CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 137/2013/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 21 tháng 10 năm 2013 |
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điện lực ngày 20 tháng 11 năm 2012;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điện lực,
Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điện lực về quy hoạch và đầu tư phát triển điện lực; quản lý nhu cầu điện; mua bán điện; giá điện; giấy phép hoạt động điện lực; điều tiết hoạt động điện lực; kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện.
Điều 2. Tổ chức điều chỉnh quy hoạch phát triển điện lực
1. Thực hiện điều chỉnh quy hoạch phát triển điện lực theo chu kỳ 05 năm hoặc trước thời hạn để đáp ứng kịp thời các yêu cầu thay đổi của phát triển kinh tế - xã hội.
2. Bộ Công Thương tổ chức lập và phê duyệt đề cương, dự toán kinh phí để thực hiện điều chỉnh quy hoạch phát triển điện lực quốc gia, bao gồm cả kinh phí cho nhiệm vụ thẩm định và công bố; đăng ký kế hoạch kinh phí ngân sách nhà nước cho thực hiện điều chỉnh quy hoạch theo quy định.
Điều 3. Quản lý, thực hiện quy hoạch phát triển điện lực
1. Bộ Công Thương có trách nhiệm:
b) Công bố quy hoạch phát triển điện lực quốc gia, bao gồm cả quy hoạch điều chỉnh đã được phê duyệt;
c) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng cơ chế, giải pháp thực hiện quy hoạch phát triển điện lực trình Thủ tướng Chính phủ;
d) Tổ chức theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện quy hoạch phát triển điện lực quốc gia;
đ) Định kỳ hàng năm tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện, sự tác động và ảnh hưởng của việc thực hiện quy hoạch phát triển điện lực quốc gia để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:
c) Chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các chủ đầu tư thực hiện việc giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ di dân, tái định cư cho các dự án điện lực;
3. Chủ đầu tư các dự án điện lực có trách nhiệm:
a) Cấp đủ, kịp thời kinh phí cho đơn vị thực hiện bồi thường, hỗ trợ di dân, tái định cư dự án điện lực;
b) Trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương các hồ sơ có liên quan đến việc cấp đất cho mặt bằng, hành lang an toàn, khu nhà ở của công nhân viên, khu di dân tái định cư của các dự án điện lực;
c) Phối hợp với đơn vị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thực hiện công tác bồi thường, di dân, tái định cư để triển khai bồi thường, hỗ trợ di dân, tái định cư, giải phóng mặt bằng;
d) Định kỳ hàng năm báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý thực hiện quy hoạch phát triển điện lực về tình hình triển khai thực hiện dự án.
4. Tổ chức, cá nhân có nhà và tài sản gắn với diện tích đất thuộc phạm vi mặt bằng, hành lang an toàn của các dự án điện lực có trách nhiệm:
a) Thực hiện đúng thời hạn bàn giao mặt bằng trong quyết định của Ủy ban nhân dân các cấp đối với diện tích đất dành cho công trình điện lực theo quy định của pháp luật về đất đai;
b) Hợp tác với đơn vị thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ di dân, tái định cư trong việc di dời, giải phóng mặt bằng, hành lang an toàn của các dự án nguồn điện, lưới điện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định đầu tư.
Điều 4. Nhà máy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
1. Nhà máy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh quy định tại Khoản 2 Điều 4 Luật điện lực bao gồm:
a) Nhà máy điện hạt nhân;
b) Một số nhà máy thủy điện.
2. Bộ trưởng Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục các nhà máy điện quy định tại Khoản 1 Điều này.
Điều 5. Trách nhiệm đầu tư xây dựng trạm điện
1. Đơn vị phát điện có trách nhiệm đầu tư xây dựng trạm cắt, trạm biến áp trong phạm vi quản lý của mình đồng bộ với trang thiết bị công nghệ phát điện để đấu nối với hệ thống điện, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Đơn vị truyền tải điện, phân phối điện có trách nhiệm đầu tư xây dựng trạm biến áp, trạm cắt, trạm bù công suất phản kháng trong phạm vi quản lý của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Điều 6. Xây dựng, cải tạo lưới điện
1. Các đường dây, trạm biến áp truyền tải và phân phối điện xây dựng mới phải được thiết kế và sử dụng các trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ phù hợp với các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) hoặc tiêu chuẩn nước ngoài tương đương hoặc cao hơn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép áp dụng tại Việt Nam.
2. Đơn vị truyền tải điện, phân phối điện có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, lộ trình cải tạo, nâng cấp các đường dây, trạm biến áp truyền tải và phân phối điện hiện có để đảm bảo các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) hoặc tiêu chuẩn nước ngoài tương đương hoặc cao hơn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép áp dụng tại Việt Nam.
3. Tổ chức, cá nhân có đường dây, trạm biến áp riêng chịu trách nhiệm đầu tư để cải tạo, nâng cấp đường dây, trạm biến áp của mình khi đơn vị truyền tải điện, phân phối điện xác định đường dây, trạm biến áp riêng đó không bảo đảm tiêu chuẩn vận hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Điều 7. Điều kiện đấu nối công trình điện lực vào lưới điện quốc gia
1. Công trình điện lực đấu nối vào hệ thống điện quốc gia phải đáp ứng các điều kiện, quy chuẩn kỹ thuật và có Thỏa thuận đấu nối với đơn vị quản lý lưới điện.
2. Bộ Công Thương quy định các điều kiện, quy chuẩn kỹ thuật, phương pháp xác định chi phí đấu nối ban đầu, chi phí thuê quản lý vận hành hàng năm (nếu có); trình tự thực hiện đấu nối; mẫu Thỏa thuận đấu nối.
Điều 8. Hỗ trợ đầu tư phát triển điện lực ở nông thôn, miền núi, biên giới và hải đảo
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương hướng dẫn việc thực hiện các chính sách hỗ trợ đối với việc đầu tư phát triển điện ở nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.
Quản lý nhu cầu điện theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 16 Luật điện lực là những hoạt động khuyến khích, hướng dẫn việc thay đổi phương thức sử dụng điện; sử dụng các thiết bị điện hiệu suất cao; chống lãng phí, giảm tổn thất điện năng; giảm phụ tải đỉnh, giảm chênh lệch phụ tải giữa giờ cao điểm và thấp điểm.
Điều 10. Trách nhiệm quản lý nhu cầu điện
1. Bộ Công Thương có trách nhiệm:
a) Xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình quốc gia về quản lý nhu cầu điện và hướng dẫn, tổ chức thực hiện;
b) Ban hành các quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về quản lý nhu cầu điện;
c) Hướng dẫn các đơn vị điện lực thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện các chương trình, kế hoạch thực hiện quản lý nhu cầu điện;
d) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng và ban hành cơ chế tài chính để khuyến khích, hỗ trợ thực hiện chương trình quốc gia về quản lý nhu cầu điện; thực hiện nghiên cứu và phát triển liên quan đến quản lý nhu cầu điện.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
a) Xây dựng chương trình và giải pháp để thực hiện quản lý nhu cầu điện, sử dụng điện hiệu quả của các nhóm khách hàng sử dụng điện thuộc phạm vi quản lý; đưa mục tiêu chương trình vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch sản xuất của địa phương và kiểm tra, đánh giá việc thực hiện; tổ chức, bố trí nguồn lực phù hợp để thực hiện quản lý nhu cầu điện, sử dụng điện hiệu quả;
b) Kiểm tra, giám sát và báo cáo Bộ Công Thương kết quả thực hiện chương trình quản lý nhu cầu điện, sử dụng điện hiệu quả của các nhóm khách hàng sử dụng điện thuộc phạm vi quản lý; xử lý kịp thời các trường hợp không thực hiện đúng quy định pháp luật về quản lý nhu cầu điện, sử dụng điện hiệu quả.
3. Các đơn vị điện lực có trách nhiệm:
a) Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động của chương trình quốc gia về quản lý nhu cầu điện;
b) Báo cáo kết quả thực hiện các kế hoạch quản lý nhu cầu điện theo quy định.
4. Khách hàng sử dụng điện có trách nhiệm tham gia thực hiện các nội dung trong chương trình quốc gia về quản lý nhu cầu điện.
Điều 11. Hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt
1. Điều kiện ký hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt
a) Bên mua điện phải có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật và có giấy đề nghị mua điện kèm theo bản sao của một trong các giấy tờ sau: Hộ khẩu thường trú, hoặc sổ tạm trú; giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc quyết định phân nhà; hợp đồng mua bán nhà hợp lệ; hợp đồng thuê nhà có thời hạn từ 01 năm trở lên; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (trên đất đã có nhà ở); Hợp đồng ủy quyền quản lý và sử dụng nhà được công chứng hoặc chứng thực;
b) Bên bán điện có lưới điện phân phối đủ khả năng cung cấp điện đáp ứng nhu cầu của bên mua điện.
2. Bên bán điện phải ký hợp đồng và cấp điện cho bên mua điện trong thời hạn 07 ngày làm việc khi có đủ các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Trường hợp chưa có lưới điện phân phối hoặc lưới điện phân phối bị quá tải có xác nhận của cơ quan Điều tiết điện lực hoặc cơ quan được ủy quyền, bên bán điện phải trả lời cho bên mua điện trong thời hạn 05 ngày làm việc trong đó nêu rõ thời hạn dự kiến cấp điện được.
4. Bộ Công Thương ban hành mẫu hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt.
Điều 12. Bảo đảm thực hiện hợp đồng mua bán điện
1. Bên mua điện là khách hàng sử dụng điện có sản lượng điện tiêu thụ bình quân từ 1.000.000 kWh/tháng trở lên có trách nhiệm thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng trước khi hợp đồng mua bán điện có hiệu lực.
2. Giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng do các bên mua, bán điện thỏa thuận, nhưng không vượt quá 15 ngày tiền điện, được tính trên cơ sở sản lượng điện tiêu thụ trung bình tháng đăng ký trong hợp đồng mua bán điện và giá điện năng giờ bình thường được áp dụng.
3. Biện pháp, hình thức, hiệu lực bảo đảm, quyền và nghĩa vụ trong việc bảo đảm do các bên thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng mua bán điện; khuyến khích thực hiện biện pháp bảo lãnh qua ngân hàng.
4. Bên bán điện có quyền ngừng cấp điện cho bên mua điện trong trường hợp bên mua điện không thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng, không duy trì biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng.
5. Quy định về bảo đảm thực hiện hợp đồng mua bán điện không áp dụng đối với các hợp đồng mua bán điện đã có hiệu lực trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực, trừ các hợp đồng mua bán điện mà hai bên đã có thỏa thuận về bảo đảm thực hiện hợp đồng.
Điều 13. Hành vi vi phạm hợp đồng mua bán điện
1. Các hành vi vi phạm của bên bán điện bao gồm:
a) Trì hoãn việc cấp điện theo hợp đồng mua bán điện đã ký, trừ trường hợp công trình của khách hàng chưa đủ điều kiện vận hành;
b) Không bảo đảm chất lượng, số lượng điện năng, tính ổn định trong cấp điện theo hợp đồng đã ký, trừ trường hợp bất khả kháng;
c) Ghi sai chỉ số công tơ; tính sai tiền điện trong hóa đơn;
d) Trì hoãn hoặc không bồi thường cho bên mua điện về những thiệt hại do lỗi của mình gây ra;
đ) Các hành vi khác vi phạm các quy định về mua bán điện.
2. Các hành vi vi phạm của bên mua điện bao gồm:
a) Trì hoãn việc thực hiện hợp đồng đã ký;
b) Sử dụng điện sai mục đích ghi trong hợp đồng;
c) Sử dụng quá công suất đã đăng ký trong biểu đồ phụ tải được ghi trong hợp đồng mua bán điện vào giờ cao điểm;
d) Không thanh lý hợp đồng khi không sử dụng điện;
đ) Chậm trả tiền điện theo quy định mà không có lý do chính đáng;
e) Trì hoãn hoặc không bồi thường cho bên bán điện về những thiệt hại do lỗi của mình gây ra;
g) Các hành vi khác vi phạm các quy định về mua bán điện.
Điều 14. Ngừng, giảm mức cung cấp điện
1. Bên bán điện được ngừng, giảm mức cung cấp điện trong các trường hợp sau:
a) Ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện theo quy định tại Điều 27 Luật điện lực;
b) Bên mua điện có hành vi vi phạm quy định tại các Khoản 1, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 7 Luật điện lực;
c) Theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của Luật điện lực, Luật xây dựng, pháp luật về bảo vệ môi trường.
1. Điện áp và tần số cho sử dụng điện phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây:
a) Về điện áp: Trong điều kiện bình thường, độ lệch điện áp cho phép trong khoảng ± 5% so với điện áp danh định của lưới điện và được xác định tại vị trí đặt thiết bị đo đếm điện hoặc tại vị trí khác do hai bên thỏa thuận. Đối với lưới điện chưa ổn định sau sự cố, độ lệch điện áp cho phép từ +5% đến -10%;
b) Về tần số: Trong điều kiện bình thường, độ lệch tần số hệ thống điện cho phép trong phạm vi ± 0,2Hz so với tần số danh định là 50Hz. Đối với lưới điện chưa ổn định sau sự cố đơn lẻ, độ lệch tần số cho phép là ± 0,5Hz.
2. Bộ Công Thương có trách nhiệm ban hành quy định các tiêu chuẩn chất lượng điện năng trong hệ thống điện.
3. Bên mua điện để sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trạm biến áp riêng hoặc không có trạm biến áp riêng, nhưng có công suất sử dụng cực đại từ 40 kw trở lên có trách nhiệm:
a) Đăng ký biểu đồ phụ tải và đặc tính kỹ thuật công nghệ của thiết bị sử dụng điện với bên bán điện;
b) Đảm bảo hệ số cosφ ≥ 0,9 tại điểm đặt thiết bị đo đếm điện trong điều kiện hệ thống điện đảm bảo chất lượng điện năng theo quy định tại Khoản 1 Điều này;
c) Lắp đặt thiết bị bù công suất phản kháng trong trường hợp hệ số cosφ < 0,9 để nâng hệ số cosφ ≥ 0,9 hoặc mua thêm công suất phản kháng trên hệ thống điện của bên bán điện.
Trong thời hạn 01 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, bên mua điện không phải mua công suất phản kháng khi thực hiện hệ số công suất cosφ từ 0,85 trở lên;
d) Đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật về sóng hài, dao động điện áp, nhấp nháy điện áp theo quy định.
4. Trường hợp bên mua điện có khả năng phát công suất phản kháng lên hệ thống điện và bên bán điện có nhu cầu mua công suất phản kháng, hai bên có thể thỏa thuận việc mua, bán công suất phản kháng thông qua hợp đồng.
5. Trong trường hợp đặc biệt, các bên mua bán điện có thể thỏa thuận chất lượng điện năng khác với tiêu chuẩn quy định tại Khoản 1 Điều này.
6. Bộ Công Thương hướng dẫn việc mua, bán công suất phản kháng quy định tại Điều này.
1. Khi thay đổi thiết bị đo đếm điện, bên mua điện và bên bán điện phải cùng ký biên bản xác nhận thông số kỹ thuật của thiết bị đo đếm điện và chỉ số công tơ điện.
2. Trường hợp thiết bị đo đếm điện bị mất hoặc hư hỏng, thì hai bên lập biên bản để xác định nguyên nhân và trách nhiệm của các bên có liên quan. Trường hợp không xác định được nguyên nhân do lỗi của bên mua điện, bên bán điện có trách nhiệm sửa chữa hoặc thay thế thiết bị đo đếm điện mới và tiếp tục cấp điện cho bên mua điện.
3. Bên sử dụng điện mới có trách nhiệm thông báo cho bên bán điện để kiểm tra hệ thống đo đếm điện sau khi tiếp nhận địa điểm sử dụng điện đã có thiết bị đo đếm điện. Trong thời gian chưa thông báo cho bên bán điện, bên sử dụng điện phải chịu trách nhiệm về hệ thống đo đếm điện đã tiếp nhận. Bên bán điện có trách nhiệm tiếp tục cung cấp điện, kiểm tra hệ thống đo đếm điện và ký hợp đồng mua bán điện khi bên sử dụng điện mới đáp ứng đủ điều kiện.
Điều 17. Ghi chỉ số công tơ điện
1. Đối với việc mua bán điện sử dụng cho mục đích sinh hoạt, bên bán điện ghi chỉ số công tơ điện mỗi tháng một lần vào ngày ấn định, cho phép dịch chuyển thời điểm ghi chỉ số công tơ trước hoặc sau một ngày, trừ trường hợp bất khả kháng.
2. Đối với việc mua bán điện sử dụng ngoài mục đích sinh hoạt, việc ghi chỉ số công tơ điện của bên bán điện được quy định như sau:
a) Dưới 50.000 kWh/tháng, ghi chỉ số một lần trong một tháng;
b) Từ 50.000 đến 100.000 kWh/tháng, ghi chỉ số hai lần trong một tháng;
c) Trên 100.000 kWh/tháng, ghi chỉ số ba lần trong một tháng.
3. Đối với bên mua điện sử dụng điện năng ít hơn 15 kWh/tháng, chu kỳ ghi chỉ số công tơ do hai bên thỏa thuận.
4. Đối với việc mua bán buôn điện, việc ghi chỉ số công tơ do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng.
5. Bên bán điện phải bảo đảm tính chính xác của chỉ số công tơ điện đã ghi.
Điều 18. Trách nhiệm bảo vệ công tơ điện của bên mua điện
1. Bảo vệ công tơ điện đặt trong phạm vi quản lý của mình theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán điện. Trường hợp công tơ điện bị mất phải bồi thường, làm hư hỏng phải chịu chi phí cho việc sửa chữa, kiểm định.
2. Không được tự ý tháo gỡ, di chuyển công tơ điện. Khi có nhu cầu di chuyển công tơ điện sang vị trí khác, phải được sự đồng ý của bên bán điện và phải chịu chi phí di chuyển.
Điều 19. Kiểm định thiết bị đo đếm điện bị khiếu nại
1. Sở Công Thương tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động điện lực và sử dụng điện tại địa phương có trách nhiệm tổ chức việc kiểm định thiết bị đo đếm điện theo yêu cầu của bên mua điện theo quy định tại Khoản 3 Điều 25 Luật điện lực.
2. Tổ chức kiểm định độc lập được Sở Công Thương mời thực hiện việc kiểm định thiết bị đo đếm điện phải là tổ chức không có quyền và lợi ích liên quan đến các bên mua bán điện và trước đó chưa tham gia vào việc kiểm định thiết bị đo đếm điện đang bị khiếu nại.
1. Hóa đơn thanh toán tiền điện được lập theo chu kỳ ghi chỉ số công tơ điện. Hình thức thông báo thanh toán tiền điện do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng mua bán điện.
2. Trường hợp thiết bị đo đếm điện không chính xác so với tiêu chuẩn quy định, tiền điện phải thanh toán theo quy định tại Điều 23 Luật điện lực, Khoản 9 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điện lực và được xác định như sau:
a) Nếu xác định được thời gian thiết bị đo đếm điện không chính xác, bên bán điện phải hoàn trả lại tiền điện năng thực tế đã thu vượt hoặc được truy thu tiền điện năng còn thiếu của bên mua điện;
b) Nếu không xác định được thời gian thiết bị đo đếm điện chạy nhanh, bên bán điện phải hoàn trả lại tiền điện đã thu vượt trội theo thời hạn tính toán là 01 chu kỳ ghi chỉ số công tơ điện không bao gồm kỳ đang sử dụng điện nhưng chưa đến ngày ghi chỉ số.
3. Trường hợp bên mua điện sử dụng điện trong thời gian hệ thống thiết bị đo đếm điện bị hư hỏng làm cho công tơ điện ngừng hoạt động, tiền điện phải thanh toán được tính theo điện năng bình quân ngày của 03 chu kỳ ghi chỉ số công tơ điện liền kề trước đó nhân với số ngày thực tế sử dụng điện. Số ngày thực tế sử dụng điện được tính từ thời điểm công tơ ngừng hoạt động được lưu lại trong bộ nhớ của công tơ điện hoặc từ ngày ghi chỉ số công tơ điện gần nhất trong trường hợp công tơ điện không lưu lại được thời điểm ngừng hoạt động đến ngày hệ thống thiết bị đo đếm điện được phục hồi hoạt động.
4. Trường hợp bên mua điện sử dụng điện trong thời gian công tơ điện bị mất thì tiền điện phải thanh toán được tính theo điện năng bình quân ngày của 03 chu kỳ ghi chỉ số công tơ điện liền kề trước đó nhân với số ngày thực tế sử dụng điện, số ngày thực tế sử dụng điện được tính từ ngày ghi chỉ số công tơ điện gần nhất đến ngày công tơ điện được lắp đặt và hoạt động trở lại.
5. Khuyến khích thanh toán tiền điện qua hệ thống ngân hàng, tại địa điểm thu tiền điện của bên bán điện.
6. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tổ chức việc hòa giải tranh chấp về thanh toán tiền điện theo quy định tại Khoản 5 Điều 23 Luật điện lực là Sở Công Thương hoặc cơ quan, tổ chức khác do hai bên thỏa thuận.
Điều 21. Quyền được vào khu vực quản lý của bên mua điện
Người được đơn vị điện lực cử vào khu vực quản lý của bên mua điện để thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 41, Điểm đ Khoản 1 Điều 43 và Điểm đ Khoản 1 Điều 44 Luật điện lực phải xuất trình với bên mua điện một trong các giấy tờ sau:
1. Thẻ Kiểm tra viên điện lực đối với hoạt động kiểm tra điện.
2. Thẻ cán bộ, nhân viên do đơn vị bán điện cấp đối với nhân viên ghi chỉ số công tơ, bảo dưỡng, sửa chữa và thay thế trang thiết bị điện của đơn vị phân phối điện.
Điều 22. Mua bán điện với nước ngoài
1. Cơ quan có thẩm quyền cho phép mua bán điện với nước ngoài quy định tại Khoản 1 Điều 28 Luật điện lực bao gồm:
a) Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương mua bán điện với nước ngoài qua lưới điện quốc gia từ cấp điện áp 220 kV trở lên. Bộ Công Thương xem xét đề nghị mua bán điện với nước ngoài của các đơn vị điện lực, trình Thủ tướng Chính phủ;
b) Bộ Công Thương phê duyệt chủ trương mua bán điện với nước ngoài qua lưới điện quốc gia có cấp điện áp dưới 220 kV theo đề nghị của đơn vị điện lực.
2. Khách hàng sử dụng điện ở khu vực biên giới quy định tại Khoản 3 Điều 28 Luật điện lực chỉ được mua điện trực tiếp với nước ngoài ở cấp điện áp 0,4 kV và phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Là công dân Việt Nam;
b) Có quy mô công suất sử dụng điện dưới 10 kW và không đấu nối được vào hệ thống điện quốc gia hoặc lưới điện tại chỗ;
c) Toàn bộ phần lưới điện từ biên giới đến địa điểm sử dụng điện do bên mua điện đầu tư và quản lý vận hành;
d) Đảm bảo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn điện;
đ) Được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm hướng dẫn, quản lý, giám sát, kiểm tra việc mua điện với nước ngoài quy định tại Khoản 2 Điều này.
Điều 23. Trách nhiệm báo cáo chi phí sản xuất kinh doanh điện và báo cáo tài chính
1. Đơn vị điện lực có trách nhiệm báo cáo Cơ quan Điều tiết điện lực chi phí sản xuất kinh doanh điện và báo cáo tài chính hàng năm đã được kiểm toán.
