- 1 Law No. 32/2001/QH10 of December 25, 2001 on organization of the Government
- 2 Ordinance No. 44/2002/PL-UBTVQH10 of July 02, 2002 on handling of administrative violations
- 3 Resolution No. 02/2002/NQ-QH11 of August 05, 2002, prescribing the list of ministries and ministerial-level agencies of the Government
- 1 Decree No. 142/2013/ND-CP dated October 24, 2013, providing for sanction of administrative violations in domain of water resources and minerals
- 2 Decree No. 33/2017/ND-CP dated April 03, 2017, penalties for administrative violations agaisnt regulations on water and mineral resources
- 3 Decree No. 36/2020/ND-CP dated March 24, 2020 on penalties for administrative violations against regulations on water resources and minerals
CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 34/2005/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 17 tháng 3 năm 2005 |
NGHỊ ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 34/2005/NĐ-CP NGÀY 17 THÁNG 3 NĂM 2005 QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN NƯỚC
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 20 tháng 5 năm 1998;
Căn cứ Nghị quyết số 02/2002/QH11 ngày 05 tháng 8 năm 2002 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ nhất quy định danh sách các Bộ và cơ quan ngang Bộ của Chính phủ;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,
NGHỊ ĐỊNH:
1. Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước; hình thức xử phạt, mức phạt, thẩm quyền xử phạt, thủ tục xử phạt và các biện pháp khắc phục hậu quả.
2. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước là những hành vi vi phạm các quy định quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên nước do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý mà không phải là tội phạm và theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định này phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
3. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước quy định tại Nghị định này bao gồm:
a) Vi phạm các quy định về bảo vệ tài nguyên nước;
b) Vi phạm các quy định về thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước;
c) Vi phạm các quy định về thu thập, quản lý, khai thác, sử dụng dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước và các vi phạm khác trong lĩnh vực tài nguyên nước.
4. Những hành vi vi phạm hành chính liên quan đến lĩnh vực tài nguyên nước được quy định tại các nghị định khác của Chính phủ thì áp dụng theo quy định tại các Nghị định đó để xử phạt.
1. Cá nhân, tổ chức trong nước và cá nhân, tổ chức nước ngoài (sau đây gọi chung là cá nhân, tổ chức) có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước trên lãnh thổ Việt Nam đều bị xử phạt theo các quy định của Nghị định này và các nghị định khác có liên quan.
Trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
2. Người chưa thành niên có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước thì bị xử phạt theo quy định tại Điều 7 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
3. Cán bộ, công chức khi thực hiện công vụ có liên quan đến quản lý tài nguyên nước mà có hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên nước thì không xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định này mà xử lý theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Pháp lệnh Cán bộ, công chức.
1. Mọi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước phải được phát hiện, đình chỉ, xử lý kịp thời. Việc xử phạt vi phạm hành chính phải được tiến hành nhanh chóng, công minh, triệt để; mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo quy định của Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan.
2. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt hành chính khi có vi phạm hành chính quy định trong Nghị định này.
3. Việc xử phạt vi phạm hành chính phải do người có thẩm quyền quy định tại các Điều 17, 18, 19 và 20 của Nghị định này thực hiện.
4. Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt hành chính một lần.
Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì từng người vi phạm đều bị xử phạt.
Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt
về từng hành vi vi phạm.
5. Không xử lý vi phạm hành chính trong các trường hợp thuộc tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ hoặc vi phạm hành chính trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
6. Hình thức xử phạt chính được áp dụng độc lập; hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả chỉ được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính đối với những hành vi vi phạm hành chính có quy định hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định trong Nghị định này, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 5 của Nghị định này.
7. Hình thức, mức độ xử phạt được xác định căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, hậu quả của hành vi vi phạm hành chính, nhân thân của người có hành vi vi phạm hành chính, tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng.
Điều 4. Các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng
Các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng áp dụng khi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước được thực hiện theo quy định tại Điều 8, Điều 9 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Điều 6 của Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính (sau đây gọi tắt là Nghị định số 134/2003/NĐ-CP).
Điều 5. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước
là (1) một năm, kể từ ngày hành vi vi phạm hành chính được thực hiện. Quá thời hạn nói trên thì không xử phạt, nhưng vẫn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 7 của Nghị định này.
2. Đối với cá nhân đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án mà hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm hành chính thì bị xử phạt vi phạm hành chính; trong trường hợp này thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là ba tháng kể từ ngày người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính nhận được quyết định đình chỉ và hồ sơ vụ vi phạm của cơ quan tiến hành tố tụng.
3. Trong thời hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà cá nhân,
tổ chức lại thực hiện hành vi vi phạm hành chính mới trong lĩnh vực tài nguyên nước hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì không áp dụng thời hiệu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này; thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm thực hiện hành vi vi phạm hành chính mới hoặc thời điểm chấm dứt hành vi cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt.
Điều 6. Thời hạn được coi là chưa bị xử phạt
Thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước thực hiện theo khoản 1 Điều 11 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Điều 7 Nghị định số 134/2003/NĐ-CP.
Điều 7. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả
1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong
lĩnh vực tài nguyên nước là 100.000.000 đồng.
Mức phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước là mức trung bình của khung phạt tiền được quy định đối với hành vi đó; mức trung bình của khung phạt tiền thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 57 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Điều 24 Nghị định số 134/2003/NĐ-CP.
Nếu vi phạm có tình tiết giảm nhẹ thì mức phạt tiền có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung phạt tiền đối với hành vi vi phạm đó.
Nếu vi phạm có tình tiết tăng nặng thì mức phạt tiền có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung phạt tiền đối với hành vi vi phạm đó.
2. Căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc hai hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước; giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính.
3. Ngoài hình thức xử phạt được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép, dỡ bỏ, di dời các vật gây cản trở dòng chảy;
b) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy giảm chất lượng và số lượng của nguồn nước do vi phạm hành chính gây ra;
c) Buộc thực hiện đúng quy định trong giấy phép;
d) Buộc cung cấp đầy đủ và trung thực các dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước tại khu vực thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
4. Cá nhân, tổ chức vi phạm nếu không tự nguyện thực hiện các hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều này thì bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế và phải chịu mọi chi phí cho việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế đó. Việc cưỡng chế thi hành được thực hiện theo quy định tại Điều 66 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN NƯỚC, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC PHẠT
1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước không có giấy phép sau đây:
a) Khoan thăm dò nước dưới đất với công trình gồm 1 giếng khoan, chiều sâu dưới 50 mét;
b) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy dưới 50 kW;
c) Khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng dưới 0,2 m3/giây;
d) Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích khác với lưu lượng dưới 3.000 m3/ngày đêm;
đ) Khai thác, sử dụng nước dưới đất với lưu lượng dưới 200 m3/ngày đêm.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước không có giấy phép sau đây:
a) Khoan thăm dò nước dưới đất với công trình gồm 1 giếng khoan, chiều sâu từ 50 mét trở lên;
b) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 50 kW đến dưới 300 kW;
c) Khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng từ 0,2 m3/giây đến dưới 0,5 m3/giây;
d) Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích khác với lưu lượng từ 3.000 m3/ngày đêm đến dưới 20.000 m3/ngày đêm;
đ) Khai thác, sử dụng nước dưới đất với lưu lượng từ 200 m3/ngày đêm đến dưới 400 m3/ngày đêm.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước không có giấy phép sau đây:
a) Khoan thăm dò nước dưới đất với công trình gồm 2 giếng khoan, tổng chiều sâu dưới 80 mét;
b) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 300 kW đến dưới 700 kW;
c) Khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng từ 0,5 m3/giây đến dưới 1 m3/giây;
d) Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích khác với lưu lượng từ 20.000 m3/ngày đêm đến dưới 50.000 m3/ngày đêm;
đ) Khai thác, sử dụng nước dưới đất với lưu lượng từ 400 m3/ngày đêm đến dưới 800 m3/ngày đêm.
4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước không có giấy phép sau đây:
a) Khoan thăm dò nước dưới đất với công trình gồm 2 giếng khoan, tổng chiều sâu từ 80 mét trở lên;
b) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 700 kW đến dưới 1.800 kW;
c) Khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng từ 1 m3/giây đến dưới 2 m3/giây;
d) Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích khác với lưu lượng từ 50.000 m3/ngày đêm đến dưới 100.000 m3/ngày đêm;
đ) Khai thác, sử dụng nước dưới đất với lưu lượng từ 800 m3/ngày đêm đến dưới 1.500 m3/ngày đêm.
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước không có giấy phép sau đây:
a) Khoan thăm dò nước dưới đất với công trình gồm 3 giếng khoan, tổng chiều sâu dưới 100 mét;
b) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 1.800 kW đến dưới 3.500 kW;
c) Khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng từ 2 m3/giây trở lên;
d) Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích khác với lưu lượng từ 100.000 m3/ngày đêm đến dưới 200.000 m3/ngày đêm;
đ) Khai thác, sử dụng nước dưới đất với lưu lượng từ 1.500 m3/ngày đêm đến dưới 3.000 m3/ngày đêm.
6. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước không có giấy phép sau đây:
a) Khoan thăm dò nước dưới đất với công trình gồm 3 giếng khoan, tổng chiều sâu từ 100 mét trở lên;
b) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 3.500 kW đến dưới 5.000 kW;
c) Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích khác với lưu lượng từ 200.000 m3/ngày đêm đến dưới 300.000 m3/ngày đêm;
d) Khai thác, sử dụng nước dưới đất với lưu lượng từ 3.000 m3/ngày đêm đến dưới 4.000 m3/ngày đêm.
7. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước không có giấy phép sau đây:
a) Khoan thăm dò nước dưới đất với công trình gồm từ 4 giếng khoan trở lên;
b) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 5.000 kW trở lên;
c) Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích khác với lưu lượng từ 300.000 m3/ngày đêm trở lên;
d) Khai thác, sử dụng nước dưới đất với lưu lượng từ 4.000 m3/ngày đêm trở lên.
8. Hành vi xả nước thải vào nguồn nước không có giấy phép theo quy định của pháp luật:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi xả vào nguồn nước lượng nước thải từ 10 m3/ngày đêm đến dưới 50 m3/ngày đêm;
b) Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với hành vi xả vào nguồn nước lượng nước thải từ 50 m3/ngày đêm đến dưới 100 m3/ngày đêm;
c) Phạt tiền từ 14.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với hành vi xả vào nguồn nước lượng nước thải từ 100 m3/ngày đêm đến dưới 500 m3/ngày đêm;
d) Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với hành vi xả vào nguồn nước lượng nước thải từ 500 m3/ngày đêm đến dưới 1.000 m3/ngày đêm;
đ) Phạt tiền từ 18.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi xả vào nguồn nước lượng nước thải từ 1.000 m3/ngày đêm đến dưới 2.000 m3/ngày đêm;
e) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi xả vào nguồn nước lượng nước thải từ 2.000 m3/ngày đêm đến dưới 5.000 m3/ngày đêm;
g) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi xả vào nguồn nước lượng nước thải từ 5.000 m3/ngày đêm trở lên.
9. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều này:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính;
b) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy giảm chất lượng và số lượng nguồn nước trong trường hợp hành vi vi phạm gây ô nhiễm, suy giảm chất lượng và số lượng nguồn nước.
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không báo cáo kết quả thăm dò theo quy định;
b) Cản trở quyền thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác;
c) Không cung cấp đầy đủ và trung thực các dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước tại khu vực thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;
d) Không thực hiện chế độ báo cáo về kết quả khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2. Đối với hành vi khai thác, sử dụng tài nguyên nước vượt quá quy định trong giấy phép thì phần lưu lượng vượt quy định áp dụng xử phạt theo quy định trong trường hợp không có giấy phép (Điều 8) trong Nghị định này.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Khai thác nước dưới đất không đúng tầng chứa nước;
b) Khai thác nước dưới đất không theo chế độ đã quy định trong giấy phép;
c) Khai thác nước dưới đất không đúng vị trí quy định trong giấy phép.
4. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Thăm dò nước dưới đất không đúng theo nội dung giấy phép;
b) Không giám sát quá trình thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước theo hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
c) Không thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, phòng ngừa, khắc phục sự cố trong quá trình thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước;
d) Chủ giấy phép xả nước thải vào nguồn nước không đúng vị trí quy định trong giấy phép.
5. Hành vi xả nước thải vào nguồn nước với lưu lượng xả vượt quá quy định trong giấy phép:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi xả vào nguồn nước lượng nước thải vượt quá quy định trong giấy phép từ 10 m3/ngày đêm đến dưới 50 m3/ngày đêm;
b) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 9.000.000 đồng đối với hành vi xả vào nguồn nước lượng nước thải vượt quá quy định trong giấy phép từ 50 m3/ngày đêm đến dưới 100 m3/ngày đêm;
c) Phạt tiền từ 9.000.000 đồng đến 11.000.000 đồng đối với hành vi xả vào nguồn nước lượng nước thải vượt quá quy định trong giấy phép từ 100 m3/ngày đêm đến dưới 500 m3/ngày đêm;
d) Phạt tiền từ 11.000.000 đồng đến 13.000.000 đồng đối với hành vi
xả vào nguồn nước lượng nước thải vượt quá quy định trong giấy phép từ 500 m3/ngày đêm đến dưới 1.000 m3/ngày đêm;
đ) Phạt tiền từ 13.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi xả vào nguồn nước lượng nước thải vượt quá quy định trong giấy phép từ 1.000 m3/ngày đêm đến dưới 2.000 m3/ngày đêm;
e) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi xả vào nguồn nước lượng nước thải vượt quá quy định trong giấy phép từ 2.000 m3/ngày đêm đến dưới 5.000 m3/ngày đêm;
g) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi xả vào nguồn nước lượng nước thải vượt quá quy định trong giấy phép từ 5000 m3/ngày đêm trở lên.
6. Các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm tại Điều này:
a) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy giảm chất lượng và số lượng nguồn nước trong trường hợp hành vi vi phạm gây ô nhiễm, suy giảm chất lượng và số lượng nguồn nước;
b) Buộc thực hiện đúng quy định trong giấy phép.
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với các hành vi cho mượn, cho thuê, chuyển nhượng giấy phép.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sửa chữa nội dung giấy phép.
3. Hình thức xử phạt bổ sung đối với vi phạm tại Điều này:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép trong thời hạn từ chín mươi (90) ngày đến một trăm tám mươi (180) ngày đối với trường hợp cho mượn, cho thuê giấy phép;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép đối với trường hợp chuyển nhượng giấy phép và sửa chữa nội dung giấy phép.
Điều 11. Sử dụng giấy phép đã quá hạn
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước khi giấy phép đã quá hạn dưới ba mươi (30) ngày, trừ trường hợp đã nộp hồ sơ xin gia hạn theo quy định.
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi tiếp tục thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước khi giấy phép đã quá hạn từ ba mươi (30) ngày đến dưới sáu mươi (60) ngày, trừ trường hợp đã nộp hồ sơ xin gia hạn theo quy định:
a) Khoan thăm dò nước dưới đất với công trình gồm 1 giếng khoan, chiều sâu dưới 50 mét;
b) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy dưới 50 kW;
c) Khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng dưới 0,2 m3/giây;
d) Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích khác với lưu lượng dưới 3.000 m3/ngày đêm;
đ) Khai thác, sử dụng nước dưới đất với lưu lượng dưới 200 m3/ngày đêm.
3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 800.000 đồng đối với một trong các hành vi tiếp tục thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước khi giấy phép đã quá hạn từ ba mươi (30) ngày đến dưới sáu mươi (60) ngày, trừ trường hợp đã nộp hồ sơ xin gia hạn theo quy định:
a) Khoan thăm dò nước dưới đất với công trình gồm 1 giếng khoan, chiều sâu từ 50 mét trở lên;
b) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 50 kW đến dưới 300 kW;
c) Khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng từ 0,2 m3/giây đến dưới 0,5 m3/giây;
d) Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích khác với lưu lượng từ 3.000 m3/ngày đêm đến dưới 20.000 m3/ngày đêm;
đ) Khai thác, sử dụng nước dưới đất với lưu lượng từ 200 m3/ngày đêm đến dưới 400 m3/ngày đêm.
4. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong các hành vi tiếp tục thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước khi giấy phép đã quá hạn từ ba mươi (30) ngày đến dưới sáu mươi (60) ngày, trừ trường hợp đã nộp hồ sơ xin gia hạn theo quy định:
a) Khoan thăm dò nước dưới đất với công trình gồm 2 giếng khoan, tổng chiều sâu dưới 80 mét;
b) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 300 kW đến dưới 700 kW;
c) Khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng từ 0,5 m3/giây đến dưới 1 m3/giây;
d) Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích khác với lưu lượng từ 20.000 m3/ngày đêm đến dưới 50.000 m3/ngày đêm;
đ) Khai thác, sử dụng nước dưới đất với lưu lượng từ 400 m3/ngày đêm đến dưới 800 m3/ngày đêm.
5. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi tiếp tục thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước khi giấy phép đã quá hạn từ ba mươi (30) ngày đến dưới sáu mươi (60) ngày, trừ trường hợp đã nộp hồ sơ xin gia hạn theo quy định:
a) Khoan thăm dò nước dưới đất với công trình gồm 2 giếng khoan, tổng chiều sâu từ 80 mét trở lên;
b) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 700 kW đến dưới 1.800 kW;
c) Khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng từ 1 m3/giây đến dưới 2 m3/giây;
d) Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích khác với lưu lượng từ 50.000 m3/ngày đêm đến dưới 100.000 m3/ngày đêm;
đ) Khai thác, sử dụng nước dưới đất với lưu lượng từ 800 m3/ngày đêm đến dưới 1.500 m3/ngày đêm.
6. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi tiếp tục thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước khi giấy phép đã quá hạn từ ba mươi (30) ngày đến dưới sáu mươi (60) ngày, trừ trường hợp đã nộp hồ sơ xin gia hạn theo quy định:
a) Khoan thăm dò nước dưới đất với công trình gồm 3 giếng khoan, tổng chiều sâu dưới 100 mét;
b) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 1.800 kW đến dưới 3.500 kW;
c) Khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng từ 2 m3/giây trở lên;
d) Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích khác với lưu lượng
từ 100.000 m3/ngày đêm đến dưới 200.000 m3/ngày đêm;
đ) Khai thác, sử dụng nước dưới đất với lưu lượng từ 1.500 m3/ngày đêm đến dưới 3.000 m3/ngày đêm.
7. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với một trong các hành vi thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước khi giấy phép đã quá hạn từ ba mươi (30) ngày đến dưới sáu mươi (60) ngày, trừ trường hợp đã nộp hồ sơ xin gia hạn theo quy định:
a) Khoan thăm dò nước dưới đất với công trình gồm 3 giếng khoan, tổng chiều sâu từ 100 mét trở lên;
b) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy
từ 3.500 kW đến dưới 5.000 kW;
c) Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích khác với lưu lượng
từ 200.000 m3/ngày đêm đến dưới 300.000 m3/ngày đêm;
d) Khai thác, sử dụng nước dưới đất với lưu lượng từ 3.000 m3/ngày đêm đến dưới 4.000 m3/ngày đêm.
8. Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với một trong các hành vi thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước khi giấy phép đã quá hạn từ ba mươi (30) ngày đến dưới sáu mươi (60) ngày, trừ trường hợp đã nộp hồ sơ xin gia hạn theo quy định:
a) Khoan thăm dò nước dưới đất với công trình gồm từ 4 giếng khoan trở lên;
b) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 5.000 kW trở lên;
c) Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích khác với lưu lượng
từ 300.000 m3/ngày đêm trở lên;
d) Khai thác, sử dụng nước dưới đất với lưu lượng từ 4.000 m3/ngày đêm trở lên.
9. Hành vi tiếp tục xả nước thải vào nguồn nước khi giấy phép xả nước thải đã quá hạn từ ba mươi (30) ngày đến dưới sáu mươi (60) ngày, trừ trường hợp đã nộp hồ sơ xin gia hạn theo quy định:
a) Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi tiếp tục xả vào nguồn nước lượng nước thải từ 10 m3/ngày đêm đến dưới 50 m3/ngày đêm;
b) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục xả vào nguồn nước lượng nước thải từ 50 m3/ng�đêm đến dưới 100 m3/ngày đêm;
c) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục xả vào nguồn nước lượng nước thải từ 100 m3/ng�đêm đến dưới 500 m3/ngày đêm;
d) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục xả vào nguồn nước lượng nước thải từ 500 m3/ng�đêm đến dưới 1.000 m3/ngày đêm;
đ) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục xả vào nguồn nước lượng nước thải từ 1.000 m3/ng�đêm đến dưới 2.000 m3/ngày đêm;
e) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục xả vào nguồn nước lượng nước thải từ 2.000 m3/ng�đêm đến dưới 5.000 m3/ngày đêm;
g) Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục xả vào nguồn nước lượng nước thải từ 5.000 m3/ng�đêm trở lên.
10. Đối với trường hợp giấy phép quá hạn từ 60 ngày trở lên, áp dụng hình thức xử phạt như trường hợp thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước không có giấy phép (Điều 8) trong Nghị định này.
11. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm tại Điều này:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước;
c) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy giảm chất lượng và số lượng nguồn nước trong trường hợp hành vi vi phạm gây ô nhiễm, suy giảm chất lượng và số lượng nguồn nước.
Điều 12. Vi phạm quy định về hành nghề khoan nước dưới đất
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện báo cáo định kỳ hàng năm về khoan thăm dò, khoan khai thác theo quy định.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Tiếp tục hành nghề khoan nước dưới đất khi giấy phép đã hết hạn;
b) Thi công các giếng khoan không theo đúng quy trình, thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệt gây ảnh hưởng tới số lượng và chất lượng nước dưới đất;
c) Không lấp lỗ khoan theo quy định;
d) Thi công thăm dò, khoan khai thác nước dưới đất cho tổ chức, cá nhân không có giấy phép.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Hành nghề khoan nước dưới đất ở ngoài khu vực quy định của giấy phép;
b) Sử dụng giấy phép hành nghề của cá nhân, tổ chức khác để hành nghề khoan nước dưới đất;
c) Hành nghề khoan nước dưới đất mà không có giấy phép hành nghề theo quy định của pháp luật.
4. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện đối với hành vi vi phạm tại điểm a khoản 2; điểm a khoản 3;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất đối với hành vi vi phạm tại điểm a, điểm b khoản 3;
c) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm
hành chính gây ra; buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy giảm chất lượng
và số lượng của nguồn nước đối với hành vi vi phạm tại điểm b khoản 2.
1. Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi chăn thả súc vật trong phạm vi bảo vệ tại các đài, trạm, vườn quan trắc, đo đạc, thu thập các dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi xâm phạm hành lang an toàn kỹ thuật trên không, mặt nước, dưới nước và dưới đất gây cản trở, sai lệch các kết quả đo đạc, quan trắc, thu thập dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước.
3. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi gây hư hại các phương tiện, công trình, thiết bị đo đạc, quan trắc, thu thập dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm tại Điều này:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.
1. Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng đối với hành vi gây cản trở việc quan trắc, thu thập, trao đổi, khai thác, sử dụng dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không tuân thủ các quy định về xử lý dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước;
b) Cung cấp dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước không đúng chức năng, không đúng thẩm quyền.
3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi xâm nhập trái phép vào hệ thống lưu trữ dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước.
4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi nộp không đầy đủ các số liệu điều tra, khảo sát, quan trắc và các tài liệu liên quan khác cho cơ quan lưu trữ dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước theo quy định của cấp có thẩm quyền.
5. Phạt tiền từ 2.000.000 đến 4.000.000 đồng đối với hành vi làm sai lệch, tẩy xoá dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước.
6. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp các số liệu tính toán; các kết luận điều tra, khảo sát không trung thực cho cơ quan lưu trữ dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước.
Điều 15. Cản trở hoạt động quản lý nhà nước về tài nguyên nước
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi cản trở hoạt động nghiên cứu khoa học, điều tra, đánh giá nguồn nước được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép tiến hành tại khu vực đã được cấp phép.
2. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi cản trở công tác kiểm tra, thanh tra về tài nguyên nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành.
Điều 16. Các vi phạm khác trong lĩnh vực tài nguyên nước
1. Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng đối với hành vi khai thác nước dưới đất quy mô nhỏ trong phạm vi gia đình thuộc diện phải đăng ký nhưng không làm các thủ tục đăng ký.
2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các
hành vi vi phạm sau đây:
a) Ngâm tre, nứa, lá, gỗ, đay, tràm; cắm đăng, đáy hoặc các vật khác gây cản trở dòng chảy sông, ngòi và gây ảnh hưởng xấu đến việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước của cá nhân, tổ chức khác;
b) Đổ vào sông, ngòi, ao, hồ, đầm công cộng các chất phế thải, đất, đá với khối lượng dưới 2 m3;
c) Khai thác cát, sỏi, vật liệu xây dựng; đào, đãi khoáng sản bằng phương tiện thô sơ trờn sụng, ngũi gây ô nhiễm nguồn nước.
3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi đổ vào sông, ngòi, ao, hồ, đầm công cộng các chất phế thải, đất, đá với khối lượng từ 2 m3 đến dưới 10 m3.
4. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi đổ vào sông, ngòi, ao, hồ, đầm công cộng các chất phế thải, đất, đá với khối lượng từ 10 m3 trở lên hoặc san lấp, lấn chiếm mặt nước với diện tích từ 10 m2 trở lên.
5. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Khai thác cát, sỏi, vật liệu xây dựng; đào, đãi khoáng sản bằng phương tiện cơ giới gây ô nhiễm nguồn nước; gây xói, lở lòng, bờ sông, hồ;
b) Thi công xây dựng các công trình ngầm, các công trình trên mặt đất, xử lý nền móng công trình không tuân theo các quy trình, quy phạm về an toàn kỹ thuật, về bảo vệ các tầng chứa nước và môi trường liên quan.
6. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi gây ô nhiễm vùng bảo hộ vệ sinh của khu vực lấy nước sinh hoạt do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
7. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Xả nước thải trái phép vào tầng chứa nước;
b) Khai thác nước dưới đất trong vùng cấm khai thác.
8. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm tại Điều này:
a) Buộc dỡ bỏ, di dời các vật gây cản trở dòng chảy đối với các hành vi vi phạm tại điểm a khoản 2;
b) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm tại điểm b khoản 2; khoản 3; khoản 4; điểm a khoản 5;
c) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm do hành vi vi phạm gây ra.
THẨM QUYỀN, THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN NƯỚC
Điều 17. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã
1. Phạt cảnh cáo.
2. Phạt tiền đến 500.000 đồng.
3. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 500.000 đồng.
4. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 7 của Nghị định này.
Điều 18. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện
1. Phạt cảnh cáo.
2. Phạt tiền đến 20.000.000 đồng.
3. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
4. Tước quyền sử dụng giấy phép hành nghề khoan, giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.
5. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 7 của Nghị định này.
Điều 19. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
1. Phạt cảnh cáo.
2. Phạt tiền đến 100.000.000 đồng.
3. Tước quyền sử dụng giấy phép hành nghề khoan, giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.
4. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
5. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 7 của Nghị định này.
Điều 20. Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra chuyên ngành tài nguyên và môi trường
1. Thanh tra viên chuyên ngành tài nguyên và môi trường của Sở Tài nguyên và Môi trường và của Bộ Tài nguyên và Môi trường có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 200.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 7 của Nghị định này.
2. Chánh Thanh tra chuyên ngành tài nguyên và môi trường của Sở Tài nguyên và Môi trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép hành nghề khoan, giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 7 của Nghị định này.
3. Chánh Thanh tra chuyên ngành tài nguyên và môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép hành nghề khoan, giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 7 của Nghị định này.
Điều 21. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính
1. Khi phát hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước, người có thẩm quyền xử phạt phải ra lệnh đình chỉ ngay hành vi vi phạm, đồng thời lập biên bản về hành vi vi phạm; biên bản lập theo đúng mẫu quy định của pháp luật và tiến hành xử phạt theo thẩm quyền; trường hợp hành vi vi phạm không thuộc thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản phải được gửi đến người có thẩm quyền xử phạt.
2. Trình tự, thủ tục xử phạt được thực hiện như sau:
a) Đối với vi phạm hành chính mà hình thức xử phạt là cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 100.000 đồng thì người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định xử phạt tại chỗ;
Quyết định xử phạt phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, nghề nghiệp, địa chỉ của cá nhân, tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng. Quyết định này được giao cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt một bản;
Trường hợp phạt tiền thì trong quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt;
cá nhân, đại diện tổ chức vi phạm có thể nộp tiền phạt tại chỗ cho người có thẩm quyền xử phạt và được nhận biên lai thu tiền phạt theo quy định;
b) Khi phạt tiền trên 100.000 đồng thì người có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản về hành vi vi phạm hành chính. Biên bản phải được lập ít nhất hai bản, đồng thời trong biên bản ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp cá nhân, đại diện tổ chức vi phạm; ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; hành vi vi phạm, các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử phạt; tình trạng, chủng loại tang vật, phương tiện bị tạm giữ (nếu có); ký xác nhận của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm; ký xác nhận của người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại phải ghi rõ họ, tên, nghề nghiệp, địa chỉ.
3. Tổ chức, cá nhân bị phạt tiền phải nộp tiền tại Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt và được nhận biên lai ghi tiền phạt.
Trong trường hợp việc xử phạt vi phạm hành chính xảy ra tại những vùng xa xôi, hẻo lánh, trên sông, trên biển, những vùng mà việc đi lại gặp khó khăn thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm thu tiền phạt tại chỗ và nộp vào Kho bạc Nhà nước theo quy định tại khoản 3 Điều 58 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính; cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền không nộp tiền phạt nếu không có biên lai thu tiền phạt.
4. Trường hợp tịch thu hàng hoá, vật phẩm gây ô nhiễm tài nguyên nước, người có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản ghi rõ tên, chủng loại, số lượng, tình trạng hàng hoá, vật phẩm bị tịch thu và phải có chữ ký của người tiến hành tịch thu, người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt và người chứng kiến. Trường hợp cần niêm phong hàng hoá, vật phẩm gây ô nhiễm tài nguyên nước thì phải tiến hành có mặt người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt và người chứng kiến.
6. Cá nhân bị phạt tiền từ 500.000 đồng trở lên có thể được hoãn chấp hành quyết định xử phạt trong trường hợp đang gặp khó khăn đặc biệt về tài chính. Thủ tục và thời hạn hoãn chấp hành quyết định phạt tiền theo quy định tại Điều 65 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 22. Thủ tục tước quyền sử dụng giấy phép
1. Khi áp dụng hình phạt tước quyền sử dụng giấy phép hành nghề khoan, giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước, người có thẩm quyền xử phạt phải ghi trong quyết định xử phạt và thông báo ngay cho cơ quan đã cấp giấy phép đó biết.
Quyết định xử phạt phải ghi rõ tên, loại, số giấy phép, ngày cấp giấy phép; thời hạn tước quyền sử dụng.
Trường hợp tước quyền sử dụng giấp phép có thời hạn thì khi hết thời hạn ghi trong quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt phải trả lại giấy phép đó cho cá nhân, tổ chức sử dụng.
2. Khi phát hiện giấy phép được cấp không đúng thẩm quyền hoặc có nội dung trái pháp luật thì người có thẩm quyền xử phạt phải tiến hành lập biên bản và thu hồi ngay, đồng thời báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền biết.
Điều 23. Thủ tục tịch thu tang vật, phương tiện và xử lý tang vật, phương tiện
Khi áp dụng các hình thức tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt phải thực hiện đúng các thủ tục quy định tại Điều 60 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. Việc xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính áp dụng theo Điều 61 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Điều 32 của Nghị định số 134/2003/NĐ-CP.
KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 24. Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo
1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại, tố cáo đối với quyết định xử phạt của người có thẩm quyền.
2. Mọi công dân có quyền tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền những tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính quy định trong Nghị định này và tố cáo người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính lạm dụng quyền hạn, làm trái các quy định của Nghị định này.
3. Thẩm quyền, thủ tục, thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
4. Việc khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước được thực hiện theo quy định của pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.
Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước lạm dụng quyền hạn để sách nhiễu, dung túng, bao che, không xử phạt, xử phạt không kịp thời, xử phạt không đúng mức hoặc xử phạt vượt thẩm quyền thì căn cứ tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Điều 26. Xử lý vi phạm đối với người bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước
Người bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước nếu có hành vi chống người thi hành công vụ, trì hoãn, trốn tránh việc chấp hành hoặc có những hành vi vi phạm khác thì căn cứ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 28. Trách nhiệm hướng dẫn và thi hành
Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức thực hiện Nghị định này.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
| Phan Văn Khải (Đã ký) |
- 1 Order No. 15/2012/L-CTN of July 02, 2012, on the promulgation of the Law on Water Resources
- 2 Law No. 17/2012/QH13 of June 21, 2012, on water resources
- 3 Decree No. 134/2003/ND-CP of November 14, 2003, detailing the implementation of a number of articles of the 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations.
- 4 Ordinance No. 44/2002/PL-UBTVQH10 of July 02, 2002 on handling of administrative violations
- 5 Law No. 32/2001/QH10 of December 25, 2001 on organization of the Government