- 1 Decree no. 22/2006/ND-CP of February 28, 2006 on organization and operation of foreign bank branches, joint-venture banks, banks with 100% foreign capital, and representative offices of foreign credit institutions in Vietnam
- 2 Decree No. 69/2007/ND-CP of April 20, 2007, on foreign investors'' purchase of shares of Vietnamese commercial banks
- 1 Law no. 60/2005/QH11 of November 29, 2005 on enterprises
- 2 Law No. 20/2004/QH11 of June 15, 2004 amending and supplementing a number of articles of The Law on credit institutions
- 3 Law No. 10/2003/QH11 of June 17, 2003, amending and supplementing a number of articles of the Vietnam State Bank Law
- 4 Law No. 06/1997/QH10 of December 12, 1997 on The State Bank of Vietnam
- 5 Law No. 07/1997/QH10 of December 12, 1997 on credit institutions
- 1 Circular No. 06/2010/TT-NHNN of February 26, 2010, guiding the organization, governance, administration, charter capital, transfer of shares and supplementation and modification of licenses or charters of commercial banks
- 2 Circular No. 09/2010/TT-NHNN of March 26, 2010, providing for the licensing of establishment and operation of joint-stock commercial banks
CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 59/2009/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 16 tháng 07 năm 2009 |
VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 01/1997/QH10 ngày 12 tháng 12 năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 10/2003/QH11 ngày 17 tháng 6 năm 2003;
Căn cứ Luật các Tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 ngày 12 tháng 12 năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng số 20/2004/QH11 ngày 15 tháng 6 năm 2004;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29 tháng 12 năm 2005;
Xét đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,
NGHỊ ĐỊNH:
Nghị định này quy định về tổ chức và hoạt động của các ngân hàng thương mại được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước) cấp Giấy phép thành lập và hoạt động.
1. Các ngân hàng thương mại bao gồm:
a) Ngân hàng thương mại Nhà nước;
b) Ngân hàng thương mại cổ phần;
c) Ngân hàng thương mại liên doanh;
d) Ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài.
(sau đây gọi chung là ngân hàng).
2. Tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc tổ chức và hoạt động của ngân hàng.
Điều 3. Sử dụng thuật ngữ “ngân hàng”
Các tổ chức không phải là tổ chức tín dụng không được phép sử dụng thuật ngữ “ngân hàng” trong tên của tổ chức, trong các phần phụ thêm của tên, văn bản, thông báo hoặc quảng cáo của mình mà thuật ngữ đó có thể gây nhầm lẫn cho công chúng về việc tổ chức của mình là một ngân hàng.
Điều 4. Áp dụng quy phạm pháp luật
1. Trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với các quy định về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại tại Nghị định này thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế đó.
2. Đối với ngân hàng thương mại liên doanh và ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài: áp dụng các quy định tại Nghị định này đối với những vấn đề không được quy định tại Nghị định số 22/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2006 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, Văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Ngân hàng thương mại là ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của Luật các Tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật.
2. Ngân hàng thương mại Nhà nước là ngân hàng thương mại trong đó Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ. Ngân hàng thương mại Nhà nước bao gồm ngân hàng thương mại do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ và ngân hàng thương mại cổ phần do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ.
3. Ngân hàng thương mại cổ phần là ngân hàng thương mại được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần.
4. Ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài là ngân hàng thương mại được thành lập tại Việt Nam với 100% vốn điều lệ thuộc sở hữu nước ngoài; trong đó phải có một ngân hàng nước ngoài sở hữu trên 50% vốn điều lệ (ngân hàng mẹ). Ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc từ hai thành viên trở lên, là pháp nhân Việt Nam, có trụ sở chính tại Việt Nam.
5. Ngân hàng thương mại liên doanh là ngân hàng thương mại được thành lập tại Việt Nam, bằng vốn góp của Bên Việt Nam (gồm một hoặc nhiều ngân hàng Việt Nam) và Bên nước ngoài (gồm một hoặc nhiều ngân hàng nước ngoài) trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Ngân hàng thương mại liên doanh được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên, là pháp nhân Việt Nam, có trụ sở chính tại Việt Nam.
6. Công ty trực thuộc của ngân hàng thương mại là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập bằng vốn tự có mà ngân hàng thương mại:
a) Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông đã phát hành của công ty đó; hoặc
b) Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của công ty đó; hoặc
c) Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó.
7. Người điều hành ngân hàng bao gồm Tổng Giám đốc, các Phó Tổng Giám đốc, và các chức danh điều hành khác do Điều lệ ngân hàng quy định.
8. Người quản lý ngân hàng bao gồm Chủ tịch và thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc và các chức danh quản lý khác do Điều lệ ngân hàng quy định.
9. Người có liên quan là tổ chức, cá nhân có quan hệ với một tổ chức, cá nhân khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Công ty mẹ với công ty con và ngược lại; ngân hàng với công ty trực thuộc của ngân hàng và ngược lại; các công ty có cùng công ty mẹ với nhau; các công ty trực thuộc của cùng ngân hàng với nhau;
b) Công ty đối với người quản lý, thành viên Ban Kiểm soát của công ty đó hoặc người, tổ chức có thẩm quyền bổ nhiệm những người đó và ngược lại;
c) Công ty đối với cá nhân sở hữu từ 10% vốn điều lệ trở lên tại công ty đó và ngược lại;
d) Những người có quan hệ thân thuộc với nhau, gồm: vợ, chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh, chị, em ruột;
đ) Công ty đối với người có quan hệ thân thuộc (theo quy định tại Điểm d khoản này) của người quản lý, thành viên Ban Kiểm soát, thành viên góp vốn hoặc cổ đông sở hữu từ 10% vốn điều lệ trở lên của công ty đó và ngược lại;
e) Cá nhân được ủy quyền đại diện cho những người quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản này đối với người ủy quyền.
10. Thành viên Hội đồng quản trị độc lập là thành viên Hội đồng quản trị đảm bảo các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Điều 22 Nghị định này.
11. Mức cổ phần trọng yếu là mức cổ phần chiếm từ 5% vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên của ngân hàng.
12. Tổ chức lại ngân hàng là việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, mua lại và chuyển đổi ngân hàng.
Điều 6. Người đại diện theo pháp luật.
1. Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của ngân hàng, được quy định cụ thể tại Điều lệ ngân hàng. Người đại diện theo pháp luật của ngân hàng có thể ủy quyền bằng văn bản cho người khác theo cơ chế ủy quyền nội bộ do Hội đồng quản trị ngân hàng quy định để thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình. Văn bản uỷ quyền phải nêu rõ phạm vi đại diện theo ủy quyền, thời hạn đại diện. Người đại diện theo ủy quyền chỉ được thực hiện giao dịch trong phạm vi đại diện.
2. Người đại diện theo pháp luật của ngân hàng phải cư trú tại Việt Nam, trường hợp vắng mặt ở Việt Nam thì phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác đang cư trú tại Việt Nam theo quy định tại khoản 1 Điều này để thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình.
Điều 7. Cơ chế ủy quyền, phân công nội bộ
Ngân hàng phải xây dựng cơ chế ủy quyền, phân công trong nội bộ Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc và bộ máy giúp việc phù hợp với các quy định tại Nghị định này và các quy định khác của pháp luật để đảm bảo việc quản trị, điều hành ngân hàng được an toàn, hiệu quả và thông suốt.
Điều 8. Kiểm tra, thanh tra ngân hàng
Ngân hàng chịu sự kiểm tra, thanh tra của Ngân hàng Nhà nước theo quy định của pháp luật.
QUY ĐỊNH VỀ THÀNH LẬP NGÂN HÀNG
Điều 9. Thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và hoạt động
1. Ngân hàng Nhà nước là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng.
2. Ngân hàng Nhà nước có quyền từ chối cấp Giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng nếu tổ chức, cá nhân xin cấp phép không đáp ứng các quy định tại Nghị định này.
Điều 10. Điều kiện để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động
1. Điều kiện để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng thực hiện theo quy định tại Điều 22 Luật các Tổ chức tín dụng, các quy định cụ thể tại Nghị định này và theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
2. Đối với ngân hàng thương mại liên doanh, ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài: ngoài các điều kiện nêu trên, ngân hàng nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Nghị định số 22/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2006 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, Văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam.
Điều 11. Hồ sơ, thủ tục xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động.
Hồ sơ, thủ tục xin cấp Giấp phép thành lập và hoạt động ngân hàng được thực hiện theo quy định của Luật các Tổ chức tín dụng và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
Các quy định khác có liên quan đến việc cấp, sử dụng Giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng, đăng ký kinh doanh và điều kiện tiến hành hoạt động ngân hàng được thực hiện theo các quy định từ Điều 24 đến Điều 28 Luật các Tổ chức tín dụng và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ NGÂN HÀNG
Điều 13. Cơ cấu tổ chức mạng lưới
1. Ngân hàng phải có trụ sở chính. Cơ cấu tổ chức tại trụ sở chính do ngân hàng tự quyết định.
2. Ngân hàng được mở sở giao dịch, chi nhánh, Văn phòng đại diện, được thành lập đơn vị sự nghiệp, công ty trực thuộc theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan. Ngân hàng được thành lập công ty trực thuộc để hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, quản lý, khai thác, bán tài sản trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm tiền vay và tài sản mà Nhà nước giao cho ngân hàng xử lý thu hồi nợ.
Điều 14. Cơ cấu tổ chức quản lý
1. Cơ cấu tổ chức quản lý của ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng thương mại cổ phần do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ bao gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc và bộ máy giúp việc.
2. Cơ cấu tổ chức quản lý của ngân hàng thương mại Nhà nước do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ, ngân hàng thương mại liên doanh, ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài bao gồm: Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc và bộ máy giúp việc.
Điều 15. Tổ chức lại ngân hàng
Việc tổ chức lại ngân hàng được thực hiện theo các quy định của pháp luật và phải được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản.
MỤC 2. CÁC NGUYÊN TẮC CHUNG VỀ QUẢN TRỊ, KIỂM SOÁT, ĐIỀU HÀNH
Điều 16. Hội đồng quản trị và cơ cấu Hội đồng quản trị
1. Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị ngân hàng, có toàn quyền nhân danh ngân hàng để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của ngân hàng, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông (đối với ngân hàng thương mại cổ phần) hoặc chủ sở hữu (đối với ngân hàng thương mại Nhà nước, ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên) hoặc thành viên góp vốn (đối với ngân hàng thương mại liên doanh, ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên).
2. Hội đồng quản trị phải có tối thiểu 03 thành viên và không quá 11 thành viên, số lượng cụ thể do Điều lệ ngân hàng quy định. Tối thiểu 1/2 (một phần hai) tổng số thành viên Hội đồng quản trị phải là người không điều hành và thành viên độc lập, trong đó có tối thiểu 02 thành viên độc lập. Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể là thành viên độc lập.
3. Cá nhân và người có liên quan của cá nhân đó hoặc những người là người đại diện vốn góp của một tổ chức không được chiếm quá 1/3 (một phần ba) tổng số thành viên của Hội đồng quản trị (quy định này chỉ áp dụng đối với ngân hàng thương mại cổ phần).
4. Số thành viên Hội đồng quản trị chưa có bằng Đại học không vượt quá 1/4 (một phần tư) tổng số thành viên Hội đồng quản trị.
5. Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị là 05 năm. Nhiệm kỳ củ thành viên Hội đồng quản trị không quá 05 năm. Thành viên Hội đồng quản trị có thể được bầu hoặc bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị được bổ sung hoặc thay thế thành viên Hội đồng quản trị bị đương nhiên mất tư cách, miễn nhiệm, bãi nhiệm trong thời hạn nhiệm kỳ là thời hạn còn lại của nhiệm kỳ Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị của nhiệm kỳ vừa kết thúc tiếp tục hoạt động cho đến khi Hội đồng quản trị của nhiệm kỳ mới tiếp quản công việc.
6. Trường hợp số thành viên Hội đồng quản trị bị giảm quá 1/3 (một phần ba) theo quy định tại Điều lệ ngân hàng hoặc không đủ số thành viên tối thiểu theo quy định của pháp luật thì trong thời hạn không quá 60 ngày, kể từ ngày không đủ số lượng theo quy định, ngân hàng phải tiến hành bổ sung đủ số lượng thành viên Hội đồng quản trị theo quy định.
7. Hội đồng quản trị sử dụng con dấu của ngân hàng để thực hiện nhiệm vụ của mình.
8. Giúp việc cho Hội đồng quản trị có Thư ký Hội đồng quản trị. Chức năng, nhiệm vụ của Thư ký Hội đồng quản trị do Hội đồng quản trị quy định.
Điều 17. Ban Kiểm soát và cơ cấu Ban Kiểm soát
1. Ban Kiểm soát là cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng nhằm đánh giá chính xác hoạt động kinh doanh, thực trạng tài chính của ngân hàng.
2. Ban Kiểm soát của ngân hàng có tối thiểu 03 thành viên, số lượng cụ thể do Điều lệ ngân hàng quy định, trong đó phải có ít nhất 1/2 (một phần hai) tổng số thành viên là chuyên trách.
3. Ban Kiểm soát có bộ phận giúp việc và được sử dụng bộ phận kiểm toán nội bộ của ngân hàng để thực hiện các nhiệm vụ của mình.
4. Nhiệm kỳ của Ban Kiểm soát là 05 năm. Nhiệm kỳ của thành viên Ban Kiểm soát không quá 05 năm. Thành viên Ban Kiểm soát có thể được bầu hoặc bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Nhiệm kỳ của thành viên được bổ sung hoặc thay thế thành viên bị đương nhiên mất tư cách, miễn nhiệm, bãi nhiệm trong thời hạn nhiệm kỳ là thời hạn còn lại của nhiệm kỳ. Ban Kiểm soát của nhiệm kỳ vừa kết thúc tiếp tục hoạt động cho đến khi Ban Kiểm soát của nhiệm kỳ mới tiếp quản công việc.
5. Trường hợp số thành viên Ban Kiểm soát bị giảm quá 1/3 (một phần ba) theo quy định tại Điều lệ ngân hàng hoặc không đủ số thành viên tối thiểu theo quy định của pháp luật thì trong thời hạn không quá 60 ngày, kể từ ngày không đủ số lượng theo quy định, ngân hàng phải tiến hành bổ sung đủ số lượng thành viên Ban Kiểm soát theo quy định.
Điều 18. Tổng giám đốc và bộ máy giúp việc
1. Hội đồng quản trị bổ nhiệm một trong số các thành viên của mình làm Tổng giám đốc hoặc thuê Tổng giám đốc. Tổng giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của ngân hàng, chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện quyền và nhiệm vụ phù hợp với quy định của Nghị định này, các quy định khác của pháp luật và Điều lệ của ngân hàng.
2. Nhiệm kỳ của Tổng giám đốc không quá 05 năm. Tổng giám đốc có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
3. Hội đồng quản trị quy định cụ thể cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ của bộ máy giúp việc cho Tổng giám đốc.
Điều 19. Những trường hợp không được đảm nhiệm chức vụ
1. Những người sau đây không được là Kế toán trưởng, Giám đốc Sở Giao dịch, Giám đốc Chi nhánh, Giám đốc công ty trực thuộc của ngân hàng:
a) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;
b) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang có án tích;
c) Người đã từng bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia, các tội xâm phạm sở hữu; người đã từng bị kết án về các tội từ tội phạm nghiêm trọng trở lên;
d) Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức; cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp nhà nước tại doanh nghiệp khác;
đ) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam;
e) Bố mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột của thành viên Hội đồng quản trị Tổng giám đốc không được là Kế toán trưởng của ngân hàng;
g) Các trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ ngân hàng.
2. Những người sau đây không được là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc của ngân hàng:
a) Thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Người đã từng là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh, Giám đốc (Tổng giám đốc), Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban Kiểm soát của doanh nghiệp, Chủ nhiệm và các thành viên Ban quản trị hợp tác xã tại thời điểm doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản, trừ trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản vì lý do bất khả kháng;
c) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tại thời điểm doanh nghiệp bị đình chỉ hoạt đồng, bị buộc giải thể do vi phạm pháp luật nghiêm trọng, trừ trường hợp là đại diện theo đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm chấn chỉnh, củng cố doanh nghiệp đó;
d) Người đã từng bị đình chỉ chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Trưởng Ban Kiểm soát, thành viên Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc của ngân hàng theo quy định tại Điều 25 Nghị định này hoặc bị cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan pháp luật xác định người đó có sai phạm dẫn đến việc ngân hàng bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động;
đ) Bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột của thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc không được là thành viên Ban Kiểm soát của ngân hàng.
Điều 20. Những trường hợp không cùng đảm nhiệm chức vụ
1. Thành viên Hội đồng quản trị của ngân hàng:
a) Không được đồng thời là thành viên Ban Kiểm soát của ngân hàng đó;
b) Không được đồng thời là người quản lý của tổ chức tín dụng khác, trừ trường hợp được sự đồng ý của Hội đồng quản trị mà mình đang là thành viên hoặc tổ chức đó là công ty trực thuộc của ngân hàng;
c) Chủ tịch Hội đồng quản trị của ngân hàng không được đồng thời là người điều hành của ngân hàng đó; không được đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị, người điều hành tổ chức tín dụng khác, trừ trường hợp tổ chức đó là công ty trực thuộc của ngân hàng.
2. Thành viên Ban Kiểm soát:
a) Không được đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị, người điều hành, nhân viên của ngân hàng hoặc công ty trực thuộc của ngân hàng;
b) Không được đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị, người điều hành của doanh nghiệp mà thành viên Ban Kiểm soát của doanh nghiệp đó đang là thành viên Hội đồng quản trị, người điều hành tại ngân hàng;
c) Trưởng Ban Kiểm soát không được đồng thời là thành viên Ban Kiểm soát, người điều hành của tổ chức tín dụng khác.
3. Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc không được đồng thời là người điều hành hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị của tổ chức tín dụng khác, trừ trường hợp đó là công ty trực thuộc của ngân hàng; không được đồng thời tham gia điều hành tại doanh nghiệp khác.
Điều 21. Tiêu chuẩn và điều kiện để được bầu, bổ nhiệm
1. Tiêu chuẩn và điều kiện đối với thành viên Hội đồng quản trị:
a) Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định này;
b) Có đạo đức nghề nghiệp trên cơ sở tuân thủ quy định tại Điều 27 và Điều 28 Nghị định này;
c) Hiểu biết về hoạt động ngân hàng:
- Có bằng Đại học hoặc trên Đại học về ngành kinh tế hoặc luật; hoặc
- Có ít nhất 03 năm làm người quản lý doanh nghiệp hoạt động trong ngành tài chính ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, kế toán, kiểm toán; hoặc
- Là cổ đông cá nhân sở hữu ít nhất 5% tổng số vốn cổ phần phổ thông có quyền biểu quyết của ngân hàng, và: có chứng chỉ xác nhận đã qua chương trình đào tạo về ngân hàng của cơ quan có thẩm quyền hoặc có ít nhất 01 năm làm việc trong ngành ngân hàng;
d) Đối với thành viên Hội đồng quản trị độc lập: ngoài những tiêu chuẩn nêu tại các điểm a, b và c khoản này, phải đảm bảo yêu cầu về tiêu chuẩn và tính độc lập theo quy định tại Điều 22 Nghị định này.
2. Tiêu chuẩn và điều kiện đối với thành viên Ban Kiểm soát:
a) Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định này;
b) Có đạo đức nghề nghiệp trên cơ sở tuân thủ quy định tại Điều 27 và Điều 28 Nghị định này;
c) Có bằng Đại học hoặc trên Đại học về ngành kinh tế, luật hoặc lĩnh vực chuyên môn mà mình sẽ đảm nhiệm; có ít nhất 03 năm làm việc trực tiếp trong ngành tài chính ngân hàng, kế toán, kiểm toán;
d) Không phải là người có liên quan của người quản lý ngân hàng;
đ) Cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm (đối với thành viên Ban Kiểm soát chuyên trách).
3. Tiêu chuẩn và điều kiện đối với Tổng giám đốc:
a) Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định này;
b) Có đạo đức nghề nghiệp trên cơ sở tuân thủ quy định tại Điều 27 và Điều 28 Nghị định này;
c) Có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm:
- Có bằng Đại học hoặc trên Đại học về ngành tài chính ngân hàng và có ít nhất 03 năm làm Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc, (Phó giám đốc), Giám đốc đơn vị trực thuộc (chi nhánh, sở giao dịch, công ty trực thuộc) của ngân hàng thương mại; hoặc
- Có bằng Đại học hoặc trên đại học về các ngành không phải ngành tài chính ngân hàng và có ít nhất 05 năm làm Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc), Giám đốc đơn vị trực thuộc (chi nhánh, sở giao dịch, công ty trực thuộc) của ngân hàng thương mại.
d) Cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm.
4. Tiêu chuẩn và điều kiện đối với Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng, Giám đốc Sở Giao dịch, Giám đốc Chi nhánh, Giám đốc công ty trực thuộc:
a) Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định này; đối với Phó Tổng giám đốc không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định này.
b) Có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm:
(i) Có bằng Đại học hoặc trên Đại học về ngành kinh tế, luật hoặc lĩnh vực chuyên môn mà mình sẽ đảm nhiệm; hoặc
(ii) Có bằng Đại học hoặc trên Đại học ngoài các ngành, lĩnh vực nêu trên và có ít nhất 03 năm làm việc trực tiếp trong ngành tài chính ngân hàng hoặc lĩnh vực chuyên môn mà mình sẽ đảm nhiệm.
c) Cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm.
5. Ngoài các điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại Điều này, thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng của ngân hàng thương mại Nhà nước phải tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật có liên quan áp dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước.
Điều 22. Tiêu chuẩn, điều kiện về tính độc lập của thành viên Hội đồng quản trị độc lập
1. Không phải là người đang làm việc cho ngân hàng hoặc công ty trực thuộc của ngân hàng hoặc đã làm việc cho ngân hàng hoặc công ty trực thuộc của ngân hàng bất kỳ thời gian nào trong 03 năm liền kề trước đó.
2. Không phải là người đang hưởng lương và thù lao, phụ cấp khác của ngân hàng ngoài những khoản được hưởng theo tiêu chuẩn thành viên Hội đồng quản trị.
3. Vợ, chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh, chị, em ruột của người đó không thuộc một trong các trường hợp sau: sở hữu từ 5% vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên đối với ngân hàng thương mại cổ phần; là người quản lý, thành viên Ban Kiểm soát của ngân hàng hoặc công ty trực thuộc của ngân hàng vào thời điểm hiện tại hoặc bất kỳ thời gian nào trong 03 năm liền kề trước đó.
4. Không phải là người quản lý, thành viên Ban Kiểm soát của ngân hàng tại bất kỳ thời điểm nào trong 05 năm liền kề trước đó; không trực tiếp hoặc đại diện sở hữu từ 1% vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên đối với ngân hàng thương mại cổ phần.
5. Không cùng người có liên quan theo quy định tại khoản 11 Điều 5 Nghị định này sở hữu từ 5% vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên của ngân hàng thương mại cổ phần.
Điều 23. Đương nhiên mất tư cách
1. Các trường hợp đương nhiên mất tư cách thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Kiểm soát và Tổng giám đốc:
a) Mất năng lực hành vi dân sự hoặc chết;
b) Vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định này;
c) Tư cách pháp nhân của cổ đông là tổ chức (mà người đó là đại diện vốn góp) chấm dứt;
d) Tư cách làm người đại diện theo ủy quyền chấm dứt;
đ) Bị tòa án quyết định trục xuất khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
e) Ngân hàng bị thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động;
g) Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chuẩn y các chức danh của nhiệm kỳ mới có hiệu lực;
h) Hợp đồng thuê Tổng giám đốc hết hiệu lực.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày xác định được các đối tượng bị đương nhiên mất tư cách theo quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều này, Hội đồng quản trị của ngân hàng phải có văn bản báo cáo kèm tài liệu chứng minh cụ thể gửi Ngân hàng Nhà nước và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của báo cáo này trước pháp luật; đồng thời thực hiện các thủ tục để bầu, bổ nhiệm chức danh bị khuyết theo các quy định của pháp luật.
3. Chủ tịch và thành viên Hội đồng quản trị, Trưởng ban và thành viên Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc của ngân hàng sau khi bị xác định mất tư cách đương nhiên vẫn phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với các quyết định trái với quy định của pháp luật và Điều lệ của ngân hàng hoặc các quyết định cố ý làm sai của mình trong thời gian đương nhiệm.
4. Chức danh được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chuẩn y trước đây của những người bị mất tư cách đương nhiên quy định tại khoản 1 Điều này đương nhiên hết hiệu lực.
Điều 24. Bãi nhiệm, miễn nhiệm
1. Chủ tịch và thành viên Hội đồng quản trị, Trưởng ban và thành viên Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc của ngân hàng bị xem xét bãi nhiệm, miễn nhiệm trong các trường hợp sau:
a) Năng lực hành vi dân sự bị hạn chế;
b) Có đơn xin từ chức (trong đó nêu rõ lý do xin từ chức);
c) Không đảm bảo yêu cầu về tính độc lập đối với thành viên Hội đồng quản trị độc lập;
d) Không tham gia các hoạt động của Hội đồng quản trị (đối với thành viên Hội đồng quản trị) trong 06 tháng liên tục, trừ trường hợp bất khả kháng;
đ) Bị cơ quan quản lý nhà nước xác định là vi phạm nghiêm trọng các quy định tại Điều 27, Điều 28 Nghị định này;
e) Khi cơ quan có thẩm quyền bầu, bổ nhiệm xét thấy cần thiết;
g) Các trường hợp khác do Điều lệ ngân hàng quy định.
2. Chủ tịch và thành viên Hội đồng quản trị, Trưởng ban và thành viên Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc của ngân hàng sau khi bị miễn nhiệm, bãi nhiệm vẫn phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với các quyết định trái với quy định của pháp luật và Điều lệ của ngân hàng hoặc các quyết định cố ý làm sai của mình trong thời gian đương nhiệm.
3. Chức danh đã được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chuẩn y đương nhiên hết hiệu lực khi bị miễn nhiệm, bãi nhiệm theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền của ngân hàng.
4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày thông qua quyết định miễn nhiệm, bãi nhiệm đối với các đối tượng theo quy định tại khoản 1 Điều này, Hội đồng quản trị ngân hàng phải có văn bản thông báo kèm tài liệu chứng minh cụ thể gửi Ngân hàng Nhà nước và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của báo cáo này trước pháp luật; đồng thời thực hiện các thủ tục để bầu, bổ nhiệm chức danh bị khuyết theo các quy định của pháp luật.
Điều 25. Đình chỉ, tạm đình chỉ
1. Trường hợp ngân hàng bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, Ban Kiểm soát đặc biệt do Ngân hàng Nhà nước thành lập có quyền đình chỉ, tạm đình chỉ việc thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị, Trưởng ban và các thành viên Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc nếu xét thấy cần thiết.
2. Trường hợp Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị, Trưởng ban và các thành viên Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc ngân hàng vi phạm quy định tại Điều 20 Nghị định này, vi phạm quy định của pháp luật và Điều lệ ngân hàng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao, Ngân hàng Nhà nước có quyền đình chỉ, tạm đình chỉ việc thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của những đối tượng vi phạm này nếu xét thấy cần thiết.
3. Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị, Trưởng ban và các thành viên Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc của ngân hàng có thể bị đình chỉ, tạm đình chỉ việc thực thi nhiệm vụ, quyền hạn theo quyết định của cơ quan bảo vệ pháp luật.
4. Người bị đình chỉ, tạm đình chỉ việc thực thi nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều này phải có trách nhiệm tham gia xử lý các tồn tại và sai phạm có liên quan đến trách nhiệm cá nhân khi có yêu cầu của Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát của ngân hàng hoặc Ban Kiểm soát đặc biệt hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều 26. Yêu cầu về chuẩn y việc bầu, bổ nhiệm
1. Việc bầu, bổ nhiệm Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị, Trưởng ban và các thành viên Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc của ngân hàng phải được Thống đốc Ngân hàng nhà nước chuẩn y (trừ trường hợp do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm). Ngân hàng Nhà nước quy định về thủ tục, hồ sơ đề nghị chuẩn y việc bầu, bổ nhiệm các chức danh này.
2. Ngân hàng quy định và tự chịu trách nhiệm về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh nêu tại khoản 4 Điều 21 Nghị định này và thông báo cho Ngân hàng Nhà nước danh sách những người được bổ nhiệm kèm sơ yếu lý lịch của những người này.
Điều 27. Công khai các lợi ích có liên quan
Việc công khai các lợi ích có liên quan thực hiện theo quy định tại Điều 118 Luật Doanh nghiệp.
1. Thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ ngân hàng, quyết định của Đại hội đồng cổ đông hoặc chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của ngân hàng.
2. Thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất vì lợi ích của ngân hàng.
3. Trung thành với lợi ích của ngân hàng; không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của ngân hàng, lạm dụng địa vị, chức vụ và tài sản của ngân hàng để thu lợi cá nhân hoặc để phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác hoặc làm tổn hại tới lợi ích của ngân hàng.
4. Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho ngân hàng về quyền lợi có thể gây xung đột mà họ có được ở các tổ chức kinh tế, các giao dịch hoặc cá nhân khác và chỉ được sử dụng những cơ hội đó khi Hội đồng quản trị đã xem xét và chấp thuận.
5. Không được cạnh tranh bất hợp pháp với ngân hàng hoặc tạo điều kiện cho bên thứ ba gây tổn hại lợi ích của ngân hàng.
6. Không được tạo điều kiện để cá nhân mình hoặc người có liên quan của mình quy định tại khoản 10 Điều 5 Nghị định này vay vốn ngân hàng với những điều kiện ưu đãi, thuận lợi hơn so với quy định chung của pháp luật và của ngân hàng.
7. Không được tăng lương, thù lao, trả thưởng khi ngân hàng bị lỗ.
8. Các nghĩa vụ khác do Điều lệ ngân hàng quy định.
Thù lao, tiền lương và lợi ích khác của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc do Đại hội đồng cổ đông (đối với ngân hàng thương mại cổ phần), chủ sở hữu (đối với ngân hàng thương mại, được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên), Hội đồng quản trị (đối với ngân hàng thương mại được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên) xem xét, quyết định trên cơ sở phù hợp với quy định tại Điều 117, Điều 125 Luật Doanh nghiệp.
MỤC 3. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
Điều 30. Các loại cổ phần, cổ đông
1. Thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 3, 5, 6 Điều 78 Luật Doanh nghiệp.
2. Ngân hàng có thể có cổ phần ưu đãi. Người sở hữu cổ phần ưu đãi gọi là cổ đông ưu đãi. Cổ phần ưu đãi gồm các loại sau:
a) Cổ phần ưu đãi biểu quyết;
b) Cổ phần ưu đãi cổ tức;
c) Các loại cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ của ngân hàng quy định, trừ các loại cổ phần ưu đãi dẫn đến việc giảm vốn điều lệ của ngân hàng.
3. Cổ phần ưu đãi biểu quyết được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 81 Luật Doanh nghiệp.
4. Cổ phần ưu đãi cổ tức:
a) Cổ phần ưu đãi cổ tức là cổ phần được trả cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phần phổ thông hoặc mức ổn định hằng năm. Cổ tức được chia hằng năm gồm cổ tức cố định và cổ tức thưởng. Cổ tức cố định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của ngân hàng và chỉ được trả khi ngân hàng có lãi. Trường hợp ngân hàng kinh doanh thua lỗ thì cổ tức cố định trả cho cổ phần ưu đãi cổ tức được cộng dồn vào các năm tiếp theo. Mức cổ tức cố định cụ thể và phương thức xác định cổ tức thưởng do Đại hội đồng cổ đông quyết định và được ghi trên cổ phiếu của cổ phần ưu đãi cổ tức;
b) Tổng giá trị mệnh giá của cổ phần ưu đãi cổ tức tối đa bằng 20% vốn điều lệ của ngân hàng;
c) Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc và các chức danh quản lý, điều hành khác của ngân hàng không được mua cổ phần ưu đãi cổ tức của chính ngân hàng phát hành. Người được mua cổ phần ưu đãi cổ tức do Điều lệ ngân hàng quy định hoặc do Đại hội đồng cổ đông quyết định.
5. Ngân hàng phải có tối thiểu 100 cổ đông và không hạn chế số lượng tối đa.
6. Cổ phần của cổ đông sáng lập thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về thành lập ngân hàng thương mại cổ phần.
1. Cổ đông phổ thông có các quyền sau đây:
a) Các quyền theo quy định tại các điểm a, b, c, đ, e, g khoản 1 Điều 79 Luật Doanh nghiệp;
b) Được chuyển nhượng cổ phần hoặc bán lại cổ phần cho ngân hàng theo quy định tại Nghị định này và Điều lệ ngân hàng;
c) Được ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình; người được ủy quyền được ủy quyền lại bằng văn bản cho người khác nếu được cổ đông đồng ý;
d) Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất sáu tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ ngân hàng, có các quyền theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 79 Luật Doanh nghiệp;
đ) Việc đề cử người vào Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 79 Luật Doanh nghiệp nhưng danh sách ứng cử viên phải được gửi tới Hội đồng quản trị theo thời hạn do Hội đồng quản trị quy định.
2. Cổ đông ưu đãi biểu quyết có các quyền theo quy định tại khoản 2 Điều 81 Luật Doanh nghiệp.
3. Cổ đông ưu đãi cổ tức có các quyền theo quy định tại khoản 2 Điều 82 Luật Doanh nghiệp.
1. Cổ đông của ngân hàng phải thực hiện các nghĩa vụ sau:
a) Thanh toán đủ số cổ phần cam kết mua trong thời hạn do ngân hàng quy định; chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của ngân hàng trong phạm vi số vốn đã góp vào ngân hàng;
b) Không được rút vốn cổ phần đã góp ra khỏi ngân hàng dưới mọi hình thức dẫn đến việc giảm vốn điều lệ của ngân hàng, trừ trường hợp được ngân hàng hoặc người khác mua lại cổ phần theo quy định tại Nghị định này. Trường hợp có cổ đông rút một phần hoặc toàn bộ vốn cổ phần đã góp trái với quy định tại khoản này thì thành viên Hội đồng quản trị và người đại diện theo pháp luật của ngân hàng phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của ngân hàng trong phạm vi giá trị cổ phần đã bị rút;
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của nguồn vốn mua cổ phần tại ngân hàng;
d) Các nghĩa vụ khác theo quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 Điều 80 Luật Doanh nghiệp.
2. Cổ đông nhận ủy thác đầu tư cho tổ chức, cá nhân khác phải cung cấp thông tin về chủ sở hữu thực sự của số cổ phần mà mình nhận ủy thác đầu tư; nếu không cung cấp thông tin cho ngân hàng, trong trường hợp ngân hàng phát hiện ra chủ sở hữu thực sự, ngân hàng có quyền đình chỉ các quyền cổ đông liên quan đến số cổ phần không công khai chủ sở hữu thực sự.
Điều 33. Sổ đăng ký cổ đông và xác lập danh sách cổ đông
1. Các nội dung liên quan đến Sổ đăng ký cổ đông thực hiện theo quy định tại Điều 86 Luật Doanh nghiệp.
2. Xác lập danh sách cổ đông:
a) Ngân hàng quy định cụ thể về thời điểm xác lập danh sách các cổ đông được hưởng các quyền của cổ đông và phải đảm bảo cổ đông có đủ thời gian để đăng ký những thay đổi về bản thân và số cổ đông mà mình sở hữu với ngân hàng trước thời điểm nói trên;
b) Các giao dịch chuyển nhượng cổ phần phát sinh trong khoảng thời gian từ sau ngày chốt danh sách cổ đông đến ngày quyền của cổ đông được thực hiện, người chuyển nhượng là người được hưởng các quyền của cổ đông.
1. Một cổ đông cá nhân được sở hữu tối đa 10% vốn điều lệ của một ngân hàng.
2. Một cổ đông là tổ chức được sở hữu tối đa 20% vốn điều lệ của một ngân hàng.
3. Cổ đông và những người có liên quan của cổ đông đó được sở hữu tối đa 20% vốn điều lệ của một ngân hàng.
4. Trường hợp đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ căn cứ đề nghị của Ngân hàng Nhà nước quyết định mức sở hữu cổ phần vượt tỷ lệ quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này trên cơ sở lợi ích quốc gia.
5. Tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài thực hiện theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 69/2007/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của ngân hàng thương mại Việt Nam.
6. Trường hợp các tổ chức, cá nhân nắm giữ trái phiếu chuyển đổi, sau khi chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu phải tuân thủ giới hạn sở hữu cổ phần tại Điều này.
1. Các nội dung liên quan đến cổ phiếu thực hiện theo quy định tại Điều 85 Luật Doanh nghiệp.
2. Cổ phiếu của ngân hàng không được sử dụng để cầm cố tại chính ngân hàng phát hành cổ phiếu đó.
3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày khai trương hoạt động (đối với ngân hàng thành lập mới) hoặc từ ngày ngân hàng đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh về mức vốn điều lệ mới (đối với ngân hàng đang hoạt động), ngân hàng phải phát hành cổ phiếu mới cho các cổ đông trong trường hợp cổ phiếu phát hành dưới hình thức chứng chỉ.
Điều 36. Chào bán và chuyển nhượng cổ phần
1. Việc chào bán và chuyển nhượng cổ phần thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6 Điều 87 Luật Doanh nghiệp.
2. Ngân hàng quy định về trình tự, thủ tục chuyển nhượng cổ phần phù hợp với các quy định của pháp luật. Việc chuyển nhượng cổ phần được thực hiện bằng văn bản theo cách thông thường hoặc bằng cách trao tay cổ phiếu. Giấy tờ chuyển nhượng phải được bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng hoặc đại diện ủy quyền của họ ký. Bên chuyển nhượng vẫn là người sở hữu cổ phần có liên quan cho đến khi tên của người nhận chuyển nhượng được đăng ký vào sổ đăng ký cổ đông. Trường hợp chỉ chuyển nhượng một số cổ phần trong cổ phiếu có ghi tên thì cổ phiếu cũ bị hủy bỏ và ngân hàng phát hành cổ phiếu mới ghi nhận số cổ phần đã chuyển nhượng và số cổ phần còn lại.
3. Các trường hợp chuyển nhượng cổ phần sau đây phải được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản trước khi chuyển nhượng:
a) Các giao dịch mua bán mức cổ phần trọng yếu;
b) Các giao dịch mua bán cổ phần dẫn đến cổ đông đang sở hữu mức cổ phần trọng yếu trở thành không sở hữu cổ phần trọng yếu và ngược lại.
4. Cổ đông cá nhân, cổ đông pháp nhân có người đại diện vốn góp là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc trong thời gian đảm nhiệm chức danh và trong thời gian 01 năm, kể từ thời điểm không đảm nhiệm chức danh, được chuyển nhượng cổ phần nhưng phải giữ lại tối thiểu 50% tổng số cổ phần mà mình sở hữu vào thời điểm được Đại hội đồng cổ đông bầu hoặc được Hội đồng quản trị bổ nhiệm và phải có văn bản báo cáo Ngân hàng Nhà nước trước khi thực hiện việc chuyển nhượng cổ phần tối thiểu 15 ngày làm việc đối với số cổ phần được phép chuyển nhượng.
5. Trong thời gian đang xử lý các hậu quả theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông do trách nhiệm cá nhân, các thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc không được chuyển nhượng cổ phần, trừ trường hợp các thành viên này:
a) Là đại diện theo ủy quyền của cổ đông là tổ chức bị sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản theo quy định pháp luật;
b) Bị bắt buộc chuyển nhượng cổ phần theo quyết định của Tòa án.
6. Việc chuyển nhượng cổ phần của ngân hàng niêm yết được thực hiện theo các quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
7. Việc chuyển nhượng cổ phần của cổ đông tham gia góp vốn thành lập ngân hàng được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Ngoài việc tuân thủ theo quy định tại Điều 88 Luật Doanh nghiệp, việc phát hành trái phiếu, trái phiếu chuyển đổi và các loại trái phiếu khác của ngân hàng phải đảm bảo các quy định sau:
1. Tuân thủ quy định của Luật các Tổ chức tín dụng và hướng dẫn tại các văn bản pháp luật có liên quan.
2. Đối với trái phiếu chuyển đổi:
a) Trái phiếu chuyển đổi là loại trái phiếu có thể chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông của ngân hàng phát hành theo các điều kiện đã được xác định trong phương án phát hành;
b) Việc ngân hàng phát hành trái phiếu chuyển đổi phải được Đại hội đồng cổ đông thông qua và được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản;
c) Ngân hàng quy định cụ thể về phương thức phát hành, thời điểm phát hành, thời hạn chuyển đổi trái phiếu, tỷ lệ chuyển đổi trái phiếu, biên độ biến động giá cổ phiếu, mục đích sử dụng nguồn thu từ phát hành trái phiếu chuyển đổi, các quyền và nghĩa vụ của người sở hữu trái phiếu chuyển đổi theo quy định của pháp luật. Những thông tin này phải được công khai vào thời điểm phát hành trái phiếu chuyển đổi;
d) Thủ tục, hồ sơ xin phát hành trái phiếu chuyển đổi được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và các quy định của pháp luật hiện hành khác có liên quan.
1. Việc trả cổ tức của ngân hàng thực hiện theo quy định tại Điều 93 Luật Doanh nghiệp.
2. Ngân hàng không được trả lãi suất hoặc một khoản tiền khác có tính chất lãi cho cổ tức, trừ trường hợp cổ tức được trả vào tài khoản tiền gửi của cổ đông tại ngân hàng.
Điều 39. Mua cổ phần, trái phiếu
Cổ phần, trái phiếu của ngân hàng được mua bằng tiền Việt Nam và phải thanh toán đủ một lần.
Điều 40. Mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông hoặc theo quyết định của ngân hàng
1. Việc mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông hoặc theo quyết định của ngân hàng thực hiện theo quy định tại Điều 90, Điều 91 Luật Doanh nghiệp và quy định của pháp luật về chứng khoán.
2. Điều kiện thanh toán và xử lý các cổ phần được mua lại thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 92 Luật Doanh nghiệp. Ngân hàng chỉ được quyền thanh toán cổ phần được mua lại cho cổ đông nếu ngay sau khi thanh toán hết số cổ phần được mua lại, ngân hàng vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác, bảo đảm các tỷ lệ an toàn trong hoạt động ngân hàng, vốn điều lệ không được thấp hơn mức vốn pháp định và các điều kiện liên quan khác do Ngân hàng Nhà nước quy định. Việc ngân hàng mua lại cổ phần của chính mình phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện nếu dẫn đến việc giảm vốn điều lệ của ngân hàng.
1. Các nội dung liên quan đến Đại hội đồng cổ đông thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 96 Luật Doanh nghiệp.
2. Đại hội đồng cổ đông có các quyền và nhiệm vụ sau đây:
a) Thông qua định hướng phát triển của ngân hàng.
b) Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ ngân hàng;
c) Thông qua Quy định nội bộ về tổ chức hoạt động, chức năng, trách nhiệm, quyền hạn của Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát;
d) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Kiểm soát phù hợp với các điều kiện và tiêu chuẩn quy định tại Nghị định này;
đ) Quyết định tổng mức thù lao, thưởng và các lợi ích khác hàng năm đối với Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát và ngân sách hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát;
e) Xem xét và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát gây thiệt hại cho ngân hàng và cổ đông của ngân hàng;
g) Thông qua phương án thay đổi mức vốn điều lệ; quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán;
h) Quyết định việc mua lại cổ phần đã bán theo quy định tại Nghị định này;
i) Thông qua phương án phát hành trái phiếu chuyển đổi;
k) Thông qua báo cáo tài chính hằng năm; phương án phân phối lợi nhuận;
l) Thông qua báo cáo của Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát về việc thực hiện nhiệm vụ quyền hạn được giao;
m) Quyết định các hợp đồng giao dịch của ngân hàng không thuộc phạm vi, đối tượng điều chỉnh cấm hoặc hạn chế theo quy định của Luật các Tổ chức tín dụng, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng và văn bản hướng dẫn các Luật này với thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc, cổ đông sở hữu mức cổ phần trọng yếu và người có liên quan của họ có giá trị lớn hơn 20% vốn tự có của ngân hàng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ ngân hàng. Trong trường hợp này, các cổ đông có liên quan không có quyền biểu quyết. Hợp đồng hoặc giao dịch được chấp thuận khi có số cổ đông đại diện ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết còn lại đồng ý;
n) Quyết định thành lập công ty trực thuộc;
o) Quyết định tổ chức lại, giải thể hoặc yêu cầu phá sản ngân hàng;
p) Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định tại Điều lệ ngân hàng.
3. Đại hội đồng cổ đông thường niên thảo luận và thông qua tối thiểu các vấn đề quy định tại điểm k và điểm 1 khoản 2 Điều này và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền theo quy định tại Điều lệ ngân hàng.
Điều 42. Họp Đại hội đồng cổ đông
1. Thẩm quyền triệp tập họp Đại hội đồng cổ đông: thực hiện theo quy định tại Điều 97 Luật Doanh nghiệp. Ngoài ra, Hội đồng quản trị phải triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông bất thường khi có yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.
2. Danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông thực hiện theo quy định tại Điều 98 Luật Doanh nghiệp.
3. Chương trình và nội dung họp Đại hội đồng cổ đông thực hiện theo quy định tại Điều 99 Luật Doanh nghiệp.
4. Mời họp Đại hội đồng cổ đông thực hiện theo quy định tại Điều 100 Luật Doanh nghiệp.
5. Quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông thực hiện theo quy định tại Điều 101 Luật Doanh nghiệp.
6. Điều kiện tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông thực hiện theo quy định tại Điều 102 Luật Doanh nghiệp.
7. Thể thức tiến hành họp và biểu quyết tại Đại hội đồng cổ đông thực hiện theo quy định tại Điều 103 Luật Doanh nghiệp.
Điều 43. Thông qua quyết định của Đại hội đồng cổ đông
1. Việc thông qua quyết định của Đại hội đồng cổ đông thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 4, 6 Điều 104 Luật Doanh nghiệp.
2. Quyết định của Đại hội đồng cổ đông về các vấn đề quy định tại các điểm a, b, d, e, g, i, k, l, m, o khoản 2 Điều 41 Nghị định này phải được thông qua bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông.
3. Quyết định của Đại hội đồng cổ đông được thông qua tại cuộc họp khi bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Các điều kiện quy định tại điểm a, điểm c khoản 3 Điều 104 Luật Doanh nghiệp;
b) Được số cổ đông đại diện ít nhất 75% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận, tỷ lệ cụ thể do Điều lệ ngân hàng quy định, đối với một số vấn đề sau:
- Quyết định về loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán;
- Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ ngân hàng;
- Quyết định việc tổ chức lại, giải thể ngân hàng;
- Quyết định về số chiết khấu hoặc tỷ lệ chiết khấu cụ thể trong trường hợp cổ phần chào bán cho người môi giới hoặc người bảo lãnh.
4. Thẩm quyền và thể thức lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản để thông qua quyết định của Đại hội đồng cổ đông thực hiện theo quy định tại Điều 105 Luật Doanh nghiệp. Trường hợp thông qua quyết định dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản thì quyết định của Đại hội đồng cổ đông được thông qua nếu được số cổ đông đại diện ít nhất 75% tổng số phiếu biểu quyết chấp thuận, tỷ lệ cụ thể do Điều lệ ngân hàng quy định.
Điều 44. Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông
1. Các nội dung liên quan đến biên bản họp Đại hội đồng cổ đông thực hiện theo quy định tại Điều 106 Luật Doanh nghiệp.
2. Trong vòng 15 ngày, kể từ ngày bế mạc cuộc họp, tất cả các quyết định được Đại hội đồng cổ đông thông qua phải được gửi đến Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi ngân hàng đặt trụ sở chính.
Điều 45. Yêu cầu hủy bỏ quyết định của Đại hội đồng cổ đông
Việc yêu cầu hủy bỏ quyết định của Đại hội đồng cổ đông thực hiện theo quy định tại Điều 107 Luật Doanh nghiệp.
Điều 46. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản trị
1. Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Đại hội đồng cổ đông trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
2. Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng năm của ngân hàng.
3. Quyết định cơ cấu tổ chức của trụ sở chính, bộ phận kiểm toán nội bộ, sở giao dịch, chi nhánh, công ty trực thuộc, Văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp.
4. Quyết định việc mở Sở Giao dịch, chi nhánh, Văn phòng đại diện, thành lập đơn vị sự nghiệp.
5. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm, kỷ luật, đình chỉ và quyết định mức lương, lợi ích khác đối với các chức danh Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng, Thư ký Hội đồng quản trị, các chức danh thuộc bộ phận kiểm toán nội bộ, Giám đốc Sở Giao dịch, chi nhánh, công ty trực thuộc, đơn vị sự nghiệp, Trưởng Văn phòng đại diện và các chức danh khác thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị trên cơ sở quy định nội bộ do Hội đồng quản trị ban hành.
6. Thông qua phương án góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác.
7. Cử người đại diện vốn góp của ngân hàng tại doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác.
8. Quyết định các khoản cho vay, bảo lãnh có giá trị lớn hơn 10% vốn tự có của ngân hàng trên cơ sở đảm bảo các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng, trừ các giao dịch thuộc thẩm quyền quyết định của Đại hội đồng cổ đông quy định tại điểm m khoản 2 Điều 41 Nghị định này.
9. Quyết định các hợp đồng giao dịch của ngân hàng không thuộc phạm vi, đối tượng điều chỉnh cấm hoặc hạn chế theo quy định của Luật các Tổ chức tín dụng, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng và văn bản hướng dẫn dưới các Luật này với thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc, cổ đông sở hữu mức cổ phần trọng yếu và người có liên quan của họ có giá trị bằng hoặc nhỏ hơn 20% vốn tự có của ngân hàng hoặc một tỷ lệ cụ thể khác nhỏ hơn do Điều lệ ngân hàng quy định. Trong trường hợp này, thành viên có liên quan không có quyền biểu quyết.
10. Quyết định chọn tổ chức kiểm toán độc lập.
11. Chịu trách nhiệm về các vấn đề có liên quan đến bộ phận kiểm toán nội bộ, hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
12. Kiểm tra, giám sát, chỉ đạo Tổng giám đốc trong việc thực hiện nhiệm vụ được phân công; đánh giá hàng năm về hiệu quả làm việc của Tổng giám đốc.
13. Ban hành các Quy định nội bộ liên quan đến tổ chức, quản trị và hoạt động của ngân hàng phù hợp với các quy định của pháp luật và Nghị định này, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Ban Kiểm soát hoặc của Đại Hội đồng cổ đông.
14. Quyết định chính sách quản lý rủi ro và giám sát việc thực thi các biện pháp phòng ngừa rủi ro của ngân hàng.
15. Xem xét, phê duyệt và công bố báo cáo thường niên và báo cáo tài chính của ngân hàng theo quy định của pháp luật.
16. Lựa chọn tổ chức định giá chuyên nghiệp để định giá tài sản không phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng theo quy định của pháp luật.
17. Trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận hoặc chuẩn y các vấn đề theo quy định của pháp luật.
18. Kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể hoặc yêu cầu phá sản ngân hàng.
19. Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán của từng loại.
20. Quyết định giá chào bán cổ phần và trái phiếu chuyển đổi của ngân hàng.
21. Quyết định mua lại cổ phần của ngân hàng theo quy định tại Nghị định này.
22. Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên Đại hội đồng cổ đông.
23. Kiến nghị phương án phân phối lợi nhuận, mức cổ tức được trả; quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc xử lý lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh.
24. Chuẩn bị nội dung, tài liệu liên quan để trình Đại hội đồng cổ đông quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông, trừ những nội dung thuộc chức năng nhiệm vụ của Ban Kiểm soát.
25. Duyệt chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ họp Đại hội đồng cổ đông; triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông hoặc lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản để thông qua quyết định.
26. Tổ chức triển khai, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông hoặc của Hội đồng quản trị.
27. Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của Điều lệ ngân hàng.
Điều 47. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng quản trị
1. Các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 111 Luật Doanh nghiệp.
2. Đảm bảo các thành viên Hội đồng quản trị nhận được thông tin đầy đủ, khách quan, chính xác và đủ thời gian thảo luận các vấn đề mà Hội đồng quản trị phải xem xét.
3. Phân công nhiệm vụ cho các thành viên Hội đồng quản trị. Nội dung phân công nhiệm vụ cụ thể thành viên phải được thể hiện dưới dạng văn bản và có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng quản trị.
4. Giám sát các thành viên Hội đồng Quản trị trong việc thực hiện các công việc được phân công và các nhiệm vụ, quyền hạn chung.
5. Đánh giá hiệu quả làm việc của từng thành viên, các Ủy ban của Hội đồng quản trị tối thiểu mỗi năm 01 lần và báo cáo Đại hội đồng cổ đông về kết quả đánh giá này.
Điều 48. Nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Hội đồng quản trị
1. Cùng với các thành viên khác của Hội đồng quản trị quản trị ngân hàng theo quy định của pháp luật và Điều lệ của ngân hàng.
2. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn của một thành viên Hội đồng quản trị theo đúng quy chế nội bộ của Hội đồng quản trị và sự phân công của Chủ tịch Hội đồng quản trị một cách trung thực vì lợi ích của ngân hàng.
3. Nghiên cứu báo cáo tài chính do kiểm toán viên độc lập chuẩn bị, có ý kiến hoặc yêu cầu người quản trị, điều hành ngân hàng, kiểm toán viên độc lập và kiểm toán viên nội bộ giải trình các vấn đề có liên quan đến báo cáo.
4. Bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị.
5. Yêu cầu Chủ tịch Hội đồng quản trị triệu tập cuộc họp Hội đồng quản trị bất thường theo quy định tại Nghị định này.
6. Yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông bất thường theo quy định tại Nghị định này.
7. Tham dự các cuộc họp Hội đồng quản trị, thảo luận và biểu quyết về tất cả các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản trị theo quy định tại Nghị định này, trừ trường hợp không được biểu quyết vì vấn đề xung đột lợi ích. Chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật, trước Đại hội đồng cổ đông và trước Hội đồng quản trị về những quyết định của mình.
8. Triển khai thực hiện các quyết định của Đại hội đồng cổ đông và nghị quyết của Hội đồng quản trị.
9. Có trách nhiệm giải trình trước Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị về việc thực hiện nhiệm vụ được giao khi được yêu cầu.
10. Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của Điều lệ ngân hàng.
Điều 49. Họp Hội đồng quản trị\
1. Các nội dung liên quan đến việc họp Hội đồng quản trị thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7 Điều 112 Luật Doanh nghiệp.
2. Chủ tịch hoặc thành viên Hội đồng quản trị được Chủ tịch ủy quyền phải triệu tập họp Hội đồng quản trị trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được một trong các đề nghị theo quy định tại Nghị định này. Trường hợp Chủ tịch hoặc người được ủy quyền không triệu tập họp Hội đồng quản trị theo đề nghị thì phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại xảy ra đối với ngân hàng, trừ trường hợp không triệu tập họp được vì lý do bất khả kháng; trong trường hợp này, người đề nghị họp Hội đồng quản trị có quyền triệu tập họp Hội đồng quản trị, các thành viên Hội đồng quản trị dự họp bỏ phiếu bầu chủ tọa cuộc họp.
3. Ngân hàng quy định trong Quy định nội bộ của Hội đồng quản trị các trường hợp họp khẩn cấp, thời hạn thông báo và hình thức thông báo mời họp Hội đồng quản trị trong trường hợp cần họp khẩn cấp.
4. Cuộc họp Hội đồng quản trị được tiến hành khi có từ 3/4 (ba phần tư) tổng số thành viên trở lên dự họp. Trường hợp không trực tiếp dự họp, thành viên Hội đồng quản trị có quyền ủy quyền biểu quyết cho một thành viên Hội đồng quản trị khác hoặc gửi ý kiến biểu quyết bằng văn bản. Trường hợp biểu quyết bằng văn bản, phiếu biểu quyết phải đựng trong phong bì kín và phải được chuyển đến chủ tọa cuộc họp Hội đồng quản trị chậm nhất 01 giờ trước giờ khai mạc. Phiếu biểu quyết chỉ được mở trước sự chứng kiến của tất cả những thành viên trực tiếp dự họp.
5. Thành viên Hội đồng quản trị được ủy quyền cho người khác không phải là thành viên Hội đồng quản trị dự họp nếu được đa số thành viên hội đồng quản trị chấp thuận. Trong trường hợp này, người được ủy quyền dự họp không được biểu quyết.
6. Quyết định của Hội đồng quản trị được thông qua nếu được đa số phiếu tán thành, bao gồm cả phiếu biểu quyết bằng văn bản và biểu quyết theo ủy quyền; trường hợp số phiếu ngang nhau thì quyết định cuối cùng thuộc về phía có ý kiến của người chủ tọa cuộc họp.
Điều 50. Biên bản họp Hội đồng quản trị
1. Các nội dung liên quan đến Biên bản họp Hội đồng quản trị thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 113 Luật Doanh nghiệp.
2. Trường hợp thành viên trực tiếp dự họp không ký vào biên bản thì phải ghi rõ lý do; nếu không ghi rõ lý do thì biểu quyết của thành viên đó đối với những nội dung tại cuộc họp coi như không có giá trị.
3. Biên bản cuộc họp Hội đồng quản trị phải được lập bằng tiếng Việt và có thể bằng một thứ tiếng nước ngoài, và hai bản này có giá trị pháp lý ngang nhau. Trường hợp hai biên bản này có sự khác biệt về nội dung thì được giải thích theo biên bản được lập bằng tiếng Việt.
Điều 51. Thẩm quyền và thể thức lấy ý kiến thành viên Hội đồng quản trị bằng văn bản
1. Chủ tịch Hội đồng quản trị quyết định việc lấy ý kiến thành viên Hội đồng quản trị bằng văn bản.
2. Thư ký Hội đồng quản trị chuẩn bị phiếu lấy ý kiến, các tài liệu cần thiết có liên quan đến nội dung xin ý kiến. Phiếu lấy ý kiến và tài liệu kèm theo phải được gửi bằng phương thức bảo đảm đến địa chỉ liên lạc của từng thành viên Hội đồng quản trị.
3. Phiếu lấy ý kiến phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính, số và ngày cấp Giấy phép thành lập và hoạt động, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của ngân hàng;
b) Mục đích lấy ý kiến;
c) Họ, tên và địa chỉ liên lạc của thành viên Hội đồng quản trị;
d) Vấn đề cần lấy ý kiến;
đ) Phương án biểu quyết, bao gồm: tán thành, không tán thành và không có ý kiến;
e) Thời hạn gửi phiếu lấy ý kiến đã được trả lời về ngân hàng;
g) Họ và tên, chữ ký của Chủ tịch Hội đồng quản trị.
4. Phiếu lấy ý kiến đã được trả lời phải có chữ ký của thành viên Hội đồng quản trị và gửi về ngân hàng theo quy định của ngân hàng.
5. Thư ký Hội đồng quản trị kiểm phiếu và lập biên bản kiểm phiếu dưới sự giám sát của tối thiểu một thành viên Hội đồng quản trị độc lập. Biên bản kiểm phiếu phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính, số và ngày cấp Giấy phép thành lập và hoạt động, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của ngân hàng;
b) Mục đích và các vấn đề cần lấy ý kiến;
c) Tổng số phiếu biểu quyết gửi đi, tổng số phiếu biểu quyết thu về, số phiếu biểu quyết hợp lệ, số phiếu biểu quyết không hợp lệ. Biên bản phải có phụ lục danh sách thành viên Hội đồng quản trị đã tham gia biểu quyết;
d) Tổng số phiếu tán thành, không tán thành và không có ý kiến đối với từng vấn đề được xin ý kiến;
đ) Họ, tên, chữ ký của người phụ trách kiểm phiếu, người giám sát.
6. Thư ký Hội đồng quản trị tham gia vào việc lấy ý kiến thành viên Hội đồng quản trị bằng văn bản và người giám sát kiểm phiếu phải liên đới chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của biên bản kiểm phiếu; liên đới chịu trách nhiệm về các thiệt hại phát sinh từ các quyết định được thông qua do kiểm phiếu không trung thực, không chính xác.
7. Biên bản kết quả kiểm phiếu kèm nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị thông qua dựa trên kết quả kiểm phiếu phải được gửi đến các thành viên Hội đồng quản trị trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày kết thúc kiểm phiếu.
8. Phiếu lấy ý kiến đã được trả lời, biên bản kiểm phiếu, toàn văn nghị quyết đã được thông qua và tài liệu có liên quan gửi kèm theo phiếu lấy ý kiến đều phải được lưu giữ tại trụ sở chính của ngân hàng.
9. Quyết định được thông qua theo hình thức lấy ý kiến thành viên Hội đồng quản trị bằng văn bản có giá trị như quyết định được thông qua tại cuộc họp Hội đồng quản trị.
Điều 52. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Kiểm soát
1. Giám sát việc tuân thủ các quy định của pháp luật và Điều lệ ngân hàng trong quản trị, điều hành ngân hàng; chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Đại hội đồng cổ đông trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
2. Ban hành Quy định nội bộ của Ban Kiểm soát. Định kỳ hàng năm, xem xét lại Quy định nội bộ của Ban Kiểm soát, các chính sách quan trọng về kế toán và báo cáo.
3. Chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến bộ phận kiểm toán nội bộ, hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Có quyền sử dụng tư vấn độc lập và quyền được tiếp cận, cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các thông tin, tài liệu liên quan đến hoạt động quản lý, điều hành ngân hàng để thực hiện nhiệm vụ được giao.
4. Thẩm định báo cáo tài chính 06 tháng đầu năm và hàng năm của ngân hàng, bao gồm cả báo cáo tài chính đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập thực hiện. Báo cáo Đại hội đồng cổ đông về kết quả thẩm định báo cáo tài chính hằng năm, đánh giá tính hợp lý, hợp pháp, trung thực và mức độ cẩn trọng trong công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính. Ban Kiểm soát có thể tham khảo ý kiến của Hội đồng quản trị trước khi trình báo cáo và kiến nghị lên Đại hội đồng cổ đông.
5. Xem xét sổ kế toán, các tài liệu khác và công việc quản lý, điều hành hoạt động của ngân hàng khi thấy cần thiết hoặc theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông hoặc theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông lớn theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 31 Nghị định này. Ban Kiểm soát triển khai thực hiện kiểm tra trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông nêu trên. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày kết thúc kiểm tra, Ban Kiểm soát phải báo cáo, giải trình về những vấn đề được yêu cầu kiểm tra đến Hội đồng quản trị và cổ đông hoặc nhóm cổ đông có yêu cầu. Việc kiểm tra của Ban Kiểm soát quy định tại khoản này không được cản trở, gây gián đoạn hoạt động bình thường trong việc quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
6. Kịp thời thông báo cho Hội đồng quản trị khi phát hiện trường hợp vi phạm của người quản lý ngân hàng theo quy định tại Nghị định này, Điều lệ ngân hàng và quy định pháp luật hiện hành có liên quan, đồng thời yêu cầu người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm và có giải pháp khắc phục hậu quả (nếu có). Lập danh sách những người có liên quan của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc và cổ đông sáng lập, cổ đông sở hữu cổ phần trọng yếu của ngân hàng, lưu giữ và cập nhật danh sách này.
7. Đề nghị Hội đồng quản trị họp bất thường hoặc đề nghị Hội đồng quản trị triệu tập Đại hội đồng cổ đông họp bất thường theo quy định tại Nghị định này và Điều lệ ngân hàng.
8. Triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông bất thường trong trường hợp Hội đồng quản trị có quyết định vi phạm nghiêm trọng quy định tại Nghị định này hoặc có quyết định vượt quá thẩm quyền được giao và trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ ngân hàng.
9. Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định tại Điều lệ ngân hàng.
Điều 53. Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng Ban Kiểm soát
1. Tổ chức triển khai việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Kiểm soát theo quy định tại Nghị định này.
2. Chuẩn bị chương trình cho các cuộc họp của Ban Kiểm soát trên cơ sở xem xét các vấn đề và mối quan tâm của tất cả thành viên Ban Kiểm soát liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Kiểm soát; triệu tập và chủ tọa cuộc họp Ban Kiểm soát.
3. Thay mặt Ban Kiểm soát ký các văn bản thuộc thẩm quyền của Ban Kiểm soát.
4. Thay mặt Ban Kiểm soát triệu tập Đại hội đồng cổ đông họp bất thường hoặc đề nghị Hội đồng quản trị họp bất thường theo quy định tại Nghị định này.
5. Chuẩn bị kế hoạch làm việc và phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban Kiểm soát theo Quy định nội bộ của ngân hàng.
6. Đảm bảo các thành viên Ban Kiểm soát nhận được thông tin đầy đủ, khách quan, chính xác và đủ thời gian thảo luận các vấn đề mà Ban Kiểm soát phải xem xét.
7. Giám sát, chỉ đạo các thành viên Ban Kiểm soát trong việc thực hiện các công việc được phân công và nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Kiểm soát.
8. Ủy quyền cho một thành viên khác của Ban Kiểm soát thực hiện nhiệm vụ của mình trong thời gian vắng mặt.
9. Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định tại Điều lệ ngân hàng.
Điều 54. Nhiệm vụ và quyền hạn của thành viên Ban Kiểm soát
1. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn của thành viên Ban Kiểm soát theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ ngân hàng và Quy định nội bộ của Ban Kiểm soát một cách trung thực, thận trọng vì lợi ích của ngân hàng và cổ đông.
2. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng Ban Kiểm soát.
3. Yêu cầu Trưởng Ban Kiểm soát triệu tập họp Ban Kiểm soát bất thường.
4. Kiểm soát các hoạt động kinh doanh, kiểm tra sổ sách kế toán, tài sản, các báo cáo tài chính và kiến nghị khắc phục các sai phạm nếu có.
5. Được quyền yêu cầu cán bộ, nhân viên của ngân hàng cung cấp số liệu và giải trình các hoạt động kinh doanh để thực hiện nhiệm vụ được phân công.
6. Báo cáo Trưởng Ban Kiểm soát về các hoạt động tài chính bất thường và chịu trách nhiệm cá nhân về những đánh giá và kết luận của mình.
7. Tham dự các cuộc họp của Ban Kiểm soát, tham gia góp ý và biểu quyết về các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Kiểm soát, trừ những vấn đề có xung đột lợi ích.
8. Tham dự các cuộc họp Hội đồng quản trị, tham gia ý kiến và đưa ra kiến nghị, nhưng không được biểu quyết.
9. Yêu cầu ghi lại các ý kiến của mình trong biên bản cuộc họp Hội đồng quản trị nếu ý kiến của mình khác với các quyết định của Hội đồng quản trị và báo cáo trước Đại hội đồng cổ đông.
10. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định tại Điều lệ ngân hàng.
Điều 55. Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng giám đốc
1. Các quyền và nhiệm vụ quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 116 Luật Doanh nghiệp.
2. Lập và trình Hội đồng quản trị thông qua các báo cáo tài chính. Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các báo cáo tài chính, báo cáo thống kê, số liệu quyết toán và các thông tin tài chính khác.
3. Thiết lập các quy trình, thủ tục tác nghiệp để vận hành hệ thống điều hành kinh doanh, hệ thống thông tin báo cáo.
4. Báo cáo với Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Đại hội đồng cổ đông và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hoạt động, hiệu quả và kết quả kinh doanh của ngân hàng theo quy định của pháp luật và Điều lệ ngân hàng.
5. Được quyết định áp dụng các biện pháp vượt thẩm quyền của mình trong trường hợp khẩn cấp (thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, sự cố) và chịu trách nhiệm về những quyết định đó, sau đó phải báo cáo ngay Hội đồng quản trị để giải quyết tiếp.
6. Kiến nghị, đề xuất việc tổ chức, quản trị và hoạt động ngân hàng nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của ngân hàng trình hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng cổ đông quyết định theo thẩm quyền.
7. Đề nghị triệu tập họp Hội đồng quản trị bất thường theo quy định tại Nghị định này.
MỤC 4. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC DO NHÀ NƯỚC SỞ HỮU 100% VỐN ĐIỀU LỆ
1. Các quyền của chủ sở hữu theo quy định tại các điểm a, b, k, l, m, n khoản 1 Điều 64 Luật Doanh nghiệp.
2. Quyết định mức vốn điều lệ ban đầu và việc thay đổi vốn điều lệ của ngân hàng.
3. Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý của ngân hàng; quyết định việc bổ nhiệm, bãi nhiệm và miễn nhiệm những người đại diện theo ủy quyền làm Chủ tịch và thành viên Hội đồng quản trị, Trưởng ban và thành viên Ban Kiểm soát của ngân hàng phù hợp với các tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại Nghị định này.
4. Phê chuẩn các Quy định nội bộ về tổ chức và hoạt động của Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát.
5. Quyết định mức thù lao, thưởng và các lợi ích khác đối với thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Kiểm soát và ngân sách hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát.
6. Theo dõi và đánh giá hoạt động cùa Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát, bao gồm cả hoạt động của Chủ tịch Hội đồng quản trị, Trưởng Ban Kiểm soát trước khi được bổ nhiệm lại làm thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát.
7. Quyết định các biện pháp áp dụng đối với thành viên Hội đồng quản trị và thành viên Ban Kiểm soát vi phạm quyền hạn và nhiệm vụ của mình. Khiếu nại hoặc khởi kiện thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc khi không thực hiện đúng nghĩa vụ, gây thiệt hại tới lợi ích của mình hoặc của ngân hàng theo quy định của pháp luật.
8. Chi được rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
9. Không được rút lợi nhuận khi ngân hàng không thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn.
10. Các quyền khác theo quy định tại Điều lệ ngân hàng.
Điều 57. Nghĩa vụ của chủ sở hữu
1. Góp đủ, đúng hạn số vốn đã cam kết và chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của ngân hàng trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào ngân hàng.
2. Các nghĩa vụ khác theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 Điều 65 Luật Doanh nghiệp và Điều lệ ngân hàng.
Điều 58. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản trị
1. Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước chủ sở hữu trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định tại Nghị định này và Điều lệ ngân hàng.
2. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7, 10, 11, 12, 14, 15, 16, 17, 18 Điều 46 Nghị định này, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của chủ sở hữu.
3. Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên chủ sở hữu.
4. Quyết định việc thành lập công ty trực thuộc.
5. Quyết định xử lý lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh.
6. Quyết định các khoản cho vay, bảo lãnh có giá trị lớn hơn 10% vốn tự có của ngân hàng trên cơ sở đảm bảo các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng.
7. Quyết định các hợp đồng giao dịch của ngân hàng không thuộc phạm vi, đối tượng điều chỉnh cấm hoặc hạn chế theo quy định của Luật các Tổ chức tín dụng, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng và văn bản hướng dẫn dưới các Luật này với thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc và người có liên quan của họ. Trong trường hợp này, thành viên có liên quan không có quyền biểu quyết.
8. Ban hành các quy định nội bộ liên quan tới tổ chức, quản trị và hoạt động ngân hàng phù hợp với các quy định của pháp luật.
9. Báo cáo, đề xuất và kiến nghị với chủ sở hữu về các vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của chủ sở hữu.
10. Tổ chức triển khai, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu hoặc của Hội đồng quản trị.
11. Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định tại Điều lệ ngân hàng.
Điều 59. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng quản trị
1. Các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 2 (trừ quy định tại điểm đ) và khoản 3 Điều 111 Luật Doanh nghiệp.
2. Các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các khoản 2, 3, 4 Điều 47 Nghị định này.
3. Đánh giá hiệu quả làm việc của từng thành viên, các Ủy ban của Hội đồng quản trị tối thiểu mỗi năm một lần và báo cáo Chủ sở hữu về kết quả đánh giá này.
4. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Điều lệ ngân hàng.
Điều 60. Nhiệm vụ và quyền hạn của thành viên Hội đồng quản trị
1. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 10 Điều 48 Nghị định này.
2. Tham dự các cuộc họp Hội đồng quản trị, thảo luận và biểu quyết về tất cả các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản trị theo quy định tại Nghị định này, trừ trường hợp không được biểu quyết vì vấn đề xung đột lợi ích. Chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật, trước chủ sở hữu và trước Hội đồng quản trị về những quyết định của mình.
3. Triển khai thực hiện các quyết định của chủ sở hữu và nghị quyết của Hội đồng quản trị.
4. Có trách nhiệm giải trình trước chủ sở hữu, Hội đồng quản trị về việc thực hiện nhiệm vụ được giao khi được yêu cầu.
Điều 61. Họp Hội đồng quản trị và Biên bản họp Hội đồng quản trị
1. Thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5 Điều 49 Nghị định này, trừ việc bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị.
2. Cuộc họp Hội đồng quản trị được tiến hành khi có từ 2/3 (hai phần ba) tổng số thành viên trở lên dự họp. Trường hợp không trực tiếp dự họp, thành viên Hội đồng quản trị có quyền ủy quyền biểu quyết cho một thành viên Hội đồng quản trị khác hoặc gửi ý kiến biểu quyết bằng văn bản. Trường hợp biểu quyết bằng văn bản, phiếu biểu quyết phải đựng trong phong bì kín và phải được chuyển đến chủ tọa cuộc họp Hội đồng quản trị chậm nhất một giờ trước giờ khai mạc. Phiếu biểu quyết chỉ được mở trước sự chứng kiến của tất cả những thành viên trực tiếp dự họp.
3. Quyết định của Hội đồng quản trị được thông qua nếu được đa số thành viên biểu quyết tán thành, bao gồm cả phiếu biểu quyết bằng văn bản và biểu quyết theo ủy quyền; trường hợp số phiếu ngang nhau thì quyết định cuối cùng thuộc về phía có ý kiến của người chủ tọa cuộc họp. Việc kiến nghị sửa đổi, bổ sung Điều lệ ngân hàng, tổ chức lại ngân hàng, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của ngân hàng phải được ít nhất 3/4 (ba phần tư) số thành viên dự họp chấp thuận.
4. Biên bản họp Hội đồng quản trị thực hiện theo quy định tại Điều 50 Nghị định này.
Điều 62. Lấy ý kiến thành viên Hội đồng quản trị bằng văn bản
Thẩm quyền và thể thức lấy ý kiến thành viên Hội đồng quản trị bằng văn bản thực hiện theo quy định tại Điều 51 Nghị định này.
Điều 63. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Kiểm soát
1. Giám sát việc tuân thủ các quy định của pháp luật và Điều lệ ngân hàng trong quản trị, điều hành ngân hàng; chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước chủ sở hữu trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
2. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại các khoản 2, 3 Điều 52 Nghị định này.
3. Thẩm định báo cáo tài chính 06 tháng đầu năm và hằng năm của ngân hàng, bao gồm cả báo cáo tài chính đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập thực hiện. Báo cáo chủ sở hữu về kết quả thẩm định báo cáo tài chính hàng năm, đánh giá tính hợp lý, hợp pháp, trung thực và mức độ cẩn trọng trong công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính. Ban Kiểm soát có thể tham khảo ý kiến của Hội đồng quản trị trước khi trình báo cáo và kiến nghị lên chủ sở hữu.
4. Xem xét sổ kế toán, các tài liệu khác và công việc quản lý, điều hành hoạt động của ngân hàng khi thấy cần thiết hoặc theo quyết định của chủ sở hữu. Ban Kiểm soát triển khai thực hiện kiểm tra trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của chủ sở hữu. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày kết thúc kiểm tra, Ban Kiểm soát phải báo cáo, giải trình về những vấn đề được yêu cầu kiểm tra đến Hội đồng quản trị và chủ sở hữu. Việc kiểm tra của Ban Kiểm soát quy định tại khoản này không được cản trở, gây gián đoạn hoạt động bình thường trong việc quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
5. Kịp thời thông báo cho Hội đồng quản trị khi phát hiện trường hợp vi phạm của người quản lý ngân hàng theo quy định tại Nghị định này, Điều lệ ngân hàng và quy định pháp luật hiện hành có liên quan, đồng thời yêu cầu người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm và có giải pháp khắc phục hậu quả (nếu có). Lập danh sách những người có liên quan của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc lưu giữ và cập nhật danh sách này.
6. Đề nghị Hội đồng quản trị họp bất thường theo quy định tại Nghị định này và Điều lệ ngân hàng. Kịp thời báo cáo chủ sở hữu trong trường hợp Hội đồng quản trị có quyết định vi phạm nghiêm trọng quy định tại Nghị định này hoặc có quyết định vượt quá thẩm quyền được giao và trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ ngân hàng.
7. Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định tại Điều lệ ngân hàng.
Điều 64. Nhiệm vụ và quyền hạn của Trưởng Ban Kiểm soát
1. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 8, 9 Điều 53 Nghị định này.
2. Thay mặt Ban Kiểm soát đề nghị Hội đồng quản trị họp bất thường theo quy định tại Nghị định này.
Điều 65. Nhiệm vụ và quyền hạn của thành viên Ban Kiểm soát
1. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định tại các khoản 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10 Điều 54 Nghị định này.
2. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn của thành viên Ban Kiểm soát theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ ngân hàng và Quy định nội bộ của Ban Kiểm soát một cách trung thực, thận trọng vì lợi ích của ngân hàng và chủ sở hữu.
3. Yêu cầu ghi lại các ý kiến của mình trong biên bản cuộc họp Hội đồng quản trị nếu ý kiến của mình khác với các quyết định của Hội đồng quản trị và báo cáo trước Chủ sở hữu.
Điều 66. Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng Giám đốc
1. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 7 Điều 55 Nghị định này.
2. Báo cáo với Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, chủ sở hữu và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hoạt động, hiệu quả và kết quả kinh doanh của ngân hàng theo quy định của pháp luật và Điều lệ ngân hàng.
MỤC 5. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN DO NHÀ NƯỚC SỞ HỮU TRÊN 50% VỐN ĐIỀU LỆ
Việc tổ chức quản lý của ngân hàng thương mại cổ phần do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ được thực hiện theo các quy định áp dụng đối với ngân hàng thương mại cổ phần.
MỤC 6. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI LIÊN DOANH
Điều 68. Quyền của thành viên góp vốn
1. Quản lý ngân hàng thông qua việc bổ nhiệm người đại diện theo ủy quyền đủ tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định tại Nghị định này tham gia Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát trên cơ sở số vốn góp của mình trong ngân hàng hoặc thỏa thuận giữa các thành viên góp vốn.
2. Yêu cầu ngân hàng cung cấp thông tin, báo cáo về tình hình hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, tình hình hoạt động, kinh doanh của ngân hàng, sổ kế toán, báo cáo tài chính hằng năm và các giấy tờ tài liệu khác của ngân hàng.
3. Được chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp sau khi ngân hàng đã nộp đủ thuế và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
4. Được chia giá trị tài sản còn lại của ngân hàng tương ứng với phần vốn góp khi ngân hàng giải thể hoặc phá sản.
5. Được ưu tiên góp thêm vốn vào ngân hàng khi ngân hàng tăng vốn điều lệ.
6. Được chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp theo quy định tại Điều 44 Luật Doanh nghiệp và việc chuyển nhượng phải được Ngân hàng Nhà nước xem xét và chấp thuận bằng văn bản.
7. Được yêu cầu mua lại phần vốn góp theo quy định tại Điều 43 Luật Doanh nghiệp nhưng ngân hàng chỉ được quyền thanh toán mua lại phần vốn góp cho thành viên góp vốn nếu ngay sau khi thanh toán đủ phần vốn góp được mua lại, ngân hàng vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác, bảo đảm các tỷ lệ an toàn trong hoạt động ngân hàng, vốn điều lệ không được thấp hơn mức vốn pháp định và các điều kiện liên quan khác do Ngân hàng Nhà nước quy định. Việc ngân hàng mua lại phần vốn góp theo đề nghị của thành viên góp vốn phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện.
8. Khiếu nại hoặc khởi kiện thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Kiểm soát, Tổng Giám đốc khi không thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn gây thiệt hại đến lợi ích của ngân hàng hoặc của thành viên góp vốn theo quy định của pháp luật.
9. Các quyền khác theo quy định tại Điều lệ ngân hàng.
Điều 69. Nghĩa vụ của thành viên góp vốn
1. Góp đủ, đúng hạn số vốn đã cam kết và chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của ngân hàng trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào ngân hàng.
2. Không được rút vốn đã góp ra khỏi ngân hàng dưới mọi hình thức, trừ trường hợp quy định tại khoản 6, khoản 7 Điều 68 Nghị định này.
3. Không được trực tiếp can thiệp vào công việc quản trị, điều hành ngân hàng.
4. Tuân thủ Điều lệ ngân hàng.
5. Các nghĩa vụ khác theo quy định tại Điều lệ ngân hàng.
Điều 70. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản trị, Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị.
1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản trị
a) Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước các thành viên góp vốn trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
b) Thông qua định hướng phát triển của ngân hàng;
c) Thông qua việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ ngân hàng;
d) Ban hành Quy định nội bộ của Hội đồng quản trị và các quy định nội bộ liên quan đến tổ chức, quản trị và hoạt động của ngân hàng phù hợp với các quy định của pháp luật và Nghị định này;
đ) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị phù hợp với các điều kiện và tiêu chuẩn quy định tại Nghị định này;
e) Xem xét và xử lý các vi phạm của thành viên Hội đồng quản trị;
g) Thông qua phương án thay đổi mức vốn điều lệ;
h) Thông qua báo cáo tài chính hằng năm, phương án phân phối lợi nhuận;
i) Báo cáo tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của ngân hàng, việc thực hiện nhiệm vụ quyền hạn được giao của Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị theo yêu cầu của thành viên góp vốn hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
k) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7, 10, 11, 12, 14, 15, 16, 17, 18 Điều 46 Nghị định này.
l) Quyết định các khoản cho vay, bảo lãnh có giá trị lớn hơn 10% vốn tự có của ngân hàng trên cơ sở đảm bảo các quy định về đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng;
m) Quyết định thành lập công ty trực thuộc;
n) Quyết định mua lại cổ phần vốn góp vào ngân hàng theo quy định tại Nghị định này;
o) Thông qua các hợp đồng giao dịch của ngân hàng không thuộc phạm vi, đối tượng điều chỉnh cấm hoặc hạn chế theo quy định của Luật các Tổ chức tín dụng, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng và văn bản hướng dẫn các Luật này với thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc, thành viên góp vốn của ngân hàng và người có liên quan của họ. Trong trường hợp này, thành viên có liên quan không có quyền biểu quyết;
p) Thông qua việc tổ chức lại, giải thể hoặc yêu cầu phá sản ngân hàng;
q) Quyết định mức lương, thưởng, thù lao và các lợi ích khác đối với Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị, Trưởng ban và các thành viên Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc trên cơ sở phù hợp với quy định tại Điều 29 Nghị định này;
r) Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định tại Điều lệ ngân hàng.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng quản trị
a) Tổ chức triển khai việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản trị theo quy định tại khoản 1 Điều 70 Nghị định này;
b) Các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 2 (trừ quy định tại điểm đ) khoản 3 Điều 111 Luật Doanh nghiệp.
c) Các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các khoản 2, 3, 4 Điều 47 Nghị định này.
d) Đánh giá hiệu quả làm việc của từng thành viên, các Ủy ban của Hội đồng quản trị tối thiểu mỗi năm một lần và báo cáo các thành viên góp vốn về kết quả đánh giá này;
đ) Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định tại Điều lệ ngân hàng.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên Hội đồng quản trị
a) Tham gia thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản trị theo quy định tại khoản 1 Điều 70 Nghị định này;
b) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 48 Nghị định này;
c) Tham dự các cuộc họp Hội đồng quản trị, thảo luận và biểu quyết về tất cả các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản trị theo quy định tại Nghị định này, trừ trường hợp không được biểu quyết vì vấn đề xung đột lợi ích. Chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật, trước thành viên góp vốn và trước Hội đồng quản trị về những quyết định của mình;
d) Triển khai thực hiện các quyết định, nghị quyết của Hội đồng quản trị;
đ) Có trách nhiệm giải trình trước các thành viên góp vốn, Hội đồng quản trị về việc thực hiện nhiệm vụ được giao khi được yêu cầu.
e) Thực hiện các quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn quy định tại Điều 68, Điều 69 Nghị định này theo sự ủy quyền của thành viên góp vốn;
g) Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định tại Điều lệ ngân hàng.
Điều 71. Sổ đăng ký thành viên
Các nội dung liên quan đến Sổ đăng ký thành viên thực hiện theo quy định tại Điều 40 Luật Doanh nghiệp.
Điều 72. Cuộc họp Hội đồng quản trị
1. Hội đồng quản trị có thể họp định kỳ hoặc bất thường. Cuộc họp của Hội đồng quản trị do Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng quản trị được Chủ tịch ủy quyền triệu tập, Hội đồng quản trị phải họp định kỳ ít nhất mỗi quý một lần và phải họp bất thường khi Chủ tịch Hội đồng quản trị xét thấy cần thiết hoặc khi có một trong các trường hợp sau:
a) Có đề nghị của Tổng giám đốc hoặc Ban Kiểm soát;
b) Có đề nghị của ít nhất 02 thành viên Hội đồng quản trị;
c) Có đề nghị của thành viên hoặc nhóm thành viên sở hữu trên 25% vốn điều lệ hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn do Điều lệ ngân hàng quy định;
d) Có đề nghị của các thành viên thiểu số còn lại trong trường hợp ngân hàng có một thành viên sở hữu trên 75% vốn điều lệ và Điều lệ ngân hàng không quy định một tỷ lệ khác nhỏ hơn;
đ) Các trường hợp khác do Điều lệ ngân hàng quy định.
Đề nghị nêu trên phải được lập thành văn bản, trong đó nêu rõ mục đích, vấn đề cần thảo luận và quyết định thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị. Người có thẩm quyền triệu tập họp Hội đồng quản trị có quyền từ chối đề nghị nêu trên nếu vấn đề cần thảo luận và quyết định không thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị.
2. Thực hiện theo các quy định tại các khoản 2, 3, 5 Điều 49 Nghị định này.
3. Cuộc họp Hội đồng quản trị được tiến hành khi có số thành viên dự họp đại diện ít nhất 75% vốn điều lệ dự họp; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ ngân hàng quy định. Trường hợp cuộc họp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành theo quy định nêu trên thì được triệu tập họp lần thứ hai trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất. Cuộc họp Hội đồng quản trị triệu tập lần thứ hai được tiến hành khi có số thành viên dự họp đại diện ít nhất 50% vốn điều lệ; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ ngân hàng quy định. Trường hợp cuộc họp lần thứ hai không đủ điều kiện tiến hành theo quy định nêu trên thì được triệu tập họp lần thứ ba trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày dự định họp lần thứ hai; trong trường hợp này, cuộc họp Hội đồng quản trị được tiến hành không phụ thuộc số thành viên dự họp và số vốn điều lệ được đại diện bởi số thành viên dự họp.
4. Trường hợp không trực tiếp dự họp, thành viên Hội đồng quản trị có quyền ủy quyền biểu quyết cho một thành viên Hội đồng quản trị khác hoặc gửi ý kiến biểu quyết bằng văn bản. Trường hợp biểu quyết bằng văn bản, phiếu biểu quyết phải đựng trong phong bì kín và phải được chuyển đến chủ tọa cuộc họp Hội đồng quản trị chậm nhất 01 giờ trước giờ khai mạc. Phiếu biểu quyết chỉ được mở trước sự chứng kiến của tất cả những thành viên trực tiếp dự họp.
5. Thành viên Hội đồng quản trị có quyền kiến nghị bằng văn bản về chương trình họp. Kiến nghị phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Họ tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với thành viên là cá nhân; tên, địa chỉ trụ sở chính, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh đối với thành viên là tổ chức; họ tên, chữ ký của thành viên hoặc người đại diện theo ủy quyền;
b) Tỷ lệ phần vốn góp, số và ngày cấp chứng nhận phần vốn góp;
c) Nội dung kiến nghị đưa vào chương trình họp;
d) Lý do kiến nghị.
Chủ tịch Hội đồng quản trị phải chấp thuận kiến nghị và bổ sung chương trình họp Hội đồng quản trị nếu kiến nghị có đủ nội dung theo quy định được gửi đến trụ sở chính của ngân hàng chậm nhất 01 ngày làm việc trước ngày họp Hội đồng quản trị; trường hợp kiến nghị được đệ trình ngay trước khi họp thì kiến nghị được chấp thuận nếu đa số các thành viên dự họp đồng ý.
6. Quyết định của Hội đồng quản trị được thông qua nếu được số phiếu đại diện ít nhất 65% số vốn góp của các thành viên dự họp chấp thuận (bao gồm cả phiếu biểu quyết bằng văn bản và biểu quyết theo ủy quyền), tỷ lệ cụ thể do Điều lệ ngân hàng quy định. Việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ ngân hàng, tổ chức lại ngân hàng, chuyển nhượng hoặc mua lại phần vốn góp vào ngân hàng phải được số phiếu đại diện ít nhất 75% số vốn góp của các thành viên dự họp chấp thuận. Trường hợp số phiếu đại diện vốn góp của các thành viên dự họp ngang nhau thì quyết định cuối cùng thuộc về phía có ý kiến của người chủ tọa cuộc họp.
Điều 73. Lấy ý kiến thành viên Hội đồng quản trị bằng văn bản
Thẩm quyền và thể thức lấy ý kiến thành viên Hội đồng quản trị bằng văn bản thực hiện theo quy định tại Điều 51 Nghị định này. Quyết định của Hội đồng quản trị được thông qua dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản khi được số thành viên đại diện ít nhất 75% vốn điều lệ của các thành viên chấp thuận, tỷ lệ cụ thể do Điều lệ ngân hàng quy định.
Điều 74. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Kiểm soát, Trưởng ban và các thành viên Ban Kiểm soát
1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Kiểm soát:
a) Giám sát việc tuân thủ các quy định của pháp luật và Điều lệ ngân hàng trong quản trị, điều hành ngân hàng; chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước các thành viên góp vốn trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
b) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại các khoản 2, 3 Điều 52 Nghị định này;
c) Thẩm định báo cáo tài chính hằng năm và sáu tháng của ngân hàng, bao gồm cả báo cáo tài chính đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập thực hiện. Báo cáo các thành viên góp vốn về kết quả thẩm định báo cáo tài chính hằng năm, đánh giá tính hợp lý, hợp pháp, trung thực và mức độ cẩn trọng trong công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính. Ban Kiểm soát có thể tham khảo ý kiến của Hội đồng quản trị trước khi trình báo cáo và kiến nghị lên các thành viên góp vốn;
d) Xem xét sổ kế toán, các tài liệu khác và công việc quản lý, điều hành hoạt động của ngân hàng khi thấy cần thiết hoặc theo quyết định của thành viên góp vốn. Ban Kiểm soát triển khai thực hiện kiểm tra trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của thành viên góp vốn. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày kết thúc kiểm tra, Ban Kiểm soát phải báo cáo, giải trình về những vấn đề được yêu cầu kiểm tra đến Hội đồng quản trị và thành viên góp vốn. Việc kiểm tra của Ban Kiểm soát quy định tại khoản này không được cản trở, gây gián đoạn hoạt động bình thường trong việc quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
đ) Kịp thời thông báo cho Hội đồng quản trị khi phát hiện trường hợp vi phạm của người quản lý ngân hàng theo quy định tại Nghị định này, Điều lệ ngân hàng và quy định pháp luật hiện hành có liên quan, đồng thời yêu cầu người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm và có giải pháp khắc phục hậu quả, nếu có. Lập danh sách những người có liên quan của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc, thành viên góp vốn lưu giữ và cập nhật danh sách này;
e) Đề nghị Hội đồng quản trị họp bất thường theo quy định tại Nghị định này và Điều lệ ngân hàng. Kịp thời báo cáo thành viên góp vốn trong trường hợp Hội đồng quản trị có quyết định vi phạm nghiêm trọng quy định tại Nghị định này hoặc có quyết định vượt quá thẩm quyền được giao và trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ ngân hàng;
g) Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định tại Điều lệ của ngân hàng.
2. Nhiệm vụ quyền hạn của Trưởng Ban Kiểm soát
a) Trưởng Ban Kiểm soát thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 8, 9 Điều 53 Nghị định này.
b) Thay mặt Ban Kiểm soát đề nghị Hội đồng quản trị họp bất thường theo quy định tại Nghị định này.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Ban Kiểm soát
a) Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn của thành viên Ban Kiểm soát theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ ngân hàng và Quy định nội bộ của Ban Kiểm soát một cách trung thực, thận trọng vì lợi ích hợp pháp của ngân hàng và thành viên góp vốn.
b) Tham gia thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Kiểm soát theo quy định tại khoản 1 Điều 74 Nghị định này;
c) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại các khoản 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10 Điều 54 Nghị định này;
d) Yêu cầu ghi lại các ý kiến của mình trong biên bản cuộc họp Hội đồng quản trị nếu ý kiến của mình khác với các quyết định của Hội đồng quản trị và báo cáo các thành viên góp vốn.
Điều 75. Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng Giám đốc
Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 55 Nghị định này.
MỤC 7. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 100% VỐN NƯỚC NGOÀI
Thực hiện theo quy định tại Mục 4 Chương III Nghị định này
Thực hiện theo quy định tại Mục 6 Chương III Nghị định này.
QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
MỤC 1. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG VÀ VỐN ĐIỀU LỆ
Điều 78. Những nghiệp vụ được phép hoạt động
Ngân hàng được thực hiện các hoạt động theo quy định tại Chương III Luật các Tổ chức tín dụng, Luật sửa đổi bổ sung một số Điều của Luật các Tổ chức tín dụng, các quy định hiện hành có liên quan của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước.
Điều 79. Những quy trình, chính sách cần thiết trong quá trình hoạt động
Để đảm bảo an toàn trong quá trình hoạt động ngân hàng, ngân hàng cần phải xây dựng và triển khai các quy trình, chính sách sau đây:
a) Quy trình quản lý hoạt động đầu tư, mua lại và kiểm soát các khoản đầu tư lớn;
b) Quy trình cấp tín dụng nhằm duy trì hệ thống quản trị tín dụng phù hợp;
c) Duy trì hệ thống thông tin hỗ trợ cho quy trình kiểm soát những khoản vay lớn;
d) Thiết lập và tuân thủ các chính sách phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro;
đ) Chính sách đánh giá chất lượng tài sản Có và tuân thủ tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu;
e) Chính sách và quy trình đầy đủ để nhận biết, giám sát và quản lý rủi ro quốc gia và rủi ro chuyển đổi trong hoạt động cho vay và đầu tư quốc tế (đối với những ngân hàng có hoạt động cho vay và đầu tư nước ngoài);
g) Hệ thống cho phép đo lường, giám sát và kiểm soát toàn diện rủi ro;
h) Chính sách quản lý thanh khoản, trong đó trình bày rõ các thủ tục và các giới hạn quản lý thanh khoản;
i) Hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ phù hợp với tính chất và quy mô hoạt động của ngân hàng;
k) Chính sách và thủ tục phù hợp, bao gồm cả nguyên tắc “nhận biết khách hàng” để đảm bảo các chuẩn mực về đạo đức và chuyên môn trong lĩnh vực tài chính, ngăn ngừa việc ngân hàng bị sử dụng cho các mục đích tội phạm dù vô tình hay hữu ý;
l) Các quy trình, chính sách khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ ngân hàng và thông lệ quốc tế.
1. Ngân hàng phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản trước khi thay đổi mức vốn điều lệ theo quy định pháp luật hiện hành.
2. Sau khi đã thay đổi mức vốn điều lệ, ngân hàng phải đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh về mức vốn điều lệ mới.
3. Hội đồng quản trị phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thẩm định hồ sơ, thủ tục, điều kiện để ngân hàng thay đổi vốn điều lệ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, quyết định pháp luật hiện hành có liên quan và Điều lệ ngân hàng.
MỤC 2. TÀI CHÍNH, BÁO CÁO, THÔNG TIN, BẢO MẬT VÀ KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP
1. Ngân hàng chấp hành chế độ tài chính theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
2. Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc của ngân hàng chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước các cơ quan quản lý Nhà nước về việc chấp hành chế độ tài chính, kiểm toán, kế toán của ngân hàng mình.
1. Ngân hàng phải lập, trình bày và gửi các báo cáo tài chính và báo cáo thống kê lên các cơ quan quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật. Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc của ngân hàng chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các báo cáo này.
2. Báo cáo tài chính của ngân hàng bao gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và bản thuyết minh báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính hàng năm phải phản ánh một cách trung thực và khách quan tình hình lãi và lỗ của ngân hàng trong năm tài chính và tình hình các hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng cho đến thời điểm lập báo cáo.
3. Đối với các ngân hàng có công ty trực thuộc thì phải lập báo cáo tài chính hợp nhất theo quy định của pháp luật.
4. Ngân hàng phải lập và gửi các báo cáo định kỳ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Ngoài ra, ngân hàng phải báo cáo ngay với Ngân hàng Nhà nước trong những trường hợp sau:
a) Diễn biến không bình thường trong hoạt động nghiệp vụ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh doanh của ngân hàng;
b) Thay đổi lớn về cơ cấu tổ chức của ngân hàng.
5. Các báo cáo hằng năm theo quy định của pháp luật trong thời hạn tối đa 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính, ngân hàng phải gửi Ngân hàng Nhà nước.
Điều 83. Công khai báo cáo tài chính
Trong thời hạn 120 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính, ngân hàng phải công khai các báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật. Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể việc công khai báo cáo tài chính của ngân hàng.
1. Ngân hàng phải thông tin định kỳ về những giao dịch và số dư trên tài khoản tại ngân hàng cho chủ tài khoản nếu có yêu cầu của chủ tài khoản.
2. Ngân hàng được trao đổi thông tin với các tổ chức tín dụng khác về hoạt động ngân hàng và khách hàng.
3. Ngân hàng có trách nhiệm báo cáo, cung cấp các thông tin cho Ngân hàng Nhà nước về tình hình tổ chức và hoạt động kinh doanh theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước và được Ngân hàng Nhà nước cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động ngân hàng của những khách hàng có quan hệ với ngân hàng.
1. Nhân viên của ngân hàng và những người có liên quan không được tiết lộ bí mật quốc gia và bí mật kinh doanh của ngân hàng mà mình biết.
2. Ngân hàng được quyền từ chối yêu cầu của tổ chức, cá nhân về việc cung cấp thông tin liên quan đến tiền gửi, tài sản của khách hàng và hoạt động của ngân hàng, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc được sự chấp thuận của khách hàng.
Điều 86. Kiểm toán độc lập
1. Chậm nhất 30 ngày trước khi kết thúc năm tài chính, ngân hàng phải lựa chọn một tổ chức kiểm toán độc lập đủ điều kiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước để kiểm toán các báo cáo tài chính của mình theo quy định. Việc chọn tổ chức kiểm toán độc lập được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
2. Trong quá trình kiểm toán, ngân hàng có trách nhiệm:
a) Cung cấp kịp thời, đầy đủ và trung thực mọi thông tin, tài liệu cần thiết cho việc kiểm toán;
b) Phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho kiểm toán viên thực hiện kiểm toán.
3. Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc và người điều hành khác phải họp, đánh giá kỹ lưỡng về báo cáo kiểm toán và các kiến nghị của kiểm toán độc lập, đưa ra kế hoạch và thời gian biểu thực hiện các kiến nghị của kiểm toán độc lập và theo dõi việc thực hiện kế hoạch đó.
4. Kiểm toán viên độc lập được phép tham dự các phiên họp Đại hội đồng cổ đông, thu thập các thông báo và các thông tin khác liên quan đến bất kỳ phiên họp nào mà các cổ đông được quyền nhận và được phát biểu ý kiến tại Đại hội đồng cổ đông về các vấn đề có liên quan đến kiểm toán.
5. Việc kiểm toán cụ thể các hoạt động của ngân hàng được thực hiện theo quy định của Luật các Tổ chức tín dụng, Luật sửa đổi bổ sung một số Điều của Luật các Tổ chức tín dụng, pháp luật về kiểm toán và văn bản hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
MỤC 3. TRÁCH NHIỆM CỦA NGÂN HÀNG VÀ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG
Điều 87. Trách nhiệm của ngân hàng
1. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ hoạt động kinh doanh của mình.
2. Tuân thủ các quy định của pháp luật trong tổ chức, quản trị và hoạt động ngân hàng.
3. Công bố công khai tại nơi giao dịch các thông tin về lãi suất tiền gửi và tiền vay, các mức phí, tỷ giá, thời gian giao dịch và các thông tin khác nếu ngân hàng thấy cần thiết.
Điều 88. Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước
1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện về tổ chức, quản trị và hoạt động ngân hàng quy định tại Nghị định này.
2. Quản lý, đánh giá việc tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành của ngân hàng và có biện pháp xử lý, chấn chỉnh các ngân hàng không thực hiện tốt các quy định này.
KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT, PHÁ SẢN, GIẢI THỂ THANH LÝ
Điều 89. Báo cáo khó khăn về khả năng chi trả
Khi có nguy cơ mất khả năng chi trả cho khách hàng của mình, ngân hàng phải báo cáo ngay với Ngân hàng Nhà nước về thực trạng tài chính, nguyên nhân và biện pháp đã áp dụng, biện pháp dự kiến áp dụng để khắc phục.
Điều 90. Áp dụng kiểm soát đặc biệt
1. Ngân hàng có thể được đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt trong những trường hợp sau:
a) Có nguy cơ mất khả năng chi trả;
b) Nợ không có khả năng thu hồi có nguy cơ mất khả năng thanh toán;
c) Số lỗ lũy kế của ngân hàng lớn hơn 50% tổng số vốn điều lệ thực có và các quỹ.
2. Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm kiểm tra, phát hiện kịp thời những trường hợp có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán và quy định cụ thể những trường hợp được đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt.
Điều 91. Quyết định kiểm soát đặc biệt
1. Căn cứ báo cáo của ngân hàng quy định tại Điều 88 Nghị định này và khả năng tự chấn chỉnh của ngân hàng hoặc qua công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ra quyết định đặt ngân hàng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt.
2. Quyết định đặt ngân hàng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt gồm những nội dung sau:
a) Tên của ngân hàng được kiểm soát đặc biệt;
b) Lý do kiểm soát đặc biệt;
c) Họ, tên thành viên và nhiệm vụ cụ thể của Ban Kiểm soát đặc biệt;
d) Thời hạn kiểm soát đặc biệt.
3. Quyết định kiểm soát đặc biệt được Ngân hàng Nhà nước thông báo với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các cơ quan hữu quan có liên quan trên địa bàn để phối hợp. Quyết định này không được công khai trước công chúng.
Điều 92. Ban Kiểm soát đặc biệt
1. Ban Kiểm soát đặc biệt được thành lập theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Trưởng ban do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chỉ định. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Ban Kiểm soát đặc biệt được thực hiện theo quy định tại Điều 94 Luật các Tổ chức tín dụng.
2. Trưởng Ban Kiểm soát đặc biệt có trách nhiệm phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong Ban theo phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn đã quy định; chịu trách nhiệm xử lý các vấn đề có liên quan đến quá trình kiểm soát đặc biệt ngân hàng; chịu trách nhiệm trước Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc điều hành Ban Kiểm soát đặc biệt và các quyết định liên quan đến việc kiểm soát đặc biệt ngân hàng.
3. Ban Kiểm soát đặc biệt phải có tối thiểu 03 thành viên, thành viên Ban Kiểm soát đặc biệt phải có đủ các tiêu chuẩn sau:
a) Là cán bộ của Ngân hàng Nhà nước;
b) Có bằng Đại học hoặc trên Đại học về ngành kinh tế, luật hoặc lĩnh vực chuyên môn mà mình sẽ đảm nhiệm;
c) Có tối thiểu 03 năm công tác trong ngành ngân hàng;
d) Không phải là người có liên quan của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc của ngân hàng được kiểm soát đặc biệt.
4. Các thành viên Ban Kiểm soát đặc biệt thực hiện công việc theo sự phân công của Trưởng ban và chịu trách nhiệm trước Trưởng ban về việc thực thi nhiệm vụ của mình. Việc thay thế thành viên Ban Kiểm soát đặc biệt do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.
5. Trường hợp cần thiết, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chỉ định một ngân hàng khác tham gia kiểm soát đặc biệt ngân hàng và chỉ định cán bộ của ngân hàng đó tham gia vào Ban Kiểm soát đặc biệt.
1. Xây dựng phương án củng cố tổ chức và hoạt động trình Ban Kiểm soát đặc biệt thông qua và tổ chức triển khai thực hiện phương án đó.
2. Tiếp tục quản trị, kiểm soát, điều hành hoạt động và bảo đảm an toàn tài sản của ngân hàng theo đúng quy định của pháp luật trừ trường hợp bị đình chỉ quyền quản trị, điều hành, kiểm soát ngân hàng.
3. Chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến tổ chức và hoạt động ngân hàng trước, trong và sau giai đoạn kiểm soát đặc biệt.
4. Chấp hành nghiêm túc các yêu cầu của Ban Kiểm soát đặc biệt.
5. Báo cáo tình hình triển khai và kết quả thực hiện các biện pháp kiểm soát đặc biệt theo yêu cầu của Ban Kiểm soát đặc biệt.
6. Thực hiện chế độ tiết giảm đến mức thấp nhất chi tiêu tài chính nhằm giảm bớt tổn thất về tài chính.
7. Bố trí địa điểm, phương tiện làm việc do Ban Kiểm soát đặc biệt.
Điều 94. Kết thúc kiểm soát đặc biệt
1. Việc kiểm soát đặc biệt được kết thúc trong trường hợp sau:
a) Hết hạn kiểm soát đặc biệt mà không được gia hạn hoặc ngân hàng không có khả năng giải quyết được nguyên nhân dẫn đến tình trạng kiểm soát đặc biệt và Ngân hàng Nhà nước quyết định thu hồi giấy phép hoạt động;
b) Ngân hàng đã khắc phục được các nguyên nhân gây nên tình trạng kiểm soát đặc biệt và trở lại hoạt động bình thường;
c) Trước khi kết thúc thời hạn kiểm soát đặc biệt, Ngân hàng được tổ chức lại theo các quy định của pháp luật;
d) Ngân hàng lâm vào tình trạng phá sản và không có khả năng phục hồi hoạt động, bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản.
2. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành quyết định kết thúc kiểm soát đặc biệt. Quyết định này được thông báo cho các cơ quan có liên quan.
MỤC 2. PHÁ SẢN, GIẢI THỂ, THANH LÝ
Việc phá sản ngân hàng được thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sản.
Điều 96. Các trường hợp giải thể ngân hàng
1. Tự nguyện xin giải thể nếu có khả năng thanh toán hết nợ và được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận; trong trường hợp này, tối thiểu 180 ngày trước ngày dự kiến chấm dứt hoạt động, ngân hàng phải có đơn đề nghị gửi Ngân hàng Nhà nước.
2. Hết thời hạn hoạt động nhưng không xin gia hạn hoặc xin gia hạn nhưng không được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
3. Bị thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động, trong các trường hợp sau:
a) Khi xảy ra một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ khoản 1 Điều 29 Luật các Tổ chức tín dụng;
b) Khi không có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật các tổ chức tín dụng;
c) Ngừng hoạt động trong thời gian liên tục 12 tháng.
1. Trong trường hợp ngân hàng bị tuyên bố phá sản, việc thanh lý ngân hàng được thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sản.
2. Khi giải thể theo quy định tại Điều 95 Nghị định này, ngân hàng phải tiến hành thanh lý dưới sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước.
3. Mọi chi phí liên quan đến việc thanh lý do ngân hàng bị thanh lý chịu.
1. Các ngân hàng được thành lập trước khi Nghị định này có hiệu lực áp dụng các quy định tại Nghị định này theo lộ trình sau đây:
a) Đối với quy định tại Điều 16 Nghị định này: các ngân hàng phải điều chỉnh để phù hợp trong thời hạn tối đa 24 tháng, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.
b) Đối với quy định tại Điều 21 Nghị định này:
(i) Đối với thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát: các ngân hàng phải thực hiện cho các lần bầu, bổ nhiệm tiếp theo kể từ ngày Nghị định có hiệu lực (bao gồm bầu, bổ nhiệm mới hoặc bổ sung, thay thế).
(ii) Đối với Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng, Giám đốc Sở Giao dịch, Giám đốc Chi nhánh, Giám đốc công ty trực thuộc: các ngân hàng phải thực hiện cho các lần bổ nhiệm mới kể từ ngày Nghị định có hiệu lực; các trường hợp khác phải thực hiện điều chỉnh tối đa sau 24 tháng, kể từ ngày Nghị định có hiệu lực.
c) Đối với quy định tại Điều 34 Nghị định này: các ngân hàng phải điều chỉnh tỷ lệ sở hữu cổ phần của các cổ đông cho phù hợp trong thời hạn tối đa 24 tháng, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực. Hình thức điều chỉnh do ngân hàng tự quyết định.
d) Đối với các quy định khác trong Nghị định này: các ngân hàng phải thực hiện ngay khi Nghị định này có hiệu lực.
2. Các ngân hàng được thành lập kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực phải thực hiện theo các quy định tại Nghị định này và các quy định pháp luật khác có liên quan.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2009.
2. Nghị định này thay thế Nghị định số 49/2000/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2000 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại.
1. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Nơi nhận: | TM. CHÍNH PHỦ |
- 1 Circular No. 17/2017/TT-NHNN dated November 20, 2017
- 2 Circular No. 09/2010/TT-NHNN of March 26, 2010, providing for the licensing of establishment and operation of joint-stock commercial banks
- 3 Circular No. 06/2010/TT-NHNN of February 26, 2010, guiding the organization, governance, administration, charter capital, transfer of shares and supplementation and modification of licenses or charters of commercial banks
- 4 Decree No. 69/2007/ND-CP of April 20, 2007, on foreign investors'' purchase of shares of Vietnamese commercial banks
- 5 Decree no. 22/2006/ND-CP of February 28, 2006 on organization and operation of foreign bank branches, joint-venture banks, banks with 100% foreign capital, and representative offices of foreign credit institutions in Vietnam
- 6 Law no. 60/2005/QH11 of November 29, 2005 on enterprises
- 7 Law No. 06/1997/QH10 of December 12, 1997 on The State Bank of Vietnam
- 8 Law No. 07/1997/QH10 of December 12, 1997 on credit institutions