CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 163/2005/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2005 |
VỀ SẢN XUẤT VÀ CUNG ỨNG MUỐI IỐT CHO NGƯỜI ĂN
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm ngày 26 tháng 7 năm 2003 .
Căn cứ Pháp lệnh Chất lượng hàng hóa ngày 24 tháng 12 năm l999;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Nghị định này quy định về điều kiện sản xuất muối iốt và bảo đảm chất lượng muối iốt cho người ăn; quy định trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân sản xuất, cung ứng muối iốt cho người ăn và trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp, các tổ chức xã hội và nhân dân trong công tác phòng, chống các rối loạn do thiếu iốt.
2. Nghị định này áp dụng đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp, các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động sản xuất và cung ứng muối iốt cho người ăn.
1. Muối thường và gia vị mặn thường là muối và gia vị mặn không trộn iốt.
2. Muối iốt là muối thường có trộn Kali Iodate (KIO3) theo tiêu chuẩn quy định của Bộ Y tế.
3. Muối iốt giả là muối thường hoặc muối không đủ thành phần Kali Iodate (KIO3) theo tiêu chuẩn nhưng được đóng gói, nhãn, mác của muối iốt.
Điều 3. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức
1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp, các tổ chức xã hội, các cơ quan thông tin đại chúng có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục để nhân dân hiểu rõ lợi ích của việc sử dụng muối iốt cho người ăn và thực hiện các quy định của pháp luật về sản xuất, sử dụng muối iốt.
2. Bộ Y tế có trách nhiệm:
a) Ban hành tiêu chuẩn về chất lượng Kali Iodate (KIO3) được sử dụng để trộn muối iốt;
b) Ban hành tiêu chuẩn về hàm lượng iốt trong muối iốt;
c) Ban hành tiêu chuẩn về cơ sở sản xuất và phương tiện vận chuyển muối iốt;
d) Hướng dẫn những người vì nguyên nhân bệnh lý mà không được ăn muối iốt,
đ) Kiểm tra chất lượng muối iốt;
e) Đào tạo, tập huấn cán bộ làm công tác kiểm nghiệm muối iốt;
g) Phối hợp với các cơ quan chức năng, ban, ngành, đoàn thể vận động nhân dân sử dụng muối iốt.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:
a) Quy hoạch mạng lưới sản xuất muối iốt trong phạm vi cả nước;
b) Quy định việc sản xuất muối thường.
4. Bộ Thương mại có trách nhiệm quản lý các hoạt động lưu thông muối thường và muối iốt trên thị trường.
5. Bộ Văn hóa - Thông tin có trách nhiệm tuyên truyền về lợi ích của việc sử dụng muối iốt và ảnh hưởng của thiếu iốt đối với sức khoẻ của người dân.
6. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo việc cung ứng đủ muối iốt cho người ăn; thực hiện chính sách trợ giá, trợ cước về muối iốt (nếu có) theo quy định hiện hành;
b) Tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân sử dụng muối iốt.
Điều 4. Các hành vi bị nghiêm cấm
Sản xuất, lưu thông, buôn bán muối iốt giả, muối iốt không bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng quy định.
Điều 5. Điều kiện đối với cán bộ, công nhân của cơ sở sản xuất muối iốt
1. Cán bộ kiểm nghiệm của cơ sở sản xuất muối iốt phải có đủ các điều kiện sau:
a) Được tập huấn về kiểm nghiệm muối iốt;
b) Nắm vững về quy trình sản xuất muối iốt.
2. Công nhân trực tiếp sản xuất muối iốt phải có đủ các điều kiện sau:
a) Đủ sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế, đặc biệt không mắc các bênh truyền nhiễm, bệnh ngoài da;
b) Nắm vững quy trình sản xuất muối iốt và an toàn vệ sinh thực phẩm.
Điều 6. Điều kiện đối với cơ sở sản xuất muối iốt
l. Địa điểm sản xuất muối iốt phải bảo đảm vệ sinh và xa môi trường độc hại theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
2. Nhà xưởng, kho tàng phái được xây dựng bảo đảm cao ráo, sạch sẽ, thông thoáng, có hệ thống thoát nước thải bảo đảm vệ sinh môi trường, nền nhà kho phải được láng xi măng hoặc lát gạch men, sàn của xưởng chế biến phải lát gạch men và được bố trí liên hoàn từ kho chứa nguyên liệu, khu đặt thiết bị trộn muối iốt đến kho thành phẩm.
3. Phòng kiểm nghiệm phải được trang bị đủ dụng cụ, hóa chất đế định lượng iốt. Cán bộ kiểm nghiệm phải có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 5 của Nghị định này.
4. Các cơ sở sản xuất phải bảo đảm đủ các phương tiện bảo hộ lao động, vệ sinh lao động cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hộ lao động.
Điều 7. Công bố chất lượng muối iốt
Muối iốt trước khi được lưu thông trên thị trường phải được cơ sở sản xuất tự công bố tiêu chuẩn chất lượng có đủ hàm lượng iốt trong muối theo quy định của Bộ Y tế và bảo đảm chất lượng muối iốt theo tiêu chuẩn chất lượng như đã công bố.
Nhãn hiệu muối iốt phải tuân theo các quy định của pháp luật về nhãn hiệu hàng hóa và phải có đủ các thông tin cần thiết sau:
1. Tên, địa chỉ của cơ sở sản xuất và chế biến.
2. Số đăng ký chất lượng sản phẩm của cơ sở sản xuất và chế biến.
3. Hàm lượng iốt.
4. Trọng lượng.
5. Các hướng dẫn bảo quản và sử dụng.
6. Ngày, tháng, năm sản xuất
7. Thời hạn sử dụng.
Điều 9. Đóng gói, bảo quản và vận chuyển muối iốt
1. Muối iốt khi vận chuyển từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ phải được đóng gói trong bao bì đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm; trên bao bì vận chuyển phải có ký hiệu "chổng ẩm","chống rách" và "tránh mưa nắng".
2. Muối iốt phải được bảo quản trong các kho chứa thông gió và đặt cách tường 0,30 m, cách sàn 0,30 m, cách mái 0,50 m.
3. Muối iốt khi bán phải được để nơi khô, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời, tránh mưa.
4. Muối iốt phải được vận chuyển bằng phương tiện có mái che để chống nóng và ánh nắng mặt trời; phương tiện vận chuyển phải bảo đảm vệ sinh theo quy định.
Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Nghị định số 19/1999/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 1999 của Chính phủ về việc sản xuất và cung ứng muối iốt cho người ăn.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
| TM. CHÍNH PHỦ |
- 1 Decision No. 161/QD-TTg of February 05, 2007 approving the planning on salt production development up to 2010 and 2020
- 2 Law No. 32/2001/QH10 of December 25, 2001 on organization of the Government
- 3 Joint circular No. 20/1999/TTLT-YT-TM-NNPTNT of November 10, 1999, guiding the implementation of Decree No. 19/1999/ND-CP of April 10, 1999 of the Government on the production and supply of iodized salt to consumers
- 4 Ordinance No. 49-LCT/HDNN8 of December 27, 1990, on the quality of goods.
- 1 Decision No. 161/QD-TTg of February 05, 2007 approving the planning on salt production development up to 2010 and 2020
- 2 Joint circular No. 20/1999/TTLT-YT-TM-NNPTNT of November 10, 1999, guiding the implementation of Decree No. 19/1999/ND-CP of April 10, 1999 of the Government on the production and supply of iodized salt to consumers