Điều kiện hưởng lương hưu khi làm công việc nặng nhọc độc hại
Ngày gửi: 14/11/2020 lúc 11:31:12
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
1. Căn cứ pháp lý
– Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH;
2. Nội dung tư vấn
Theo thông tin bạn cung cấp thì chị A sinh ngày 12/12/1967 và tham gia bảo hiểm xã hội từ tháng 11 năm 1988 đến tháng 12 năm 2017. Tính đến thời điểm ngày 31/12/2017 khi chấm dứt hợp đồng lao động thì chị A đủ 50 tuổi và có 29 năm 1 tháng đóng bảo hiểm xã hội. Thêm nữa chị A làm việc tại doanh nghiệp C với môi trường độc hai liên quan tới thuốc lá.
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 54 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng lương hưu như sau:
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;
b) Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;
…”
Theo đó, trường hợp người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn hay không xác định thời hạn, cán bộ, công chức, viên chức, công nhân quốc phòng, công nhân công an,…trừ trường hợp lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn mà khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên đồng thời có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên thì nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến 55 tuổi được hưởng lương hưu.
Cụ thể trường hợp của chị A ở đây thì theo thông tin bạn cung cấp chị A đủ 50 tuổi và có 29 năm 1 tháng tham gia bảo hiểm xã hội và từ đủ 15 năm làm trong công việc độc hại, nguy hiểm, như vậy chị A có đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 54 Luật bảo hiểm xã hội 2014.
Về mức hưởng lương hưu hàng tháng được quy định cụ thể tại Điều 56 Luật bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
“Điều 56. Mức lương hưu hằng tháng
1. Từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành cho đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.
2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:
a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;
b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.
Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
…”
Từ ngày 01 thàng 01 năm 2018, mức lương hưu hàng tháng của người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội cụ thể: đối với lao động nữ thì vẫn giữ nguyên mức tính là tương đương 15 năm tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được hưởng bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội. Thêm một năm thì người lao động được tính thêm 2% và mức tối đa là 75%.
>>> Luật sư tư vấn về xác định thời điểm nghỉ hưởng lương hưu: 024.6294.9155
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 18 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định về thời điểm hưởng lương hưu như sau:
“1. Thời điểm đủ điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu là ngày 01 tháng liền kề sau tháng sinh của năm mà người lao động đủ điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu. Trường hợp tháng sinh là tháng 12 thì thời điểm đủ điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu là ngày 01 của tháng 01 năm liền kề sau năm mà người lao động đủ điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu. “
Theo đó, thời điểm đủ điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu của chị A là ngày 01 tháng liền kề sau tháng sinh của năm mà chị A đủ điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu. Theo thông tin bạn cung cấp tháng sinh của chị A là tháng 12 thì thời điểm đủ điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu là ngày 01 của tháng 01 năm liền kề sau năm mà chị A đủ điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu. Tức là thời điểm chị A đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu là ngày 01 tháng 01 năm 2018.
Do đó, mức hưởng của chị A được tính như sau:
– 15 năm tham gia bảo hiểm xã hội thì tương đương với 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
– 14 năm cứ mỗi năm tính thêm 2% tức có thêm 28% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
– Một tháng lẻ được tính là nửa năm = 1%
Vậy chị A có tổng 74% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Do đó, theo thông tin bạn cung cấp công ty chi trả cho chị A mức 74% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội như vậy là đúng quy định pháp luật.
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam
Gửi yêu cầu tư vấn
Chi tiết xin liên hệ:
Tổng đài: 024.6294.9155
Hotline: 0984.988.691