Hệ thống pháp luật

Đi xe ô tô có nồng độ cồn 0,18 miligam/1 lít khí thở có bị xử phạt không?

Ngày gửi: 12/02/2018 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL30257

Câu hỏi:

Tôi đi xe ô tô từ ngoại tỉnh vào, đi qua Thành phố Hà Nội, vì đi từ quê ngoại lên nên tôi có uống một chút rượu, tuy nhiên nồng độ rất thấp nhưng công an lại bắt dừng xe kiểm tra. Khi kiểm tra đo thì có nồng độ là 0,18 miligam/1 lít khí thở. Tôi bị xử phạt mức 2.000.000 đồng, tôi không đồng ý và không chịu nộp phạt. Khi tôi không đồng ý thì công an lại nói là tạm giữ phương tiện một tuần rồi mới ra quyết định xử phạt. Như vậy có đúng hay không thưa luật sư!

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Khi điều khiển phương tiện giao thông  mà trong người có nồng độ cồn sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Dựa nào kết quả đo cuối cùng từ phía công an giao thông để kết luận người có hành vi vi phạm phải chịu chế tài như thế nào.

Đối chiếu với trường hợp của bạn, bạn đi xe ô tô, kết quả đo tại thời điểm bạn đang tham gia giao thông là 0,18 miligam/1 lít khí thở.

Theo quy định của Nghị định số 171/2013/NĐ – CP

“5. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h;

b) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa tới mức vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 7, Điểm a Khoản 8 Điều này;”

Ngoài ra, do bạn không đồng ý với việc kiểm tra và kết quả kiểm tra thì công an tạm giữ phương tiện của bạn sau đó mới ra quyết định xử phạt là tuân theo quy định của pháp luật.

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155

Điều 75. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm

1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện đến 07 (bảy) ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các Điều, Khoản, Điểm sau đây của Nghị định này:

a) Điểm b Khoản 5; Điểm b, Điểm d Khoản 7; Khoản 8; Khoản 10 Điều 5;…”

Đối chiếu lỗi vi phạm thì việc giữ lại phương tiện là không trái với quy định của pháp luật, tuy nhiên phải đảm bảo thời hạn là “đến” 7 ngày.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn