Điều kiện sức khỏe đối với người học lái xe ô tô?
Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
Căn cứ Điều 10 Thông tư liên tịch số 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT quy định về trách nhiệm của người lái xe như sau:
"1. Cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực về tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh, tật của bản thân và chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin đã cung cấp khi khám sức khỏe.
2. Tuân thủ các hướng dẫn, chỉ định của nhân viên y tế trong quá trình thực hiện khám sức khỏe.
3. Phải chủ động khám lại sức khỏe sau khi điều trị bệnh, tai nạn gây ảnh hưởng đến việc lái xe.
4. Chấp hành yêu cầu khám sức khỏe định kỳ, đột xuất của cơ quan quản lý nhà nước về y tế hoặc cơ quan quản lý nhà nước về giao thông vận tải (Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) hoặc của người sử dụng lao động.”
Theo quy định, thì người lái xe phải có trách nhiệm cung cấp thông tin chung về tình trạng sức khỏe khi khám sức khỏe, đáp ứng điều kiện về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe. Cụ thể, với trường hợp của bạn có vấn đề về xương khớp, thì theo quy định tại bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe ban thành kèm Thông tư liên tịch số 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT thì người có một trong các tình trạng bệnh, tật sau thì không đủ điều kiện để lái xe theo các hạng tương ứng:
Nhóm 1: Dành cho người lái xe hạng A1: Cụt hoặc mất chức năng 01 bàn tay hoặc 01 bàn chân và một trong các chân hoặc tay còn lại không toàn vẹn (cụt hoặc giảm chức năng).
Nhóm 2: Dành cho người lái xe hạng B1: Cụt hoặc mất chức năng 01 bàn tay hoặc 01 bàn chân và một trong các chân hoặc tay còn lại không toàn vẹn (cụt hoặc giảm chức năng).
Nhóm 3: Dành cho người lái xe các hạng A2, A3, A4, B2, C, D, E, FB2, FD, FE:
Cứng/ dính một khớp lớn
Khớp giả ở một vị các xương lớn.
Gù, vẹo cột sống quá mức gây ưỡn cột sống; cứng/dính cột sống ảnh hưởng tới chức năng vận động.
Chiều dài tuyệt đối giữa hai chi trên hoặc hai chi dưới có chênh lệch từ 5 cm trở lên mà không có dụng cụ hỗ trợ.
Cụt hoặc mất chức năng 02 ngón tay của 01 bàn tay trở lên hoặc cụt hoặc mất chức năng 01 bàn chân trở lên.
Chiếu theo quy định trên vào trường hợp của bạn bị mất hai đốt của một ngón tay, nếu mất chức năng của bàn tay đó và tay còn lại không toàn vẹn (cụt hoặc giảm chức năng) thì không đủ điều kiện thi bằng lái B1; nếu việc mất 2 đốt ngón tay mà dẫn đến mất chức năng của 2 ngón tay của 1 bàn tay thì không đủ điều kiện sức khỏe thi cấp giấy phép lái xe các hạng A2, A3, A4, B2, C, D, E, FB2, FD, FE. Nếu việc phẫu thuật ghép mà không ảnh hưởng đến việc mất chức năng của hai ngón tay thì bạn vẫn đủ điều kiện thi bằng lãi xe ô tô.
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam
Gửi yêu cầu tư vấn
Chi tiết xin liên hệ:
Tổng đài: 024.6294.9155
Hotline: 0984.988.691