Điều kiện, mức lương khi nghỉ hưu trước tuổi với công chức
Ngày gửi: 19/10/2020 lúc 23:02:24
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
Theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014 về điều kiện hưởng lương hưu của người lao động là đóng bảo hiểm đủ 20 năm, về độ tuổi đối với nam là đủ 60 tuổi, đối với nữ là 55 tuổi. Tuy nhiên trong một vài trường hợp đặc biệt người lao động khi chưa đủ tuổi về hưu vẫn đủ điều kiện để hưởng lương hưu.Nhưng nếu về hưu sớm hơn so với độ tuổi thì phải đáp ứng điều kiện theo quy định của luật và bị trừ đi mỗi năm về hưu sớm hơn là 2% tỉ lệ lương hưu. Với trường hợp người lao động là cán bộ công chức viên chức về hưu sớm hơn theo chế độ tinh giản biên chế thì quyền lợi sẽ được đảm bảo hơn về chế độ hưu.
1. Khái niệm về công chức nghỉ hưu
Khoản 2, Điều 4, Luật Cán bộ, Công chức năm 2008 sửa đổi bổ sung năm 2019 quy định: “Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.”.
Chế độ hưu trí : là một trong những chế độ của bảo hiểm xã hội nhằm đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị mất thu nhập do hết tuổi lao động dựa trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
2. Điều kiện về hưu trước tuổi của công chức
2.1. Điều kiện để công chức về hưu theo chế độ thông thường
Căn cứ theo Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện nghỉ hưu trước tuổi như sau:
“1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 54 của Luật này nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động. Sau đó mỗi năm tăng thêm một tuổi cho đến năm 2020 trở đi, nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi thì mới đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;
b) Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
c) Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.
a) Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi trở lên;
b) Có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.
Như vậy, điều kiện trước tiên là người lao động phải đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội trở lên, đủ tuổi về hưu theo quy định trên. Đồng thời, người lao động phải tiến hành giám định mức suy giảm khả năng lao động, nếu có mức suy giảm khả năng lao động theo quy định của điều này thì sẽ đủ điều kiện nghỉ hưu trước tuổi do suy giảm khả năng lao động.Như vậy, nếu muốn hưởng lương hưu trước tuổi phải đáp ứng điều kiện như suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, làm việc trong trường hợp công việc nặng nhọc, độc hại, hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên; thì sẽ được hưởng lương hưu trước tuổi quy định.
Như vậy để đáp ứng điều kiện suy giảm khả năng lao động, người lao động phải làm hồ sơ giám định suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh nơi cư trú.
Hồ sơ giải quyết chế độ hưu trí đối với người suy giảm khả năng lao động, gồm:
– Sổ BHXH
– Đơn đề nghị hưởng chế độ hưu trí
Nếu không giám định hoặc giám định không đạt tỷ lệ nêu trên thì chờ đến khi đủ 60 tuổi giải quyết hưu trí.
2.2. Điều kiện công chức về hưu trước tuổi theo chế độ tinh giản biên chế
Các trường hợp người lao động thuộc diện xét tinh giản biên chế được quy định tại Điều 6 Nghị định 108/2014/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung tại Nghị định 113/2018/NĐ-CP, bao gồm:
Cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế và cán bộ, công chức cấp xã hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là cán bộ, công chức, viên chức), thuộc đối tượng tinh giản biên chế nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
-Dôi dư do rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền của Đảng, Nhà nước hoặc do đơn vị sự nghiệp công lập sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự để thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy và nhân sự;
– Dôi dư do cơ cấu lại cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm, nhưng không thể bố trí, sắp xếp được việc làm khác;
– Chưa đạt trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ quy định đối với vị trí việc làm đang đảm nhiệm, nhưng không có vị trí việc làm khác phù hợp để bố trí và không thể bố trí đào tạo lại để chuẩn hóa về chuyên môn, nghiệp vụ hoặc được cơ quan bố trí việc làm khác, cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.
Công chức đã bị cách chức có được xem xét bổ nhiệm lại không?-Có chuyên ngành đào tạo không phù hợp với vị trí việc làm hiện đang đảm nhiệm nên bị hạn chế về năng lực hoàn thành công việc được giao, nhưng không thể bố trí việc làm khác hoặc được cơ quan bố trí việc làm khác, cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.
-Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, cán bộ, công chức được phân loại, đánh giá xếp vào mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực hoặc có 01 năm hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ nhưng không thể bố trí việc làm khác phù hợp hoặc không hoàn thành nhiệm vụ trong năm trước liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.
-Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, viên chức có 01 năm được phân loại đánh giá xếp vào mức hoàn thành nhiệm vụ và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ nhưng không thể bố trí việc làm khác phù hợp hoặc không hoàn thành nhiệm vụ trong năm trước liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.
– Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, mà trong từng năm đều có tổng số ngày nghỉ làm việc bằng hoặc cao hơn số ngày nghỉ tối đa do ốm đau theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật bảo hiểm xã hội, có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh và của cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp ốm đau theo quy định hiện hành của pháp luật hoặc trong năm trước liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế có tổng số ngày nghỉ làm việc bằng hoặc cao hơn số ngày nghỉ tối đa do ốm đau theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật bảo hiểm xã hội, cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.
– Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý thôi giữ chức vụ do sắp xếp tổ chức bộ máy theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.
Để có thể được xét tinh giản biên chế, người lao động phải thuộc một các trường hợp trên. Đó có thể là do đơn vị thừa nhân lực hoặc do năng lực, sức khỏe của người lao động không đáp ứng được yêu cầu công việc dẫn đến việc đơn vị thực hiện cắt giảm nhằm đạt hiệu quả hơn trong hoạt động, tổ chức.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, độ tuổi nghỉ hưu được quy định tại Điều 54 Luật bảo hiểm xã hội 2014 người lao động là nam đủ tuổi nghỉ hưu khi 60 tuổi, nữ đủ tuổi khi 55 tuổi. Đối với các cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập hoặc các doanh nghiệp, hội chịu sự quản lý của Nhà nước, người lao động có thể nghỉ hưu sớm theo chế độ tinh giản biên chế khi đáp ứng được các yêu cầu nhất định. Nghỉ hưu trước tuổi theo chế độ tinh giản biên chế được quy định tại Điều 8 Nghị định 108/2014/NĐ-CP. Theo đó, khi người lao động thuộc diện xét tinh giản biên chế, nếu đáp ứng đủ điều kiện về độ tuổi và các điều kiện sau thì có thể về hưu trước tuổi mà không bị trừ tỉ lệ lương.
3. Mức hưởng khi công chức về hưu trước tuổi
3.1. Mức lương công chức nghỉ hưu trước tuổi theo chế độ thông thường
Cách tính lương hưu khi bị suy giảm khả năng lao độngTheo quy định tại điều 56 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về mức lương hưu
“Điều 56. Mức lương hưu hằng tháng
1. Từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành cho đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.
2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:
a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;
b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.
Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
3. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 55 của Luật này được tính như quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%”
Điều kiện về hưu trước tuổi? Chế độ được hưởng khi về hưu sớm?Theo quy định hiện nay trường hợp nghỉ hưu trước tuổi tại thời điểm năm 2020 thì 18 năm đóng bảo hiểm xã hội đầu tiên sẽ được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội. Sau đó cứ tăng thêm 1 năm sẽ được cộng thêm 2%. Tuy nhiên do nghỉ hưu trước tuổi so với quy định tại điều 54 Luật bảo hiểm xã hội. Vì vậy cứ nghỉ trước 1 năm so với quy định tại điều 54 sẽ bị trừ 2% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Căn cứ tại Điều 56 Luật bảo hiểm xã hội về cách tính lương nghỉ hưu trước tuổi theo đó lương hưu của người lao động được xác định theo công thức:
Lương hưu = Tỷ lệ hưởng lương hưu x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH
Đối với lao động nam: 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tương ứng với 16 năm đóng BHXH vào năm 2018, 17 năm đóng BHXH vào năm 2019, 18 năm đóng BHXH vào năm 2020, 19 năm đóng BHXH vào năm 2021 và từ năm 2022 trở đi là 20 năm, sau đó cứ đóng thêm mỗi năm sẽ cộng thêm 2% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Sau đó, cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi sẽ bị trừ 2% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.
Đối với lao động nữ: 45% mức bình quân lương tháng đóng BHXH tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ mỗi năm tính thêm 2% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội
Sau đó, cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi sẽ bị trừ 2% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội. Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.
Lưu ý:
Mức tối đa bằng 75% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Mức lương hưu hàng tháng thấp nhất của người lao động tham gia BHXH bắt buộc đủ điều kiện hưởng lương hưu (kể cả trường hợp nghỉ hưu trước tuổi) bằng mức lương cơ sở
Căn cứ Điều 58 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về trợ cấp một lần khi nghỉ hưu theo đó: Mức trợ cấp 1 lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm của bạn có tháng lẻ thì theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH khi tính trợ cấp một lần khi nghỉ hưu thì thời gian đóng bảo hiểm lẻ từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.
3.2. Mức lương hưu của công chức về hưu trước tuổi theo chế độ tinh giản biên chế
Đối với người lao động được xét chế độ về hưu trước tuổi theo tinh giản biên chế, họ được hưởng một số quyền lợi đặc biệt. Trong đó phải kể đến là khi nghỉ hưu theo chế độ này, người lao động sẽ không bị trừ tỉ lệ lương.Theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội, người lao động đóng đủ 20 năm sẽ được hưởng chế độ hưu trí trước tuổi. Theo đó, căn cứ vào giới tính, số năm đóng, mức hưởng của người lao động sẽ khác nhau. Năm 2020, mức hưởng lương hưu được quy định như sau:
Mức hưởng thấp nhất là 45%, tương ứng với 15 năm đóng BHXH đối với nữ và 18 năm đóng BHXH với nam, mỗi năm thêm tương ứng với 2%.
Mức hưởng tối đa là 75% khi nữ đóng đủ 30 năm, nam 33 năm.
Như vậy, khi đáp ứng đủ điều kiện để được nghỉ hưu trước tuổi theo chính sách tinh giản biên chế của cơ quan, đơn vị, tổ chức, căn cứ vào thời gian tham gia bảo hiểm xã hội, người lao động được giữ nguyên mức hưởng lương hưu của mình.Ngoài việc người lao động sẽ không bị trừ tỉ lệ hưởng lương hưu thì đối với một số đối tượng đặc biệt sẽ còn được hưởng khoản trợ cấp khi nghỉ hưu cụ thể như sau:
Nếu người lao động nam đủ 50 đến đủ 53 tuổi, nữ đủ 45 đến đủ 48 tuổi mà có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, trong đó có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên thì sẽ được hưởng trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với quy định về tuổi tối thiểu tại điểm b khoản 1 Điều 54 Luật bảo hiểm xã hội. Thêm vào đó bạn sẽ được trợ cấp 05 tháng tiền lương cho 20 đầu công tác, có đóng đủ bảo hiểm xã hội. Từ năm 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội được trợ cấp 0.5 tháng tiền lương.
Nếu người lao động nam đủ 55 đến đủ 58 tuổi, nữ đủ 50 đến đủ 53 tuổi, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, được hưởng chế độ hưu trí và được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với quy định. Họ sẽ được trợ cấp 05 tháng tiền lương cho 20 năm đầu công tác, có đóng đủ BHXH, từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng BHXH được trợ cấp 0.5 tháng tiền lương
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam
Gửi yêu cầu tư vấn
Chi tiết xin liên hệ:
Tổng đài: 024.6294.9155
Hotline: 0984.988.691