Hệ thống pháp luật

Địa vị pháp lý của cơ quan quản lý hành chính nhà nước

Ngày gửi: 15/01/2020 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL34159

Câu hỏi:

Các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước là các cơ quan chủ thể chủ yếu của quan hệ pháp luật hành chính.

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước là các cơ quan chủ thể chủ yếu của quan hệ pháp luật hành chính. Là một bộ phận hợp thành của bộ máy Nhà nước, cơ quan quản lý Nhà nước có những đặc điểm chung của cơ quan hành chính Nhà nước đó là:

a. Là một tổ chức (tập hợp những con người)

b. Có tính độc lập tương đối về tổ chức – cơ cấu

c. Có thẩm quyền do pháp luật quy định.

Ngoài các đặc điểm chung của cơ quan Nhà nước, cơ quan quản lý Nhà nước có đặc điểm riêng, quyết định bởi chính bản chất của hoạt động chấp hành và điều hành. Các đặc điểm riêng cơ bản của địa vị pháp lý của cơ quan quản lý Nhà nước là:

1. Nhìn tổng thể, bộ máy hành chính Nhà nước là bộ máy chấp hành của các cơ quan quyền lực Nhà nước. Các cơ quan đầu não của bộ máy hành chính do các cơ quan quyền lực Nhà nước thành lập (Chính phủ, Bộ và các cơquan, cơ quan ngang Bộ và các cơ quan khác thuộc Chính phủ, UBND các cấp). Do đó, chúng trực thuộc, chịu sự lãnh đạo, giám sát, kiểm tra của các cơ quan quyền lực Nhà nước tương ứng và chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước cơ quan đó. Có những cơ quan quản lý Nhà nước không do các cơ quan quyền lực Nhà nước trực tiếp lập ra mà do các cơ quan quản lý cấp trên thành lập, nhưng về nguyên tắc cũng chịu sự giám sát, lãnh đạo của các cơ quan quyền lực tương ứng.

2. Các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành tức là hoạt động mang tính dưới luật – hoạt động tiến hành trên cơ sở và để thi hành luật. Đó là hình thức chủ yếu để đưa các đạo luật và các văn bản pháp luật khác … của các cơ quan quyền lực Nhà nước vào thực tiễn cuộc sống.

3. Thẩm quyền của các cơ quan quản lý Nhà nước chỉ giới hạn trong phạm vi hoạt động chấp hành và điều hành, chủ yếu được quy định trong các văn bản pháp luật về tổ chức bộ máy Nhà nước hoặc các điều lệ, quy chế…

Những quyền và nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ dân sự mà cơ quan quảnlý Nhà nước có thể tham gia tương tự như tất cả các chủ thể khác của phá luật dân sự không phải là yếu tố của thẩm quyền của các cơ quan Nhà nước. Trong phạm vi thẩm quyền của mình, của các cơ quan quản lý Nhà nước có trách nhiệm hoạt động thường xuyên hàng ngày một cách chủ động và sáng tạo để đáp ứng nhu cầu diễn biến nhanh chóng, phức tạp và đa dạng của hoạt động quản lý.

4. Tất cả các cơ quan quản lý Nhà nước có mối quan hệ chặt chẽ với nhau (quan hệ trực thuộc trên – dưới, trực thuộc ngang, quan hệ chéo) tạo thành một hệ thống thống nhất có trung tâm chỉ đạo là Chính phủ đảm bảo thực hiện nhiệm vụ chấp hành và điều hành một cách mau lẹ, nhất quán và hiệu quả.

>>> Lut sư tư vn pháp lut trc tuyến qua tng đài: 024.6294.9155

ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ VỚI VIỆC BAN HÀNH CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

1. Chính phủ

Theo hiến pháp 1992 – Điều 109 quy định:”Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước CHXHCNVN”. Hiến pháp 1992 đã khẳng định rằng về hoạt động chính Nhà (hoạt động hành pháp) thì Chính phủ là cơ quan cao nhất của Nhà nước ta. Xuất phát từ địa vị pháp lý, từ vai trò nhiệm vụ của Chính phủ”căn cứ vào Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh, Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Lệnh, Quyết định của Chủ tịch nước, Chính phủ ban hành Nghị quyết, Nghị định”(Điều 15. Luật ban hành văn bản quy định phạm pháp luật). Các văn bản của Chính phủ có hiệu lực trong phạm vi toàn quốc và là cơ sở pháp lý quan trọng cho hoạt động của cả hệ thống bộ máy quản lý là phương tiện chủ yếu đảm bảo việc thi hành các nhiệm vụ, chức năng quản lý trên phạm vi cả nước.

2. Các cơ quan quản lý Nhà nước ở trung ương

Các cơ quan quản lý Nhà nước ở Trung ương (sau đây gọi chung là”Bộ” thực hiện chức năng “quản lý Nhà nước của bộ và hoạt động của các tổ chức kinh doanh sự nghiệp “Điều 2 Nghị định số 15/CP). Đặc biệt, Hiến pháp1992 quy định rõ trách nhiệm của Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ phải “bảo đảm quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của các cơ sở theo quy định của pháp luật” (Điều 116). Để có những quyền hạn cụ thể để quản lý được tốt, Luật ban hành văn bản quy định pháp luật đã trao thẩm quyền cho Bộ trưởng, Thủ tướng chính quyền ngang Bộ, Thủ tướng cơ quan thuộc Bộ, Thủ tướng cơ quan Chính phủ”căn cứ vào Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh, Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Lệnh, Quyết định, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ tướng cơ quan ngang Bộ, Thủ tướng cơ quan thuộc Chính phủ ban hành Quyết định, Chỉ thị, Thông tư”.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn