Điều kiện học liên thông đại học chính quy đối với viên chức
Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Luật viên chức;
2. Luật sư tư vấn:
Thứ nhất: Điều kiện dự thi liên thông
Căn cứ Điều 7 Thông tư 55/2012/TT-BGDĐT sửa đổi bổ sung bởi Khoản 2 Điều 1 Thông tư 08/2015/TT-BGDĐT quy định về điều kiện về văn bằng dự thi đào tạo liện thông như sau:
"Điều 7: Điều kiện về văn bằng dự thi đào tạo liên thông
1. Người dự thi đào tạo liên thông phải có một trong các văn bằng sau:
a) Bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng của các trường đã có báo cáo tự đánh giá và triển khai kiểm định chất lượng theo tiến độ do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định;
b) Bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, cao đẳng nghề của các trường đã có báo cáo tự đánh giá và triển khai kiểm định chất lượng theo tiến độ do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định;
c) Bằng tốt nghiệp của các trường nước ngoài, trường nước ngoài hoạt động hợp pháp ở Việt Nam thì văn bằng phải được công nhận theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội;
2. Người tốt nghiệp trung cấp nghề, cao đẳng nghề nhưng chưa có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông phải học và được công nhận hoàn thành các môn văn hóa trong chương trình giáo dục trung học phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Đối với các ngành, nghề đặc thù khi tổ chức đào tạo liên thông, cơ sở giáo dục đại học hoặc bộ quản lý ngành có thể quy định thêm các điều kiện khác để đảm bảo chất lượng đào tạo nhưng không thấp hơn các quy định tại Thông tư này và phải được Bộ Giáo dục và Đào tạo chấp thuận."
Như vậy, nếu bạn đủ điều kiện về văn bằng như trên thì bạn hoàn toàn dược dự thi liên thông đại học chính quy
Thứ hai: Thủ tục dự thi đại học liên thông chính quy
Theo Khoản 4 Điều 1 Thông tư 08/2015/TT-BGDĐT quy định về phương thức tuyển sinh như sau:
"1. Tuyển sinh liên thông có thể được thực hiện tối đa 2 lần trong một năm theo các phương thức thi tuyển hoặc xét tuyển. Cơ sở giáo dục đại học xây dựng và ban hành Quy chế tuyển sinh liên thông. Quy chế tuyển sinh liên thông của cơ sở giáo dục đại học không trái với các quy định tại Thông tư này, Quy chế thi trung học phổ thông quốc gia, Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy (đối với tuyển sinh liên thông chính quy) hoặc Quy chế tuyển sinh đại học và cao đẳng hình thức vừa làm vừa học (đối với tuyển sinh liên thông vừa làm vừa học)."
Theo đó, pháp luật quy định cho mỗi trường có quyền đưa ra các quy chế riêng để tuyển sinh liên thông đại học chính quy cho trường mình nhưng quy chế này không trái quy định pháp luật. Vì thế, nếu bạn có đủ điều kiện dự thi liên thông thì bạn cần liên hệ, tìm hiểu trực tiếp tại trường bạn muốn thi để tìm hiểu quy chế cũng như thủ tục để có thể thi tuyển liên thông của trường.
Thứ ba: Đi học đại học liên thông chính quy thì ngời sử dụng lao động có trách nhiệm gì không?
Theo Khoản 1 Điều 4 Luật giáo dục đại học:
"1. Giáo dục chính quy là hình thức đào tạo theo các khoá học tập trung toàn bộ thời gian tại cơ sở giáo dục đại học để thực hiện chương trình đào tạo một trình độ của giáo dục đại học.
2. Giáo dục thường xuyên gồm vừa làm vừa học và đào tạo từ xa, là hình thức đào tạo theo các lớp học, khóa học tại cơ sở giáo dục đại học hoặc cơ sở liên kết đào tạo, phù hợp với yêu cầu của người học để thực hiện chương trình đào tạo ở trình độ cao đẳng, đại học.
…"
Căn cứ như trên thì có thể hiểu hệ chính quy phải được đào tạo tập trung toàn thời gian tại cơ sở đào tạo. Vì thế, bạn cần sắp xếp lịch học cũng như công việc theo thời gian hợp lý nhất để đảm bảo cả việc học và công việc đang làm hiện tại và thỏa thuận với cơ quan, đơn vị tạo điều kiện tốt nhất để bạn hoàn thành khóa học bởi theo Luật viên chức quy định các quyền khác của viên chức như sau:
"Điều 15. Các quyền khác của viên chức
Viên chức được khen thưởng, tôn vinh, được tham gia hoạt động kinh tế xã hội; được hưởng chính sách ưu đãi về nhà ở; được tạo điều kiện học tập hoạt động nghề nghiệp ở trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật, …."
– Nếu việc bạn đi học liên thông do cơ quan cử đi
Tuy nhiên, nếu bạn học liên thông theo hình thức cơ quan cử đi học thì sẽ được hưởng những quyền lợi nhất định theo Thông tư 19/2014/TT-BNV hướng dẫn, đào tạo, bồi dưỡng viên chức. Theo đó, các trường hợp được cử đi học lên đại học như sau:
"Điều 22. Các trường hợp viên chức được cử đi đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học
1. Do sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Để đáp ứng yêu cầu phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các ngành đặc thù.
Điều 23. Quyền lợi của viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng
1. Viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng trong nước:
a) Được đơn vị sự nghiệp công lập bố trí thời gian và kinh phí theo quy định;
b) Được tính thời gian đào tạo, bồi dưỡng vào thời gian công tác liên tục;
c) Được hưởng nguyên lương, các chế độ phụ cấp khác được hưởng theo quy định của pháp luật;
d) Được biểu dương, khen thưởng về kết quả xuất sắc trong đào tạo, bồi dưỡng.
2. Viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài được hưởng quyền lợi theo quy định của pháp luật và quy chế của cơ quan, đơn vị."
Nếu bạn thuộc trường hợp được cử đi học thì đơn vị nơi bạn cử bạn đi học sẽ đảm bảo những quyền lợi nhất định với bạn trong thời gian bạn đi học.
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam
Gửi yêu cầu tư vấn
Chi tiết xin liên hệ:
Tổng đài: 024.6294.9155
Hotline: 0984.988.691