Hệ thống pháp luật

Điều chỉnh tên trên bằng đại học

Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL30427

Câu hỏi:

Chào luật sư! Họ tên trên bằng đại học của tôi là: Nguyễn Văn Sáng. Nhưng khi làm hồ sơ đi công tác tôi tự làm hồ sơ với họ tên: Nguyễn Ngọc Sáng, Các văn bằng chứng chỉ khác( hồ sơ Đảng, giấy khai sinh, Chứng minh thư nhân dân …cho đến nay trên 26 năm công tác đều thống nhất về họ tên, quê quán, ngày, tháng, năm sinh. Do không ý thức được tính phức tạp của chữ đệm trên bằng đại học (Văn trên bằng thay bằng ngọc trong hồ sơ) không khớp với hồ sơ.Do vây đến nay tôi đang gặp một số phức tạp do cá nhân tại cơ quan ganh đua cho đó là bằng giả, bằng mua… muốn triệt hạ nhau…Tôi đã được UBND xã Bảo Lý xác nhân ông Nguyễn Văn Sáng sinh ngày 13/7/1961 có hộ khẩu thường trú tại xóm Cô Dạ – Bảo lý – Phú bình – Thái Nguyên và ông Nguyễn Ngọc Sáng sinh ngày 13/7/ có hộ khẩu thường trú tại xóm Cô Dạ – Bảo lý – Phú bình – Thái Nguyên tuy hai tên nhưng vẫn chỉ là một người. Trước tình thế như vây tôi phải làm gì để chứng minh cho mình một cách thuyết phục nhất. Cảm ơn luật sư! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam. Với thắc mắc của bạn, Công ty Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau: 1. Cơ sở pháp lý: – Nghị định 123/2015/NĐ-CP; – Thông tư 19/2015/TT-BGDĐT. 2.

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

– Nghị định 123/2015/NĐ-CP;

– Thông tư 19/2015/TT-BGDĐT.

2. Luật sư tư vấn:

Căn cứ Điều 6 Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân.

– Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó.

Trong trường hợp này bạn không nói rõ tên trên bằng đại học sai hay là tên trên hồ sơ đăng ký đi công tác sai. 

Trường hợp họ trên bằng đại học sai so với giấy khai sinh thì bạn có quyền yêu cầu chỉnh sửa nội dung trên văn bằng theo Điều 25, Điều 26 Thông tư 19/2015/TT-BGDĐT khi: 

– Người được cấp văn bằng, chứng chỉ có quyền yêu cầu chỉnh sửa nội dung ghi trên văn bằng, chứng chỉ trong trường hợp sau khi được cấp văn bằng, chứng chỉ, người học được cơ quan có thẩm quyền quyết định hoặc xác nhận việc thay đổi hoặc cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch, đăng ký khai sinh quá hạn, đăng ký lại việc sinh theo quy định của pháp luật.

Hồ sơ, thủ tục sửa đổi, bổ sung như sau: 

Hồ sơ: 

Đơn đề nghị chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ;

Văn bằng, chứng chỉ đề nghị chỉnh sửa;

Giấy khai sinh đối với trường hợp chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ do bổ sung hộ lịch, điều chỉnh hộ tịch, đăng ký lại việc sinh, đăng ký khai sinh quá hạn;

Chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân hợp pháp khác có ảnh của người được cấp văn bằng, chứng chỉ;

Các tài liệu trong hồ sơ đề nghị chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ quy định tại các điểm b, c, d, đ khoản 1 Điều 25 Thông tư 19/2015/TT-BGDĐT có thể là bản sao không có chứng thực hoặc bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính.

Nếu cơ quan có thẩm quyền chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ tiếp nhận tài liệu trong hồ sơ là bản sao không có chứng thực thì có quyền yêu cầu người đề nghị chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ xuất trình bản chính để đối chiếu; người đối chiếu phải ký xác nhận và ghi rõ họ tên vào bản sao và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao so với bản chính.

Nếu tiếp nhận tài liệu trong hồ sơ là bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính thì cơ quan có thẩm quyền chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ không được yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu. Trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ bản sao là giả mạo thì có quyền xác minh.

Trình tự, thủ tục chỉnh sửa: 

Người đề nghị chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ nộp 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Thông tư 19/2015/TT-BGDĐT cho cơ quan có thẩm quyền chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ. Việc nộp hồ sơ có thể thực hiện bằng cách nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện;

Bổ sung thêm bằng đại học thì được nâng lương như thế nào?

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ xem xét quyết định việc chỉnh sửa; nếu không chỉnh sửa thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;

Việc chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ được thực hiện bằng quyết định chỉnh sửa; không chỉnh sửa trực tiếp trên văn bằng, chứng chỉ;

Căn cứ quyết định chỉnh sửa, cơ quan có thẩm quyền chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ tiến hành chỉnh sửa các nội dung tương ứng ghi trong sổ gốc cấp văn bằng, chứng chỉ.

Trường hợp hồ sơ công tác sai: Khi xảy ra trường hợp này bạn phải mang văn bằng, chứng chỉ cùng với đó là giấy tờ chứng minh như giấy khai sinh, chứng minh thư nhân dân…đến công ty bạn để thực hiện sửa đổi, bổ sung thông tin. 

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn