CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 55/2018/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 16 tháng 04 năm 2018 |
QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC PHÂN BÓN
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón.
1. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt và thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón.
2. Các hành vi vi phạm hành chính khác trong lĩnh vực phân bón không được quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định tại các nghị định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan để xử phạt.
Điều 2. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính
1. Nghị định này áp dụng, đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này gồm cả hộ kinh doanh phải đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật doanh nghiệp; hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, buôn chuyến, buôn bán lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức quy định tại khoản 1 Điều này gồm:
a) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp gồm: Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;
b) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật hợp tác xã gồm: Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
c) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật đầu tư gồm: Nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài;
d) Các đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức khác theo quy định pháp luật.
Điều 3. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón là 01 năm, trừ các trường hợp vi phạm hành chính về sản xuất, buôn bán, xuất khẩu, nhập khẩu phân bón thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
2. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định tại điểm b, c, d khoản 1 Điều 6 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
Điều 4. Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả
1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón, tổ chức, cá nhân phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền.
2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tước quyền sử dụng có thời hạn đối với Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón/Giấy phép sản xuất phân bón, Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón, Quyết định công nhận tổ chức đủ điều kiện khảo nghiệm phân bón, Giấy chứng nhận đăng ký lĩnh vực hoạt động hoặc quyết định chỉ định;
b) Đình chỉ có thời hạn hoạt động sản xuất, buôn bán phân bón;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón;
d) Tịch thu Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón/Giấy phép sản xuất phân bón; Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón; Giấy phép nhập khẩu phân bón.
3. Nghị định này quy định việc áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau:
a) Buộc thu hồi phân bón để thử nghiệm lại;
b) Buộc tái chế hoặc chuyển sang làm nguyên liệu đối với phân bón không có Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam;
c) Buộc thu hồi và trả lại nhà sản xuất phân bón hết hạn sử dụng;
d) Buộc nộp lại số lợi bất chính có được do thực hiện vi phạm hành chính;
đ) Buộc tiêu hủy phân bón;
e) Buộc tái xuất phân bón;
g) Buộc hủy bỏ kết quả khảo nghiệm phân bón; kết quả lấy mẫu phân bón; kết quả phân tích, thử nghiệm chất lượng phân bón;
h) Buộc thu hồi và tiêu hủy các loại hồ sơ, tài liệu;
i) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật vi phạm trong trường hợp tang vật vi phạm đã tiêu thụ hoặc tẩu tán.
Điều 5. Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền
1. Mức phạt tiền tối đa cho một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón đối với cá nhân là 100.000.000 đồng, đối với tổ chức là 200.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các chức danh được quy định tại Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân.
Điều 6. Hành vi vi phạm quy định về sản xuất phân bón
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có khu vực chứa nguyên liệu và khu vực thành phẩm riêng biệt;
b) Không có kệ hoặc bao lót để xếp đặt phân bón thành phẩm;
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Không tuân thủ thời hạn thu hồi phân bón theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
6. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Không thực hiện thu hồi phân bón theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
10. Đối với hành vi sản xuất phân bón không có Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam có giá trị từ 200.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên trừ trường hợp sản xuất phân bón để nghiên cứu, khảo nghiệm; phân bón sản xuất trong khuôn khổ dự án sản xuất thử nghiệm, chương trình hỗ trợ ứng dụng chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ trong thời gian thực hiện dự án, chương trình thì người có thẩm quyền đang thụ lý vụ việc phải chuyển ngay hồ sơ vụ vi phạm sang cơ quan tiến hành tố tụng hình sự để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 62 của Luật xử lý vi phạm hành chính; trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng có quyết định không khỏi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án, nếu hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính thì phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
12. Biện pháp khắc phục hậu quả
b) Buộc thu hồi để tiêu hủy phân bón đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 7 Điều này;
Điều 7. Hành vi vi phạm quy định về buôn bán phân bón
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không duy trì đầy đủ các điều kiện về buôn bán phân bón theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 108/2017/NĐ-CP trong quá trình hoạt động;
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
c) Buôn bán phân bón đã bị hủy bỏ Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam.
a) Phạt cảnh cáo đối với trường hợp phân bón có giá trị dưới 1.000.000 đồng;
p) Đối với hành vi buôn bán phân bón không có Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam có giá trị từ 200.000.000 đồng trở lên thì người có thẩm quyền đang thụ lý vụ việc phải chuyển ngay hồ sơ vụ vi phạm sang cơ quan tiến hành tố tụng hình sự để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 62 của Luật xử lý vi phạm hành chính; trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án, nếu hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính thì phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả
c) Buộc thu hồi để tiêu hủy phân bón đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này.
Điều 8. Hành vi vi phạm quy định về nhập khẩu phân bón
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Tự ý viết thêm, tẩy xóa, sửa chữa, làm thay đổi nội dung trong Giấy phép nhập khẩu phân bón;
Tịch thu Giấy phép nhập khẩu phân bón đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả
Quá thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà phân bón vẫn chưa được tái xuất thì người có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 13 Nghị định này phải ra quyết định tịch thu hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm theo quy định, trừ trường hợp có lý do chính đáng.
Điều 9. Hành vi vi phạm quy định về lấy mẫu phân bón; phân tích, thử nghiệm chất lượng phân bón
3. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về thử nghiệm phân bón:
Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký lĩnh vực hoạt động hoặc quyết định chỉ định từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc hủy bỏ kết quả lấy mẫu phân bón, kết quả phân tích, thử nghiệm chất lượng phân bón đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, 3 Điều này.
Điều 10. Hành vi vi phạm quy định về khảo nghiệm phân bón
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không lưu giữ hồ sơ khảo nghiệm phân bón đúng quy định;
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tẩy xóa, sửa chữa tài liệu khảo nghiệm phân bón;
7. Biện pháp khắc phục hậu quả
Điều 11. Hành vi vi phạm quy định về sử dụng phân bón
THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ LẬP BIÊN BẢN VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 12. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 5.000.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, giấy chứng nhận hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 50.000.000 đồng;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, b, c, d, đ, g, h, i khoản 3 Điều 4 Nghị định này,
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, giấy chứng nhận hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
Điều 13. Thẩm quyền xử phạt của thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực phân bón
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 500.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, giấy chứng nhận, hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 50.000.000 đồng;
đ) Tịch thu Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón/Giấy phép sản xuất phân bón; Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón; Giấy phép nhập khẩu phân bón;
e) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 70.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, giấy chứng nhận hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 70.000.000 đồng;
đ) Tịch thu Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón/Giấy phép sản xuất phân bón; Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón; Giấy phép nhập khẩu phân bón;
e) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
4. Chánh thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, giấy chứng nhận hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Tịch thu Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón/Giấy phép sản xuất phân bón; Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón; Giấy phép nhập khẩu phân bón;
e) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
Điều 14. Thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân
1. Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng.
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định điểm b khoản này;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, giấy chứng nhận có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định điểm b khoản này;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, đ, g, h khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
5. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, giấy chứng nhận có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, d, đ, g, h, i khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, giấy chứng nhận có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, d, đ, g, h, i khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
Điều 15. Thẩm quyền xử phạt của Hải quan
1. Đội trưởng thuộc Chi cục Hải quan, Đội trưởng thuộc Chi cục kiểm tra sau thông quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng.
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm đ, e, i khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, giấy chứng nhận có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm đ, e, i khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
4. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm đ, e, i khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
Điều 16. Thẩm quyền xử phạt của Quản lý thị trường
1. Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Đội trưởng Đội Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm b, c, đ khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép, giấy chứng nhận có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm b, c, đ khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
4. Cục trưởng Cục Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép, giấy chứng nhận có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm b, c, đ khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
Điều 17. Thẩm quyền xử phạt của Bộ đội Biên phòng
1. Chiến sĩ Bộ đội Biên phòng đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng.
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm b, đ khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm b, đ khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
Điều 18. Thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát biển
1. Cảnh sát viên Cảnh sát biển đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng.
2. Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng.
3. Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm đ khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
4. Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm b, đ khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
5. Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm b, đ khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
6. Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm b, đ khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
7. Tư lệnh Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, giấy chứng nhận có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm b, đ khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
Điều 19. Phân định thẩm quyền xử phạt
1. Những người có thẩm quyền của Ủy ban nhân dân các cấp, Thanh tra chuyên ngành, Công an nhân dân có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, có quyền áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 12, 13, 14 của Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
2. Những người có thẩm quyền của cơ quan Hải quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, có quyền áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 8 của Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 15 của Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
3. Những người có thẩm quyền của cơ quan Quản lý thị trường có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, có quyền áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 7 của Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 16 của Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
4. Những người có thẩm quyền của lực lượng Bộ đội Biên phòng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, có quyền áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 7 và Điều 8 của Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 17 của Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
5. Những người có thẩm quyền của lực lượng Cảnh sát biển có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, có quyền áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 7 và Điều 8 của Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 18 của Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Điều 20. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định từ Điều 12 đến Điều 18 của Nghị định này theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
2. Công chức, viên chức trong các cơ quan được quy định từ Điều 12 đến Điều 18 của Nghị định này đang thi hành công vụ, nhiệm vụ theo chức năng, quyền hạn được giao thuộc lĩnh vực phân bón.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký ban hành, trừ khoản 4 Điều 7 của Nghị định này sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 9 năm 2020 đối với tổ chức, cá nhân đã và đang hoạt động buôn bán phân bón trước ngày 20 tháng 9 năm 2017.
2. Nghị định này bãi bỏ Điều 19, 20, 21, 23, 24, 25 Nghị định số 163/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp; khoản 18, 19, 20, 21, 22, 23 Điều 1 Nghị định số 115/2016/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp.
Điều 22. Điều khoản chuyển tiếp
Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh phân bón được thực hiện hoặc phát hiện trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà đang xem xét, giải quyết thì xử phạt theo Nghị định số 163/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp và Nghị định số 115/2016/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013, trừ trường hợp hành vi vi phạm hành chính của Nghị định này có quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn thì xử phạt theo Nghị định này.
1. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: | TM. CHÍNH PHỦ |
- 1 Decree No. 163/2013/NĐ-CP of November 12, 2013, penalties for administrative violations pertaining to chemicals, fertilizers and industrial explosives
- 2 Decree No. 115/2016/ND-CP dated July 08, 2016, amendments to the Government's Decree No. 163/2013/ND-CP on penalties for administrative violations against regulations on chemicals, fertilizers and industrial explosives
- 3 Decree No. 115/2016/ND-CP dated July 08, 2016, amendments to the Government's Decree No. 163/2013/ND-CP on penalties for administrative violations against regulations on chemicals, fertilizers and industrial explosives
- 1 Decree No. 64/2018/ND-CP dated May 07, 2018 penalties for administrative violations against regulations on livestock breeds, animal feeds and aqua feeds
- 2 Circular No. 03/2018/TT-BXD dated April 24, 2018
- 3 Decree No. 108/2017/ND-CP dated September 20, 2017
- 4 Decree No. 49/2017/ND-CP dated April 24, 2017, amendments to Artcile 15 of the Government’s Decree No. 25/2011/ND-CP elaborating and guiding the implementation of the law on telecommunications, and Article 30 of the Government’s Decree No. 174/2013/ND-CP on penalties for administrative violations in posts, telecommunications, information technology and radio frequency sectors
- 5 Law No. 76/2015/QH13 dated June 19, 2015, Organizing The Government
- 6 Law No. 67/2014/QH13 dated November 26, 2014, on investment
- 7 Law No. 68/2014/QH13 dated November 26, 2014, on enterprises
- 8 Cooperative Law No. 23/2012/QH13 of November 20, 2012
- 9 Law No. 15/2012/QH13 of June 20, 2012, on handling administrative violations
- 1 Decree No. 64/2018/ND-CP dated May 07, 2018 penalties for administrative violations against regulations on livestock breeds, animal feeds and aqua feeds
- 2 Circular No. 03/2018/TT-BXD dated April 24, 2018
- 3 Decree No. 49/2017/ND-CP dated April 24, 2017, amendments to Artcile 15 of the Government’s Decree No. 25/2011/ND-CP elaborating and guiding the implementation of the law on telecommunications, and Article 30 of the Government’s Decree No. 174/2013/ND-CP on penalties for administrative violations in posts, telecommunications, information technology and radio frequency sectors