Điềm tương đồng về cấu trúc nguồn luật trong dòng họ Civil Law và Common Law
Ngày gửi: 15/01/2020 lúc 23:02:24
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
Điềm tương đồng về cấu trúc nguồn luật trong dòng họ Civil Law và Common Law:Cấu trúc nguồn luật có thể được hiểu là tập hợp nguồn luật cũng như thứ bậc của nguồn luật trong hệ thống pháp luật. Theo cách hiểu này, cấu trúc nguồn luật trong hai dòng họ Civil Law và Common Law đều bao gồm: luật thành văn (statue law), án lệ (case law, judge – made law), tập quán pháp luật (custom), các học thuyết pháp luật (legal doctrine), các nguyên tắc pháp luật (legal principle).
– Pháp luật thành văn được xem là nguồn cơ bản và quan trọng nhất trong hệ thống pháp luật các nước thuộc dòng họ Civil Law; nhưng nó lại không được coi là nguồn luật cơ bản trong hệ thống pháp luật các nước thuộc dòng họ Common Law. Khi nhắc tới pháp luật thành văn với tư cách là nguồn của pháp luật (sourceof law) người ta thường nghĩ tới: Hiến pháp – đạo luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lí cao nhất và được thông qua với thủ tục chặt chẽ; thứ hai là các công ước quốc tê, các đạo luật, luật…
– Án lệ (case law, judge – made law) – là nguồn luật cơ bản trong hệ thống pháp luật của các nước thuộc dòng họ Common Law. Tuy nhiên trong xu hướng hội tụ, án lệ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hệ thống pháp luật thuộc dòng họ Civil Law. Có nhiều cách hiểu khác nhau về án lệ nhưng cách hiểu phổ biến hơn cả thì án lệ được hiểu là phán quyết của Toà án đã tuyên nhưng có giá trị ràng buộc. Tư tưởng cơ bản của việc áp dụng án lệ là nếu một vụ án được xét xử một cách khách quan đưa lại công bằng, công lý cho xã hội thì nó có thể được coi là những bản án mẫu mực để áp dụng cho các vụ việc tương tự về sau… Cho tới nay, nguyên tắc “stare decisis” (án lệ phải được tôn trọng) vẫn là xương sống của pháp luật Anh.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155
– Tập quán pháp luật đều được hệ thống pháp luật của hai dòng họ Civil Law và Common Law thừa nhận là một nguồn luật nhưng nó không phải nguồn cơ bản. Để được thừa nhận là một nguồn của pháp luật thì các tập quán pháp luật phải đảm bảo các tiêu chí như: tính cổ xưa, tính trường tồn, tính có lí, tính chắc chắc không thể thay đổi, tính phù hợp và đặc biệt tập quán đó phải tồn tại một cách công khai và không bị cộng đồng địa phương phủ nhận.
Ngoài ra các nước có hệ thống pháp luật thuộc dòng họ Civil Law và Common Law đều thừa nhận các học thuyết pháp lí (các tác phẩm uy tín), các nguyên tắc pháp luật là các nguyên tắc có thể thành văn và không thành văn được chấp nhận trong luật quốc gia của hầu hết các nước – công cụ giúp các thẩm phán tìm ra giải pháp công bằng nhất khi giải quyết các vụ án trong thực tiễn. VD: không ai bị trừng phạt vì suy nghĩ của mình (No one suffers punishment for his thoughts). Các học thuyết pháp lý hay các nguyên tắc pháp luật tuy không phải là nguồn cơ bản của pháp luật nhưng cũng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của hệ thống pháp luật mỗi nước.
Như vậy, điểm tương đồng về cấu trúc pháp luật của hai dòng họ Civil Law và Common Law đó chính là sự đa dạng của các nguồn luật.
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam
Gửi yêu cầu tư vấn
Chi tiết xin liên hệ:
Tổng đài: 024.6294.9155
Hotline: 0984.988.691