Hệ thống pháp luật
Loading content, please wait a moment ...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 76/2018/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2018

 

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật khoa học và công nghệ ngày 18 tháng 6 năm 2013;

Căn cứ Luật Chuyển giao công nghệ ngày 19 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Luật sở hữu trí tuệ ngày 29 tháng 11 năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật sở hữu trí tuệ ngày 19 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản công ngày 21 tháng 6 năm 2017;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các Điều 9, 10, 11, 27, 31, khoản 3 Điều 32, Điều 35, 36, 40, 42, 43, khoản 3 Điều 48 của Luật Chuyển giao công nghệ liên quan đến Danh mục công nghệ, quản lý hoạt động chuyển giao công nghệ; tổ chức đánh giá, thẩm định giá, giám định công nghệ; hỗ trợ, thúc đẩy chuyển giao công nghệ và phát triển thị trường khoa học và công nghệ.

Hình thức, phương thức đặc thù chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp quy định tại khoản 2, 3 Điều 52 Luật Chuyển giao công nghệ thực hiện theo quy định khác của Chính phủ.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động chuyển giao công nghệ quy định tại Điều 1 của Luật Chuyển giao công nghệ.

Chương II

DANH MỤC CÔNG NGHỆ, QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ

Điều 3. Danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao, Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao và Danh mục công nghệ cấm chuyển giao

1. Ban hành kèm theo Nghị định này các danh mục công nghệ sau:

a) Danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao (Phụ lục I);

b) Danh mục công nghệ hạn chế chuyn giao (Phụ lục II);

c) Danh mục công nghệ cấm chuyển giao (Phụ lục III).

2. Căn cứ tình hình phát triển kinh tế - xã hội và yêu cầu quản lý nhà nước, các bộ, cơ quan ngang bộ xem xét, đề xuất và gửi Bộ Khoa học và Công nghệ tổng hợp, trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung công nghệ thuộc các danh mục công nghệ quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 4. Giá và phương thức thanh toán chuyển giao công nghệ

1. Các bên tham gia hợp đồng có thể thỏa thuận thanh toán theo một hoặc một số phương thức sau đây:

a) Trả một lần hoặc nhiều lần bằng tiền hoặc hàng hóa trong đó bao gồm cả hình thức trả được tính theo từng đơn vị sản phẩm sản xuất ra từ công nghệ chuyển giao;

b) Chuyển giá trị công nghệ thành vốn góp vào dự án đầu tư hoặc vào vốn của doanh nghiệp.

Trường hợp góp vốn bằng công nghệ có sử dụng vốn nhà nước (công nghệ được tạo ra bằng vốn nhà nước hoặc sử dụng vốn nhà nước đ mua công nghệ) phải thực hiện thẩm định giá công nghệ theo quy định của pháp luật;

c) Trả theo phần trăm (%) giá bán tịnh.

Giá bán tịnh được xác định bằng tổng giá bán sản phẩm, dịch vụ mà trong quá trình tạo ra sản phẩm, dịch vụ có áp dụng công nghệ được chuyn giao (tính theo hóa đơn bán hàng) trừ đi các khoản sau: Thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu (nếu có); chi phí mua bán các thành phẩm, bộ phận, chi tiết, linh kiện được nhập khẩu, mua ở trong nước; chi phí mua bao bì, chi phí đóng gói, chi phí vận chuyển sản phẩm đến nơi tiêu thụ, chi phí quảng cáo;

d) Trả theo phần trăm (%) doanh thu thuần.

Doanh thu thuần được xác định bằng doanh thu bán sản phẩm, dịch vụ được tạo ra bằng công nghệ được chuyển giao, trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu gồm chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại;

đ) Trả theo phần trăm (%) lợi nhuận trước thuế.

Lợi nhuận trước thuế được xác định bằng doanh thu thuần trừ đi tổng chi phí hợp lý để sản xuất sản phẩm, dịch vụ có áp dụng công nghệ chuyển giao đã bán trên thị trường. Các bên cũng có thể thỏa thuận thanh toán theo phần trăm lợi nhuận sau thuế;

e) Kết hợp hai hoặc các phương thức quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản này hoặc các hình thức thanh toán khác bảo đảm phù hợp quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.

2. Trường hợp công nghệ chuyển giao (công nghệ được tạo ra bằng vốn nhà nước hoặc sử dụng vốn nhà nước để mua công nghệ) giữa các bên mà một hoặc nhiều bên có vốn nhà nước, việc định giá thực hiện dựa trên tư vấn thẩm định giá công nghệ theo quy định của pháp luật.

3. Trường hợp công nghệ chuyển giao giữa các bên có quan hệ theo mô hình công ty mẹ - công ty con và các bên có quan hệ liên kết theo quy định của pháp luật về thuế, việc kiểm toán giá thực hiện thông qua hình thức thẩm định giá công nghệ theo quy định của pháp luật khi có yêu cầu của cơ quan quản lý thuế.

Điều 5. Đăng ký chuyển giao công nghệ

1. Đối với chuyển giao công nghệ không thuộc trường hợp quy định phải đăng ký chuyển giao công nghệ theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Luật Chuyển giao công nghệ, nếu tổ chức, cá nhân có nhu cầu đăng ký chuyển giao công nghệ, trình tự, thủ tục thực hiện theo quy định tại các khoản 3, 4, 5 và 6 Điều 31 của Luật Chuyển giao công nghệ và quy định của Nghị định này.

Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng chuyển giao công nghệ theo quy định tại khoản này do các bên thỏa thuận. Trường hợp tính đến thời điểm đăng ký chuyển giao công nghệ, nếu các bên chưa thực hiện hợp đồng thì hợp đồng có hiệu lực từ thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ.

2. Bên nhận công nghệ trong trường hợp chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam, chuyển giao công nghệ trong nước hoặc bên giao công nghệ trong trường hợp chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài thay mặt các bên gửi hồ sơ đăng ký chuyển giao công nghệ đến cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ quy định tại Điều 6 của Nghị định này.

3. Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ:

a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định tại khoản 3 Điều 31 của Luật Chuyển giao công nghệ, cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 6 Nghị định này cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ;

b) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền có văn bản đề nghị bên đăng ký chuyển giao công nghệ bổ sung;

c) Trường hợp hồ sơ có nội dung cần phải sửa đổi, bổ sung, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền có văn bản đề nghị bên đăng ký chuyển giao công nghệ sửa đổi, bổ sung;

d) Trường hợp từ chối, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

4. Mẫu Đơn đăng ký chuyển giao công nghệ, Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ theo Mẫu số 01Mẫu số 02 tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.

Điều 6. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ

1. Đối với chuyển giao công nghệ thông qua thực hiện dự án đầu tư:

a) Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ đối với chuyển giao công nghệ của dự án đầu tư tại Việt Nam thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, bộ, cơ quan trung ương theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về đầu tư công và dự án đầu tư ra nước ngoài;

b) Sở Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ đối với chuyển giao công nghệ của dự án đầu tư trên địa bàn quản lý thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Hội đồng nhân dân các cấp, Ủy ban nhân dân các cấp, Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về đầu tư công; dự án thuộc diện cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư không thuộc trường hợp phải có quyết định chủ trương đầu tư của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; trường hợp tự nguyện đăng ký theo khoản 2 Điều 31 của Luật Chuyển giao công nghệ.

2. Đối với chuyển giao công nghệ độc lập và hình thức khác theo quy định của pháp luật:

a) Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ đối với chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam, chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài;

b) Sở Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ đối với chuyển giao công nghệ trong nước có sử dụng vốn nhà nước hoặc ngân sách nhà nước và trường hợp tự nguyn đăng ký theo khoản 2 Điều 31 của Luật Chuyển giao công nghệ đối với chuyển giao công nghệ trong nước.

3. Đối với chuyển giao công nghệ thuộc trường hợp bí mật nhà nước trong lĩnh vực quốc phòng hoặc chuyển giao công nghệ thuộc trường hợp mua sắm tài sản từ nguồn ngân sách đặc biệt cho quốc phòng, Bộ Quốc phòng cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ.

4. Đối với đăng ký gia hạn chuyển giao công nghệ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 42 Nghị định này, thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký gia hạn chuyển giao công nghệ thực hiện theo quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều này.

5. Trước ngày 31 tháng 12 hằng năm, Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm gửi báo cáo tình hình đăng ký chuyển giao công nghệ về Bộ Khoa học và Công nghệ, số liệu báo cáo tính từ ngày 15 tháng 12 của năm trước năm báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của năm báo cáo. Báo cáo tình hình đăng ký chuyển giao công nghệ theo Mẫu số 10 tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.

Điều 7. Hoàn trả các khoản hỗ trợ, ưu đãi

1. Tổ chức, cá nhân được hưởng các hỗ trợ, ưu đãi từ việc chuyển giao công nghệ có trách nhiệm hoàn trả ngân sách nhà nước toàn bộ các khoản hỗ trợ, ưu đãi đã hưởng nếu bị hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ theo quy định tại khoản 2 Điều 32 của Luật Chuyển giao công nghệ.

2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ, cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyn giao công nghệ thông báo bằng văn bản đến các tổ chức, cá nhân, cơ quan thực hiện chức năng quản lý tài chính cùng cấp, các cơ quan có thẩm quyền quyết định việc hỗ trợ, ưu đãi cho tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật và đăng tải lên Cổng thông tin điện tử của cơ quan.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo việc hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ, cơ quan thực hiện chức năng quản lý tài chính, cơ quan có thẩm quyền hỗ trợ, ưu đãi cho tổ chức, cá nhân gửi thông báo đến tổ chức, cá nhân đề nghị hoàn trả đầy đủ kinh phí đã hỗ trợ, ưu đãi theo quy định.

3. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo đề nghị hoàn trả kinh phí đã hỗ trợ, ưu đãi, các tổ chức, cá nhân bị hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ phải hoàn trả đầy đủ kinh phí cho Ngân sách nhà nước qua hệ thống kho bạc nhà nước.

Quá thời hạn quy định, nếu tổ chức, cá nhân không thực hiện việc hoàn trả kinh phí đã được hỗ trợ, ưu đãi sẽ chịu xử lý theo các quy định của pháp luật có liên quan.

4. Các tổ chức tổng hợp tình hình thực hiện việc hoàn trả kinh phí ngân sách nhà nước vào báo cáo quyết toán, báo cáo tài chính hàng năm của mình theo quy định của pháp luật.

Chương III

BIỆN PHÁP HỖ TRỢ, THÚC ĐẨY CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ, ỨNG DỤNG, ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Mục 1. HỖ TRỢ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ, ỨNG DỤNG VÀ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ

Điều 8. Hỗ trợ doanh nghiệp có dự án thuộc ngành, nghề ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư nhận chuyển giao công nghệ từ tổ chức khoa học và công nghệ

1. Điều kiện được hỗ trợ:

a) Có dự án thuộc ngành, nghề ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư;

b) Có hợp đồng chuyển giao công nghệ hoặc Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ (nếu thuộc đối tượng phải đăng ký chuyển giao công nghệ);

c) Công nghệ được chuyển giao thuộc dự án quy định tại điểm a khoản này.

2. Hình thức hỗ trợ:

a) Cho vay vốn với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ lãi suất vay để thực hiện chuyển giao công nghệ;

b) Hỗ trợ kinh phí thông qua thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ hoặc hỗ trợ trực tiếp.

3. Nội dung hỗ trợ đối với điểm b khoản 2 Điều này để phục vụ hoạt động cải tiến, đổi mới công nghệ, sử dụng tối đa hiệu sut; nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm trong quá trình thực hiện chuyển giao công nghệ bao gồm:

a) Được ưu tiên đưa vào danh mục nhiệm vụ tuyển chọn, giao trực tiếp và được hỗ trợ theo quy định của chương trình, quỹ thông qua nhiệm vụ khoa học và công nghệ;

b) Được hỗ trợ thuê chuyên gia tư vấn phục vụ đánh giá hiệu chỉnh thiết bị, quy trình công nghệ, dây chuyền sản xuất; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực hấp thụ, làm chủ công nghệ cho doanh nghiệp đối với hỗ trợ trực tiếp.

4. Nguồn kinh phí hỗ trợ:

a) Đối với hỗ trợ thông qua nhiệm vụ khoa học và công nghệ quy định tại điểm a khoản 3 Điều này, nguồn kinh phí hỗ trợ được bố trí từ các chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia; quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; nguồn ngân sách nhà nước dành cho khoa học và công nghệ và kinh phí huy động từ các nguồn hợp pháp khác;

b) Đối với hỗ trợ trực tiếp quy định tại điểm b khoản 3 Điều này, nguồn kinh phí hỗ trợ được bố trí từ quỹ phát triển khoa học và công nghệ của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; nguồn ngân sách nhà nước dành cho khoa học và công nghệ và kinh phí huy động từ các nguồn hợp pháp khác.

5. Mức hỗ trợ:

Ngoài hưởng các ưu đãi đối với ngành, nghề ưu đãi đầu tư và địa bàn ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, doanh nghiệp được hưởng các mức hỗ trợ sau:

a) Mức hỗ trợ áp dụng theo quy định hiện hành đối với các nguồn quy định tại điểm a khoản 4 Điều này;

b) Được hỗ trợ tối đa 2%/năm lãi suất vay từ Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, quỹ phát triển khoa học và công nghệ của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đối với khoản vay thực hiện chuyển giao công nghệ trong dự án;

c) Được vay vốn với lãi suất ưu đãi theo quy định của các quỹ, tổ chức tín dụng cho vay ưu đãi đối với khoản vay thực hiện chuyển giao công nghệ trong dự án.

Điều 9. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục hỗ trợ doanh nghiệp có dự án thuộc ngành, nghề ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư nhận chuyển giao công nghệ từ tổ chức khoa học và công nghệ

1. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí:

a) Đối với đề nghị hỗ trợ kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ phục vụ hoạt động chuyển giao công nghệ, hồ sơ gồm:

- Tài liệu theo quy định của Luật khoa học và công nghệ và các văn bản hướng dẫn thi hành đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ;

- Hợp đồng chuyển giao công nghệ hoặc Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ (nếu thuộc đối tượng phải đăng ký chuyển giao công nghệ).

b) Đối với đề nghị cho vay vốn với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ lãi suất vay đối với phần chuyển giao công nghệ trong dự án đầu tư, hồ sơ gồm:

- Tài liệu theo quy định của tổ chức tín dụng cho vay ưu đãi, hỗ trợ lãi suất vay;

- Hợp đồng chuyển giao công nghệ hoặc Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ (nếu thuộc đối tưng phải đăng ký chuyển giao công nghệ);

- Báo cáo thuyết minh dự kiến hiệu quả hoạt động chuyển giao công nghệ bao gồm các báo cáo về hiệu quả kinh tế và hiệu quả khác từ chuyển giao công nghệ (đối với hỗ trợ lãi suất vay sau khi thực hiện dự án đầu tư).

2. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện

a) Đối với nguồn hỗ trợ từ các chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia, quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nguồn ngân sách nhà nước dành cho khoa học và công nghệ, thẩm quyền, trình tự, thủ tục hỗ trợ được thực hiện theo quy định của Luật khoa học và công nghệ và các văn bản hướng dẫn thi hành đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ;

b) Đối với nguồn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước của địa phương, thẩm quyền, trình tự, thủ tục hỗ trợ được thực hiện theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương;

c) Đối với nguồn hỗ trợ hợp pháp khác, thẩm quyền, trình tự, thủ tục hỗ trợ được thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành.

Điều 10. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp

1. Nội dung hoạt động đầu tư của quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 35 của Luật Chuyển giao công nghệ bao gồm:

a) Đầu tư, đối ứng vốn đầu tư cho khởi nghiệp sáng tạo;

b) Đổi mới công nghệ, ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ, thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;

c) Giải mã công nghệ, đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho hoạt động giải mã công nghệ;

d) Thuê tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài để tư vấn, quản lý hoạt động đầu tư của quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp theo hợp đồng giữa các bên.

2. Hoạt động đầu tư, đối ứng vốn đầu tư cho khởi nghiệp sáng tạo được thực hiện theo các hình thức sau:

a) Góp vốn thành lập doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo;

b) Mua cổ phần, phần vốn góp của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo;

c) Góp vốn vào quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo;

d) Hợp tác kinh doanh.

3. Hoạt động đầu tư, đối ứng vốn đầu tư quy định tại khoản 2 Điều này được thực hiện trong lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp và tuân theo quy định của Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và quy định pháp luật khác có liên quan.

4. Doanh nghiệp nhà nước thực hiện các hoạt động quy định tại khoản 2 Điều này phải tuân theo quy định về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Điều 11. Sử dụng quyền tài sản bảo đảm cho giao dịch vay vốn

1. Các đối tượng sau đây được dùng làm tài sản bảo đảm cho giao dịch vay vốn để thực hiện các dự án khoa học và công nghệ, khởi nghiệp sáng tạo, phát triển sản xuất, kinh doanh từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ:

a) Quyền sở hữu, quyền sử dụng kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật khoa học và công nghệ, pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công có thể xác định được giá trị là quyền tài sản;

b) Quyền sở hữu, quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ có thể xác định được giá trị là quyền tài sản;

c) Quyền khác phát sinh từ kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ, đối tượng sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật có thể xác định được giá trị là quyền tài sản.

2. Điều kiện, thủ tục sử dụng quyền tài sản quy định tại khoản 1 Điều này làm tài sản bảo đảm cho các giao dịch vay vốn đầu tư được thực hiện theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm và quy định quản lý, quy chế hoạt động của tổ chức cho vay vốn.

Điều 12. Khuyến khích hình thức hợp tác giữa doanh nghiệp với cơ quan, tổ chức, cá nhân để triển khai các dự án đầu tư đổi mới công nghệ, khởi nghiệp sáng tạo, phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển khoa học và công nghệ, hoạt động nghiên cứu chung

1. Doanh nghiệp hợp tác với cơ quan, tổ chức, cá nhân để triển khai dự án đầu tư đổi mới công nghệ, khởi nghiệp sáng tạo được hưởng các ưu đãi sau:

a) Được hỗ trợ theo quy định tại Điều 8 Nghị định này đối với dự án đầu tư đổi mới công nghệ có hợp đng chuyn giao công nghệ hoặc Giy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ (nếu thuộc đối tượng phải đăng ký chuyển giao công nghệ) và thuộc ngành, nghề ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư;

b) Hưởng các hỗ trợ theo quy định tại điểm a, b, c khoản 1 Điều 15 Nghị định này đối với cá nhân tham gia dự án đầu tư đổi mới công nghệ;

c) Ưu tiên đưa nhiệm vụ khoa học và công nghệ vào danh mục nhiệm vụ của Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia, các chương trình khoa học và công nghệ có nội dung hỗ trợ đổi mới công nghệ, khởi nghiệp sáng tạo, quỹ phát triển khoa học và công nghệ của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

d) Thuê lao động kỹ thuật, khảo sát nhu cầu thị trường, thuê trang thiết bị, sử dụng phòng thí nghiệm, cơ sở kỹ thuật để hoàn thiện, phát triển sản phẩm, mô hình kinh doanh đối với doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo đã nhận được khoản đầu tư ban đầu từ nhà đầu tư hoặc tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp.

2. Doanh nghiệp hợp tác với cơ quan, tổ chức, cá nhân để triển khai dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển khoa học và công nghệ được hưởng các ưu đãi sau:

a) Được ưu tiên đầu tư vào khu công nghệ cao đối với các dự án đáp ứng điều kiện về lĩnh vực công nghệ cao;

b) Được khuyến khích thực hiện theo hình thức đối tác công tư và được hưởng các ưu đãi theo quy định của pháp luật về đầu tư đối với dự án thực hiện các hoạt động nghiên cứu, chế tạo, sản xuất thử nghiệm, ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Việc triển khai dự án được thực hiện theo quy định pháp luật về đầu tư theo hình thức đi tác công tư;

c) Được hỗ trợ kinh phí sửa chữa và sử dụng, khai thác cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung với mức giá ưu đãi cho hoạt động ươm tạo, khởi nghiệp sáng tạo; đầu tư trang thiết bị dùng chung cho hoạt động ươm tạo, khởi nghiệp sáng tạo; lắp đặt hạ tầng công nghệ thông tin và cung cấp miễn phí các dịch vụ internet cho cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung.

3. Doanh nghiệp hợp tác với cơ quan, tổ chức, cá nhân để triển khai dự án nghiên cứu chung được hưởng các ưu đãi sau:

a) Ưu tiên đưa vào danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ trong các chương trình hợp tác song phương và đa phương đối với hợp tác nghiên cứu chung có tổ chức hoặc cá nhân ở nước ngoài tham gia;

b) Hỗ trợ công bố công nghệ mới, sản phẩm mới từ kết quả hợp tác nghiên cứu được quy định tại Điều 26 Nghị định này;

c) Hỗ trợ khai thác, sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ theo Điều 24 Nghị định này;

d) Được xem xét hỗ trợ kinh phí nếu đáp ứng các quy định tại Điều 19 Nghị định này.

Điều 13. Hỗ trợ, ưu đãi doanh nghiệp đầu tư cơ sở vật chất - kỹ thuật cho hoạt động giải mã công nghệ, tổ chức, cá nhân thực hiện việc giải mã công nghệ

1. Đầu tư cơ sở vật chất - kỹ thuật cho hoạt động giải mã công nghệ gồm: Đầu tư cho phòng thí nghiệm, phân tích mẫu, mô hình hóa và mô phỏng, kiểm chuẩn, xưởng chế thử, kiểm nghiệm và tạo mẫu.

2. Doanh nghiệp thực hiện một trong các hoạt động quy định tại khoản 1 Điều này được hưởng các ưu đãi, hỗ trợ sau:

a) Hỗ trợ vốn, bảo lãnh vay vốn, hỗ trợ lãi suất vay vốn từ Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, tổ chức tín dụng;

b) Được ưu tiên đầu tư vào khu công nghệ cao.

3. Tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động giải mã công nghệ được hưởng các hỗ trợ, ưu đãi sau:

a) Hỗ trợ vốn, bảo lãnh vay vốn, hỗ trợ lãi suất vay vốn từ Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, tổ chức tín dụng;

b) Máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư chuyên dùng; vật mẫu trong nước chưa sản xuất được để sử dụng trực tiếp cho hoạt động giải mã công nghệ được hưởng ưu đãi theo quy định của pháp luật về thuế;

c) Sản phẩm hình thành từ hoạt động giải mã công nghệ được khuyến khích sử dụng trong dự án đầu tư có sử dụng ngân sách nhà nước, ưu tiên trong đấu thầu mua sắm, cung cấp sản phẩm, dịch vụ công;

d) H trợ đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao năng lực hấp thụ, làm chủ công nghệ của doanh nghiệp;

đ) Dự án thực hiện việc giải mã công nghệ được ưu tiên đưa vào danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ để tuyển chọn, giao trực tiếp của chương trình, đề án, quỹ về khoa học và công nghệ.

4. Điều kiện để được hưởng hỗ trợ, ưu đãi đối với tổ chức, cá nhân thực hiện giải mã công nghệ:

a) Công nghệ cần giải mã là công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch phục vụ mục tiêu chiến lược, quy hoạch kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của quốc gia, ngành, vùng, địa phương;

b) Đối với hoạt động giải mã công nghệ phục vụ quốc phòng, an ninh, thực hiện theo các quy định pháp luật trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh.

5. Nội dung hỗ trợ thông qua nhiệm vụ khoa học và công nghệ:

a) Mua sắm, nhập khẩu vật mẫu (sản phẩm, công nghệ, thiết kế, thiết bị, hệ thống cần được giải mã) phục vụ hoạt động giải mã công nghệ;

b) Thuê chuyên gia thực hiện hoạt động tư vấn, tìm kiếm, hỗ trợ kỹ thuật, lao động kỹ thuật phục vụ hoạt động giải mã công nghệ;

c) Sử dụng hệ thống các phòng thí nghiệm, đo lường, thử nghiệm, đánh giá tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phục vụ hoạt động giải mã công nghệ;

d) Các nội dung hỗ trợ khác theo văn bản hướng dẫn hoạt động đối với các nguồn kinh phí quy định tại khoản 6 Điều này.

6. Nguồn kinh phí hỗ trợ thông qua nhiệm vụ khoa học và công nghệ được bố trí từ Chương trình đi mới công nghệ quốc gia, quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nguồn ngân sách nhà nước dành cho khoa học và công nghệ và kinh phí huy động từ các nguồn hợp pháp khác.

7. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục, mức hỗ trợ được thực hiện theo quy định của Luật khoa học và công nghệ và các văn bản hướng dẫn thi hành đi với nhiệm vụ khoa học và công nghệ được hỗ trợ từ Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia, quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nguồn ngân sách nhà nước dành cho khoa học và công nghệ.

Thẩm quyền, trình tự, thủ tục, mức hỗ trợ đối với kinh phí huy động từ nguồn hợp pháp khác được hiện theo quy định pháp luật hiện hành.

Điều 14. Hỗ trợ tổ chức khoa học và công nghệ có hoạt động liên kết với tổ chức ứng dụng, chuyển giao công nghệ địa phương để hoàn thiện kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ phù hợp đặc thù của địa phương

1. Tổ chức khoa học và công nghệ sở hữu kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ có hoạt động liên kết với tổ chức ứng dụng, chuyển giao công nghệ địa phương được hỗ trợ thông qua nhiệm vụ khoa học và công nghệ những nội dung sau:

a) Tìm kiếm, thuê chuyên gia để phân tích, đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ bảo đảm ứng dụng, chuyển giao theo đặc thù của địa phương;

b) Nghiên cứu thử nghiệm, khảo nghiệm để hoàn thiện kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; xây dựng quy trình công nghệ và dây chuyền sản xuất;

c) Các nội dung hỗ trợ khác theo văn bản hướng dẫn hoạt động đối với các nguồn kinh phí quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.

2. Nguồn kinh phí và mức hỗ trợ:

a) Nguồn kinh phí hỗ trợ thông qua nhiệm vụ khoa học và công nghệ được bố trí từ các chương trình khoa học và công nghệ quốc gia, quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nguồn ngân sách nhà nước dành cho khoa học và công nghệ và kinh phí huy động từ các nguồn hợp pháp khác;

b) Mức hỗ trợ áp dụng theo văn bản hướng dẫn đối với các nguồn kinh phí quy định tại điểm a khoản này.

3. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục:

a) Hồ sơ hỗ trợ gồm:

- Tài liệu theo quy định của Luật khoa học và công nghệ và các văn bản hướng dẫn thi hành đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ;

- Tài liệu chứng minh quyền sở hữu hợp pháp kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ hoặc văn bản cam kết trong trường hợp không có tài liệu chứng minh.

b) Thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện theo quy định của Luật khoa học và công nghệ và các văn bản hướng dẫn thi hành đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

Thẩm quyền, trình tự, thủ tục, mức hỗ trợ từ nguồn hợp pháp khác được thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành,

4. Tổ chức ứng dụng, chuyển giao công nghệ địa phương có trách nhiệm điều tra, khảo sát, tổng hợp, lựa chọn nhu cầu cần hoàn thiện kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ phù hợp đặc thù của địa phương.

Điều 15. Hỗ trợ cá nhân thuộc các cơ sở nghiên cứu, cơ sở giáo dục đại học tham gia hoạt động nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng, đổi mới công nghệ tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh

1. Cá nhân thuộc các cơ sở nghiên cứu, cơ sở giáo dục đại học thực hiện hoạt động nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng, đổi mới công nghệ tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh được hưởng các hỗ trợ như sau:

a) Trong thời gian làm việc tại doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuộc danh mục công nghệ cao, được hưởng ưu đãi dành cho nhân lực công nghệ cao của doanh nghiệp theo quy định tại khoản 10 Điều 3 của Luật Công nghệ cao;

b) Được ưu tiên tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực hấp thụ, làm chủ công nghệ;

c) Được ưu tiên đưa vào cơ sở dữ liệu chuyên gia khoa học và công nghệ;

d) Đối với cá nhân thuộc cơ sở nghiên cứu, cơ sở giáo dục đại học, thời gian làm việc tại doanh nghiệp được tính vào quỹ thời gian dành cho nghiên cứu khoa học.

2. Cá nhân thuộc các cơ sở nghiên cứu, cơ sở giáo dục đại học thực hiện hoạt động nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng, đổi mới công nghệ tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh được hưởng các ưu đãi và hỗ trợ của Nhà nước trong các trường hợp sau:

a) Đối với cá nhân thuộc cơ sở nghiên cứu đạt các tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng, tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ từ nhóm chức danh nghiên cứu viên, kỹ sư hoặc kỹ thuật viên trở lên theo quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành khoa học và công nghệ;

b) Đối với cá nhân thuộc cơ sở giáo dục đại học đạt các tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng, tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ từ nhóm chức danh giảng viên trở lên theo quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học.

Mục 2. HỖ TRỢ, THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Điều 16. Giao quyền sở hữu kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ được Nhà nước hỗ trợ kinh phí

1. Kết quả xác định giá trị tài sản của kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc phần sở hữu của Nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định giao quyền sở hữu kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

2. Trình tự, thủ tục giao quyền sở hữu kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ được Nhà nước hỗ trợ kinh phí thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.

Điều 17. Phân chia lợi nhuận thu được từ thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tạo ra bằng ngân sách nhà nước

Việc phân chia lợi nhuận thu được từ thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tạo ra bằng ngân sách nhà nước được thực hiện như sau:

1. Đối với kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, mức thù lao trả cho tác giả thực hiện theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ.

2. Đối với kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ chưa được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, mức thù lao trả cho tác giả thực hiện theo quy định của pháp luật khoa học và công nghệ.

3. Tổ chức trung gian, người môi giới được hưởng mức phân chia lợi nhuận theo thỏa thuận giữa các bên nhưng không quá 10%, trường hợp các bên không có thỏa thuận thì áp dụng mức 10%.

4. Trường hợp giao quyền sử dụng có yêu cầu trả một phần lợi nhuận cho nhà nước, việc phân chia lợi nhuận cho Nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.

5. Sau khi phân chia cho các bên liên quan, tổ chức chủ trì được sử dụng phần lợi nhuận còn lại như sau:

a) Dành đến 50% đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ, trích lập hoặc bổ sung quỹ phát triển khoa học và công nghệ;

b) Phần lợi nhuận còn lại sử dụng cho khen thưởng, phúc lợi và đầu tư phát triển của tổ chức chủ trì.

Điều 18. Công nhận kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ do tổ chức, cá nhân tự đầu tư nghiên cứu

1. Tổ chức, cá nhân đề nghị công nhận kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến cơ quan có thẩm quyền (01 bản giấy và 01 bản điện tử). Hồ sơ gồm:

a) Văn bản đề nghị công nhận kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của tổ chức, cá nhân;

b) Tài liệu chứng minh quyền sở hữu hp pháp đối với kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ hoặc văn bản cam kết trong trường hợp không có tài liệu chứng minh;

c) Tài liệu mô tả đặc tính, hiệu quả về kỹ thuật, kinh tế - xã hội, môi trường của kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (bản vẽ, thiết kế, quy trình, sơ đồ, kết quả khảo sát, phân tích, đánh giá, thử nghiệm);

d) Tài liệu thể hiện kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đã được chuyển giao, ứng dụng hiệu quả trong thực tiễn;

đ) Các tài liệu sau (nếu có): Văn bản nhận xét của tổ chức, cá nhân về hiệu quả ứng dụng thực tiễn, giải thưởng, tài liệu về sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, tài liệu khác.

2. Cơ quan có thẩm quyền công nhận là bộ, cơ quan ngang bộ theo ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được chuyn giao, ứng dụng.

3. Trình tự xem xét, đánh giá hồ sơ được thực hiện theo quy định tương ứng tại khoản 6 Điều 20 Nghị định này.

4. Nội dung đánh giá hồ sơ đề nghị của tổ chức, cá nhân:

a) Việc tuân thủ các quy định pháp luật về quyền sở hữu đi với kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;

b) Nội dung, phương pháp thực hiện nghiên cứu, thử nghiệm, chuyển giao, ng dụng; đặc tính, hiệu quả về kỹ thut của kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực cụ thể;

c) Phạm vi, quy mô ứng dụng, chuyển giao; giá trị kinh tế - xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh trong điều kiện cụ thể của đất nước, địa phương.

5. Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thu hồi văn bản công nhận kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong các trường hợp sau:

a) Phát hiện thông tin không trung thực, tài liệu giả mạo trong hồ sơ hoặc có vi phạm về quyền sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;

b) Có vi phạm trong quá trình xem xét, công nhận.

6. Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành biểu mẫu để thực hiện thủ tục quy định tại Điều này.

Điều 19. Hỗ trợ kinh phí, mua kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ do tổ chức, cá nhân tự đầu tư

1. Kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của tổ chức, cá nhân đã được chuyn giao, ứng dụng hiệu quả trong thực tiễn, được cơ quan có thẩm quyền công nhận và có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, địa phương và quốc phòng, an ninh được Nhà nước xem xét mua theo quy định của pháp luật về mua sắm sử dụng vốn nhà nước.

2. Kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được cơ quan có thẩm quyền xem xét hỗ trợ kinh phí khi đáp ứng các điều kiện sau:

a) Kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được chuyển giao, ứng dụng hiệu quả trong thực tiễn, được cơ quan có thẩm quyền công nhận;

b) Kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được chuyển giao, ứng dụng hiệu quả trong thực tiễn trong thời gian không quá 03 năm kể từ thời điểm ứng dụng, chuyển giao;

c) Kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ thuộc Danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao;

d) Tổ chức, cá nhân đề nghị hỗ trợ có phương án khả thi về thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.

3. Việc hỗ trợ cho tổ chức, cá nhân có kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều này thông qua các hình thức:

a) Hỗ trợ kinh phí;

b) Hỗ trợ thông qua nhiệm vụ khoa học và phát triển công nghệ.

4. Nguồn kinh phí hỗ trợ hoặc mua kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ từ ngân sách nhà nước, chương trình, đề án do bộ, ngành, địa phương quản lý.

Điều 20. Thủ tục, thẩm quyền hỗ trợ kinh phí, mua kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ

1. Tổ chức, cá nhân đề nghị Nhà nước hỗ trợ kinh phí, mua kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến cơ quan có thẩm quyền (01 bản giy và 01 bản điện tử).

2. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ:

a) Văn bản đề nghị kèm theo thuyết minh;

b) Văn bản công nhận kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của cơ quan có thẩm quyền;

c) Tài liệu thể hiện kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được đưa vào ứng dụng, chuyển giao không quá 03 năm.

3. H sơ đề nghị mua:

a) Các tài liệu quy định tại các điểm a, b khoản 2 Điều này;

b) Văn bản kiến nghị của cơ quan, tổ chức về sự cần thiết mua và phương án quản lý, khai thác, chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.

4. Nội dung đánh giá hồ sơ đề nghị của tổ chức, cá nhân trước khi xem xét hỗ trợ, mua kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ:

a) Đối với hồ sơ đề nghị mua: Điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định này; tính khả thi của phương án quản lý, khai thác, chuyn giao kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;

b) Đối với hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí: Điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định này.

5. Cơ quan có thẩm quyền xem xét, đánh giá hồ sơ là bộ, cơ quan ngang bộ theo ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được ứng dụng.

6. Trình tự xem xét, đánh giá:

a) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền gửi thông báo cho tổ chức, cá nhân về kết quả xem xét hồ sơ và yêu cầu sửa đổi, bổ sung (nếu có). Trường hợp hồ sơ không đáp ứng yêu cầu phải có văn bản thông báo, nêu rõ lý do;

b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc đánh giá hồ sơ thông qua hội đồng đánh giá. Hội đồng đánh giá có từ 07 đến 09 thành viên, gồm đại diện của các cơ quan quản lý và các chuyên gia trong lĩnh vực có liên quan;

c) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả đánh giá hồ sơ của hội đồng, người có thẩm quyền phê duyệt hồ sơ để xem xét hỗ trợ, mua. Trường hợp hồ sơ không được phê duyệt phải có văn bản thông báo, nêu rõ lý do;

d) Kinh phí đánh giá hồ sơ được dự toán trong ngân sách của bộ, ngành, địa phương.

7. Kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được phê duyệt đ xem xét mua, hỗ trợ được công bố trên Cổng thông tin điện tử và gửi cho tổ chức, cá nhân có hồ sơ đề nghị, cơ quan quản lý về khoa học và công nghệ ở địa phương.

8. Phương thức mua, hỗ trợ:

a) Phương thức mua kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được thực hiện theo quy định của pháp luật về mua sắm sử dụng vốn nhà nước và pháp luật khác có liên quan;

b) Phương thức hỗ trợ được thực hiện theo quy định của pháp luật khoa học và công nghệ và các chương trình, đề án liên quan.

9. Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành biểu mẫu để thực hiện thủ tục quy định tại Điều này.

Điều 21. Mua, nghiên cứu hoàn thiện sáng chế, sáng kiến để chuyển giao cho doanh nghiệp áp dụng, phổ biến cho công chúng

1. Sáng chế, sáng kiến đã được ứng dụng hiệu quả ở quy mô nhỏ được Nhà nước xem xét mua để chuyển giao cho doanh nghiệp áp dụng, phổ biến cho công chúng theo quy định của pháp luật về mua sm sử dụng vốn nhà nước.

2. Tổ chức, cá nhân có sáng chế, sáng kiến đã được áp dụng hiệu quả ở quy mô nhỏ được ưu tiên tham gia chương trình, đề án do bộ, ngành, địa phương quản lý để nghiên cứu hoàn thiện, chuyển giao, mở rộng quy mô áp dụng.

Điều 22. Trình tự, thủ tục mua sáng chế, sáng kiến

1. Tổ chức, cá nhân đề nghị Nhà nước mua sáng chế, sáng kiến nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến cơ quan có thẩm quyền (01 bản giấy và 01 bản điện tử). Hồ sơ gồm:

a) Văn bản đề nghị Nhà nước mua sáng chế, sáng kiến;

b) Văn bằng bảo hộ sáng chế, giấy chứng nhận sáng kiến;

c) Tài liệu thể hiện hiệu quả áp dụng sáng chế, sáng kiến trong thực tiễn và khả năng mở rộng quy mô áp dụng;

d) Văn bản kiến nghị của cơ quan, tổ chức về sự cần thiết mua sáng chế, sáng kiến và phương án quản lý, khai thác, chuyển giao.

2. Nội dung đánh giá hồ sơ đề nghị của tổ chức, cá nhân trước khi xem xét mua sáng chế, sáng kiến:

a) Hiệu lực, phạm vi bảo hộ, nội dung giải pháp của sáng chế được bảo hộ; nội dung sáng kiến được cơ quan có thẩm quyền công nhận;

b) Hiệu quả ứng dụng thực tiễn của sáng chế, sáng kiến; nhu cầu của doanh nghiệp, công chúng; điều kiện, khả năng mở rộng quy mô áp dụng sáng chế, sáng kiến;

c) Khả năng ứng dụng sáng chế, sáng kiến phục vụ lợi ích xã hội trong sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công; phục vụ quốc phòng, an ninh; bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe nhân dân;

3. Thẩm quyền, trình tự xem xét, đánh giá hồ sơ thực hiện theo quy định tương ứng tại các khoản 5, 6 Điều 20 Nghị định này.

4. Trách nhiệm công bố sáng chế, sáng kiến đáp ứng điều kiện xem xét mua được thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 20 của Nghị định này.

5. Phương thức mua sáng chế được thực hiện theo quy định của pháp luật về mua sắm sử dụng vốn nhà nước và pháp luật khác có liên quan.

6. Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành biểu mẫu để thực hiện thủ tục quy định tại Điều này.

Điều 23. Thu thập, đánh giá, lựa chọn, công nhận, công bố kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ phục vụ nhu cầu đổi mới sáng tạo của tổ chức, cá nhân trong các ngành, nghề, lĩnh vực theo phân cấp quản lý

1. Việc thu thập, đánh giá, lựa chọn, công bố kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ phục vụ nhu cầu đổi mới sáng tạo của tổ chức, cá nhân được thực hiện theo quy định của pháp luật về hoạt động thông tin khoa học và công nghệ.

2. Việc công nhận đối với kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ; đối với kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ do tổ chức, cá nhân tự đầu tư thực hiện theo quy định tại Điều 18 Nghị định này.

3. Nguồn kinh phí thu thập, đánh giá, lựa chọn, công nhận, công bố kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được dự toán trong ngân sách của bộ, ngành, địa phương và nguồn kinh phí hợp pháp khác.

Điều 24. Thúc đẩy khai thác, sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, ý tưởng công nghệ

1. Nhà nước cung cấp thông tin miễn phí về khoa học và công nghệ cho các đối tượng sau:

a) Doanh nghiệp khoa học và công nghệ, doanh nghiệp công nghệ cao;

b) Cá nhân, nhóm cá nhân thực hiện dự án khởi nghiệp sáng tạo, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo;

c) Tổ chức hỗ trợ đổi mới sáng tạo, hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo; cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao.

2. Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này được ưu tiên tham gia các chương trình, đề án hỗ trợ khai thác thông tin khoa học và công nghệ, khai thác sáng chế, phát hin tài sản trí tuệ, thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.

Điều 25. Ưu tiên trong việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp, công nhận, đăng ký lưu hành sản phẩm mới, công nghệ mới

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ưu tiên xem xét:

1. Xác lập quyền sở hữu công nghiệp cho các tổ chức, cá nhân có kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ để thành lập, phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ, doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.

2. Công nhận, đăng ký, lưu hành cho tổ chức cá nhân có sản phẩm mới, công nghệ mới để ứng dụng, chuyển giao, thương mại hóa.

Điều 26. Công bố công nghệ mới, sản phẩm mới tạo ra tại Việt Nam từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ

1. Tổ chức, cá nhân đề nghị đánh giá, thẩm định công nghệ mới, sản phẩm mới nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến cơ quan có thẩm quyền (01 bản giấy và 01 bản điện tử). Hồ sơ gồm:

a) Văn bản đề nghị đánh giá, thẩm định công nghệ mới, sản phẩm mới;

b) Tài liệu chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với công nghệ mới, sản phẩm mới hoặc văn bản cam kết trong trường hợp không có tài liệu chứng minh;

c) Tài liệu mô tả đặc tính, hiệu quả về kỹ thuật, chất lượng, so sánh với tính năng tương ứng của công nghệ, sản phẩm nhập khẩu tương đương hoặc đang được sử dụng tại nước khác;

d) Báo cáo kết quả ứng dụng công nghệ mới, sản phẩm mới;

đ) Các tài liệu sau (nếu có): Văn bản nhận xét của tổ chức, cá nhân về hiệu quả ứng dụng công nghệ mới, sản phẩm mới; giải thưởng; tài liệu về sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng và tài liệu liên quan khác.

2. Nội dung đánh giá, thẩm định:

a) Việc tuân thủ các quy định pháp luật về quyền sở hữu; quyền sở hữu trí tuệ; tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng; kết quả kiểm nghiệm, điều kiện lưu hành;

b) So sánh về giá của công nghệ mới, sản phẩm mới so với công nghệ, sản phẩm nhập khẩu;

c) Đặc tính, hiệu quả về kỹ thuật, chất lượng, so sánh với tính năng tương ứng của công nghệ, sản phẩm nhập khẩu tương đương hoặc đang được sử dụng tại nước khác;

d) Phạm vi, quy mô ứng dụng, chuyển giao; giá trị kinh tế - xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh trong điều kiện cụ thể của đất nước, địa phương.

3. Trình tự, thủ tục xem xét, đánh giá hồ sơ được thực hiện theo quy định tương ứng tại khoản 6 Điều 20 Nghị định này.

4. Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định công bố công nghệ mới, sản phẩm mới được tạo ra tại Việt Nam có giá, chất lượng tương đương với công nghệ, sản phẩm nhập khẩu và đăng trên Cng thông tin điện tử.

5. Khuyến khích các cơ quan, tổ chức sử dụng công nghệ mới, sản phẩm mới tạo ra tại Việt Nam đã được công b theo quy định tại khoản 4 Điều này trong dự án đầu tư sử dụng ngân sách nhà nước, ưu tiên trong đấu thầu mua sắm, cung cấp sản phẩm, dịch vụ công.

6. Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành biểu mẫu để thực hiện thủ tục quy định tại Điều này.

Điều 27. Phát triển công nghệ tạo ra và hoàn thiện các sản phẩm quốc gia, trọng điểm, chủ lực

1. Tổ chức, cá nhân trong nước tạo ra công nghệ từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ để sản xuất sản phẩm quốc gia, trọng điểm, chủ lực được xem xét hỗ trợ kinh phí hoặc mua theo quy định tại Điều 19 và Điều 20 Nghị định này.

2. Tổ chức, cá nhân nhận chuyển giao công nghệ tạo ra để phát triển công nghệ và hoàn thiện sản phẩm quốc gia, trọng điểm, chủ lực được ưu tiên xem xét thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

3. Tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ để phát triển công nghệ và hoàn thiện sản phẩm quốc gia, trọng điểm, chủ lực ngoài các nội dung chi theo quy định hiện hành, được hỗ trợ kinh phí để mua bản quyền và công cụ phần mềm; giống cây trồng, vật nuôi; thiết bị, tài liệu kỹ thuật, thông tin sở hữu trí tuệ, bí quyết công nghệ; nhập khẩu sản phẩm mẫu đ phân tích và giải mã công nghệ; thuê chuyên gia tư vn trong nước, nước ngoài để đánh giá và giải mã công nghệ.

4. Tổ chức, cá nhân chuyển giao, ứng dụng và hoàn thiện công nghệ tạo ra sản phẩm quốc gia, trọng điểm, chủ lực được hưởng ưu đãi về tín dụng, thuế, sử dụng đất, hỗ trợ xúc tiến thương mại và phát triển thị trường theo quy định tại các chương trình quốc gia về khoa học và công nghệ và các chương trình, đề án khác do bộ, ngành, địa phương quản lý.

5. Nguồn kinh phí:

a) Nguồn kinh phí hỗ trợ hoặc mua quy định tại khoản 1 Điều này được bố trí từ ngân sách nhà nước, chương trình, đề án do bộ, ngành, địa phương quản lý;

b) Nguồn kinh phí hỗ trợ quy định tại khoản 3 Điều này được bố trí từ ngân sách nhà nước dành cho khoa học và công nghệ, quỹ phát triển khoa học và công nghệ của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; các chương trình quốc gia về khoa học và công nghệ; các chương trình, đề án khác do bộ, ngành, địa phương quản lý và các nguồn hợp pháp khác.

6. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục:

a) Đối với nội dung quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định tại Điều 20 Nghị định này;

b) Đối với nội dung quy định tại khoản 2 và 3 Điều này thực hiện theo quy định của Luật khoa học và công nghệ và các văn bản hướng dẫn thi hành đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

c) Đối với nội dung hỗ trợ từ các chương trình, đề án khác do bộ, ngành, địa phương quản lý thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành.

Điều 28. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực hấp thụ, làm chủ công nghệ của doanh nghiệp

1. Nội dung đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực hấp thụ, làm chủ công nghệ bao gồm: Đào tạo về quản lý công nghệ, quản trị công nghệ, cập nhật công nghệ mới, tìm kiếm công nghệ; đàm phán và chuyển giao công nghệ; kỹ năng vận hành, khai thác hiệu quả các công nghệ; thích nghi, cải tiến công nghệ, giải mã công nghệ; bồi dưỡng chuyên sâu về thiết kế, phát triển sản phẩm dựa trên công nghệ và nội dung khác phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội.

2. Hoạt động hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực hấp thụ, làm chủ công nghệ cho doanh nghiệp:

a) Điều tra, khảo sát, đánh giá nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của doanh nghiệp; khảo sát, đánh giá tác động và hiệu quả của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng; tổ chức các hoạt động để quản lý, kiểm tra, đánh giá tình hình triển khai hoạt động đào tạo, bi dưỡng doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc;

b) Thiết kế khung chương trình đào tạo bồi dưỡng về các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này;

c) Xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo và biên soạn nội dung, tài liệu đào tạo, in ấn giáo trình, tài liệu phục vụ hoạt động đào tạo, bồi dưỡng;

d) Đào tạo, bồi dưỡng giảng viên, cộng tác viên tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng cho doanh nghiệp.

3. Hình thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng gồm đào tạo, bồi dưỡng tập trung, tại doanh nghiệp, qua mạng và các hình thức khác.

4. Nguồn kinh phí hỗ trợ được lấy từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ, quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; các chương trình khoa học và công nghệ quốc gia và các chương trình, đề án khác do bộ, ngành, địa phương quản lý.

5. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục, mức hỗ trợ được thực hiện theo quy định của Luật khoa học và công nghệ và các văn bản hướng dẫn thi hành đi với nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ, quỹ phát triển khoa học và công nghệ của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; các chương trình khoa học và công nghệ quốc gia.

Thẩm quyền, trình tự, thủ tục, mức hỗ trợ đối với kinh phí hỗ trợ từ các chương trình, đề án khác do bộ, ngành, địa phương quản lý được thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành.

Điều 29. Đào tạo, bồi dưỡng, khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, phát triển thị trường khoa học và công nghệ

1. Đối tượng được đào tạo, bồi dưỡng:

a) Tổ chức, cá nhân có kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ có khả năng thương mại hóa;

b) Tổ chức, cá nhân hỗ trợ thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;

c) Tổ chức, cá nhân làm công tác quản lý hoạt động thương mại hóa và hỗ trợ thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;

2. Điều kiện đối với tổ chức đào tạo, bồi dưỡng:

a) Tổ chức có chức năng, nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng kiến thức liên quan đến thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, phát triển thị trường khoa học và công nghệ;

b) Có đội ngũ cán bộ, chuyên gia, cộng tác viên có trình độ chuyên môn phù hợp với nội dung đào tạo về thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, phát triển thị trường khoa học và công nghệ;

c) Có khung chương trình đào tạo, giảng dạy phù hợp với mục đích, nhu cầu thực tiễn của đối tượng đào tạo được bộ, ngành, địa phương phê duyệt hoặc chp thuận.

3. Nội dung hỗ trợ:

a) Thuê chuyên gia trong nước, nước ngoài; mua bản quyền, phần mềm, dữ liệu phục vụ các khóa đào tạo về thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, môi giới, tư vấn, xúc tiến chuyển giao công nghệ, đánh giá, thẩm định giá, giám định công nghệ;

b) Biên soạn, phát hành tài liệu kỹ thuật, tài liệu mẫu, tài liệu hướng dẫn về thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tài sản trí tuệ; môi giới, tư vn, xúc tiến chuyn giao công nghệ, đánh giá, thẩm định giá, giám định công nghệ;

c) Đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước, nước ngoài, qua mạng thông tin điện tử về thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tài sản trí tuệ; môi giới, tư vấn, xúc tiến chuyển giao công nghệ, đánh giá, thẩm định giá, giám định công nghệ.

4. Khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ thông qua hỗ trợ tổ chức các cuộc thi, tôn vinh và trao giải thưởng cho tổ chức, cá nhân đạt kết quả cao trong ứng dụng, chuyển giao, đổi mới công nghệ, khởi nghiệp sáng tạo, thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.

5. Nguồn kinh phí hỗ trợ được lấy từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ, các chương trình quốc gia về khoa học và công nghệ và các chương trình, đề án khác do bộ, ngành, địa phương quản lý.

6. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục, mức hỗ trợ được thực hiện theo quy định của Luật khoa học và công nghệ và các văn bản hướng dẫn thi hành đi với nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ, các chương trình quốc gia về khoa học và công nghệ.

Thẩm quyền, trình tự, thủ tục, mức hỗ trợ đối với kinh phí hỗ trợ từ các chương trình, đề án khác do bộ, ngành, địa phương quản lý được thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành.

Điều 30. Hỗ trợ phát triển tổ chức trung gian của thị trường khoa học và công nghệ

1. Đối tượng hỗ trợ:

a) Tổ chức cung cấp dịch vụ môi giới, tư vấn, xúc tiến chuyn giao công nghệ, đánh giá, thẩm định giá, giám định công nghệ;

b) Tổ chức cung cấp dịch vụ kết nối hỗ trợ bên khác trong giao dịch liên quan đến công nghệ, bao gồm: dịch vụ hỗ trợ nghiên cứu và phát triển, thương mại hóa công nghệ; dịch vụ sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng; tư vấn đầu tư, xúc tiến thương mại, hỗ trợ khởi nghiệp, ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp; tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; liên minh hợp tác xã; hiệp hội ngành nghề.

2. Nội dung hỗ trợ:

a) Được sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về công nghệ, sản phẩm công nghệ, kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tài sản trí tuệ, hệ sinh thái khởi nghiệp đi mới sáng tạo;

b) Tra cứu, thu thập và cung cấp thông tin về công nghệ, sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, chuyên gia công nghệ, nhu cầu công nghệ; xây dựng cơ sở dữ liệu, công cụ khai thác cơ sở dữ liệu về thị trường khoa học và công nghệ phục vụ quản lý nhà nước;

c) Môi giới, tư vấn, xúc tiến chuyển giao công nghệ; ph biến kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, ý tưởng công nghệ;

d) Tổ chức, tham gia sự kiện trong nước, ngoài nước về xúc tiến phát triển thị trường công nghệ, thương mại hóa sáng chế, khởi nghiệp sáng tạo;

đ) Thuê chuyên gia tư vấn trong nước, nước ngoài; tổ chức đào tạo về môi giới, xúc tiến chuyển giao công nghệ; đánh giá, thẩm định giá, giám định công nghệ; quản trị tài sản trí tuệ; thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo.

3. Hình thức hỗ trợ: Thông qua dự án nâng cao năng lực của tổ chức trung gian.

4. Nguồn kinh phí hỗ trợ được bố trí từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ, các chương trình quốc gia về khoa học và công nghệ và các chương trình, đề án khác do bộ, ngành, địa phương quản lý.

5. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục, mức hỗ trợ được thực hiện theo quy định của Luật khoa học và công nghệ và các văn bản hướng dẫn thi hành đối với nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ, các chương trình quốc gia về khoa học và công nghệ.

Thẩm quyền, trình tự, thủ tục, mức hỗ trợ đối với kinh phí hỗ trợ từ các chương trình, đề án khác do bộ, ngành, địa phương quản lý được thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành.

Điều 31. Hỗ trợ, nâng cao năng lực khai thác thông tin phục vụ tổ chức dịch vụ chuyển giao công nghệ

1. Phát triển các nguồn thông tin công nghệ bao gồm:

a) Thông tin về sở hữu trí tuệ;

b) Các cơ sở dữ liệu thông tin công nghệ và các công cụ phân tích, đánh giá công nghệ, trình độ công nghệ, dự báo xu hướng công nghệ, xây dựng bản đồ công nghệ, lộ trình công nghệ;

c) Cơ sở dữ liệu chuyên gia tư vấn về khoa học và công nghệ theo chuyên ngành phục vụ cho nhu cầu tư vấn chuyên sâu theo yêu cầu.

2. Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm:

a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tổ chức triển khai các nội dung tại khoản 1 Điều này;

b) Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hiệp hội của doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề, hợp tác xã; các tổ chức về sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại tiếp cận và khai thác thông tin công nghệ được tạo ra bằng ngân sách nhà nước.

3. Hình thức cung cấp thông tin công nghệ bao gồm:

a) Cung cấp thông tin công nghệ trực tiếp tại trụ sở cơ quan, hội chợ công nghệ; hội nghị, hội thảo chuyên ngành, diễn đàn công nghệ; đào tạo, tập huấn; liên hệ trực tiếp với doanh nghiệp;

b) Cung cấp thông tin trực tuyến và các hình thức khác.

Chương IV

THẨM QUYỀN, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC, ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ, THẨM ĐỊNH GIÁ, GIÁM ĐỊNH CÔNG NGHỆ

Điều 32. Điều kiện đặc thù đối với tổ chức thẩm định giá công nghệ

1. Tổ chức thực hiện hoạt động thẩm định giá công nghệ cần đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo quy định của pháp luật về giá đối với doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ đối với tổ chức khoa học và công nghệ;

b) Có ít nhất 02 thẩm định viên về giá hành nghề đã hoàn thành chương trình cập nhật kiến thức về định giá công nghệ, định giá tài sản trí tuệ do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức hoặc công nhận.

2. Chứng thư thẩm định giá về công nghệ của tổ chức thẩm định giá công nghệ do thẩm định viên về giá đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện.

3. Bộ Khoa học và Công nghệ công bố trên Cổng thông tin điện tử danh sách các tổ chức đáp ứng đủ điều kiện hoạt động thẩm định giá công nghệ.

Điều 33. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ đánh giá công nghệ

Doanh nghiệp, tổ chức khoa học và công nghệ khi đăng ký cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ đánh giá công nghệ phải đáp ứng các điều kiện sau:

1. Được thành lập, đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật.

2. Có ít nhất 02 chuyên gia có trình độ tốt nghiệp đại học trở lên với chuyên ngành đào tạo phù hợp với lĩnh vực công nghệ cần đánh giá, có kinh nghiệm làm việc từ 03 năm trở lên trong lĩnh vực công nghệ cn đánh giá.

Trường hợp bổ sung lĩnh vực công nghệ đánh giá, phải có ít nhất 02 chuyên gia đánh giá công nghệ của tổ chức trong lĩnh vực công nghệ đánh giá, đáp ứng điều kiện quy định tại khoản này.

3. Có phương pháp, quy trình đánh giá công nghệ do tổ chức ban hành.

Điều 34. Trình tự cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ đánh giá công nghệ

1. Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ đánh giá công nghệ:

a) Tổ chức đăng ký hoạt động dịch vụ đánh giá công nghệ nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ đánh giá công nghệ tới cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 39 Nghị định này;

b) Trường hp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đề nghị tổ chức sửa đổi, bổ sung hồ sơ;

c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ đánh giá công nghệ theo Mẫu số 06 tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này, trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.

2. Sửa đổi, bổ sung Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ đánh giá công nghệ:

a) Việc sửa đổi, bổ sung được áp dụng đối với trường hợp tổ chức đã được cấp Giy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ đánh giá công nghệ bổ sung, m rộng, thu hẹp lĩnh vực công nghệ đánh giá hoặc thay đổi chuyên gia đánh giá công nghệ;

b) Trình tự cấp Giấy chứng nhận thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này. Giy chứng nhận theo Mẫu số 06 tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.

3. Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ đánh giá công nghệ:

a) Việc cấp lại áp dụng đối với trường hợp tổ chức đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động đánh giá công nghệ bị mất, hư hỏng Giấy chứng nhận hoặc thay đổi tên, địa chỉ của tổ chức;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền cấp lại Giấy chứng nhận theo Mẫu số 06 tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này cho tổ chức, trường hợp không đáp ứng yêu cầu thì thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 35. Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ đánh giá công nghệ

1. Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ đánh giá công nghệ:

a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ đánh giá công nghệ theo Mẫu số 03 tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Quyết định thành lập tổ chức, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (trường hợp nộp trực tiếp: Nộp bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản gốc để đối chiếu; trường hợp gửi qua đường bưu điện: Gửi bản sao có chứng thực);

c) Danh sách các chuyên gia đánh giá công nghệ, trong đó thể hiện các thông tin về tên, năm sinh, trình độ, lĩnh vực đào tạo, số năm công tác trong lĩnh vực công nghệ cần đánh giá; kèm theo tài liệu liên quan đối với mỗi đánh giá viên công nghệ gồm: Thỏa thuận hợp tác giữa chuyên gia với tổ chức; bản sao chứng thực bằng cấp theo quy định tại khoản 2 Điều 33 Nghị định này, tóm tắt kinh nghiệm hoạt động đánh giá công nghệ và tài liệu chứng minh kinh nghiệm hoạt động đánh giá công nghệ của chuyên gia.

Danh sách chuyên gia đánh giá công nghệ của tổ chức và Tóm tắt kinh nghiệm hoạt động đánh giá công nghệ của chuyên gia theo Mẫu số 07Mẫu số 08 tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;

d) Tài liệu thuyết minh phương pháp, quy trình đánh giá công nghệ tương ứng với từng lĩnh vực công nghệ cần đánh giá.

2. Hồ sơ sửa đổi, bổ sung Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ đánh giá công nghệ gồm:

a) Đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ đánh giá công nghệ theo Mẫu số 04 tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Danh sách sửa đổi, bổ sung các chuyên gia đánh giá công nghệ, trong đó thể hiện các thông tin về tên, năm sinh, trình độ, lĩnh vực đào tạo, số năm công tác trong lĩnh vực công nghệ cần đánh giá, kèm theo các tài liệu liên quan đi với mi chuyên gia đánh giá công nghệ gồm: Thỏa thuận hợp tác giữa chuyên gia với tổ chức; bản sao chứng thực bằng cấp theo quy định tại khoản 2 Điều 33 Nghị định này; tóm tắt quá trình công tác, kinh nghiệm hoạt động đánh giá công nghệ và tài liệu chứng minh kinh nghiệm hoạt động đánh giá công nghệ của chuyên gia.

Danh sách chuyên gia đánh giá công nghệ bổ sung, sửa đổi của tổ chức và tóm tắt kinh nghiệm hoạt động đánh giá công nghệ của chuyên gia đánh giá công nghệ bổ sung, sửa đổi theo Mẫu số 07Mẫu số 08 tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.

3. Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ đánh giá công nghệ gồm:

a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ đánh giá công nghệ theo Mẫu số 05 tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Bản chính Giấy chứng nhận bị hư hỏng (nếu có) đối với trường hợp Giấy chứng nhận bị hư hỏng.

Điều 36. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ giám định công nghệ

Doanh nghiệp, tổ chức khoa học và công nghệ khi đăng ký cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ giám định công nghệ phải đáp ứng các điều kiện sau:

1. Được thành lập, đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật;

2. Có hệ thống quản lý và năng lực hoạt động đáp ứng các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17020:2012 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17020:2012 hoặc tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế đối với giám định chuyên ngành.

3. Có ít nhất 02 giám định viên chính thức trong lĩnh vực công nghệ giám định của tổ chức (viên chức hoặc lao động ký hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc lao động ký hợp đồng không xác định thời hạn), đáp ứng điều kiện:

a) Tốt nghiệp đại học trở lên với chuyên ngành đào tạo phù hợp với lĩnh vực công nghệ cần giám định;

b) Được đào tạo về tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17020:2012 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17020:2012 hoặc tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế đối với giám định chuyên ngành;

c) Có kinh nghiệm làm việc từ 03 năm tr lên trong lĩnh vực công nghệ cần giám định.

Trường hp bổ sung lĩnh vực công nghệ giám định, phải có ít nhất 02 giám định viên trong lĩnh vực công nghệ giám định, đáp ứng điều kiện quy định tại khoản này.

Điều 37. Trình tự cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ giám định công nghệ

Trình tự cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ giám định công nghệ theo quy định tại Điều 34 Nghị định này. Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ giám định công nghệ theo Mẫu số 06 tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.

Điều 38. Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ giám định công nghệ

1. Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ giám định công nghệ:

a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ giám định công nghệ theo Mẫu số 03 tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Quyết định thành lập tổ chức, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giy chứng nhận đăng ký đầu tư (trường hợp nộp trực tiếp: Nộp bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản gốc để đối chiếu; trường hợp gửi qua đường bưu điện: Gửi bản sao có chứng thực);

c) Tài liệu chứng minh năng lực hoạt động giám định đáp ứng các yêu cầu quy định tại khoản 2 Điều 36 Nghị định này;

d) Danh sách các giám định viên công nghệ; kèm theo các tài liệu liên quan đối với mỗi giám định viên công nghệ gồm: Bản sao quyết định tuyển dụng hoặc hp đồng lao động, bản sao chứng thực bằng cấp, chứng chỉ theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều 36 của Nghị định này, tóm tắt kinh nghiệm hoạt động giám định công nghệ và tài liệu chứng minh kinh nghiệm hoạt động giám định công nghệ của giám định viên.

Danh sách giám định viên công nghệ của tổ chức và tóm tắt kinh nghiệm hoạt động giám định công nghệ của giám định viên công nghệ theo Mẫu số 07Mẫu số 08 tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;

đ) Tài liệu thuyết minh phương pháp, quy trình giám định công nghệ tương ứng với từng lĩnh vực công nghệ cần giám định;

e) Mẫu chứng thư giám định của tổ chức.

2. Hồ sơ sửa đổi, bổ sung Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ giám định công nghệ:

a) Đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ giám định công nghệ theo Mẫu số 04 tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Danh sách sửa đổi, bổ sung các giám định viên công nghệ, trong đó thể hiện các thông tin về tên, năm sinh, trình độ, lĩnh vực đào tạo, số năm công tác trong lĩnh vực công nghệ cn giám định, kèm theo các tài liệu liên quan đối với mỗi giám định viên công nghệ gồm: Bản sao quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động; bản sao chứng thực bằng cấp theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều 36 của Nghị định này; tóm tắt quá trình công tác, kinh nghiệm hoạt động giám định công nghệ và tài liệu chứng minh kinh nghiệm hoạt động giám định công nghệ của giám định viên.

Danh sách giám định viên công nghệ bổ sung, sửa đổi của tổ chức và tóm tắt kinh nghiệm hoạt động giám định công nghệ của giám định viên công nghệ bổ sung, sửa đổi theo Mẫu số 07Mẫu số 08 tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.

3. Hồ sơ cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ giám định công nghệ:

a) Đơn đăng ký cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ giám định công nghệ theo Mẫu số 05 tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Bản chính Giấy chứng nhận bị hư hỏng (nếu có) đối với trường hợp Giấy chứng nhận bị hư hỏng.

Điều 39. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ đánh giá, giám định công nghệ

1. Bộ quản lý ngành, lĩnh vực theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân công cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ đánh giá, giám định công nghệ đối với trường hợp đăng ký hoạt động dịch vụ đánh giá, giám định công nghệ chuyên ngành thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của một bộ quản lý ngành, lĩnh vực.

2. Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ đánh giá, giám định công nghệ đối với trường hợp đăng ký hoạt động dịch vụ đánh giá, giám định công nghệ thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của từ hai bộ quản lý ngành, lĩnh vực trở lên.

Điều 40. Trách nhiệm báo cáo của tổ chức đánh giá, giám định công nghệ và của các bộ quản lý ngành, lĩnh vực

1. Tổ chức đánh giá, giám định công nghệ có trách nhiệm gửi báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đánh giá, giám định công nghệ về cơ quan có thẩm quyền chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ đánh giá, giám định công nghệ trước ngày 31 tháng 12 hằng năm. Số liệu báo cáo tính từ ngày 15 tháng 12 của năm trước năm báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của năm báo cáo.

Báo cáo tình hình hoạt động đánh giá, giám định công nghệ của tổ chức theo Mẫu số 09 tại Phụ lục IV ban hành kèm Nghị định này.

2. Cơ quan có thẩm quyền chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ đánh giá, giám định công nghệ gửi báo cáo tình hình cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ đánh giá, giám định công nghệ về Bộ Khoa học và Công nghệ để thống nhất quản lý và công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Khoa học và Công nghệ trước ngày 31 tháng 01 hằng năm. Số liệu báo cáo tính từ ngày 15 tháng 12 của năm trước năm báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của năm báo cáo.

Báo cáo tình hình thực hiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ đánh giá, giám định công nghệ theo Mẫu số 11 tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 41. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2018 và thay thế Nghị định số 133/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ, Nghị định số 103/2011/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 133/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ và Nghị định số 120/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 133/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ.

Điều 42. Điều khoản chuyển tiếp

1. Đối với thỏa thuận chuyển giao công nghệ được các bên ký kết trước ngày 01 tháng 7 năm 2018, sau khi Luật Chuyển giao công nghệ có hiệu lực, nếu các bên gia hạn nội dung chuyển giao công nghệ thuộc trường hợp phải đăng ký chuyển giao công nghệ theo quy định tại khoản 1 Điều 31 của Luật Chuyển giao công nghệ, trình tự, thủ tục đăng ký gia hạn thực hiện theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 33 của Luật Chuyển giao công nghệ và quy định của Nghị định này.

2. Đối với thỏa thuận chuyển giao công nghệ được các bên ký kết trước ngày 01 tháng 7 năm 2018, sau khi Luật Chuyển giao công nghệ có hiệu lực, nếu các bên có nhu cầu đăng ký chuyển giao công nghệ, trình tự, thủ tục đăng ký thực hiện theo quy định tại khoản 3 và khoản 5 Điều 31 của Luật Chuyển giao công nghệ và quy định của Nghị định này.

Nếu đăng ký gia hạn chuyển giao công nghệ, trình tự, thủ tục đăng ký gia hạn thực hiện theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 33 của Luật Chuyển giao công nghệ và quy định của Nghị định này.

Điều 43. Trách nhiệm thi hành

1. Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm hướng dẫn thi hành các điều được giao trong Nghị định này.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện điểm d khoản 1 Điều 15 của Nghị định này.

3. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:

a) Bố trí kinh phí từ ngân sách nhà nước, Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia và các chương trình khoa học và công nghệ, quỹ phát triển khoa học và công nghệ của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và huy động các nguồn kinh phí khác để hỗ trợ các hoạt động quy định tại Nghị định này;

b) Điều chỉnh, bổ sung văn bản hướng dẫn hoạt động của Quỹ Đi mới công nghệ quốc gia, các chương trình khoa học và công nghệ, quỹ phát triển khoa học và công nghệ của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các chương trình, đề án khác có liên quan phù hợp với các quy định của Nghị định này.

4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm giao Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan theo dõi, tổng hợp, đánh giá hiệu quả ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ sau khi được hỗ trợ hoàn thiện.

Hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp kết quả ứng dụng, chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tại địa phương, báo cáo về Bộ Khoa học và Công nghệ.

5. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./

 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ươn
g;
-
Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các
đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu; VT, KGVX (2).PC

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG





Nguyễn Xuân Phúc

 

PHỤ LỤC I

DANH MỤC CÔNG NGHỆ KHUYẾN KHÍCH CHUYỂN GIAO
(Kèm theo Nghị định số 76/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ)

A. CÁC CÔNG NGHỆ CAO THUỘC DANH MỤC CÔNG NGHỆ CAO ĐƯỢC ƯU TIÊN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT V CÔNG NGHỆ CAO.

B. CÔNG NGHỆ KHUYN KHÍCH CHUYỂN GIAO KHÁC:

1. Công nghệ chế tạo thiết bị quang điện tử hồng ngoại.

2. Công nghệ chế tạo các thiết bị đo, cảm biến chính xác kỹ thuật số.

3. Công nghệ chế tạo ăng ten mảng pha.

4. Công nghệ mã hóa, xác thực, đo lường sinh trắc học, đo lường tâm lý học.

5. Công nghệ nhận dạng giọng nói.

6. Công nghệ ứng dụng mạng nơron trong xử lý các dạng tín hiệu.

7. Công nghệ viễn thám, lidar, hệ thống thông tin địa lý (GIS) phục vụ các ngành, lĩnh vực.

8. Công nghệ tính toán, xử lý song song ứng dụng trong ngân hàng.

9. Công nghệ sản xuất màn hình đi-ốt phát quang hữu cơ (OLED, AMOLED), màn hình đi-ốt phát quang (LED) và các màn hình tương tác.

10. Công nghệ sử dụng vật liệu biomass hiệu năng cao.

11. Công nghệ sản xuất pin lithium- ion, pin nhiên liệu, tấm pin quang điện mặt trời, nguyên liệu điện cực.

12. Công nghệ sản xuất điện sử dụng năng lượng mặt trời, gió, sinh khối, điện t rác thải sinh hoạt, khí sinh học có quy mô công nghiệp.

13. Công nghệ lưới điện thông minh (Smart grids).

14. Công nghệ tiên tiến trong lưu trữ năng lượng.

15. Công ngh sản xuất thiết bị sạc điện nhanh.

16. Công nghệ sản xuất acid phosphoric (H3PO4) thế hệ MARK IV.

17. Công nghệ sản xuất DAP - (NH4)2HPO4 kết hợp giữa công nghệ phản ứng tiền trung hòa và công nghệ phản ứng ống.

18. Công nghệ sản xuất methanol từ khí thiên nhiên, đặc biệt các nguồn khí thiên nhiên có hàm lượng tạp cht (CO2, N2...) cao.

19. Công nghệ tiên tiến sản xuất biodiezen từ thực vật.

20. Công nghệ sản xuất H2 sử dụng nguồn năng lượng tái tạo (địa nhiệt, gió, quang năng, năng lượng mặt trời...).

21. Công nghệ tăng sản lượng khai thác dầu nhờ bơm các thành phần không có tính axít.

22. Công nghệ tiên tiến làm sạch các tháp phản ứng trong dây chuyền chế biến dầu khí.

23. Công nghệ ngăn ngừa và loại bỏ lắng đọng nhựa paraffin - asphalt ở các giếng Gaslift bằng phương pháp hóa lý trong khai thác dầu khí.

24. Công nghệ nâng cao sản lượng khai thác dầu bằng dung môi chất xúc tác enzyme.

25. Công nghệ xử lý vùng cận đáy giếng bằng hợp chất Chelate tự nhiên tổng hợp.

26. Công nghệ dập giếng khi sửa chữa lớn giếng khoan trong điều kiện áp suất vỉa dị thường thấp.

27. Công nghệ nâng cao chất lượng gia cố ống chống lửng khi xây dựng giếng khoan dầu khí.

28. Công nghệ chẩn đoán bằng hình ảnh - thiết bị nội soi (bore scope) khi kiểm tra các động cơ, thiết bị quay cơ khí.

29. Công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực phun phủ, xử lý bề mặt trong chế tạo máy, cơ khí.

30. Công nghệ tuyển nổi và tự động hóa quá trình tuyển; tuyển trọng lực quặng hạt mịn; tuyển từ có từ trường siêu mạnh trong tuyển quặng kim loại màu.

31. Công nghệ tuyển và làm giàu, quặng hiếm (Liti, đất hiếm); công nghệ tuyn và chế biến quặng đất hiếm.

32. Công nghệ tuyển quặng apatit loại II, loại IV, quặng nghèo, quặng crômit có thu hồi Ni, Co, quặng sắt laterit vùng Tây Nguyên.

33. Công nghệ khí hóa than ngầm (UCG - Underground Coal Gasification).

34. Công nghệ nấu luyện và tinh luyện kim loại, hợp kim từ quặng nghèo, quặng đa kim.

35. Công nghệ thu hồi quặng sắt và sản xuất thép từ bùn đỏ.

36. Công nghệ tiên tiến, thân thiện môi trường trong thu hồi kim loại quý từ các nguồn rác thải điện tử.

37. Công nghệ sản xuất alumin phẩm cấp hóa chất (CGA);

38. Công nghệ nung tng sôi tuần hoàn CFB và giảm áp, tách hơi tiên tiến trong sản xuất alumin.

39. Công nghệ sản xuất các loại hợp kim ferro: Ferro Molipden (FeMo), Ferro Wonfram (FeW); các loại hợp kim ferro cacbon thấp, cực thấp.

40. Công nghệ khai thác và tuyển quặng titan trong tầng cát đỏ.

41. Công nghệ chế biến cát xây dựng từ đuôi thải tuyển titan trong tầng cát đỏ.

42. Công nghệ khai thác lò chợ xiên chéo chống bằng giàn mềm tại các mỏ hầm lò.

43. Công nghệ cơ giới hóa khấu than đồng bộ, chống giữ bằng giàn tự hành.

44. Công nghệ cơ giới hóa khấu than bằng máy kết hợp chống giữ bằng giá khung hoặc giá xích.

45. Công nghệ đào chống lò bằng vì neo.

46. Công nghệ tự động hóa trong điều độ giám sát tập trung trong các mỏ (nhà máy) than.

47. Công nghệ tự động hóa hầm bơm trung tâm mỏ than hầm lò.

48. Công nghệ tuyển sâu các loại khoáng sản bauxite, sắt, đồng, titan.

49. Công nghệ than sạch CCT (Clean Coal Technology).

50. Công nghệ tng hợp và bán tổng hợp các sản phẩm hóa dược từ nguồn nguyên liệu động thực vật có sẵn trong nước.

51. Công nghệ sản xuất xỉ titan bằng lò điện một chiều hai giai đoạn.

52. Công nghệ sản xuất pigment titan bằng phương pháp clorua hóa.

53. Công nghệ sản xuất titan xốp bằng phương pháp Kroll.

54. Công nghệ luyện cốc không thu hồi sản phẩm phụ và dập cốc khô.

55. Công nghệ thải khô bùn đỏ trong sản xuất alumin.

56. Công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng từ bùn đỏ trong sản xuất alumin.

57. Công nghệ tiên tiến xử lý tro, xỉ, thạch cao phốt pho từ nhà máy nhiệt điện, nhà máy thép, nhà máy phân bón, hóa chất làm vật liệu xây dựng.

58. Công nghệ thuộc da thân thiện với môi trường.

59. Công nghệ tự động hóa trong quá trình thuộc da, quá trình sản xuất nguyên phụ liệu và các sản phẩm da - giầy.

60. Công nghệ sản xuất và thi công bê tông nhựa ấm.

61. Công nghệ cào bóc, tái chế kết cấu áo đường mềm, mặt đường bê tông nhựa, mặt đường bê tông xi măng tại chỗ.

62. Công nghệ BIM (Building Information Modeling).

63. Công nghệ chế tạo, sản xuất phương tiện giao thông chạy điện quy mô công nghiệp, sử dụng năng lượng tái tạo, năng lượng sạch.

64. Công nghệ tiên tiến phục vụ kiểm tra, kiểm định các công trình cầu hm, đê, đập; gia cố, sửa chữa vỏ hầm.

65. Công nghệ tiên tiến phát hiện, cảnh báo sớm trượt lở đất.

66. Công nghệ cảnh báo tự động về mức độ an toàn của các công trình đập.

67. Công nghệ hiện đại quan trắc các công trình giao thông trong giai đoạn vận hành khai thác.

68. Công nghệ chế tạo các chủng loại động cơ sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo có hiệu suất cao, thân thiện với môi trường.

69. Công nghệ thiết kế, chế tạo tàu đa năng sử dụng đồng thời cho quốc phòng, an ninh và dân dụng.

70. Công nghệ thiết kế, chế tạo, lắp ráp đầu máy - toa xe chất lượng cao, tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường.

71. Công nghệ truyền tin sử dụng sóng thủy âm, định vị dưới sông, biển (sonar) phục vụ khai thác tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ lãnh hải, cứu hộ, cứu nạn.

72. Công nghệ tiên tiến phục vụ đo đạc và lập bản đồ địa hình đáy biển.

73. Công nghệ tiên tiến phục vụ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên dưới đáy biển.

74. Công nghệ tiên tiến sản xuất các thiết bị tự hành trên sông, biển hoặc dưới biển.

75. Công nghệ tiên tiến trong thi công công trình biển, công trình ngập trong nước; sản xuất bê tông từ cát biển, nước biển.

76. Công nghệ cắt, hàn dưới nước.

77. Công nghệ chế tạo thiết bị điều chỉnh tự động từ xa (nhiệt độ, áp suất, điện áp, lưu lượng, vòng quay) trên tàu thủy.

78. Công nghệ chế tạo nghi khí hàng hải cho tàu thủy và công trình biển.

79. Công nghệ tự động hóa trong chẩn đoán và điều trị, sản xuất dược, trang thiết bị y tế.

80. Công nghệ nuôi cấy sinh khối tổng hợp các chất có hoạt tính sinh học giá trị cao.

81. Công nghệ tiên tiến sản xuất vắc-xin, sinh phẩm y tế.

82. Công nghệ sản xuất thuốc mới, biệt dược gốc, thuốc generic, thuốc điều trị bệnh hiểm nghèo, bệnh xã hội và bệnh dịch nguy him.

83. Công nghệ gen và công nghệ di truyền sản xuất các chế phẩm dùng chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh tật.

84. Công nghệ trong kiểm nghiệm dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền.

85. Công nghệ tiên tiến chiết xuất các hoạt chất hữu ích từ nguyên liệu nông, lâm, thủy, hải sản, dược liệu, vi sinh vật phục vụ cho các ngành, lĩnh vực.

86. Công nghệ sản xuất chế phẩm enzym.

87. Công nghệ sản xuất chế phẩm vi sinh vật có nguồn gốc bản địa, có hoạt tính sinh học tốt, an toàn ứng dụng cho các sản phẩm lên men.

88. Công nghệ sản xuất các chế phẩm sinh học thay thế kháng sinh trong chăn nuôi.

89. Công nghệ nông nghiệp chính xác (Precision Agriculture).

90. Công nghệ sấy thóc siêu tốc dùng môi chất sấy nhiệt độ cao.

91. Công nghệ tiên tiến sản xuất thức ăn phục vụ chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản sử dụng protein, enzym, vi sinh vật đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

92. Công nghệ tiên tiến chế biến, bảo quản nguyên liệu, phụ gia phục vụ sản xuất thức ăn chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản không sử dụng hóa chất.

93. Công nghệ sản xuất phân bón thế hệ mới có hiệu quả sử dụng cao hơn (tối thiểu 10%), ít tác động tiêu cực đến môi trường đất, nông sản so với phân bón cùng loại phổ biến, cùng thời điểm trên thị trường.

94. Công nghệ nuôi nhân tế bào và tế bào gốc côn trùng phục vụ sản xuất thuốc sinh học bảo vệ thực vật vi rút.

95. Công nghệ sinh lý và sinh hóa côn trùng.

96. Công nghệ tiên tiến trong chọn tạo, nhân giống cây trồng, vật nuôi, thủy hải sản năng suất, chất lượng cao, có sức kháng bệnh và thích ứng với biến đổi khí hậu.

97. Công nghệ sản xuất giống, nuôi cá ngừ đại dương, tôm hùm, san hô.

98. Công nghệ sản xuất giống tôm sú, tôm chân trắng bố, mẹ sạch bệnh.

99. Công nghệ sinh học trong giám định, chẩn đoán, phòng ngừa và điều trị sinh vật hại cho cây trồng, vật nuôi.

100. Công nghệ sản xuất các bộ KIT chẩn đoán nhanh bệnh hại cây trồng và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật hóa học trong nông sản thu hoạch.

101. Công nghệ tiên tiến bảo quản và chế biến sản phẩm nông nghiệp, thủy hải sản quy mô công nghiệp theo chuỗi giá trị (bao gồm cả khai thác, chế biến phụ phẩm nông nghiệp và thủy sản).

102. Công nghệ chế biến gỗ và lâm sản đạt tiêu chuẩn các nước, vùng lãnh thổ có công nghệ tiên tiến, phát triển (Châu Âu, Mỹ và Nhật Bản...).

103. Công nghệ chế biến sâu sản phẩm nông nghiệp, thủy sản đem lại giá trị gia tăng cao (từ 15% trở lên).

104. Công nghệ CAS (Cells Alive System) bảo quản nông sản, thực phẩm quy mô công nghiệp.

105. Công nghệ biến tính gỗ, công nghệ nano, công nghệ sấy sinh thái, công nghệ ngâm, tm thân thiện với môi trường để bảo quản gỗ, nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

106. Công nghệ bảo quản lạnh trứng, tinh trùng, hợp tử động vật.

107. Công nghệ cấy truyền phôi.

108. Công nghệ gen/ADN phục vụ cho quản lý, bảo tồn động thực vật, đa dạng sinh học.

109. Công nghệ lưu giữ, bảo tồn, sản xuất giống và nuôi các loài thủy sản bản địa quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng.

110. Công nghệ điều khiển thời gian ra hoa, kết trái và thu hoạch của các loại cây trồng.

111. Công nghệ tự động hóa quá trình chăn nuôi, trồng trọt và thu hoạch các sản phẩm nông nghiệp.

112. Công nghệ mới, tiên tiến trong sản xuất quy mô công nghiệp các loại nguyên, vật liệu phụ trợ: Keo dán, sơn phủ bề mặt, phụ kiện cơ khí, chế tạo máy và thiết bị.

113. Công nghệ vật liệu mới trong tạo vỏ bầu tự hủy, ruột bầu ươm cây giống.

114. Công nghệ phát hiện sớm túi nước, túi khí CnH2n+2.

115. Công nghệ tưới tiết kiệm nước, bổ sung dinh dưỡng, vi lượng, điều khiển tự động.

116. Công nghệ xử lý nước biển thành nước ngọt công suất trên 2000 lít/giờ.

117. Công nghệ sản xuất nguyên liệu in 3D.

118. Công nghệ chế tạo các vật liệu composite dạng dẻo, dạng bimetal, thrimetal.

119. Công nghệ sản xuất sợi, vải carbon và các loại sợi gia cường composite.

120. Công nghệ sản xuất chất lỏng thủy lực, chất lỏng gia công kim loại thân thiện môi trường.

121. Công nghệ sản xuất bao bì dễ phân hủy, an toàn, thân thiện môi trường.

122. Công nghệ tái chế tiên tiến và tái sử dụng chất thải.

123. Công nghệ sản xuất vật liệu, chế phẩm xử lý ô nhiễm môi trường.

124. Công nghệ xử lý, tái chế chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp kết hợp thu hồi năng lượng, không sinh ra sản phẩm phụ, chất thải độc hại.

125. Công nghệ thu gom, lưu giữ và xử lý an toàn các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POPs).

126. Công nghệ xử lý, tái sử dụng nước thải công nghiệp không sinh ra chất độc hại.

127. Công nghệ cải tạo, phục hồi môi trường, hệ sinh thái bị ô nhiễm và suy thoái môi trường nghiêm trọng; ứng phó và khắc phục sự c môi trường.

128. Công nghệ chế tạo thiết bị xử lý nước và môi trường quy mô nhỏ, áp dụng cho các khu vực dân cư miền núi, vùng ven biển và vùng ngập mặn.

129. Công nghệ tự động hóa trong kiểm soát, xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản thâm canh và siêu thâm canh.

130. Công nghệ thiết kế, chế tạo hệ thống giám sát khí thải độc hại từ xa bằng phương pháp phổ hồng ngoại (FTIR).

131. Công nghệ thu hồi và lưu giữ cacbon.

132. Công nghệ làm sạch biogas.

133. Công nghệ quan trắc, giám sát tài nguyên, môi trường, đa dạng sinh học.

134. Công nghệ đo đạc các yếu tố khí tượng thủy văn.

135. Công nghệ tự động hóa truyền dữ liệu khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu tới người dùng.

136. Công nghệ giám sát, cảnh báo các hiện tượng thời tiết nguy hiểm.

137. Công nghệ giám sát, đo đạc phát thải nhà kính.

138. Công nghệ chế tạo các thiết bị quan trắc khí tượng thủy văn tự động và truyền tin thời gian thực.

139. Công nghệ tiên tiến phục vụ dự báo bão, lũ, động đất, sóng thần và các hiện tượng thiên tai khác.

140. Công nghệ tác động vào thời tiết.

141. Công nghệ tiên tiến trong lưu giữ, bảo quản, phục chế tài liệu, hiện vật bảo tàng.

142. Công nghệ sản xuất thang máy điện có vận tốc trên 2.5m/s.

143. Các công nghệ hiện đại hóa ngành nghề truyền thống.

 

PHỤ LỤC II

DANH MỤC CÔNG NGHỆ HẠN CHẾ CHUYỂN GIAO
(Kèm theo Nghị định số 76/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ)

I. CÔNG NGHỆ CHUYỂN GIAO TỪ NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM VÀ TRONG LÃNH TH VIỆT NAM

1. Công nghệ sản xuất đèn chiếu sáng bằng sợi đốt trong khí trơ.

2. Công nghệ sản xuất linh kiện điện tử chân không, linh kiện bán dẫn mức độ tích hợp thấp.

3. Công nghệ sản xuất các loại mạch in 1 lớp, 2 lớp.

4. Công nghệ truyền hình số mặt đất, truyền hình số vệ tinh không tương thích tiêu chuẩn của DVB; công nghệ truyền hình tương tự.

5. Công nghệ chế tạo, thiết kế hệ thống thông tin - tín hiệu bằng rơ le.

6. Công nghệ làm giàu các chất phóng xạ đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

7. Công nghệ sản xuất thép bằng lò cảm ứng, lò chuyển, lò điện hồ quang dung lượng lò nhỏ dưới 70 tấn/mẻ.

8. Công nghệ luyện thép có dây chuyền cán không liên tục.

9. Công nghệ nhiệt điện sử dụng dầu, than.

10. Công nghệ làm sạch vỏ tàu bằng hạt Nix.

11. Công nghệ sản xuất vật liệu nổ công nghiệp.

12. Công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng sử dụng Amiăng trắng.

13. Công nghệ sản xuất gạch gốm ốp lát có công suất nhỏ hơn 3 triệu m2/năm.

14. Công nghệ sản xuất gạch đất sét nung bằng lò tuynel sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

15. Công nghệ sản xuất kính nổi có mức tiêu hao nhiên liệu và năng lượng như sau: Dầu FO lớn hơn 160 kg/tấn sản phẩm; dầu DO lớn hơn 0,5 kg/tấn sản phẩm; điện lớn hơn 100 KWh/tấn sản phẩm.

16. Công nghệ sản xuất phát sinh chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POPs).

17. Công nghệ sản xuất phân bón hóa học thông thường có công suất dưới 1.000 tấn/năm.

18. Công nghệ đồng phân hóa sử dụng các axit flohydric, axit sulfuric làm xúc tác.

19. Công nghệ sử dụng hóa chất độc hại trong nuôi, trồng, chế biến, bảo quản nông sản, thủy sản đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

20. Công nghệ sản xuất thuốc bảo quản lâm sản chứa chất độc hại thạch tín (arsenic).

21. Công nghệ sản xuất các loại thuốc sát trùng gia dụng, thuốc dit côn trùng, diệt chuột bng phương pháp sinh học gây độc hại cho con người và môi trường.

22. Công nghệ sử dụng các loài sinh vật phi bản địa có nguy cơ xâm lấn chưa rõ nguồn gốc, đặc tính bao gồm động vật, thực vật và vi sinh vật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, bảo vệ thực vật và các lĩnh vực khác.

23. Công nghệ tạo giống cây trồng, vật nuôi bằng phương pháp biến đổi gen trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy hải sản.

24. Công nghệ sử dụng giống biến đổi gen.

25. Công nghệ sản xuất các giống cây trồng nhiễm sinh vật gây hại (sâu, bệnh) nặng.

26. Công nghệ sản xuất ván dăm, ván sợi theo phương pháp ướt/công suất nhỏ hơn 100.000 m3/năm.

27. Công nghệ sản xuất vật liệu trang sức đồ gỗ, bảo quản lâm sản chứa lưu huỳnh hoặc dư lượng hợp chất hữu cơ bay hơi hàm lượng cao.

28. Công nghệ nuôi trồng, sản xuất, chế biến thực phẩm, thủy hải sản sử dụng chất bảo quản thực phẩm, chất kích thích tăng trưởng chưa được phép sử dụng.

29. Công nghệ chế biến bột cá dạng hở không gây ô nhiễm môi trường.

30. Công nghệ in, đúc tiền; công nghệ sản xuất giấy in tiền, mực in tiền.

31. Công nghệ in tráng phim sử dụng hóa chất độc hại đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

32. Công nghệ, máy móc phục vụ sản xuất phim, chiếu phim bằng chất liệu nhựa 35 mm.

33. Công nghệ tái chế dầu nhờn đã qua sử dụng bằng phương pháp xử lý nhiệt, hấp phụ và/hoặc dung môi.

34. Công nghệ hạn chế chuyển giao theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

II. CÔNG NGHỆ CHUYỂN GIAO TỪ VIỆT NAM RA NƯỚC NGOÀI

1. Công nghệ sản xuất giống, nuôi, trồng sản phẩm nông, lâm, thủy sản xuất khẩu chủ lực.

2. Công nghệ sản xuất, nhân, nuôi trồng các giống cây trồng, vật nuôi quý hiếm thuộc danh mục quý hiếm hạn chế xuất khẩu.

3. Công nghệ sản xuất giống, các đối tượng sinh vật bản địa có nguồn gen quý, có tiềm năng phát triển thành sản phẩm quốc gia, các đối tượng sinh vật bản địa có nguy cơ tuyệt chủng, nguy cấp cần bảo vệ.

4. Công nghệ sản xuất thực phẩm thuộc ngành nghề truyền thống có sử dụng các chủng giống vi sinh vật có đặc tính quý hiếm.

5. Công nghệ chế biến sản phẩm nông sản, thủy sản, dược phẩm của Việt Nam có thương hiệu và giá trị gia tăng cao.

6. Công nghệ hạn chế chuyn giao theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

 

PHỤ LỤC III

DANH MỤC CÔNG NGHỆ CẤM CHUYỂN GIAO
(Kèm theo Nghị định số 76/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ)

I. CÔNG NGHỆ CHUYỂN GIAO TỪ NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM VÀ TRONG LÃNH THỔ VIỆT NAM

1. Công nghệ điều chế chất ma túy.

2. Công nghệ nhân bản vô tính phôi người.

3. Công nghệ in, sắp chữ bằng bản chì.

4. Công nghệ sản xuất pin bằng phương pháp hồ điện dịch.

5. Công nghệ điện phân dùng điện cực thủy ngân.

6. Công nghệ sử dụng thủy ngân trong khai thác vàng quy mô nhỏ.

7. Công nghệ sản xuất sơn chống hà sử dụng thủy ngân.

8. Công nghệ sản xuất điện thoại công nghệ PHS.

9. Công nghệ DECT sử dụng tần số không phù hợp với quy hoạch tần số của Việt Nam.

10. Công nghệ sản xuất modem tương tự và dial-up, ADSL.

11. Công nghệ thông tin di động CDMA 2000-1X.

12. Công nghệ sản xuất tivi, máy tính cá nhân sử dụng tia điện tử để tạo hình ảnh theo công nghệ analog.

13. Công nghệ vô hiệu hóa chức năng an toàn thông tin hoặc tấn công/xâm nhập hệ thống thông tin trừ trường hợp phục vụ nhu cầu quốc phòng, an ninh.

14. Công nghệ phá sóng, chèn sóng vô tuyến điện (trừ trường hợp chuyển giao phục vụ nhu cầu quốc phòng, an ninh).

15. Công nghệ chặn thu, giải mã các hệ thống thông tin (trừ trường hợp chuyn giao phục vụ nhu cầu quốc phòng, an ninh).

16. Công nghệ vô hiệu hóa các thiết bị ghi âm, ghi hình, đo, đếm, tính tải trọng, tốc độ phương tiện giao thông, trừ trường hợp phục vụ nhu cầu an ninh.

17. Công nghệ vô hiệu hóa thiết bị đo, đếm, tính lượng điện năng sử dụng.

18. Công nghệ vô hiệu hóa thiết bị tính thời gian sử dụng điện thoại.

19. Công nghệ sản xuất động cơ 2 kỳ dùng cho xe cơ giới.

20. Công nghệ sản xuất xe ô tô không đáp ứng tiêu chuẩn khí thải Euro 3 và không đáp ứng tiêu chuẩn khí thải Euro 4 kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.

21. Công nghệ động cơ điện sức kéo dùng điện 1 chiều đối với đầu máy toa xe đường sắt.

22. Công nghệ sử dụng mạch điện đường ray đối với hệ thống tín hiệu điều khiển chạy tàu trên đường sắt đô thị.

23. Công nghệ có hệ thống cung cấp điện sức kéo cấp điện áp 3kV một chiu đối với đường sắt.

24. Công nghệ sản xuất các sản phẩm hóa nổ bằng phương pháp thủ công.

25. Công nghệ sản xuất các loại vũ khí, khí tài, vật liệu nổ các loại trừ vật liệu nổ công nghiệp, trang thiết bị kỹ thuật quốc phòng, an ninh (trừ trường hợp chuyển giao phục vụ nhu cầu quốc phòng, an ninh).

26. Công nghệ chế tạo công cụ hỗ trợ, phương tiện, phần mềm có khả năng vô hiệu hóa các thiết bị phát hiện việc truy cập, đánh cắp dữ liệu mạng máy tính điện tử (trừ trường hợp chuyển giao phục vụ nhu cầu an ninh, quốc phòng, an ninh).

27. Công nghệ vô hiệu hóa thiết bị kiểm tra, phát hiện vũ khí, vật liệu nổ, ma túy và đồ vật nguy hiểm khác (trừ trường hợp chuyển giao phục vụ nhu cầu quốc phòng, an ninh).

28. Công nghệ tuyển, luyện kim, tinh chế kim loại, sản xuất vật liệu sử dụng hóa chất độc hại, chất phóng xạ không đáp ứng tiêu chuẩn an toàn, gây ô nhiễm môi trường.

29. Công nghệ sản xuất xi măng lò đứng.

30. Công nghệ sản xuất xi măng lò quay bằng phương pháp ướt.

31. Công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng sử dụng Amiăng Amfibole (Amiăng nâu và xanh).

32. Công nghệ sản xuất xi măng lò quay có công suất lò nung nhỏ hơn 4.000 tấn clanhke/ngày.

33. Công nghệ sản xuất gạch đất sét nung bằng lò thủ công, thủ công cải tiến, lò đứng liên tục, lò vòng, lò vòng cải tiến (kiểu lò Hoffman) sử dụng nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí).

34. Công nghệ xử lý chất thải bằng phương pháp đốt một cấp hoặc công nghệ đốt chất thải không có hệ thống xử lý khí thải.

35. Công nghệ xử lý chất thải nguy hại chứa các thành phần halogen hữu cơ vượt ngưỡng chất thải nguy hại bằng công nghệ một buồng và hai bung có nhiệt độ khói buồng 2 thấp hơn 1200°C.

36. Công nghệ sử dụng lò đốt chất thải rắn sinh hoạt có quy mô công suất nhỏ hơn 300 kg/h.

37. Công nghệ sản xuất keo gỗ và chất phụ gia có hại cho sức khỏe và môi trường Urea-Formaldehyde, keo Phenol-Formaldehyde, sản phẩm có hàm lượng Formaldehyde tự do vượt quá giới hạn (Formaldehyde class > E2).

38. Công nghệ nhân giống cây trồng, gây trồng, sử dụng các loài sinh vật ngoại lai (động vật, thực vật và vi sinh vật) thuộc danh mục các loài ngoại lai xâm hại.

39. Công nghệ sử dụng các loài sinh vật phi bản địa bao gồm động vật, thực vật và vi sinh vật thuộc Danh mục các loài ngoại lai xâm hại.

40. Công nghệ sản xuất thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng ở Việt Nam.

41. Công nghệ sản xuất phân bón hỗn hợp NPK theo phương pháp thủ công (chảo quay, trộn thô).

42. Công nghệ sản xuất thuốc bảo quản lâm sản chứa chất độc hại cho sức khỏe và môi trường Pentachlorophenol (PCP), Dichloro Diphenyl Trichloroethane (DDT).

43. Công nghệ sản xuất axit sulfuric bằng phương pháp tiếp xúc đơn, hấp thụ đơn.

44. Công nghệ sử dụng chất CFC và HCFC.

45. Công nghệ sử dụng các hp chất hữu cơ khó phân hủy POPs.

46. Công nghệ sử dụng thủy ngân nằm trong công ước hạn chế thủy ngân Minamata.

47. Công nghệ thi công nền mặt đường sử dụng các hóa chất, phụ gia độc hại ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người.

48. Công nghệ cấm chuyển giao theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

II. CÔNG NGH CHUYỂN GIAO TỪ VIỆT NAM RA NƯỚC NGOÀI

1. Công nghệ cấm chuyển giao theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

2. Công nghệ thuộc Danh mục bí mật nhà nước.

 

PHỤ LỤC IV

CÁC MẪU
(Kèm theo Nghị định số 76/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ)

Mẫu số 01

Đơn đăng ký chuyển giao công nghệ

Mẫu số 02

Giấy chứng nhận đăng ký chuyn giao công nghệ

Mẫu s 03

Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ đánh giá/giám định công nghệ

Mẫu số 04

Đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ đánh giá/giám định công nghệ

Mẫu số 05

Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ đánh giá/giám định công nghệ

Mẫu số 06

Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ đánh giá/giám định công nghệ

Mẫu số 07

Danh sách chuyên gia đánh giá/giám định viên công nghệ của tổ chức

Mẫu số 08

Tóm tắt kinh nghiệm hoạt động đánh giá/giám định công nghệ của chuyên gia đánh giá/giám định viên công nghệ

Mẫu số 09

Báo cáo tình hình hoạt động đánh giá, giám định công nghệ

Mẫu số 10

Báo cáo tình hình đăng ký chuyển giao công nghệ

Mẫu số 11

Báo cáo tình hình thực hiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ đánh giá, giám định công nghệ

 

Mẫu số 01

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Tỉnh (thành phố), ngày    tháng    năm

ĐƠN ĐĂNG KÝ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ

Kính gửi:

Bộ Khoa học và Công nghệ
(hoặc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh/thành phố……..)

I. CÁC BÊN THAM GIA CHUYN GIAO CÔNG NGHỆ

1. Bên giao công nghệ:

- Tên (tổ chức, cá nhân):

- Đa chỉ:

- Điện thoại (tel):                                                                      Email:

Fax:                                                                                        Website:

- Người đại diện:                                                                     Chức danh:

- Lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính:

2. Bên nhận công nghệ:

- Tên (tổ chức, cá nhân):

- Đa chỉ:

- Điện thoại (tel):                                                                      Email:

Fax:                                                                                        Website:

- Người đại diện:                                                                     Chức danh:

- Lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính:

II. NỘI DUNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ

1. Công nghệ chuyển giao

- Tên công nghệ:

- Lĩnh vực công nghệ chuyển giao:

- Thời hạn văn bản thỏa thuận chuyển giao công nghệ:

2. Đối tượng công nghệ chuyển giao

Bí quyết kỹ thuật, bí quyết công nghệ

Phương án, quy trình công nghệ; giải pháp, thông số, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật; công thức, phần mềm máy tính, thông tin dữ liệu

Giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ

Máy móc, thiết bị đi kèm các đối tượng nêu trên

Chuyển giao quyền đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp

- Số văn bằng bảo hộ hoặc số đơn đăng ký đối tượng sở hữu công nghiệp (trường hợp chưa được cấp văn bằng bảo hộ):... (số, ngày cấp, ngày gia hạn)

- Số giấy chứng nhận chuyển giao quyền sở hữu/quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp:... (số, ngày cấp, ngày gia hạn)

Sáng chế

Giải pháp hữu ích

Kiểu dáng công nghiệp

3. Hình thức chuyển giao công nghệ

Chuyển giao công nghệ độc lập

Dự án đầu tư

Góp vốn bằng công nghệ

Vào dự án đầu tư

Hình thức khác

(ghi tên hình thức khác nếu có)

Nhượng quyền thương mại

Chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ

Mua bán máy móc, thiết bị đi kèm đối tượng công nghệ chuyn giao

Theo hợp đồng mua bán độc lập

Theo dự án đầu tư

Hình thức khác (ghi tên hình thức khác nếu có)

4. Phương thức chuyển giao công nghệ

Chuyển giao tài liệu về công nghệ

Đào tạo

Cử chuyên gia tư vấn kỹ thuật

Chuyển giao máy móc, thiết bị đi kèm đối tượng công nghệ và theo các phương thức: Chuyển giao tài liệu về công nghệ; đào tạo; cử chuyên gia tư vấn kỹ thuật.

Phương thức chuyển giao khác (ghi tên phương thức khác nếu có)

5. Phạm vi quyền chuyển giao công nghệ

Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghệ

Chuyển giao quyền sử dụng công nghệ

Được quyền chuyển giao tiếp quyền sử dụng công nghệ cho tổ chức, cá nhân khác

Không được quyền chuyển giao tiếp quyền sử dụng công nghệ

Chuyển giao độc quyền sử dụng công nghệ

Chuyển giao không độc quyền sử dụng công nghệ

6. Giá trị chuyn giao công nghệ

TT

Nội dung

Giá trị

1

Bí quyết kỹ thuật, bí quyết công nghệ; phương án, quy trình công nghệ; giải pháp, thông số, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật; công thức, phần mềm máy tính, thông tin dữ liệu; giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ

 

2

Chuyển giao quyền đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp

Sáng chế

 

Giải pháp hữu ích

 

Kiểu dáng công nghiệp

 

3

Đào tạo

 

3.1

Đào tạo nước ngoài

 

3.2

Đào tạo trong nước

 

4

Hỗ trợ kỹ thuật

 

5

Máy móc, thiết bị

 

Tổng:

 

7. Phương thức thanh toán chuyển giao công nghệ

Trả một lần bằng tiền hoặc hàng hóa

Trả nhiều lần bằng tiền hoc hàng hóa (số lần………)

Trả theo phần trăm (%) giá bán tịnh

Trả theo phần trăm (%) doanh thu thuần

Trả theo phần trăm (%) lợi nhuận

Trước thuế của bên nhận

Sau thuế của bên nhận

Phương thức thanh toán khác (nêu tên phương thức)

8. Sản phẩm công nghệ tạo ra:

- Tên, ký hiệu sản phẩm:

- Tiêu chuẩn chất lượng (theo TCVN, tiêu chuẩn cơ sở, quốc tế,...):

- Sản lượng:

- Tỷ lệ xuất khẩu (nếu xác định được):

9. Vai trò của công nghệ với ứng phó biến đổi khí hậu (với công nghệ chuyển giao phục vụ cho các chương trình, dự án có mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu)

Công nghệ hỗ trợ giảm nhẹ phát thải khí nhà kính

Công nghệ hỗ trợ thích ứng với biến đổi khí hậu

III. CÁC VĂN BẢN KÈM THEO ĐƠN Đ NGHỊ ĐĂNG KÝ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ

Bản gốc hoặc bản sao có chứng thực Hợp đồng chuyển giao công nghệ bằng tiếng Việt

Bản dịch sang tiếng Việt có công chứng hoặc chứng thực đối với Hợp đồng chuyển giao công ngh bằng tiếng………… (nước ngoài)

Bản sao Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư (hoặc Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấp phép kinh doanh,...) của các bên tham gia chuyển giao công nghệ

Giấy xác nhận tư cách pháp lý của người đại diện các bên tham gia hợp đồng

Bản sao chứng thực Văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư đối với chuyển giao công nghệ có sử dụng vốn nhà nước

Giấy ủy quyền (trong trường hợp bên thứ ba được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký chuyển giao công nghệ)

Chúng tôi xin cam kết các thông tin được nêu trên đây là đúng sự thực và nội dung hợp đồng tuân thủ các quy định của pháp luật, nếu sai chúng tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.

 

 

TM. CÁC BÊN
BÊN NHẬN
(trong trường hợp chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam hoặc chuyển giao công nghệ trong nước)
hoặc
BÊN GIAO
(trong trường hợp chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài)

Lưu ý: Đối với ô trng □, nếu có (hoặc đúng) thì đánh du “ vào trong ô trng.


Mẫu số 02

QUY ĐỊNH SỬ DỤNG GIẤY CHỨNG NHẬN

Bên giao và bên nhận công nghệ phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định sau:

1. Xuất trình Giấy chứng nhận khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Không được sửa chữa, tẩy xóa nội dung trong Giấy chứng nhận.

3. Không được cho mượn, cho thuê Giấy chứng nhận.

4. Làm thủ tục đăng ký gia hạn, sửa đổi, bổ sung tại cơ quan cấp Giấy chứng nhận theo đúng quy định.

5. Thực hiện cấp lại Giấy chứng nhận khi bị mất hoặc rách, nát.

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 

GIẤY CHỨNG NHẬN

ĐĂNG KÝ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ

 

 

TÊN CƠ QUAN CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ
CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ

 

CHỨNG NHẬN
ĐĂNG KÝ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ

S: .../GCN-... cấp ngày... tháng... năm...

1. Bên giao công nghệ:

Tên:

Trụ sở chính:

Số điện thoại:           fax:          Email:

Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư (hoặc Giấy Chứng nhận đăng ký doanh,...) số.... ngày... tháng... năm... do.... (tên cơ quan) cấp.

Mã số doanh nghiệp/thuế:

2. Bên nhận công nghệ:

Tên:

Trụ sở chính:

Số điện thoại:           fax:            Email:

Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư (hoặc Giấy Chứng nhận đăng ký doanh,...) số.... ngày... tháng... năm... do....(tên cơ quan) cấp.

Mã số doanh nghiệp/thuế:

 

 

Đăng ký chuyển giao công nghệ:

1. Tên văn bản thỏa thuận chuyển giao công nghệ (tên, số, ngày ký):

2. Tên công nghệ chuyển giao:

3. Hình thức chuyển giao công nghệ (dự án đầu tư/mua bán độc lập/hình thức khác):

4. Đối tượng công nghệ chuyển giao:

5. Thời hạn văn bản thỏa thuận chuyển giao công nghệ:

6. Tên sản phẩm (do công nghệ chuyển giao tạo ra):

Số đăng ký: .../ĐK-…… Quyển số: …… ngày... tháng... năm...

 

 

Tên cơ quan chứng nhận đăng ký
chuyển giao công nghệ
(Chữ ký, chức vụ, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 


Mẫu số 03

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Tỉnh (thành phố), ngày    tháng    năm

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN
HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ ĐÁNH GIÁ/GIÁM ĐỊNH CÔNG NGHỆ 1

Kính gửi: ……………………………….

1. Tên tổ chức: ............................................................................................................

2. Địa chỉ liên lạc: ........................................................................................................

Điện thoại:…………………. Fax:…………………. E-mail: ................................................

3. Quyết định thành lập/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đầu tư số………….. Cơ quan cấp: ………………… cấp ngày………….. tại .........................................................................

4. Sau khi nghiên cứu quy định tại Nghị định số ………./2018/NĐ-CP ngày.... tháng.... năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ, chúng tôi nhận thấy có đủ các điều kiện hoạt động dịch vụ đánh giá/giám định công nghệ đối với ngành……………2, trong lĩnh vực …………..3

5. Hồ sơ kèm theo:

- .................................................................................................................................

- .................................................................................................................................

Đề nghị (tên cơ quan cấp Giấy chứng nhận) xem xét và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ đánh giá/giám định công nghệ nêu trên.

Chúng tôi cam kết sẽ thực hiện đy đủ các quy định của pháp luật trong lĩnh vực dịch vụ đánh giá/giám định công nghệ, các quy định có liên quan của pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các khai báo nói trên./.

 

 

LÃNH ĐẠO T CHỨC
(Ký tên, đóng dấu)

____________

1 Đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động nào thì ghi tên hoạt động đó (ví dụ, đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động giám định công nghệ thì ghi “Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động giám định công nghệ”).

2 Ghi theo ngành (ví dụ: ngành y tế, xây dựng, công thương, giao thông vận tải...).

3 Cách ghi như sau: Hóa học/Sinh học/Cơ lý/Dược phẩm/Điện-điện tử/Vật liệu xây dựng/An toàn sinh học,...). Trường hợp s liệu nhiều thì tổ chức lập thành Phụ lục kèm theo.

 

Mẫu số 04

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Tỉnh (thành phố), ngày    tháng    năm

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN
HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ ĐÁNH GIÁ/GIÁM ĐỊNH CÔNG NGHỆ1

Kính gửi: ………………………..

1. Tên tổ chức: ............................................................................................................

2. Địa chỉ liên lạc: ........................................................................................................

Điện thoại:…………………. Fax:…………………. E-mail: ................................................

3. Đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ đánh giá/giám định công nghệ số: …………ngày .../.../20.... của (tên cơ quan cấp Giấy chứng nhận) đối với ngành……….2, trong lĩnh vực................3

4. Hoạt động dịch vụ đánh giá/giám định công nghệ đề nghị sửa đổi, bổ sung (nêu cụ thể ngành …………4, lĩnh vực ……………5 đề nghị bổ sung) hoặc danh sách chuyên gia đánh giá/giám định công nghệ sửa đổi, bổ sung (họ tên, năm sinh, trình độ đào tạo, ngành, lĩnh vực thực hiện đánh giá/giám định viên công nghệ tại tổ chức).

5. Hồ sơ kèm theo:

- .................................................................................................................................

Đề nghị (tên cơ quan cấp Giấy chứng nhận) xem xét để (tên tổ chức) được sửa đổi, bổ sung điều kiện hoạt động dịch vụ đánh giá/giám định công nghệ đối với………….. (nêu cụ thể ngành, lĩnh vực đề nghị bổ sung, sửa đổi).

Chúng tôi cam kết sẽ thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật trong lĩnh vực dịch vụ đánh giá/giám định công nghệ, các quy định có liên quan của pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các khai báo nói trên./.

 

 

LÃNH ĐẠO T CHỨC
(Ký tên, đóng dấu)

______________

1 Đề nghị sửa đổi, bổ sung hoạt động nào thì ghi tên lĩnh vực hoạt động đó (ví dụ: “Đơn đề nghị bổ sung hoạt động đánh giá công nghệ”).

2 Ghi theo ngành (ví dụ: ngành y tế, xây dựng, công thương, giao thông vận ti...).

3 Cách ghi như sau: Hóa học/Sinh học/Cơ lý/Dược phẩm/Điện - điện tử/Vật liệu xây dựng/An toàn sinh học,...). Trường hợp số liệu nhiều thì tổ chức lập thành Phụ lục kèm theo.

4 Ghi theo ngành (ví dụ: ngành y tế, xây dựng, công thương, giao thông vận tải...).

5 Cách ghi như sau: Hóa học/Sinh học/Cơ lý/Dược phẩm/Điện - điện tử/Vật liệu xây dựng/An toàn sinh học,...). Trường hợp số liệu nhiều thì tổ chức lập thành Phụ lục kèm theo.

 

Mẫu số 05

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Tỉnh (thành phố), ngày    tháng    năm

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN
HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ ĐÁNH GIÁ/GIÁM ĐỊNH CÔNG NGHỆ1

Kính gửi: ………………………………………..

1. Tên tổ chức: ............................................................................................................

2. Địa chỉ liên lạc: ........................................................................................................

Điện thoại:…………………. Fax:…………………. E-mail: ................................................

3. Đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ đánh giá/giám định công nghệ số:……………………… ngày .../.../20.... của (tên cơ quan cấp Giấy chứng nhận) đối với ngành …………………2, trong lĩnh vực…………………3

4. Lý do đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ đánh giá/giám định công nghệ:            

5. Hồ sơ kèm theo:

- .................................................................................................................................

- .................................................................................................................................

Đề nghị (tên cơ quan cấp Giấy chứng nhận) xem xét cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ đánh giá/giám định công nghệ cho ……………(tên tổ chức).

Chúng tôi cam kết sẽ thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật trong lĩnh vực dịch vụ đánh giá/giám định công nghệ, các quy định có liên quan của pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các khai báo nói trên./.

 

 

LÃNH ĐẠO T CHỨC
(Ký tên, đóng dấu)

______________

1 Đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động nào thì ghi tên hoạt động đó (ví dụ: “Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động giám định công nghệ”).

2 Ghi theo ngành (ví dụ: ngành y tế, xây dựng, công thương, giao thông vận tải...).

3 Cách ghi như sau: Hóa học/Sinh học/Cơ lý/Dược phẩm/Điện - điện tử/Vật liệu xây dựng/An toàn sinh học,...). Trường hợp số liệu nhiều thì tổ chức lập thành Phụ lục kèm theo.

 

Mẫu số 06

(TÊN CƠ QUAN CẤP
GIẤY CHỨNG NHẬN)

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …………

Tỉnh (thành phố), ngày     tháng     năm

 

GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN
HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ ĐÁNH GIÁ/GIÁM ĐỊNH CÔNG NGHỆ1

Căn cứ Nghị định số ..../2018/NĐ-CP ngày... tháng... năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ;

Căn cứ Nghị định/Quyết định số……………………… quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của (tên cơ quan cấp Giấy chứng nhận);

Xét đề nghị của (tên đơn vị được giao thẩm xét hồ sơ) và/hoặc (tên cơ quan cấp Giấy chứng nhận), chứng nhận:

1. (Tên tổ chức đánh giá/giám định công nghệ) .............................................................

2. Địa chỉ liên lạc: ........................................................................................................

Điện thoại:…………………. Fax:…………………. E-mail: ................................................

Đã đủ điều kiện hoạt động dịch vụ đánh giá/giám định công nghệ đối với ngành …………………………2, trong lĩnh vực…………………………… 3

2. Số đăng ký: ............................................................................................................

 


Nơi nhận:
- Tên tổ chức tại mục 1;
- Lưu: VT,…….

LÃNH ĐẠO CƠ QUAN
CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN
(Ký tên, đóng dấu)

_____________

1 Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động nào thì ghi tên hoạt động đó (ví dụ: “Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động đánh giá công nghệ”).

2 Ghi theo ngành (ví dụ: ngành y tế, xây dựng, công thương, giao thông vận tải...).

3 Cách ghi như sau: Hóa học/Sinh học/Cơ lý/Dược phm/Điện - điện tử/Vật liệu xây dựng/An toàn sinh học,...). Trường hợp số liệu nhiều thì cơ quan cấp Giấy chứng nhận lập thành Phụ lục kèm theo.

 

Mẫu số 07

TÊN T CHỨC:…………………

DANH SÁCH
CHUYÊN GIA ĐÁNH GIÁ/GIÁM ĐỊNH VIÊN CÔNG NGHỆ
CỦA TỔ CHỨC

Danh sách chuyên gia đánh giá/giám định viên công nghệ (đối với tổ chức đánh giá/giám định công nghệ):

STT

Họ và tên/năm sinh

Chuyên môn được đào tạo

Kinh nghiệm công tác (ghi số năm)

Kinh nghiệm đánh giá/giám định công nghệ (ghi số cuộc)

Thỏa thuận hợp tác hoặc quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng đã ký

Ngành, lĩnh vực sẽ thực hiện đánh giá, giám định công nghệ tại tổ chức

Ghi chú

1

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(Tên tổ chức) gửi kèm theo các tài liệu chứng minh năng lực của……………………… (chuyên gia đánh giá/giám định viên công nghệ) đáp ứng yêu cầu quy định tại Nghị định số ……./2018/NĐ-CP ngày.... tháng ….. năm 2018 của Chính phủ và cam đoan các nội dung khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã khai./.

 

 

……….., ngày …… tháng …… năm ……
LÃNH ĐẠO T CHỨC
(Ký tên, đóng du)

 

Mẫu số 08

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


TÓM TẮT KINH NGHIỆM HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ/GIÁM ĐỊNH CÔNG NGHỆ
CỦA CHUYÊN GIA ĐÁNH GIÁ/GIÁM ĐỊNH VIÊN CÔNG NGHỆ1

1. Họ và tên: ...............................................................................................................

Địa chỉ liên lạc: ............................................................................................................

Điện thoại:…………………. Fax:…………………. E-mail: ................................................

2. Quá trình công tác:

TT

Thời gian

Nhiệm vụ chuyên môn

Đơn vị công tác

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Kinh nghiệm trong lĩnh vực đánh giá/giám định công nghệ:

TT

Thời gian

Tên tổ chức, doanh nghiệp đã đánh giá/giám định

Địa chỉ liên hệ, điện thoại, Fax, người đại diện của tổ chức, doanh nghiệp

Lĩnh vực đánh giá/giám định công nghệ1

Kết quả đánh giá/ giám định công nghệ

 

Từ năm... đến năm...

 

 

 

 

 

Từ năm... đến năm...

 

 

 

 

Thông tin khác: ...........................................................................................................

Tôi cam đoan các thông tin trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các khai báo nói trên./.

 

 

………, ngày …… tháng …… năm ……
NGƯỜI KHAI
(Ký, ghi rõ họ tên)

______________

1 Đăng ký hoạt động nào thì ghi hoạt động đó (ví dụ: “Tóm tắt kinh nghiệm hoạt động đánh giá công nghệ của đánh giá viên công nghệ”).

 

Mẫu số 9

(TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN1)
(TÊN TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ/
GIÁM ĐỊNH CÔNG NGHỆ

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

Tỉnh (thành phố), ngày    tháng    năm

 

BÁO CÁO TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ/GIÁM ĐỊNH CÔNG NGHỆ2
(Từ ngày ..../..../20... đến ngày ..../..../20....)

Kính gửi: Bộ Khoa học và Công nghệ.

1. Tên tổ chức đánh giá/giám định công nghệ: ..............................................................

2. Địa chỉ: ...................................................................................................................

3. Điện thoại:…………………. Fax:…………………. E-mail: ............................................

4. Tình hình hoạt động

(Tên tổ chức đánh giá/giám định công nghệ) báo cáo tình hình hoạt động đánh giá/giám định công nghệ từ ngày .../..../20... đến ngày ..../..../20... như sau:

a) Nhân sự thực hiện đánh giá/giám định công nghệ:

Chỉ tiêu

Số lượng

Trong kỳ báo cáo

Cùng kỳ năm trước

Tổng số chuyên gia đánh giá/giám định công nghệ

 

 

Kèm theo chi tiết danh sách chuyên gia đánh giá/giám định công nghệ đã tham gia thực hiện đánh giá/giám định công nghệ tại tổ chức.

b) Hoạt động đánh giá/giám định công nghệ trong kỳ báo cáo:

- Tên ngành ………..3, trong lĩnh vực …………………4 đã thực hiện đánh giá/giám định công nghệ trong kỳ báo cáo: ...........................................................................................................

- Số lượng (tương ứng với từng ngành, lĩnh vực chuyên ngành), nội dung công việc đã tiến hành đánh giá/giám định công nghệ: .........................................................................................

5. Các kiến nghị, đề xuất (nếu có)

a) Những vấn đề vướng mắc nảy sinh trong quá trình đánh giá/giám định công nghệ: ....

b) Đề xuất, kiến nghị đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để nâng cao chất lượng hoạt động đánh giá/giám định công nghệ: .................................................................................................................

(Tên tổ chức đánh giá/giám định công nghệ) báo cáo để quý Bộ Khoa học và Công nghệ được biết./.

 

 

LÃNH ĐẠO T CHỨC
(Ký tên, đóng dấu)

____________

1 Ghi tên cơ quan chủ quản đối vi tổ chức (nếu có)

2 Báo cáo hoạt động nào thì ghi tên hoạt động đó (ví dụ: Báo cáo tình hình hoạt động giám định công nghệ).

3 Ghi theo ngành (ví dụ: ngành y tế, xây dựng, công thương, giao thông vận ti...).

4 Cách ghi như sau: Hóa học/Sinh học/Cơ lý/Dược phẩm/Điện - điện tử/Vật liệu xây dựng/An toàn sinh học,...).

 

Mẫu số 10

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH……
SỞ KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ………/……..

………., ngày …. tháng năm ….

 

BÁO CÁO TÌNH HÌNH
ĐĂNG KÝ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
(từ ngày... tháng... năm... đến ngày... tháng... năm...)

Thực hiện quy định của Nghị định số .../2018/NĐ-CP ngày...tháng...năm 2018 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ... xin gửi quý bộ báo cáo tình hình đăng ký chuyển giao công nghệ trong thời gian từ ngày... tháng... năm.... đến ngày... tháng... năm... như sau:

1. Thỏa thuận chuyển giao công nghệ được cấp mới Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ:

a) Tổng số lượng:

b) Tổng giá trị (quy đổi về VNĐ):

2. Thỏa thuận chuyển giao công nghệ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký sửa đổi, bổ sung chuyển giao công nghệ:

a) Tổng số lượng:

b) Tổng giá trị (quy đổi về VNĐ):

3. Thỏa thuận chuyển giao công nghệ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký gia hạn chuyển giao công nghệ:

a) Tổng số lượng:

b) Tổng giá trị (quy đổi về VNĐ):

Chi tiết các thỏa thuận chuyển giao công nghệ được cấp Giấy chứng nhận xin gửi kèm theo Công văn này.

4. Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện và đề xuất, kiến nghị (nếu có):

Trên đây là báo cáo của Sở Khoa học và Công nghệ..., xin gửi quý bộ để tổng hợp./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VT,...

GIÁM ĐỐC
(Ký tên, đóng dấu)

 


SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ: ……………..

CHI TIẾT CÁC THỎA THUẬN CHUYN GIAO CÔNG NGHỆ ĐÃ ĐƯỢC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ
(từ ngày... tháng... năm... đến ngày... tháng... năm…)
Kèm theo Công văn số: .../... ngày... tháng... năm....

1. Đối với thỏa thuận chuyển giao công nghệ được cấp mới Giấy chứng nhận đăng ký chuyn giao công nghệ:

TT

Tên văn bản thỏa thuận CGCN

Bên giao công nghệ (tên, địa chỉ)

Bên nhận công nghệ (tên, địa chỉ)

Tổng giá trị công nghệ chuyển giao (quy đổi về VNĐ)

Hình thức chuyển giao (dự án đầu tư/mua bán độc lập/hình thức khác (ghi tên hình thức khác)

Đối tượng công nghệ chuyển giao

Lĩnh vực công nghệ chuyển giao

Sản phẩm của công nghệ chuyển giao

Thời hạn văn bản thỏa thuận CGCN

Số Giấy chứng nhận.../ ngày cấp

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Đối với thỏa thuận chuyển giao công nghệ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký sửa đổi, bổ sung chuyển giao công nghệ:

TT

Tên văn bản thỏa thuận CGCN

Bên giao công nghệ (tên, địa chỉ)

Bên nhận công nghệ (tên, địa chỉ)

Tổng giá trị công nghệ chuyển giao (quy đổi về VNĐ)

Hình thức chuyển giao (dự án đầu tư/mua bán độc lập/hình thức khác (ghi tên hình thức khác)

Đối tượng công nghệ chuyển giao

Lĩnh vực công nghệ chuyển giao

Sản phẩm của công nghệ chuyển giao

Thời hạn văn bản thỏa thuận CGCN

Số Giấy chứng nhận.../ ngày cấp

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Đối với thỏa thuận chuyển giao công nghệ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký gia hạn chuyển giao công nghệ:

TT

Tên văn bản thỏa thuận CGCN

Bên giao công nghệ (tên, địa chỉ)

Bên nhận công nghệ (tên, địa chỉ)

Tổng giá trị công nghệ chuyển giao (quy đổi về VNĐ)

Hình thức chuyển giao (dự án đầu tư/mua bán độc lập/hình thức khác (ghi tên hình thức khác)

Đối tượng công nghệ chuyển giao

Lĩnh vực công nghệ chuyển giao

Sản phẩm của công nghệ chuyển giao

Thời hạn văn bản thỏa thuận CGCN

Số Giấy chứng nhận.../ ngày cấp

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: Giá trị văn bản thỏa thuận chuyển giao công nghệ đề nghị quy đổi về đơn vị VNĐ.


Mẫu số 11

TÊN CƠ QUAN BÁO CÁO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……/……..

…….., ngày ….. tháng …. năm 20….

 

BÁO CÁO
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ ĐÁNH GIÁ, GIÁM ĐỊNH CÔNG NGHỆ

(Từ ngày ... tháng... năm... đến ngày... tháng... năm...)

Kính gửi: Bộ Khoa học và Công nghệ.

Thực hiện quy định của Nghị định số /2018/NĐ-CP ngày...tháng...năm 2018 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ, (tên cơ quan báo cáo) xin gửi quý bộ báo cáo tình hình thực hiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ đánh giá, giám định công nghệ cho các tổ chức trong thời gian từ ngày... tháng… năm.... đến ngày... tháng... năm... như sau:

1. Tổ chức được cấp mới Giấy chứng nhận đ điều kiện hoạt động dịch vụ đánh giá, giám định công nghệ:

TT

Tên tổ chức

Địa chỉ liên hệ (địa chỉ, số điện thoại, email, website,...)

Đánh giá công nghệ

Giám định công nghệ

Số Giấy chứng nhận/ngày cấp

Lĩnh vực

Số Giấy chứng nhận/ngày cấp

Lĩnh vực

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

2. Tổ chức được cấp sửa đi, bổ sung Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ đánh giá, giám định công nghệ:

TT

Tên tổ chức

Địa chỉ liên hệ (địa chỉ, số điện thoại, email, website,...)

Đánh giá công nghệ

Giám định công nghệ

Số Giấy chứng nhận/ngày cấp

Lĩnh vực

Số Giấy chứng nhận/ngày cấp

Lĩnh vực

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Tổ chức được cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ đánh giá, giám định công nghệ:

TT

Tên tổ chức

Địa chỉ liên hệ (địa chỉ, số điện thoại, email, website,...)

Đánh giá công nghệ

Giám định công nghệ

Số Giấy chứng nhận/ngày cấp

Lĩnh vực

Số Giấy chứng nhận/ngày cấp

Lĩnh vực

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4. Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện và đề xuất, kiến nghị (nếu có):

Trên đây là báo cáo của (tên cơ quan báo cáo), xin gửi quý bộ để tổng hp./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VT,...

LÃNH ĐẠO CƠ QUAN BÁO CÁO
(Ký tên, đóng dấu)