2. Bộ Công Thương quy định cụ thể đơn vị điện lực có trách nhiệm báo cáo; hướng dẫn nội dung báo cáo và trình tự lập báo cáo chi phí sản xuất kinh doanh điện, kiểm tra và xác nhận giá thành sản xuất, kinh doanh điện của đơn vị điện lực quy định tại Khoản 1 Điều này.
Điều 24. Phê duyệt giá điện và phí
2. Bộ trưởng Bộ Công Thương có trách nhiệm phê duyệt:
a) Phí điều độ vận hành hệ thống điện, phí điều hành giao dịch thị trường điện lực sau khi lấy ý kiến của Bộ Tài chính;
b) Khung giá phát điện, khung giá bán buôn điện, giá truyền tải điện, giá dịch vụ phụ trợ hệ thống điện trừ trường hợp quy định tại Khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điện lực.
Điều 25. Giá điện hai thành phần
Áp dụng giá điện hai thành phần gồm giá công suất và giá điện năng. Bộ Công Thương xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt lộ trình thực hiện và đối tượng áp dụng.
Điều 26. Giá phát điện và giá bán buôn điện
2. Trong quá trình đàm phán, trường hợp chưa thỏa thuận được về giá phát điện, giá bán buôn điện để ký hợp đồng mua bán điện có thời hạn, Bộ Công Thương quyết định mức giá tạm thời để áp dụng cho đến khi bên mua điện và bên bán điện thỏa thuận được mức giá chính thức.
3. Bộ Công Thương có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
Điều 27. Kiểm tra hợp đồng mua bán điện có thời hạn
1. Cơ quan Điều tiết điện lực có trách nhiệm kiểm tra các loại hợp đồng sau:
a) Hợp đồng mua bán điện có thời hạn giữa đơn vị phát điện và đơn vị mua điện; Hợp đồng dịch vụ phụ trợ giữa đơn vị phát điện và đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện;
b) Hợp đồng mua bán buôn điện có thời hạn trên thị trường bán buôn điện; Hợp đồng mua buôn điện có thời hạn của Tổng công ty điện lực.
2. Nội dung kiểm tra theo quy định tại Điều 22 Luật điện lực.
Điều 28. Điều kiện chung để cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực
Tổ chức, cá nhân được cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực phải đáp ứng các điều kiện chung sau:
1. Là tổ chức, cá nhân được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, gồm:
a) Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp;
b) Hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Hợp tác xã;
c) Hộ kinh doanh, cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;
d) Các tổ chức khác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.
2. Có ngành nghề kinh doanh phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp phép.
3. Có hồ sơ đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực hợp lệ.
4. Nộp lệ phí, phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực theo quy định.
Điều 29. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động phát điện
2. Người trực tiếp quản lý kỹ thuật, vận hành phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành điện hoặc kỹ thuật phù hợp và có thời gian làm việc trong lĩnh vực phát điện ít nhất 05 năm. Người trực tiếp vận hành phải được đào tạo chuyên ngành phù hợp, được đào tạo về an toàn, được đào tạo và cấp chứng chỉ vận hành nhà máy điện, thị trường điện theo quy định.
3. Có hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin, hệ thống điều khiển giám sát, thu thập dữ liệu phù hợp với yêu cầu của hệ thống điện và thị trường điện lực theo quy định của pháp luật.
4. Các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải được kiểm định đạt yêu cầu kỹ thuật.
5. Có báo cáo đánh giá tác động môi trường, bản cam kết bảo vệ môi trường của dự án phát điện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc chấp nhận, phù hợp với quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
7. Có quy trình vận hành hồ chứa đối với nhà máy thủy điện được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
8. Các tài liệu pháp lý về an toàn đập thủy điện đối với nhà máy thủy điện theo quy định của pháp luật.
Điều 30. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động truyền tải điện
Điều 31. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động phân phối điện
Điều 32. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động bán buôn điện
1. Người trực tiếp quản lý kinh doanh bán buôn điện phải có bằng đại học trở lên thuộc chuyên ngành điện, kinh tế, tài chính hoặc chuyên ngành tương tự và có thời gian làm việc trong lĩnh vực kinh doanh mua bán điện ít nhất 05 năm.
4. Có hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin phù hợp với yêu cầu của thị trường điện lực.
Điều 33. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động bán lẻ điện
3. Có hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin phù hợp với yêu cầu của thị trường điện lực.
Điều 34. Điều kiện cấp giấy phép xuất, nhập khẩu điện
Tổ chức đăng ký hoạt động mua bán điện với nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện chung quy định tại Điều 28 Nghị định này và các điều kiện sau:
1. Chủ trương mua bán điện với nước ngoài được duyệt theo quy định tại Điều 22 Nghị định này.
2. Phương án mua bán điện với nước ngoài được Cơ quan Điều tiết điện lực thẩm định.
3. Người trực tiếp quản lý kinh doanh điện phải có bằng đại học trở lên thuộc chuyên ngành điện, kinh tế, tài chính hoặc chuyên ngành tương tự và có thời gian làm việc trong lĩnh vực kinh doanh mua bán điện ít nhất 05 năm.
4. Người trực tiếp quản lý kỹ thuật phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành điện hoặc chuyên ngành tương tự và có thời gian làm việc trong lĩnh vực phân phối và kinh doanh điện ít nhất 05 năm.
Điều 35. Điều kiện cấp giấy phép tư vấn quy hoạch phát triển điện lực quốc gia
Tổ chức đăng ký hoạt động tư vấn quy hoạch phát triển điện lực quốc gia, ngoài các điều kiện chung quy định tại Điều 28 Nghị định này, phải đáp ứng các điều kiện sau:
1. Là tổ chức tư vấn chuyên ngành, có năng lực chuyên môn về quy hoạch các dạng năng lượng sơ cấp, dự báo nhu cầu, nghiên cứu phân tích thị trường tiêu thụ, tính toán phân tích quy hoạch tối ưu hệ thống điện, phân tích kỹ thuật vận hành hệ thống điện, kinh tế - tài chính dự án.
2. Có đội ngũ chuyên gia tư vấn bao gồm chuyên gia tư vấn chính và các chuyên gia tư vấn khác có kinh nghiệm về các loại nhà máy điện, hệ thống điện, kinh tế - tài chính và môi trường.
3. Chuyên gia tư vấn chính phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành điện, kinh tế năng lượng, kinh tế, tài chính hoặc chuyên ngành tương tự, có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn quy hoạch và đã tham gia lập ít nhất một quy hoạch phát triển điện lực quốc gia.
4. Chuyên gia tư vấn chính làm nhiệm vụ chuyên gia tư vấn chủ trì ngoài các điều kiện quy định tại Khoản 3 Điều này còn phải có kinh nghiệm chủ nhiệm đề án hoặc chủ trì lập ít nhất một quy hoạch phát triển điện lực tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
5. Có số lượng các chuyên gia tư vấn chính theo các lĩnh vực chuyên môn cụ thể như sau:
a) Về dự báo nhu cầu phụ tải điện: Có 05 chuyên gia trở lên, trong đó có ít nhất 01 chuyên gia tư vấn chủ trì;
b) Về tính toán, phân tích tối ưu phát triển nguồn và lưới điện: Có 08 chuyên gia trở lên, trong đó có ít nhất 01 chuyên gia tư vấn chủ trì;
c) Về kinh tế - tài chính và đầu tư: Có 05 chuyên gia trở lên, trong đó có ít nhất 01 chuyên gia tư vấn chủ trì;
d) Về công nghệ và môi trường: Có 02 chuyên gia trở lên, trong đó có ít nhất 01 chuyên gia tư vấn chủ trì.
6. Có trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, phần mềm ứng dụng cần thiết đáp ứng yêu cầu của việc lập quy hoạch phát triển điện lực quốc gia.
Tổ chức đăng ký hoạt động tư vấn quy hoạch phát triển điện lực tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, ngoài các điều kiện chung quy định tại Điều 28 Nghị định này, phải đáp ứng các điều kiện sau:
1. Là tổ chức tư vấn chuyên ngành, có năng lực chuyên môn về quy hoạch phát triển lưới điện, nghiên cứu và dự báo phụ tải, tính toán phân tích tối ưu lưới điện truyền tải và phân phối, phân tích kinh tế - tài chính dự án.
2. Có đội ngũ chuyên gia tư vấn bao gồm chuyên gia tư vấn chính và các chuyên gia tư vấn khác có kinh nghiệm về dự báo phụ tải, kết cấu và chế độ vận hành lưới điện, phân tích kinh tế - tài chính dự án.
3. Chuyên gia tư vấn chính phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành điện, kinh tế năng lượng, kinh tế, tài chính hoặc chuyên ngành tương tự, có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn quy hoạch và đã tham gia lập ít nhất một quy hoạch phát triển điện lực tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Chuyên gia tư vấn chính làm nhiệm vụ chuyên gia tư vấn chủ trì ngoài các điều kiện quy định tại Khoản 3 Điều này còn phải có kinh nghiệm tham gia lập ít nhất ba quy hoạch phát triển điện lực tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
5. Có số lượng chuyên gia tư vấn chính theo các lĩnh vực chuyên môn cụ thể như sau:
a) Về dự báo nhu cầu phụ tải điện: Có 03 chuyên gia trở lên, trong đó có ít nhất 01 chuyên gia tư vấn chủ trì;
b) Về tính toán, phân tích tối ưu hệ thống điện, công nghệ: Có 05 chuyên gia trở lên, trong đó có ít nhất 01 chuyên gia tư vấn chủ trì;
c) Về kinh tế - tài chính và đầu tư: Có 02 chuyên gia trở lên, trong đó có ít nhất 01 chuyên gia tư vấn chủ trì.
6. Có trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, phần mềm ứng dụng cần thiết đáp ứng yêu cầu của việc lập quy hoạch phát triển điện lực tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Điều 37. Điều kiện cấp giấy phép tư vấn quy hoạch thủy điện
Tổ chức đăng ký hoạt động tư vấn quy hoạch thủy điện, ngoài các điều kiện chung quy định tại Điều 28 Nghị định này, phải đáp ứng các điều kiện sau:
1. Là tổ chức tư vấn chuyên ngành, có năng lực chuyên môn về thủy công, thủy văn, thủy năng, địa chất công trình, xây dựng thủy điện và các lĩnh vực khác có liên quan đến việc lập quy hoạch thủy điện.
2. Có đội ngũ chuyên gia tư vấn bao gồm chuyên gia tư vấn chính và các chuyên gia tư vấn khác có kinh nghiệm trong các lĩnh vực thủy văn, thủy công, địa chất công trình, thủy điện, xây dựng thủy điện.
3. Chuyên gia tư vấn chính phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành điện, thủy điện, hoặc chuyên ngành tương tự và có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn quy hoạch và đã tham gia lập ít nhất một quy hoạch thủy điện.
4. Có số lượng chuyên gia tư vấn chính theo các lĩnh vực chuyên môn như sau:
a) Về thủy năng, thủy văn: Có 02 chuyên gia trở lên;
b) Về kinh tế năng lượng: Có 02 chuyên gia trở lên;
c) Về thủy lực, thủy công: Có 03 chuyên gia trở lên;
d) Về địa chất và địa kỹ thuật: Có 02 chuyên gia trở lên;
đ) Về kết cấu: Có 01 chuyên gia trở lên;
e) Về tổ chức thi công: Có 01 chuyên gia trở lên.
5. Có các trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, phần mềm ứng dụng cần thiết cho lập quy hoạch thủy điện.
1. Điều kiện hoạt động trong lĩnh vực tư vấn đầu tư xây dựng công trình điện và tư vấn giám sát thi công công trình điện chỉ áp dụng đối với các hạng mục công trình liên quan trực tiếp đến chuyên ngành điện, các hạng mục công trình xây dựng áp dụng theo quy định pháp luật về xây dựng.
2. Bảng phân hạng về quy mô của công trình nguồn và lưới điện đối với lĩnh vực tư vấn đầu tư xây dựng công trình điện và tư vấn giám sát thi công công trình điện:
| Thủy điện | Nhiệt điện | Đường dây và trạm biến áp |
Hạng 1 | Trên 300 MW | Trên 300 MW | Trên 220 kV |
Hạng 2 | Đến 300 MW | Đến 300 MW | Đến 220 kV |
Hạng 3 | Đến 100 MW |
| Đến 110 kV |
Hạng 4 | Đến 30 MW |
| Đến 35 kV |
Tùy theo trình độ năng lực chuyên môn, tổ chức hoạt động tư vấn đầu tư xây dựng công trình điện có thể đăng ký một hoặc nhiều hoạt động: Lập dự án đầu tư, thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, thiết kế kỹ thuật thi công, đấu thầu cho công trình nhà máy thủy điện, nhà máy nhiệt điện, đường dây và trạm biến áp.
3. Đối với nhà máy điện sử dụng năng lượng tái tạo theo nguyên lý sử dụng sức nước, sức gió và quang năng được phân hạng và áp dụng điều kiện cấp giấy phép tư vấn đầu tư xây dựng công trình điện, tư vấn giám sát thi công công trình điện tương tự như công trình nhà máy thủy điện.
4. Đối với nhà máy điện sử dụng năng lượng tái tạo theo nguyên lý chuyển đổi từ nhiệt năng được phân hạng và áp dụng điều kiện cấp giấy phép tư vấn đầu tư xây dựng công trình điện, tư vấn giám sát thi công công trình điện tương tự như công trình nhà máy nhiệt điện.
Điều 39. Điều kiện cấp giấy phép tư vấn đầu tư xây dựng công trình nhà máy thủy điện
6. Có số lượng chuyên gia tư vấn chính theo hạng công trình thủy điện như sau:
Hạng 1: Có 25 chuyên gia trở lên, trong đó có ít nhất 01 chuyên gia tư vấn chủ trì;
Hạng 2: Có 20 chuyên gia trở lên, trong đó có ít nhất 01 chuyên gia tư vấn chủ trì;
Hạng 3: Có 15 chuyên gia trở lên, trong đó có ít nhất 01 chuyên gia tư vấn chủ trì;
Hạng 4: Có 10 chuyên gia trở lên, trong đó có ít nhất 01 chuyên gia tư vấn chủ trì.
Điều 40. Điều kiện cấp giấy phép tư vấn đầu tư xây dựng công trình nhà máy nhiệt điện
6. Có số lượng chuyên gia tư vấn chính theo hạng công trình nhiệt điện như sau:
Hạng 1: Có 20 chuyên gia trở lên, trong đó có ít nhất 01 chuyên gia tư vấn chủ trì;
Hạng 2: Có 10 chuyên gia trở lên, trong đó có ít nhất 01 chuyên gia tư vấn chủ trì.
Điều 41. Điều kiện cấp giấy phép tư vấn đầu tư xây dựng công trình đường dây và trạm biến áp
6. Có số lượng chuyên gia tư vấn chính theo hạng công trình đường dây và trạm biến áp như sau:
Hạng 1: Có 20 chuyên gia trở lên, trong đó có ít nhất 01 chuyên gia tư vấn chủ trì;
Hạng 2: Có 15 chuyên gia trở lên, trong đó có ít nhất 01 chuyên gia tư vấn chủ trì;
Hạng 3: Có 10 chuyên gia trở lên, trong đó có ít nhất 01 chuyên gia tư vấn chủ trì;
Hạng 4: Có 05 chuyên gia trở lên, trong đó có ít nhất 01 chuyên gia tư vấn chủ trì.
Điều 42. Điều kiện cấp giấy phép tư vấn giám sát thi công công trình nhà máy thủy điện
6. Có số lượng chuyên gia tư vấn chính theo hạng công trình thủy điện như sau:
Hạng 1: Có 20 chuyên gia trở lên, trong đó có ít nhất 01 chuyên gia tư vấn chủ trì;
Hạng 2: Có 17 chuyên gia trở lên, trong đó có ít nhất 01 chuyên gia tư vấn chủ trì;
Hạng 3: Có 12 chuyên gia trở lên, trong đó có ít nhất 01 chuyên gia tư vấn chủ trì;
Hạng 4: Có 08 chuyên gia trở lên, trong đó có ít nhất 01 chuyên gia tư vấn chủ trì.
Điều 43. Điều kiện cấp giấy phép tư vấn giám sát thi công công trình nhà máy nhiệt điện
6. Có số lượng chuyên gia tư vấn chính theo hạng công trình nhiệt điện như sau:
a) Hạng 1: Có 20 chuyên gia trở lên, trong đó có ít nhất 01 chuyên gia tư vấn chủ trì;
b) Hạng 2: Có 15 chuyên gia trở lên, trong đó có ít nhất 01 chuyên gia tư vấn chủ trì.
Điều 44. Điều kiện cấp giấy phép tư vấn giám sát thi công công trình đường dây và trạm biến áp
6. Có số lượng chuyên gia tư vấn chính theo hạng công trình đường dây và trạm biến áp như sau:
Hạng 1: Có 20 chuyên gia trở lên, trong đó có ít nhất 01 chuyên gia tư vấn chủ trì;
Hạng 2: Có 15 chuyên gia trở lên, trong đó có ít nhất 01 chuyên gia tư vấn chủ trì;
Hạng 3: Có 10 chuyên gia trở lên, trong đó có ít nhất 01 chuyên gia tư vấn chủ trì;
Hạng 4: Có 05 chuyên gia trở lên, trong đó có ít nhất 01 chuyên gia tư vấn chủ trì.
Điều 45. Sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực
Giấy phép hoạt động điện lực được sửa đổi, bổ sung trong các trường hợp sau đây:
1. Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép khi có sự thay đổi một trong các nội dung quy định trong giấy phép hoạt động điện lực.
2. Trong trường hợp cần thiết, vì mục đích bảo vệ lợi ích kinh tế - xã hội và phúc lợi công cộng, cơ quan cấp giấy phép có quyền sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực về truyền tải điện, phân phối điện. Việc sửa đổi hoặc bổ sung đó phải phù hợp với khả năng của đơn vị được cấp giấy phép.
Điều 46. Thu hồi giấy phép hoạt động điện lực
1. Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép hoạt động điện lực bị thu hồi giấy phép hoạt động điện lực trong các trường hợp quy định tại Điều 37 Luật điện lực.
2. Khi thu hồi giấy phép hoạt động điện lực, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm xác định rõ thời hạn đơn vị điện lực phải tiếp tục hoạt động để không làm ảnh hưởng đến cung cấp điện cho khách hàng sử dụng điện.
3. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày bị thu hồi giấy phép, đơn vị điện lực có quyền khiếu nại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc thu hồi giấy phép.
Điều 47. Lệ phí, phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực
1. Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép hoạt động điện lực có trách nhiệm:
a) Nộp lệ phí cấp giấy phép hoạt động điện lực;
b) Nộp phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực.
Điều 48. Điều tiết hoạt động điện lực
1. Nội dung điều tiết hoạt động điện lực được thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 66 Luật điện lực và Khoản 23 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điện lực.
2. Cơ quan Điều tiết điện lực là cơ quan giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện các nội dung điều tiết điện lực. Bộ trưởng Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Điều tiết điện lực.
Điều 49. Kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện
1. Bộ Công Thương có trách nhiệm quy định nội dung, thẩm quyền, trình tự, thủ tục kiểm tra, giải quyết tranh chấp trong hoạt động điện lực và sử dụng điện.
2. Cơ quan Điều tiết điện lực, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm theo thẩm quyền về hoạt động điện lực, sử dụng điện, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm bố trí đủ nhân lực thực hiện công tác kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện tại địa phương.
3. Đơn vị điện lực có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về sử dụng điện, bảo vệ an toàn công trình điện lực và lưới điện.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 12 năm 2013.
2. Nghị định số 105/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật điện lực hết hiệu lực thi hành từ ngày Nghị định này có hiệu lực.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân, có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: | TM. CHÍNH PHỦ |
- 1 Decree No. 105/2005/ND-CP of August 17, 2005, on guiding the Electricity Law
- 2 Decree 08/2018/ND-CP dated January 15, 2018 on amendments to certain Decrees related to business conditions under state management of the Ministry of Industry and Trade
- 3 Decree No. 17/2020/ND-CP dated February 05, 2020 on amendments to some Articles of Decrees related to necessary business conditions in fields under the management of the Ministry of Industry and Trade
- 4 Decree No. 17/2020/ND-CP dated February 05, 2020 on amendments to some Articles of Decrees related to necessary business conditions in fields under the management of the Ministry of Industry and Trade
- 1 Circular No. 31/2018/TT-BCT dated October 05, 2018 amending Circular 27/2013/TT-BCT on inspection of electrical activities and consumption of electricity, settlement of disputes concerning power purchase agreements
- 2 Circular No. 25/2018/TT-BCT dated September 12, 2018
- 3 Circular No. 02/2017/TT-BCT dated February 10, 2017, regulations on methods and procedures for formulation, assessment and approval for electricity transmission price
- 4 Circular No. 167/2016/TT-BTC dated October 26, 2016,
- 5 Circular No. 56/2014/TT-BCT dated December 19, 2014, method of determination of electricity generation costs, sequence of inspection of power purchase agreement (PPA)
- 6 Circular No. 19/2014/TT-BCT dated June 18th 2014, issuing the power purchase agreement for domestic use
- 7 Circular No. 16/2014/TT-BCT dated May 29, 2014, regulations on electricity price
- 8 Circular No. 15/2014/TT-BCT dated May 28, 2014, on reactive power trading
- 9 Circular No. 43/2013/TT-BCT dated December 31, 2013, regulations on content, sequence, procedures for formulation, assessment, approval and adjustment to electricity development planning
- 10 Circular No. 27/2013/TT-BCT dated 31 October, 2013, providing for inspection of electricity use, activity and settlement of dispute over electricity sale contract
- 11 Circular No. 25/2013/TT-BCT of October 29, 2013, stipulating order of and procedures for grant, extension, amendment, supplementation, withdrawal and time limit of electricity operation licenses
- 12 Decree No. 123/2013/ND-CP of 14 October 2013, detailing and implementation measures of the Law on lawyers
- 13 Decree No. 125/2013/ND-CP dated October 14, 2013, amending Decree No. 58/2009/ND-CP guiding Law on enforcement of civil judgments regarding procedures for enforcement of civil judgments
- 14 Decree No.89/2013/ND-CP of August 06, 2013, detailing implementation of a number of articles of the price Law on appraisal of prices
- 15 Decree No. 85/2013/ND-CP of July 29, 2013, stipulating in detail and measures to implement the Law on judicial expertise
- 16 Cooperative Law No. 23/2012/QH13 of November 20, 2012
- 17 Law. No 24/2012/QH13 of November 20, 2012, amending and supplementing a number of articles of the Electricity Law
- 18 Law No. 28/2004/QH11 of December 3rd , 2004, on Electricity.
- 19 Law No. 32/2001/QH10 of December 25, 2001 on organization of the Government
- 1 Decree No. 123/2013/ND-CP of 14 October 2013, detailing and implementation measures of the Law on lawyers
- 2 Decree No. 125/2013/ND-CP dated October 14, 2013, amending Decree No. 58/2009/ND-CP guiding Law on enforcement of civil judgments regarding procedures for enforcement of civil judgments
- 3 Decree No.89/2013/ND-CP of August 06, 2013, detailing implementation of a number of articles of the price Law on appraisal of prices
- 4 Decree No. 85/2013/ND-CP of July 29, 2013, stipulating in detail and measures to implement the Law on judicial expertise