Hệ thống pháp luật

Điều kiện bổ nhiệm lại phó hiệu trưởng khi vi phạm kế hoạch hóa gia đình

Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL32027

Câu hỏi:

Xin hỏi LS; Tôi là một Phó hiệu trưởng trường THCS đã bổ nhiệm được 5 năm (Bắt đầu từ tháng 5/2011-đến tháng 5 /2016). Nay hết thời gian ,tôi được làm quy trình bổ nhiệm lại với kết quả được 63% phiếu tín nhiệm tại trường. Trong năm 2013 tôi đã vi phạm sinh kế hoạch hóa gia đình (sinh con thứ 3) và đã bị kỉ luật với hình thức cảnh cáo và bị chậm tăng lương 6 tháng ngay năm đó . Nhưng đến nay (tháng 8/2016) tôi vẫn chưa được bổ nhiệm lại vì lý do sinh con thứ 3. Từ khi bị kỷ lật tôi luôn phấn đấu hoàn thành rất tốt nhiệm vụ và không có bất cứ vi phạm nào về chuyên môn cũng như các công tác khác. Vậy xin luật sư cho biết việc tôi không được bổ nhiệm có đúng không ? Trân trọng cảm ơn!?

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

1. Căn cứ pháp lý

– Nghị định 34/2011/NĐ-CP.

– Quyết định 27/2003/QĐ-TTg.

2. Nội dung tư vấn

Căn cứ Khoản 3, Điều 20, Nghị định 34/2011/NĐ-CP quy định:

Các tài liệu liên quan đến việc xử lý kỷ luật và quyết định kỷ luật phải được lưu giữ trong hồ sơ công chức. Hình thức kỷ luật phải ghi vào lý lịch của công chức.

Cán bộ, công chức lãnh đạo khi hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm phải được xem xét để bổ nhiệm lại hoặc không bổ nhiệm lại. Điều kiện bổ nhiệm lại được quy định tại Điều 9, Quyết định 27/2003/QĐ-TTg như sau:

–    Hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ;

–   Đạt tiêu chuẩn cán bộ, công chức lãnh đạo quy định tại thời điểm xem xét bổ nhiệm lại, đáp ứng được yêu cầu công tác trong thời gian tới;

–   Cơ quan, đơn vị có nhu cầu;

–   Đủ sức khoẻ để hoàn thành nhiệm vụ và chức trách được giao.

 >>> Luật sư tư vn pháp lut về vi phạm kế hoạch hóa gia đình: 024.6294.9155

Điều 11. Trình tự bổ nhiệm lại:

1. Cán bộ, công chức lãnh đạo làm báo cáo tự nhận xét đánh giá việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ theo hướng dẫn tại Quy chế đánh giá cán bộ, công chức gửi Thủ trưởng cơ quan, đơn vị hoặc cấp có thẩm quyền;

2. Tập thể cán bộ, công chức (hoặc tập thể lãnh đạo) trong cơ quan, đơn vị tham gia ý kiến. Sau đó gửi biên bản lên Thủ trưởng cơ quan, đơn vị hoặc cấp có thẩm quyền;

3. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng cán bộ, công chức lãnh đạo đánh giá và đề xuất ý kiến bổ nhiệm lại hay không bổ nhiệm lại;

4. Sau khi trao đổi trong tập thể lãnh đạo, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định.”

 Như vậy, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng cán bộ, công chức lãnh đạo đánh giá và đề xuất ý kiến bổ nhiệm lại hay không bổ nhiệm lại. Sau khi trao đổi trong tập thể lãnh đạo, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định. Vì vậy, việc chị được bổ nhiệm lại hay không còn phụ thuộc vào sự đánh giá quá trình công tác của bạn. Ở đây, trong thời gian 5 năm công tác của chị đã vi phạm kỉ luật vì thế yếu tố này có thể được xem xét ảnh hưởng đến việc bổ nhiệm lại của bạn. Tuy nhiên nếu chị không đồng ý với quyết định này của hiệu trưởng thì bạn có thể làm đơn khiếu nại tới hiệu trưởng hoặc phòng giáo dục đào tạo cấp huyện để giải quyết vấn đề này.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn