Hệ thống pháp luật

Điều kiện doanh nghiệp hoạt động sản xuất trang thiết bị y tế mới nhất

Ngày gửi: 13/09/2020 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL33573

Câu hỏi:

Doanh nghiệp của tôi mới thành lập, tôi đang muốn nhập khẩu một số thiết bị y tế và một số loai kính áp tròng. Nếu như muốn nhập khẩu bên tôi có cần điều kiện gì không? Tôi xin cảm ơn!

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Về điều kiện kinh doanh hoạt động sản xuất trang thiết bị y tế căn cứ theo quy định tại như sau:

Thứ nhất, để đi vào hoạt động sản xuất doanh nghiệp cần đáp ứng :

– Người phụ trách chuyên môn:

  Về bằng cấp, trình độ chuyên môn: Có trình độ từ cao đẳng kỹ thuật trang thiết bị y tế trở lên hoặc trình độ từ đại học chuyên ngành kỹ thuật hoặc chuyên ngành y, dược trở lên;

  Về thời gian: Có thời gian công tác trực tiếp về kỹ thuật trang thiết bị y tế tại các cơ sở trang thiết bị y tế từ 24 tháng trở lên. Làm việc toàn thời gian tại cơ sở sản xuất. 

– Nhân viên: Có đội ngũ nhân viên hiểu quy trình, đáp ứng được yêu cầu sản xuất và sản phẩm sản xuất của doanh nghiệp đối với loại trang thiết bị y tế mà cơ sở sản xuất.

– Trước khi đi vào sản xuất doanh nghiệp cần làm thủ tục công bố cơ sở đủ điều kiện sản xuất trang thiết bị y tế. Để làm thủ tục này cần có điều kiện về địa điểm, diện tích, nhà xưởng sản xuất phù hợp với yêu cầu của loại trang thiết bị y tế mà cơ sở sản xuất. Doanh nghiệp cần cung cấp hồ sơ chứng minh địa điểm, diện tích, nhà xưởng sản xuất phù hợp với yêu cầu của loại trang thiết bị y tế mà cơ sở sản xuất. Hồ sơ chứng minh này có thể là giấy chứng nahajn quyền sử dụng đất hoặc văn bản khác tương ứng.

– Doanh nghiệp cần đáp ứng về thiết bị và quy trình sản xuất, kiểm tra chất lượng phù hợp với yêu cầu của loại trang thiết bị y tế mà cơ sở sản xuất. Trường hợp không có thiết bị kiểm tra chất lượng thì phải có hợp đồng với cơ sở đủ năng lực kiểm tra chất lượng để kiểm tra chất lượng trang thiết bị y tế mà cơ sở sản xuất.

– Doanh nghiệp cần có kho tàng bảo quản đáp ứng các điều kiện tối thiểu sau đây:

  Có diện tích phù hợp với chủng loại và số lượng trang thiết bị y tế được bảo quản;

  Bảo đảm thoáng, khô ráo, sạch sẽ, không gần các nguồn gây ô nhiễm;

  Đáp ứng yêu cầu bảo quản khác của trang thiết bị y tế theo hướng dẫn sử dụng.

Ví dụ: Công ty TNHH khí công nghiệp Minh Tâm lập hồ sơ công bố cơ sở đủ điều kiện sản xuất trang thiết bị y tế, về điều kiện kho tàng bảo quản doanh nghiệp cần chuẩn bị tài liệu về cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp mình, kích thước của nhà xưởng kho bãi là bao nhiêu. Sau khi tiếp nhận hồ sơ Sở y tế sẽ xuống kiểm tra kho bãi xem đủ điều kiện theo như trong văn bản kho tàng bảo quản trang thiết bị y tế gửi lên trước đó hay không.

– Doanh nghiệp cần có giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO quy định tại khoản 1 Điều 68 Nghị định 36/2016/NĐ-CP. Trường hợp cơ sở không có kho tàng và phương tiện vận chuyển trang thiết bị y tế thì phải có hợp đồng với cơ sở đáp ứng yêu cầu về kho tàng và vận chuyển trang thiết bị y tế theo quy định tại các khoản 3 và 4 Điều 68 Nghị định 36/2016/NĐ-CP.

Trên đây là những phân tích về cơ sở đủ điều kiện sản xuất trang thiết bị y tế, để đi vào hồ sơ hay những vấn đề pháp lý khác liên quan đến trang thiết bị y tế, mọi người có thể tham khảo thêm một số bài viết khác của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam.

1. Mức xử phạt vi phạm hành chính về sản xuất trang thiết bị y tế

Ở Việt Nam hiện nay có gần 1.000 bệnh viện lớn nhỏ, kéo theo đó nhu cầu về các trang thiết bị y tế là rất lớn, đa dạng cả về số lượng lẫn chất lượng. Tuy nhiên, trái với số lượng lớn các bệnh viện hiện có, các công ty chuyên sản xuất trang thiết bị y tế lại rất ít, không đáp ứng đủ nhu cầu của các cơ sở khám, chữa bệnh. Trên thực tế, để đảm bảo đủ số lượng hàng hóa theo hợp đồng, tình trạng các cơ sở vi phạm về hoạt động sản xuất trang thiết bị y tế ngày càng gia tăng. Nhằm giảm thiểu tối đa tình trạng vi phạm này, pháp luật đã quy định tại Điều 55 Nghị định 176/2013/NĐ-CP mức xử phạt đối với hành vi Vi phạm quy định về sản xuất trang thiết bị y tế như sau:

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo kịp thời với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có những thay đổi về mặt hàng sản xuất, cơ sở sản xuất, người chịu trách nhiệm chính về sản xuất.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi trốn tránh, không thực hiện trách nhiệm khắc phục hậu quả do sản phẩm trang thiết bị y tế có lỗi gây ra.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất trang thiết bị y tế khi giấy chứng nhận đăng ký lưu hành hoặc giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đã hết hiệu lực, trừ trường hợp đặc biệt được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

Điều kiện kinh doanh xuất nhập khẩu trang thiết bị y tế mới nhất

a) Sản xuất trang thiết bị y tế không có giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất trang thiết bị y tế theo quy định của pháp luật;

b) Sản xuất trang thiết bị y tế không có giấy chứng nhận đăng ký lưu hành hoặc giấy chứng nhận lưu hành tự do để lưu hành trên thị trường hoặc xuất khẩu;

c) Sản xuất trang thiết bị y tế không tiến hành thử nghiệm lâm sàng hoặc tiến hành thử nghiệm lâm sàng không đúng đối với sản phẩm phải thử nghiệm lâm sàng theo quy định của pháp luật.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc tiêu hủy hoặc tái chế trang thiết bị y tế đối với hành vi quy định tại Khoản 4 Điều này.

2. Điều kiện đối với đơn vị nhập khẩu trang thiết bị y tế

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn