Điều kiện người lao động nước ngoài được tuyển dụng, làm việc tại Việt Nam
Ngày gửi: 22/09/2020 lúc 11:31:12
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
1. Căn cứ Điều 169 Bộ luật lao động 2012 quy định điều kiện của lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam như sau:
– Lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam phải có đủ các điều kiện sau đây:
Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
Có trình độ chuyên môn, tay nghề và sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc;
Không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài;
Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ các trường hợp theo quy định tại Điều 172 của Bộ luật lao động 2012.
– Lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải tuân theo pháp luật lao động Việt Nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác và được pháp luật Việt Nam bảo vệ.
Như vậy, nếu người lao động nước ngoài đảm bảo được các điều kiện trên thì bạn không cần thực hiện thêm thủ tục gì nữa. Tuy nhiên, việc người nước ngoài ở lại Việt Nam làm việc thì bạn phải thực hiện thủ tục đăng ký tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam để việc ở tại Việt Nam được hợp pháp. Hồ sơ cấp thẻ tạm trú quy định tại Điều 37 Luật xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 gồm:
– Văn bản đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân làm thủ tục mời, bảo lãnh;
– Tờ khai đề nghị cấp thẻ tạm trú có dán ảnh;
– Hộ chiếu;
– Giấy tờ chứng minh thuộc trường hợp quy định tại Điều 36 của Luật xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014.
Nơi thực hiện thủ tục hành chính: Phòng quản lý xuất nhập cảnh thuộc công an tỉnh nơi người nước ngoài này được cấp giấy phép lao động.
Thời gian giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
2. Căn cứ Khoản 2 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định đối tượng áp dụng như sau:
“2. Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.”
Mặt khác, Khoản 1 Điều 124 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định hiệu lực thi hành như sau:
“1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, trừ quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 2 của Luật này thì có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.”
Như vậy, theo quy định Luật bảo hiểm xã hội 2014, người lao động là công dân nước ngoài vẫn được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tạ Việt Nam, việc tham gia này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.
3.
* Trường hợp 1: Trường hợp người nước ngoài làm việc tại Việt Nam được xác định là cá nhân không cư trú:
– Cách xác định cá nhân không cư trú quy định tại Thông tư 111/2013/TT-BTC như sau:
Người lao động là người nước ngoài có mặt tại Việt Nam là sự hiện diện của cá nhân đó trên lãnh thổ Việt Nam dưới 183 ngày tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam
Người lao động là người nước ngoài không có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam ,không có nơi ở đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật về cư trú hoặc không có thuê nhà ở tại Việt Nam
– Cách tính thuế thu nhập cá nhân quy định tại Khoản 1 Điều 18 Thông tư 111/2013/TT-BTC như sau:
Đối với cá nhân không cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi chi trả thu nhập.
Người lao động là người nước ngoài chỉ đóng thuế thu nhập đối với phần tiền lương phát sinh tại Việt Nam, còn tiền lương phát sinh ở nước ngoài thì không phải đóng thuế thu nhập theo Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007.
Luật sư tư vấn pháp luật thuế qua tổng đài:024.6294.9155
Thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được tính theo công thức:
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập chịu thuế từ tiền lương tiền công x Thuế suất 20%
* Trường hợp 2: Trường hợp người nước ngoài làm việc tại Việt Nam được xác định là cá nhân cư trú.
– Đối với thuế TNCN từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú thì không phải quyết toán.
– Cách xác định cá nhân cư trú theo quy định tại Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC như sau:
Đối với trường hợp người nước ngoài có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam nhưng có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo một trong hai trường hợp sau:
Có nơi ở đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật về cư trú: có nơi ở đăng ký và được ghi trong Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an cấp;
Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, với thời hạn của hợp đồng thuê từ 90 ngày trở lên trong năm tính thuế, cụ thể như sau:
Cá nhân chưa hoặc không có nơi ở được đăng ký thường trú, hoặc không được cấp Thẻ thường trú, Thẻ tạm trú, nhưng có tổng số ngày thuê nhà theo hợp đồng thuê từ 90 ngày trở lên trong năm tính thuế cũng thuộc đối tượng là cá nhân cư trú, kể cả trường hợp thuê ở nhiều nơi.
Nhà thuê để ở bao gồm cả trường hợp ở khách sạn, ở nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ, ở nơi làm việc, ở trụ sở cơ quan… không phân biệt cá nhân tự thuê hay người sử dụng lao động thuê cho người lao động.
– Cách tính thuế thu nhập cá nhân theo quy định tại Thông tư 111/2013/TT-BTC như sau:
Đối với cá nhân cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi chi trả thu nhập.
Cá nhân cư trú phải đóng thuế thu nhập đối với tiền lương phát sinh tại Việt Nam, kể cả tiền lương phát sinh ở nước ngoài.
Về thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú được tính theo biểu thuế suất lũy tiến từng phần như sau:
– Trường hợp cá nhân cư trú là người nước ngoài khi kết thúc hợp đồng làm việc tại Việt Nam trước khi xuất cảnh thì phải thực hiện quyết toán thuế với cơ quan thuế.
ậc | Thu nhập tính thuế /tháng | Thuế suất | Tính số thuế phải nộp | |
Cách 1 | Cách 2 | |||
1 | Đến 5 triệu đồng (trđ) | 5% | 0 trđ 5% TNTT | 5% TNTT |
2 | Trên 5 trđ đến 10 trđ | 10% | 0,25 trđ 10% TNTT trên 5 trđ | 10% TNTT – 0,25 trđ |
3 | Trên 10 trđ đến 18 trđ | 15% | 0,75 trđ 15% TNTT trên 10 trđ | 15% TNTT – 0,75 trđ |
4 | Trên 18 trđ đến 32 trđ | 20% | 1,95 trđ 20% TNTT trên 18 trđ | 20% TNTT – 1,65 trđ |
5 | Trên 32 trđ đến 52 trđ | 25% | 4,75 trđ 25% TNTT trên 32 trđ | 25% TNTT – 3,25 trđ |
6 | Trên 52 trđ đến 80 trđ | 30% | 9,75 trđ 30% TNTT trên 52 trđ | 30 % TNTT – 5,85 trđ |
7 | Trên 80 trđ | 35% | 18,15 trđ 35% TNTT trên 80 trđ | 35% TNTT – 9,85 trđ |
– Trường hợp cá nhân cư trú là người nước ngoài khi kết thúc hợp đồng làm việc tại Việt Nam trước khi xuất cảnh thì phải thực hiện quyết toán thuế với cơ quan thuế.
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam
Gửi yêu cầu tư vấn
Chi tiết xin liên hệ:
Tổng đài: 024.6294.9155
Hotline: 0984.988.691