Hệ thống pháp luật

Điều kiện kết hôn với công an, cảnh sát, công chức nhà nước

Ngày gửi: 27/04/2020 lúc 11:31:12

Mã số: HTPL34496

Câu hỏi:

Chào luật sư. Cháu có người yêu là công an và muốn làm đám cưới. Trước đó bố cháu đi tù 5 năm và đã ra được 11 năm. Nhưng trong lí lịch vẫn ghi lại việc đã đi tù. Vậy cháu có đủ điều kiện kết hôn với công an không? Bố cháu bị đi tù vì tội buôn tiền giả?

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Theo quy định tại Điều 8 
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định điều kiện kết hôn của công dân như sau:

“1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định sau:

d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.”

Các điểm a, b, c và d Khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình 2014 như sau:

Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

Luật sư tư vấn điều kiện lấy chồng công an:024.6294.9155

Về bản chất, việc kết hôn sẽ tuân theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, tuy nhiên bạn kết hôn với người trong ngành công an nên bạn cần tuân thủ theo một số điều kiện trong quy chế của ngành. Theo quy chế ngành công an, bạn và gia đình không thuộc các trường hợp sau đây:

Gia đình làm tay sai cho chế độ phong kiến, Ngụy quân, Ngụy quyền;

Bố mẹ hoặc bản thân có tiền án hoặc đang chấp hành án phạt tù;

Gia đình hoặc bản thân theo Đạo thiên chúa, Cơ đốc, Tin lành…;

Gia đình hoặc bản thân là người dân tộc Hoa;

Bố mẹ hoặc bản thân là người nước ngoài (kể cả đã nhập tịch)

Theo thông tin bạn cung cấp, bố bạn đã bị đi tù 05 năm, đã ra tù được 11 năm. Bạn chưa nói rõ bố bạn đã thực hiện thủ tục xóa án tích hay chưa? Nếu bố bạn chưa được xóa án tích thì bạn có thể sẽ không được kết hôn với người yêu bạn trong ngành công an. Để biết chính xác thông tin này, bạn nên hỏi lại tại đơn vị nơi người yêu bạn làm việc về vấn đề này.

1. Kết hôn với chiến sĩ cảnh sát

Tóm tắt câu hỏi:

Em có yêu một người là cảnh sát đặc nhiệm số 1. Em muốn hỏi lý lịch gia đình em như sau: Ông bà nội em theo hoạt động cách mạng từ nhỏ. Ông ngoại là công an, bà ngoại là công nhân về hưu. Ba mẹ và anh chị em ruột của bà mẹ đều là công dân lương thiện. Chị và em gái chưa từng vi phạm pháp luật. Chị gái là công nhân ở KCN Bắc Thăng Long. Em gái là học sinh lớp 11. Duy chỉ có anh trai hai lần ngồi tù vì tội trộm cắp tài sản. Lần 1 la 9 tháng và bị giam giữ tại tỉnh Đồng Nai. Lần 2 là 12 tháng và bị giam giữ tại huyện Hạ Hòa, Phú Thọ. Em quê ở Phú Thọ. Mong luật sư giải đáp giúp em. Em từng nghe lấy chồng là công an thì lý lịch 3 đời phải minh bạch.

Luật sư tư vấn:

Pháp luật không cấm cản kết hôn tự nguyện tiến bộ. Tuy nhiên, đối với người hoạt động trong các lĩnh vực đặc thù (an ninh quốc phòng, công an…) thì yêu cầu kết hôn khắt khe hơn.

Qua thời gian tìm hiểu, nếu cả hai thấy “tâm đầu ý hợp” và quyết định đi đến hôn nhân thì bản thân phải tự viết đơn xin xây dựng gia đình như trình tự trên. Bản thân phải động viên người bạn đời của mình kê khai lý lịch cho thật đầy đủ. Trong lý lịch phải khai cả ba đời; quá trình hoạt động của ba đời trước và sau năm 1975; có ai theo “chế độ cũ” không? Có thân nhân xuất cảnh không? Có theo tôn giáo nào không?

Phòng Tổ chức cán bộ có trách nhiệm thẩm tra, xác minh người bạn đời và tất cả những người thân trong gia đình tại nơi sinh sống và nơi làm việc. Thời gian thẩm tra, xác minh từ 2 đến 4 tháng, nếu không có gì trở ngại thì Phòng Tổ chức cán bộ sẽ gửi Thông báo cho phép xây dựng gia đình đến đơn vị công tác, lúc đó các bên mới tiến hành đăng ký kết hôn và tổ chức cưới.

Trường hợp lý lịch, nhân thân của người bạn đời không phù hợp thì bản thân cán bộ, chiến sĩ phải chọn lựa một trong hai “con đường”, hoặc “tình yêu”, hoặc “sự nghiệp”. Phải đáp ứng ba tiêu chuẩn sau đây:

– Về Dân tộc thì dân tộc Kinh là đạt tiêu chuẩn.

– Về tôn giáo: Những người trong ngành an ninh, cảnh sát thì không được lấy người theo đạo Thiên Chúa Giáo.

– Về kê khai lý lịch và thành phần gia đình nội ngoại 3 đời. Nếu trong gia đình bạn có một hoặc nhiều đảng viên thì thẩm tra 2 đời  (Tùy thuộc vào người đi thẩm tra).

 Các điều kiện cơ bản không lấy chồng (vợ) công an:

1. Gia đình làm tay sai cho chế độ phong kiến, Ngụy quân, Ngụy quyền

2. Bố mẹ hoặc bản thân có tiền án hoặc đang chấp hành án phạt tù.

3. Gia đình hoặc bản thân theo Đạo thiên chúa, Cơ đốc, Tin lành… 

4. Gia đình hoặc bản thân là người dân tộc Hoa.

5. Bố mẹ hoặc bản thân là người nước ngoài (kể cả đã nhập tịch)

Nhưng theo ý kiến cá nhân của chúng tôi, tôi e rằng việc kết hôn của bạn sẽ không dễ dàng.

Chính vì lẽ đó, bạn có thể gợi ý cho người yêu của bạn tham khảo ý kiến của thủ trưởng đơn vị xem như thế nào.

2. Những hạn chế về việc kết hôn của công an

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn