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ trên thị trường liên quan so với trước đó;
b) Thoả thuận ấn định số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ ở mức đủ để tạo sự khan hiếm trên thị trường.
2. Phạt tiền từ 5% đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm của từng doanh nghiệp là các bên tham gia thỏa thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan từ 30% trở lên đối với một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 10 của Nghị định này.
3. Ngoài việc bị phạt tiền theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều này, doanh nghiệp vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 10 của Nghị định này.
Điều 13. Hành vi thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư
1. Phạt tiền đến 5% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm của từng doanh nghiệp là các bên tham gia thỏa thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan từ 30% trở lên đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thoả thuận thống nhất mua sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp để tiêu hủy hoặc không sử dụng;
b) Thoả thuận không đưa thêm vốn để mở rộng sản xuất, cải tiến chất lượng hàng hóa, dịch vụ hoặc để mở rộng phát triển khác.
2. Phạt tiền từ 5% đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm của từng doanh nghiệp là các bên tham gia thỏa thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan từ 30% trở lên đối với một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 10 của Nghị định này.
3. Ngoài việc bị phạt tiền theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều này, doanh nghiệp vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 10 của Nghị định này.
1. Phạt tiền đến 5% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm của từng doanh nghiệp là các bên tham gia thỏa thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan từ 30% trở lên đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thoả thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện tiên quyết sau đây trước khi ký kết hợp đồng mua, bán hàng hoá, dịch vụ:
Hạn chế về sản xuất, phân phối hàng hoá khác; mua, cung ứng dịch vụ khác không liên quan trực tiếp đến cam kết của bên nhận đại lý theo quy định của pháp luật về đại lý;
Hạn chế về địa điểm bán lại hàng hoá, trừ những hàng hoá thuộc danh mục mặt hàng kinh doanh có điều kiện, mặt hàng hạn chế kinh doanh theo quy định của pháp luật;
Hạn chế về khách hàng mua hàng hoá để bán lại, trừ những hàng hoá thuộc danh mục mặt hàng kinh doanh có điều kiện, mặt hàng hạn chế kinh doanh theo quy định của pháp luật;
Hạn chế về hình thức, số lượng hàng hoá được cung cấp.
b) Thoả thuận ràng buộc doanh nghiệp khác khi mua, bán hàng hoá, dịch vụ với bất kỳ doanh nghiệp nào tham gia thoả thuận phải mua hàng hoá, dịch vụ khác từ nhà cung cấp hoặc người được chỉ định trước hoặc thực hiện thêm một hoặc một số nghĩa vụ nằm ngoài phạm vi cần thiết để thực hiện hợp đồng.
2. Phạt tiền từ 5% đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm của từng doanh nghiệp là các bên tham gia thỏa thuận có thị phần kết hợp từ 30% trở lên trên thị trường liên quan đối với một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 10 của Nghị định này.
3. Ngoài việc bị phạt tiền theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều này, doanh nghiệp vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 10 của Nghị định này.
1. Phạt tiền đến 5% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm của từng doanh nghiệp là các bên tham gia thỏa thuận đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thoả thuận không giao dịch với doanh nghiệp không tham gia thoả thuận;
b) Thoả thuận cùng yêu cầu, kêu gọi, dụ dỗ khách hàng của mình không mua, bán hàng hoá, không sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp không tham gia thoả thuận;
c) Thoả thuận cùng mua, bán hàng hoá, dịch vụ với mức giá đủ để doanh nghiệp không tham gia thoả thuận không thể tham gia thị trường liên quan;
d) Thoả thuận cùng yêu cầu, kêu gọi, dụ dỗ các nhà phân phối, nhà bán lẻ đang giao dịch với mình phân biệt đối xử khi mua, bán hàng hoá của doanh nghiệp không tham gia thoả thuận theo hướng gây khó khăn cho việc tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp này;
đ) Thoả thuận cùng mua, bán hàng hoá, dịch vụ với mức giá đủ để doanh nghiệp không tham gia thoả thuận không thể mở rộng thêm quy mô kinh doanh.
2. Phạt tiền từ 5% đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm của từng doanh nghiệp là các bên tham gia thỏa thuận đối với một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này nếu vi phạm thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 10 của Nghị định này.
3. Ngoài việc bị phạt tiền theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều này, doanh nghiệp vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 10 của Nghị định này.
1. Phạt tiền đến 5% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm của từng doanh nghiệp là các bên tham gia thỏa thuận đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thoả thuận không giao dịch với doanh nghiệp không tham gia thoả thuận và cùng yêu cầu, kêu gọi, dụ dỗ khách hàng của mình không mua, bán hàng hoá, không sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận;
b) Thoả thuận không giao dịch với doanh nghiệp không tham gia thoả thuận và cùng mua, bán hàng hóa, dịch vụ với mức giá đủ để doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận phải rút lui khỏi thị trường liên quan.
2. Phạt tiền từ 5% đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm của từng doanh nghiệp là các bên tham gia thỏa thuận đối với một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này nếu vi phạm thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 10 của Nghị định này.
3. Ngoài việc bị phạt tiền theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều này, doanh nghiệp vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 10 của Nghị định này.
1. Phạt tiền đến 5% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm của từng doanh nghiệp là các bên tham gia thỏa thuận đối với một trong các hành vi trong đấu thầu sau đây:
a) Thoả thuận về việc một hoặc nhiều bên tham gia thoả thuận rút khỏi việc dự thầu hoặc rút đơn dự thầu được nộp trước đó để một hoặc các bên trong thoả thuận thắng thầu;
b) Thoả thuận về việc một hoặc nhiều bên tham gia thoả thuận gây khó khăn cho các bên không tham gia thoả thuận khi dự thầu bằng cách từ chối cung cấp nguyên liệu, không ký hợp đồng thầu phụ hoặc các hình thức gây khó khăn khác;
c) Thoả thuận về việc các bên tham gia thoả thuận thống nhất đưa ra những mức giá không có tính cạnh tranh hoặc đặt mức giá cạnh tranh nhưng kèm theo những điều kiện mà bên mời thầu không thể chấp nhận để xác định trước một hoặc nhiều bên sẽ thắng thầu;
d) Thoả thuận về việc các bên tham gia thoả thuận xác định trước số lần mỗi bên được thắng thầu trong một khoảng thời gian nhất định.
2. Phạt tiền từ 5% đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm của từng doanh nghiệp là các bên tham gia thỏa thuận đối với một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này nếu vi phạm thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 10 của Nghị định này.
3. Ngoài việc bị phạt tiền theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều này, doanh nghiệp vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 10 của Nghị định này.
MỤC 2: HÀNH VI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ LẠM DỤNG VỊ TRÍ THỐNG LĨNH THỊ TRƯỜNG, LẠM DỤNG VỊ TRÍ ĐỘC QUYỀN
1. Phạt tiền đến 5% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường hoặc từng doanh nghiệp thuộc nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường đối với hành vi bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh.
2. Phạt tiền từ 5% đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Hàng hoá, dịch vụ liên quan là các mặt hàng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 10 của Nghị định này;
b) Doanh nghiệp vi phạm có thị phần trên thị trường liên quan từ 50% trở lên.
3. Phạt tiền từ 5% đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp thuộc nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Là doanh nghiệp có thị phần trên thị trường liên quan lớn nhất trong nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường;
b) Là doanh nghiệp giữ vai trò tổ chức, lôi kéo các doanh nghiệp khác trong nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh cùng thực hiện hành vi vi phạm.
4. Ngoài việc bị phạt tiền theo quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều này, doanh nghiệp vi phạm các quy định về lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm bao gồm cả tịch thu toàn bộ khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm;
b) Buộc loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng hoặc giao dịch kinh doanh liên quan;
c) Buộc cơ cấu lại doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường.
1. Phạt tiền đến 5% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường hoặc từng doanh nghiệp thuộc nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Áp đặt giá mua, giá bán hàng hoá, dịch vụ bất hợp lý gây thiệt hại cho khách hàng;
b) Ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng.
2. Phạt tiền từ 5% đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18 của Nghị định này.
3. Phạt tiền từ 5% đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp thuộc nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 18 của Nghị định này.
4. Ngoài việc bị phạt tiền theo quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều này, doanh nghiệp vi phạm các quy định về lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 4 Điều 18 của Nghị định này.
1. Phạt tiền đến 5% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường hoặc từng doanh nghiệp thuộc nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cắt, giảm lượng cung ứng hàng hoá, dịch vụ trên thị trường liên quan so với lượng hàng hoá, dịch vụ cung ứng trước đó trong điều kiện không có biến động lớn về quan hệ cung cầu; không có khung hoảng kinh tế, thiên tai, địch hoạ; không có sự cố lớn về kỹ thuật hoặc không có tình trạng khẩn cấp;
b) Ấn định lượng cung ứng hàng hoá, dịch vụ ở mức đủ để tạo sự khan hiếm trên thị trường;
c) Găm hàng lại không bán để gây mất ổn định thị trường;
d) Chỉ cung ứng hàng hoá, dịch vụ trong một hoặc một số khu vực địa lý nhất định;
đ) Chỉ mua hàng hoá, dịch vụ từ một hoặc một số nguồn cung nhất định trừ trường hợp các nguồn cung khác không đáp ứng được những điều kiện hợp lý và phù hợp với tập quán thương mại thông thường do bên mua đặt ra;
e) Mua sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp để tiêu huỷ hoặc không sử dụng;
g) Đe doạ hoặc ép buộc người đang nghiên cứu phát triển kỹ thuật, công nghệ phải dừng hoặc huỷ bỏ việc nghiên cứu đó.
2. Phạt tiền từ 5% đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18 của Nghị định này.
3. Phạt tiền từ 5% đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp thuộc nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 18 của Nghị định này.
4. Ngoài việc bị phạt tiền theo quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều này, doanh nghiệp vi phạm các quy định về lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 4 Điều 18 của Nghị định này;
b) Buộc sử dụng hoặc bán lại các sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp đã mua nhưng không sử dụng;
c) Buộc loại bỏ những biện pháp ngăn cản, kìm hãm doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh;
d) Buộc khôi phục các điều kiện phát triển kỹ thuật, công nghệ mà doanh nghiệp đã cản trở.
1. Phạt tiền đến 5% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường hoặc từng doanh nghiệp thuộc nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường đối với hành vi phân biệt đối xử với các doanh nghiệp về điều kiện mua, bán, giá cả, thời hạn thành toán, số lượng trong những giao dịch mua, bán hàng hoá, dịch vụ tương tự về mặt giá trị hoặc tính chất hàng hoá, dịch vụ để đặt một hoặc một số doanh nghiệp vào vị trí cạnh tranh có lợi hơn so với doanh nghiệp khác.
2. Phạt tiền từ 5% đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18 của Nghị định này.
3. Phạt tiền từ 5% đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp thuộc nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 18 của Nghị định này.
4. Ngoài việc bị phạt tiền theo quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều này, doanh nghiệp vi phạm các quy định về lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 4 Điều 18 của Nghị định này.
1. Phạt tiền đến 5% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường hoặc từng doanh nghiệp thuộc nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện tiên quyết sau đây trước khi ký kết hợp đồng mua, bán hàng hoá, dịch vụ:
Hạn chế về sản xuất, phân phối hàng hoá khác; mua, cung ứng dịch vụ khác không liên quan trực tiếp đến cam kết của bên nhận đại lý theo quy định của pháp luật về đại lý;
Hạn chế về địa điểm bán lại hàng hoá, trừ những hàng hoá thuộc danh mục mặt hàng kinh doanh có điều kiện, mặt hàng hạn chế kinh doanh theo quy định của pháp luật;
Hạn chế về khách hàng mua hàng hoá để bán lại, trừ những hàng hoá thuộc danh mục mặt hàng kinh doanh có điều kiện, mặt hàng hạn chế kinh doanh theo quy định của pháp luật;
Hạn chế về hình thức, số lượng hàng hoá được cung cấp.
b) Ràng buộc doanh nghiệp khác khi mua, bán hàng hoá, dịch vụ với bất kỳ doanh nghiệp nào tham gia thoả thuận phải mua hàng hoá, dịch vụ khác từ nhà cung cấp hoặc người được chỉ định trước hoặc thực hiện thêm một hoặc một số nghĩa vụ nằm ngoài phạm vi cần thiết để thực hiện hợp đồng.
2. Phạt tiền từ 5% đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18 của Nghị định này.
3. Phạt tiền từ 5% đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp thuộc nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 18 của Nghị định này.
4. Ngoài việc bị phạt tiền theo quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều này, doanh nghiệp vi phạm các quy định về lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 4 Điều 18 của Nghị định này.
Điều 23. Hành vi ngăn cản việc tham gia thị trường của những đối thủ cạnh tranh mới
1. Phạt tiền đến 5% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường hoặc từng doanh nghiệp thuộc nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Yêu cầu khác hàng của mình không giao dịch với đối thủ cạnh tranh mới;
b) Đe doạ hoặc cưỡng ép các nhà phân phối, các cửa hàng bán lẻ không chấp nhận phân phối những mặt hàng của đối thủ cạnh tranh mới;
c) Bán hàng hoá với mức giá đủ để đối thủ cạnh tranh mới không thể gia nhập thị trường nhưng không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 19 của Nghị định này.
2. Phạt tiền từ 5% đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18 của Nghị định này.
3. Phạt tiền từ 5% đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp thuộc nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 18 của Nghị định này.
4. Ngoài việc bị phạt tiền theo quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều này, doanh nghiệp vi phạm các quy định về lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 4 Điều 18 của Nghị định này.
Điều 24. Hành vi lạm dụng vị trí độc quyền
1. Phạt tiền đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp có vị trí độc quyền đối với một trong các hành vi lạm dụng sau đây:
a) Các hành vi quy định tại khoản 1 Điều 18, khoản 1 Điều 19, khoản 1 Điều 20, khoản 1 Điều 21, khoản 1 Điều 22 và khoản 1 Điều 23 của Nghị định này;
b) Áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng;
c) Đơn phương thay đổi hoặc huỷ bỏ hợp đồng đã giao kết mà không cần thông báo trước cho khách hàng và không phải chịu biện pháp chế tài nào;
d) Đơn phương thay đổi hoặc huỷ bỏ hợp đồng đã giao kết căn cứ vào một hoặc một số lý do không liên quan trực tiếp đến các điều kiện cần thiết để tiếp tục thực hiện đầy đủ hợp đồng và không phải chịu biện pháp chế tài nào.
2. Ngoài việc bị phạt tiền quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp lạm dụng vị trí độc quyền có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm bao gồm cả tịch thu toàn bộ khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm;
b) Buộc loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng hoặc giao dịch kinh doanh liên quan;
c) Buộc khôi phục các điều kiện phát triển kỹ thuật, công nghệ mà doanh nghiệp đã cản trở;
d) Buộc loại bỏ các điều kiện bất lợi đã áp đặt cho khách hàng;
đ) Buộc khôi phục lại các điều khoản hợp đồng đã thay đổi mà không có lý do chính đáng;
e) Buộc khôi phục lại hợp đồng đã huỷ bỏ mà không có lý do chính đáng.
MỤC 3: HÀNH VI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ TẬP TRUNG KINH TẾ
Điều 25. Hành vi sáp nhập doanh nghiệp bị cấm
1. Phạt tiền đến 5% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm của các doanh nghiệp nhận sáp nhập và doanh nghiệp bị sáp nhập đối với hành vi sáp nhập bị cấm theo quy định tại Điều 18 của Luật Cạnh tranh.
2. Phạt tiền từ 5% đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm của các doanh nghiệp nhận sáp nhập và doanh nghiệp bị sáp nhập đối với hành vi sáp nhập quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp doanh nghiệp nhận sáp nhập chèn ép, buộc doanh nghiệp bị sáp nhập phải sáp nhập.
3. Ngoài việc bị phạt tiền quy định tại khoản 1 và 2 Điều này, doanh nghiệp nhận sáp nhập có thể bị buộc thực hiện chia, tách thành doanh nghiệp bị sáp nhập và doanh nghiệp nhận sáp nhập như trước khi sáp nhập.
Điều 26. Hành vi hợp nhất doanh nghiệp bị cấm
1. Phạt tiền đến 5% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm của các doanh nghiệp bị hợp nhất đối với hành vi hợp nhất bị cấm theo quy định tại Điều 18 của Luật Cạnh tranh.
2. Phạt tiền từ 5% đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm của các doanh nghiệp bị hợp nhất đối với hành vi hợp nhất quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hợp nhất làm tăng giá hàng hoá, dịch vụ một cách đáng kể trên thị trường liên quan.
3. Ngoài việc bị phạt tiền theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều này, doanh nghiệp hợp nhất có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đã cấp cho doanh nghiệp hợp nhất;
b) Buộc chia, tách doanh nghiệp hợp nhất.
Điều 27. Hành vi mua lại doanh nghiệp bị cấm
1. Phạt tiền đến 5% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp mua lại đối với hành vi mua lại một phần hoặc toàn bộ tài sản của doanh nghiệp khác bị cấm theo quy định tại Điều 18 của Luật Cạnh tranh.
2. Phạt tiền từ 5% đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp mua lại đối với hành vi mua lại quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp doanh nghiệp mua lại chèn ép, buộc doanh nghiệp bị mua lại phải bán toàn bộ hoặc một phần tài sản của mình.
3. Ngoài việc bị phạt tiền theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều này, doanh nghiệp mua lại còn bị buộc phải bán lại phần tài sản mà doanh nghiệp đã mua.
Điều 28. Hành vi liên doanh giữa các doanh nghiệp bị cấm
1. Phạt tiền đến 5% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm của mỗi bên liên doanh tương ứng đối với hành vi liên doanh bị cấm theo quy định tại Điều 18 của Luật Cạnh tranh.
2. Phạt tiền từ 5% đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm của mỗi bên liên doanh tương ứng đối với hành vi liên doanh quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp liên doanh làm tăng giá hàng hoá, dịch vụ một cách đáng kể trên thị trường liên quan.
3. Ngoài việc bị phạt tiền theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều này, các bên liên doanh, doanh nghiệp liên doanh còn có thể bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Điều 29. Hành vi không thông báo về tập trung kinh tế
Phạt tiền từ 1% đến 3% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm của các doanh nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 25, khoản 1 Điều 26, khoản 1 Điều 27 và khoản 1 Điều 28 của Nghị định này đối với hành vi tập trung kinh tế mà không thực hiện nghĩa vụ thông báo theo quy định tại Điều 20 của Luật Cạnh tranh.
MỤC 4: HÀNH VI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH
Điều 30. Hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng chỉ dẫn chứa đựng thông tin gây nhầm lẫn về tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, bao bì, chỉ dẫn địa lý để làm sai lệch nhận thức của khách hàng về hàng hóa, dịch vụ của mình và của doanh nghiệp khác nhằm mục đích cạnh tranh;
b) Kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có sử dụng chỉ dẫn gây nhầm lẫn quy định tại điểm a khoản này.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn quy định tại khoản 1 Điều này thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Hàng hoá, dịch vụ liên quan là các mặt hàng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 10 của Nghị định này;
b) Hàng hoá, dịch vụ được lưu thông, cung ứng trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
3. Ngoài việc bị phạt tiền theo khoản 1 và 2 Điều này, doanh nghiệp vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục sau đây:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm bao gồm cả tịch thu toàn bộ khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm;
b) Buộc cải chính công khai.
Điều 31. Hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu hợp pháp bí mật kinh doanh đó;
b) Tiết lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh;
c) Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập và làm lộ thông tin thuộc bí mật kinh doanh của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó;
d) Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người khác khi người này làm thủ tục theo quy định của pháp luật liên quan đến kinh doanh, làm thủ tục lưu hành sản phẩm hoặc bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của cơ quan nhà nước hoặc sử dụng những thông tin đó nhằm mục đích kinh doanh, xin cấp giấy phép liên quan đến kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều này thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Sử dụng bí mật kinh doanh để sản xuất và lưu thông hàng hoá, cung ứng dịch vụ trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên;
b) Tiết lộ, cung cấp bí mật kinh doanh cho đối thủ cạnh tranh của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó.
3. Ngoài việc bị phạt theo khoản 1 Điều này, doanh nghiệp vi phạm còn có thể bị tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm bao gồm cả tịch thu toàn bộ khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
Điều 32. Hành vi ép buộc trong kinh doanh
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng hành vi đe doạ hoặc cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm ép buộc trong kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp ép buộc khách hàng hoặc đối tác kinh doanh lớn nhất của đối thủ cạnh tranh.
3. Ngoài việc bị phạt tiền theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều này, doanh nghiệp vi phạm còn bị tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm bao gồm cả tịch thu toàn bộ khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
Điều 33. Hành vi gièm pha doanh nghiệp khác
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi gièm pha doanh nghiệp khác bằng hành vi gián tiếp đưa ra thông tin không trung thực, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi gièm pha doanh nghiệp khác bằng hành vi trực tiếp đưa ra thông tin không trung thực, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác.
3. Ngoài việc bị phạt tiền theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều này, doanh nghiệp vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 30 của Nghị định này.
Điều 34. Hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi gây rối hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp khác bằng hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác làm cho doanh nghiệp bị gây rối không thể tiếp tục tiến hành hoạt động kinh doanh một cách bình thường.
3. Ngoài việc bị phạt tiền theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều này, doanh nghiệp vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 30 của Nghị định này.
Điều 35. Hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh
1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi quảng cáo sau đây:
a) So sánh trực tiếp hàng hoá, dịch vụ của mình với hàng hoá, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác;
b) Bắt chước một sản phẩm quảng cáo khác để gây nhầm lẫn cho khách hàng;
c) Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về một trong các nội dung sau đây:
Giá, số lượng, chất lượng, công dụng, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, xuất xứ hàng hoá, người sản xuất, nơi sản xuất, người gia công, nơi gia công;
Cách thức sử dụng, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành;
Các thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn khác.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Hàng hoá, dịch vụ liên quan là các mặt hàng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 10 của Nghị định này;
b) Quy mô quảng cáo thuộc phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
3. Ngoài việc bị phạt tiền quy định tại khoản 1 và 2 Điều này, doanh nghiệp vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 30 của Nghị định này.
Điều 36. Hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh
1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tổ chức khuyến mại mà gian dối về giải thưởng;
b) Khuyến mại không trung thực hoặc gây nhầm lẫn về hàng hoá, dịch vụ để lừa dối khách hàng;
c) Phân biệt đối xử đối với các khách hàng như nhau tại các địa bàn tổ chức khuyến mại khác nhau trong cùng một chương trình khuyến mại;
d) Tặng hàng hoá cho khách hàng dùng thử nhưng lại yêu cầu khách hàng đổi hàng hoá cùng loại do doanh nghiệp khác sản xuất mà khách hàng đó đang sử dụng để dùng hàng hóa của mình.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Hàng hoá, dịch vụ được khuyến mại là các mặt hàng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 10 của Nghị định này;
b) Quy mô tổ chức khuyến mại thuộc phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
3. Ngoài việc bị phạt tiền quy định tại khoản 1 và 2 Điều này, doanh nghiệp thực hiện các hoạt động khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mành còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 30 của Nghị định này.
Điều 37. Hành vi phân biệt đối xử của hiệp hội
1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Từ chối doanh nghiệp có đủ điều kiện gia nhập hoặc rút khỏi hiệp hội nếu việc từ chối đó mang tính phân biệt đối xử và làm cho doanh nghiệp đó bị bất lợi trong cạnh tranh;
b) Hạn chế bất hợp lý hoạt động kinh doanh hoặc các hoạt động khác có liên quan tới mục đích kinh doanh của các doanh nghiệp thành viên.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Thực hiện hành vi vi phạm nhiều lần đối với một doanh nghiệp;
b) Thực hiện hành vi vi phạm đối với nhiều doanh nghiệp cùng một lúc;
c) Hạn chế bất hợp lý để chèn ép doanh nghiệp thành viên phải rút khỏi hiệp hội.
Điều 38. Hành vi bán hàng đa cấp bất chính
1. Phạt tiền doanh nghiệp bán hàng đa cấp từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Yêu cầu người muốn tham gia phải đặt cọc để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;
b) Yêu cầu người muốn tham gia phải mua một số lượng hàng hoá ban đầu để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;
c) Yêu cầu người muốn tham gia phải trả một khoản tiền hoặc trả bất kỳ một khoản phí nào dưới hình thức khoá học, khoá đào tạo, hội thảo, hoạt động xã hội hay các hoạt động tương tự khác để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp trừ tiền mua tài liệu quy định tại khoản 2 Điều 6 của Nghị định số 110/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp;
d) Không cam kết cho người tham gia trả lại hàng hoá và nhận lại khoản tiền đã chuyển cho doanh nghiệp theo quy định tại Điều 11 của Nghị định số 110/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp;
đ) Cản trở người tham gia trả lại hàng hoá phát sinh từ việc chấm dứt hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp;
e) Cho người tham gia nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế khác chủ yếu từ việc dụ dỗ người khác tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;
g) Cung cấp thông tin gian dối về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp để dụ dỗ người tham gia bán hàng đa cấp;
h) Cung cấp thông tin sai lệch về tính chất, công dụng của hàng hoá để dụ dỗ người tham gia bán hàng đa cấp.
2. Phạt tiền doanh nghiệp bán hàng đa cấp từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này thuộc trường hợp quy mô hoạt động bán hàng đa cấp diễn ra trong phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
3. Ngoài việc bị phạt tiền theo quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp bán hàng đa cấp bất chính còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 30 của Nghị định này.
MỤC 5: HÀNH VI VI PHẠM QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CẠNH TRANH KHÁC
Điều 39. Hành vi vi phạm quy định về cung cấp thông tin, tài liệu
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ thông tin, tài liệu mà mình biết theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
b) Cung cấp thông tin, tài liệu không đúng thời hạn theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
c) Cố tình cung cấp thông tin, tài liệu gian dối hoặc làm sai lệch thông tin, tài liệu;
d) Cưỡng ép người khác cung cấp thông tin, tài liệu gian dối;
đ) Che dấu, tiêu huỷ các thông tin, tài liệu liên quan đến vụ việc cạnh tranh.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp thông tin, tài liệu yêu cầu cung cấp là đặc biệt quan trọng đối với việc giải quyết đúng đắn vụ việc cạnh tranh.
3. Ngoài việc bị phạt tiền quy định tại khoản 1 và 2 Điều này, tổ chức, cá nhân vi phạm còn có thể bị buộc phải cung cấp lại các thông tin, tài liệu đầy đủ.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cố ý hoặc vô ý tiết lộ thông tin, tài liệu thuộc bí mật điều tra;
b) Gây rối tại phiên điều trần.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp thông tin, tài liệu bị tiết lộ là đặc biệt quan trọng đối với việc giải quyết đúng đắn vụ việc cạnh tranh.
3. Ngoài việc bị phạt tiền theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều này, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm.
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nhưng không vượt quá 3% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm của từng doanh nghiệp là các bên tham gia thoả thuận hạn chế cạnh tranh có thị phần kết hợp từ 30% trở lên trên thị trường liên quan đối với hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh thuộc trường hợp được miễn trừ theo quy định tại Điều 10 của Luật Cạnh tranh trước khi có quyết định cho hưởng miễn trừ của Bộ trưởng Bộ Thương mại.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nhưng không vượt quá 3% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm của các doanh nghiệp nhận sáp nhập và doanh nghiệp bị sáp nhập đối với hành vi sáp nhập thuộc trường hợp miễn trừ theo quy định tại Điều 19 của Luật Cạnh tranh trước khi có quyết định cho hưởng miễn trừ của Thủ tướng Chính phủ hoặc của Bộ trưởng Bộ Thương mại.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nhưng không vượt quá 3% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm của các doanh nghiệp bị hợp nhất đối với hành vi hợp nhất thuộc trường hợp miễn trừ theo quy định tại Điều 19 của Luật Cạnh tranh trước khi có quyết định cho hưởng miễn trừ của Thủ tướng Chính phủ hoặc của Bộ trưởng Bộ Thương mại.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nhưng không vượt quá 3% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp mua lại đối với hành vi mua lại thuộc trường hợp miễn trừ theo quy định tại Điều 19 của Luật Cạnh tranh trước khi có quyết định cho hưởng miễn trừ của Thủ tướng Chính phủ hoặc của Bộ trưởng Bộ Thương mại.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nhưng không vượt quá 3% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm của các bên liên doanh tương ứng đối với hành vi liên doanh thuộc trường hợp miễn trừ theo quy định tại Điều 19 của Luật Cạnh tranh trước khi có quyết định cho hưởng miễn trừ của Thủ tướng Chính phủ hoặc của Bộ trưởng Bộ Thương mại.
THẨM QUYỀN, THỦ TỤC XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ CẠNH TRANH
MỤC 1: THẨM QUYỀN XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ CẠNH TRANH
Điều 42. Thẩm quyền của cơ quan quản lý cạnh tranh và Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh
1. Đối với hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh và hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh khác quy định tại Mục 5 Chương II của Nghị định này, cơ quan quản lý cạnh tranh có thẩm quyền sau đây:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm;
d) Buộc đối tượng vi phạm phải cải chính công khai.
2. Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh có thẩm quyền quyết định áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn hành chính khi chưa chuyển hồ sơ vụ việc cạnh tranh cho Hội đồng cạnh tranh xử lý.
Điều 43. Thẩm quyền của Hội đồng cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh
Đối với hành vi vi phạm quy định về kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh, Hội đồng cạnh tranh và Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh có các thẩm quyền sau đây:
1. Phạt cảnh cáo.
2. Phạt tiền.
3. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm.
4. Áp dụng các biện pháp quy định tại các điểm c, d, đ, e, g, h, i và k khoản 4 Điều 4 của Nghị định này.
5. Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
6. Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp quy định tại điểm a và b khoản 4 Điều 4 của Nghị định này.
Điều 44. Thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh
Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh có quyền quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn hành chính sau khi tiếp nhận hồ sơ vụ việc cạnh tranh.
Điều 45. Thẩm quyền của các cơ quan khác
Thẩm quyền xử phạt các hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ của các cơ quan khác được xác định theo các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
MỤC 2: THỦ TỤC XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ CẠNH TRANH
Điều 46. Thủ tục xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh
Thủ tục xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh bao gồm các thủ tục sau đây:
1. Thủ tục xử lý hành vi vi phạm quy định về kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh.
2. Thủ tục áp dụng, thay đổi và huỷ bỏ các biện pháp ngăn chặn hành chính.
3. Thủ tục xử lý hành vi vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác.
Việc xử lý hành vi vi phạm quy định về kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh phải tuân theo trình tự, thủ tục trong tố tụng cạnh tranh được quy định tại Chương V của Luật Cạnh tranh và các quy định tại Chương III của Nghị định số 116/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh.
Điều 48. Thủ tục áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn hành chính
Thủ tục áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn hành chính thực hiện theo các quy định tại Điều 61 của Luật Cạnh tranh và các quy định tại Mục 7 Chương III của Nghị định số 116/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh.
Điều 49. Lập biên bản về hành vi vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác
1. Khi phát hiện hành vi vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác quy định tại Mục 5 Chương II của Nghị định này, người có thẩm quyền phải ra lệnh đình chỉ ngay hành vi vi phạm và tiến hành lập biên bản về hành vi vi phạm.
2. Nội dung của biên bản bao gồm:
a) Ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản;
b) Họ, tên, chức vụ của người lập biên bản;
c) Họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp cá nhân vi phạm hoặc tên, địa chỉ tổ chức vi phạm;
d) Ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm;
đ) Mô tả hành vi vi phạm;
e) Các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính (nếu có);
g) Tình trạng tang vật, phương tiện bị tạm giữ (nếu có);
h) Lời khai của cá nhân vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm;
i) Họ, tên, địa chỉ, lời khai của người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại (nếu có).
3. Biên bản phải được lập thành ít nhất hai bản; phải được người lập biên bản và cá nhân vi phạm hoặc đại diện của tổ chức vi phạm ký; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì họ cùng phải ký vào biên bản; trong trường hợp biên bản gồm nhiều tờ, thì những người được quy định tại khoản này phải ký vào từng tờ biên bản. Nếu cá nhân vi phạm, đại diện của tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản.
4. Biên bản lập xong phải được giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm một bản; nếu vi phạm vượt quá thẩm quyền xử lý của người lập biên bản thì người đó phải gửi biên bản đến người có thẩm quyền xử lý.
Điều 50. Thời hạn ra quyết định xử lý vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác
1. Thời hạn ra quyết định xử lý vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác là 10 ngày, kể từ ngày lập biên bản về hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh; trong trường hợp có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn này là 30 ngày.
2. Trong trường hợp xét cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì người có thẩm quyền phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn một lần nhưng không quá 30 ngày; việc gia hạn phải bằng văn bản. Quá thời hạn nói trên, người có thẩm quyền xử lý không được ra quyết định xử lý vi phạm. Người có thẩm quyền xử lý nếu có lỗi trong việc để quá thời hạn mà không ra quyết định xử lý vi phạm thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 51. Quyết định xử lý vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác
1. Nội dung của quyết định xử lý vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác bao gồm:
a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;
b) Họ, tên, chức vụ của người ra quyết định;
c) Họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của cá nhân vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm;
d) Hành vi vi phạm; những tình tiết liên quan đến việc giải quyết vi phạm; điều, khoản của văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng;
đ) Hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung (nếu có), các biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có);
e) Thời hạn, nơi thi hành quyết định và chữ ký của người ra quyết định;
g) Quyền khiếu nại đối với quyết định xử lý vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác theo quy định của pháp luật.
2. Quyết định xử lý vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác phải ghi rõ cá nhân, tổ chức bị xử lý nếu không tự nguyện chấp hành thì bị cưỡng chế thi hành.
3. Quyết định xử lý vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác có hiệu lực kể từ ngày ký, trừ trường hợp trong quyết định quy định ngày có hiệu lực khác.
4. Quyết định xử lý vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác được gửi cho cá nhân, tổ chức bị xử lý và cơ quan thu tiền phạt trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử lý vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác.
Điều 52. Chuyển hồ sơ trong trường hợp vụ việc cạnh tranh có dấu hiệu tội phạm
Nếu xét thấy hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan có thẩm quyền phải chuyển giao hồ sơ, tang vật, phương tiện vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự theo quy định tại Điều 94 của Luật Cạnh tranh. Trong trường hợp đã ra quyết định xử lý vi phạm thì cơ quan đã ra quyết định xử lý vi phạm phải có quyết định huỷ bỏ quyết định xử lý vi phạm. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày huỷ bỏ quyết định xử lý vi phạm, cơ quan đã ra quyết định xử lý vi phạm phải chuyển hồ sơ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự.
1. Doanh nghiệp bị xử lý vi phạm phải chấp hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh và của cơ quan quản lý cạnh tranh trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có hiệu lực pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân bị xử lý vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác quy định tại Mục 5 Chương II của Nghị định này phải chấp hành quyết định xử lý vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử lý vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác.
3. Hết thời hạn quy định tại khoản 1 và 2 Điều này, nếu tổ chức, cá nhân bị xử lý không tự nguyện thi hành thì sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định tại Điều 55 và 56 của Nghị định này.
Tổ chức, cá nhân bị phạt tiền theo quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định xử lý vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước ghi trong quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định xử lý vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác.
Điều 55. Cưỡng chế thi hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh
1. Hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 53 của Nghị đinh này, tổ chức, cá nhân bị xử lý vi phạm không tự nguyện thi hành, không khởi kiện ra Toà án theo quy định tại mục 7 Chương V của Luật Cạnh tranh, bên được thi hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 và 3 Điều này tổ chức thi hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đó.
2. Cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, tước các giấy phép, chứng chỉ hành nghề do mình đã cấp cho các doanh nghiệp vi phạm pháp luật về cạnh tranh theo yêu cầu của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh trong quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.
3. Các cơ quan có thẩm quyền khác có trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp buộc cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, chia, tách doanh nghiệp đã sáp nhập, hợp nhất hoặc buộc bán lại phần doanh nghiệp đã mua theo yêu cầu của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh trong quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.
4. Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có trụ sở, nơi cư trú hoặc nơi có tài sản của bên phải thi hành có trách nhiệm tổ chức thực hiện phần quyết định liên quan đến tài sản của quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh theo yêu cầu của bên được thi hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.
Điều 56. Cưỡng chế thi hành quyết định xử lý vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác
Hết thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 53 của Nghị định này, nếu tổ chức, cá nhân bị xử lý vi phạm không tự nguyện chấp hành quyết định xử lý vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác sẽ bị cưỡng chế thi hành theo thủ tục quy định tại Điều 66 và 67 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 37/2005/NĐ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2005 quy định thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
1. Tổ chức, cá nhân bị xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại với cơ quan có thẩm quyền về các quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định xử lý vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh và cơ quan quản lý cạnh tranh, khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái với pháp luật, xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
2. Tổ chức, cá nhân bị áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại với cơ quan có thẩm quyền về quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành chính của Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh và Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh, khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái với pháp luật, xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
3. Mọi công dân có quyền tố cáo với các cơ quan có thẩm quyền về các hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân.
4. Mọi tổ chức, cá nhân khiếu nại, tố cáo sai sự thật làm ảnh hưởng đến uy tín của người bị khiếu nại, tố cáo sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Việc giải quyết khiếu nại đối với quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, cơ quan quản lý cạnh tranh thực hiện theo quy định tại Mục 7 Chương V của Luật Cạnh tranh và các quy định tại Mục 10 Chương III của Nghị định số 116/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh.
Việc giải quyết khiếu nại đối với quyết định xử lý vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác, quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Việc giải quyết tố cáo của công dân về hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
1. Trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 58 của Nghị định này, các bên liên quan có quyền khởi kiện vụ án hành chính đối với một phần hoặc toàn bộ nội dung của quyết định giải quyết khiếu nại theo quy định tại Điều 115 của Luật Cạnh tranh.
2. Trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 59 của Nghị định này, các bên liên quan có quyền khởi kiện vụ án hành chính đối với một phần hoặc toàn bộ nội dung của quyết định giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.
Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
1. Bộ trưởng Bộ Thương mại chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan trực thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
| TM. CHÍNH PHỦ |
- 1 Decree No. 71/2014/ND-CP dated July 21, 2014, regulations of Law on Competition on imposition of penalties for violations against law on Competition
- 2 Decree No. 71/2014/ND-CP dated July 21, 2014, regulations of Law on Competition on imposition of penalties for violations against law on Competition
- 1 Decree No. 116/2005/ND-CP of September 15th, 2005, detailing the implementation of a number of articles of the Competition Law.
- 2 Decree No. 110/2005/ND-CP of August 24th, 2005, on management of multi-level sale of goods.
- 3 Decree of Government No. 37/2005/ND-CP, stipulating the procedures for application of coercive measures for execution of administrative violation-sanctioning decisions.
- 4 Law No. 27/2004/QH11 of December 03rd, 2004, on Competition.
- 5 Decree No. 134/2003/ND-CP of November 14, 2003, detailing the implementation of a number of articles of the 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations.
- 6 Ordinance No. 44/2002/PL-UBTVQH10 of July 02, 2002 on handling of administrative violations
- 7 Law No. 32/2001/QH10 of December 25, 2001 on organization of the Government