BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5259/THPT | Hà Nội, ngày 14 tháng 06 năm 2000 |
TỔ CHỨC CUỘC THI HỌC SINH GIẢI TOÁN TRÊN MÁY TÍNH CASIO
Cuộc thi học sinh giải toán trên máy tính Casio nhằm động viên, khích lệ và tạo cơ hội cho học sinh rèn luyện kỹ năng thực hành vận dụng toán học, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, phát triển lòng say mê yêu thích môn học của người học và người dạy, làm cho việc dạy và học có ý nghĩa hơn; đồng thời nhằm phát hiện học sinh có năng lực thực hành toán học.
- Khuyến khích và tạo cơ hội cho tất cả học sinh phổ thông bậc trung học trong cả nước tham gia như một nội dung giáo dục toán học trong năm học, cũng như trong hoạt động hè.
- Thúc đẩy mối quan hệ giao lưu và hợp tác giữa học sinh và giáo viên của các tỉnh – thành phố.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh phổ thông tiếp cận học tập và rèn luyện kỹ năng tính toán trong hoàn cảnh nhiều ý nghĩa và thử thách hơn.
1. Mỗi thí sinh phải tham gia 2 vòng thi: 1 vòng thi cá nhân và 1 vòng thi đồng đội.
2. Mỗi đội cấp trung học cơ sở, đội cấp trung học phổ thông dự thi phải đủ người.
3. Trong vòng thi cá nhân học sinh phải giải 10 bài toán trong 150 phút.
4. Trong vòng thi đồng đội của cấp học THCS, THPT, mỗi đội phải cùng giải 10 bài toán trong 60 phút.
5. Trong vòng thi cá nhân: thí sinh không được trao đổi, bàn luận.
6. Trong vòng thi đồng đội: các thí sinh có thể trao đổi, bàn luận, để trả lời câu hỏi.
7. Học sinh dự thi mang theo bút, tẩy, máy tính Casio fx-220 hoặc Casio fx-500A và không được mang bất kỳ giấy tờ tài liệu nào vào phòng thi. Giấy thi do Ban tổ chức phát.
8. Trong các vòng thi, thí sinh không được ra khỏi phòng thi trong 30 phút đầu tiên và 15 phút cuối cùng.
9. Kết quả vòng thi cá nhân sẽ dùng để trao giải cá nhân.
10. Kết quả vòng thi đồng đội dùng để trao giải đồng đội.
11. Tổng hợp kết quả thi cá nhân, thi đồng đội dùng để trao giải toàn đoàn.
IV. ĐỐI TƯỢNG, ĐIỀU KIỆN, LẬP ĐỘI TUYỂN VÀ ĐĂNG KÝ DỰ THI
1. Đối tượng dự thi: Học sinh đang học trong các trường học THCS, THPT.
2. Điều kiện dự thi: Là học sinh có hạnh kiểm tốt, học lực từ khá trở lên và được chọn vào đội tuyển sau cuộc thi tuyển của tỉnh thành phố.
3. Đơn vị dự thi: Mỗi tỉnh thành phố là một đơn vị dự thi. Các đơn vị giáo dục có học sinh phổ thông bậc trung học, đóng trên tỉnh thành phố nào, thì đăng ký dự thi theo đơn vị tỉnh thành phố đó.
4. Việc thành lập đội tuyển dự thi: Sở GD-ĐT của mỗi tỉnh thành phố trực tiếp đảm nhiệm toàn bộ mọi khâu: ra đề, coi chấm thi, xét kết quả, lập đội tuyển.
5. Đăng ký dự thi:
- Các đơn vị dự thi phải đăng ký với Bộ trước ngày thi 30 ngày.
- Danh sách Đội tuyển học sinh giải toán trên máy tính Casio, hồ sơ của kỳ thi lập đội tuyển tham dự kỳ thi quốc gia cần gửi tới Sở GD-ĐT đứng tổ chức thi trước ngày thi 15 ngày, kể từ sau ngày đó không được thay đổi danh sách thí sinh.
- Hồ sơ đăng ký thi gồm (theo mẫu của Quy chế thi chọn học sinh giỏi quốc gia hiện hành):
+ Báo cáo thống kê kết quả thi giải toán trên máy tính Casio.
+ Quyết định thành lập các Hội đồng ra đề thi, coi thi, chấm thi.
+ Các đề thi, đáp án và biểu điểm chấm.
+ Quyết định thành lập đội tuyển.
- Hồ sơ dự thi của thí sinh (theo mẫu của Quy chế thi chọn học sinh giỏi quốc gia hiện hành):
+ Bảng ghi tên ghi điểm.
+ Thẻ dự thi.
V. THỜI GIAN THI, HÌNH THỨC THI, ĐỀ THI
1. Ngày thi và thời gian thi: Thi trong hai ngày theo công văn hướng dẫn quy định
2. Lịch thi:
- Ngày thứ nhất:
+ Buổi sáng: Khai mạc. Vòng thi cá nhân 150 phút (từ 8h30 sáng).
+ Buổi chiều: Vòng thi đồng đội 60 phút (từ 14h chiều).
- Ngày thứ hai:
+ Buổi sáng: Giao lưu các đội, trao đổi kinh nghiệm dạy – học; tham quan danh lam thắng cảnh địa phương.
+ Buổi chiều: Tổng kết. Trao giải thưởng cuộc thi.
3. Hình thức thi:
- Vòng thi cá nhân: Thi viết giải 10 bài toán, mỗi bài 5 điểm.
- Vòng thi đồng đội: Gồm một bài thi viết, cả đội phải giải 10 bài toán, mỗi bài 7 điểm.
4. Nội dung các bài thi:
- Các bài toán phổ thông thuộc chương trình cấp học.
- Các bài toán dạng thông thường có yêu cầu cao về mẹo tính hoặc kỹ thuật tính toán; các bài toán dạng lạ nhưng giải được bằng kiến thức và kỹ thuật tính có trong chương trình học.
6. Đề thi:
Chỉ có đề thi bắt buộc, không có dạng đề tùy chọn: bao gồm đề thi chính thức và đề thi dự bị, hai đề được chuẩn bị đồng thời và tương đương nhau về mức độ; được biên soạn, sử dụng và bảo quản theo quy chế thi học sinh giỏi hiện hành.
1. Trách nhiệm của Bộ GD&ĐT
+ Tổ chức và chỉ đạo cuộc thi quốc gia.
+ Soạn thảo đề thi.
+ Phối hợp với BITEX và Sở GD-ĐT đứng tổ chức thi để tổ chức tốt: việc coi chấm thi, duyệt và công bố kết quả ngay tại Hội thi.
+ Cấp giấy chứng nhận.
2. Trách nhiệm của Sở GD-ĐT:
+ Luân phiên đứng tổ chức cuộc thi quốc gia tại địa phương.
+ Hướng dẫn và tổ chức các kỳ thi dưới cấp quốc gia.
+ Gửi đề thi, lệ phí thi cho Sở giáo dục đứng tổ chức thi; gửi danh sách học sinh và cán bộ giáo viên dẫn đoàn dự thi và tham gia giao lưu trao đổi kinh nghiệm, tham gia coi chấm thi tới Sở GD-ĐT đứng tổ chức thi theo chỉ định của Bộ.
+ Cử thêm cán bộ, giáo viên tham gia coi chấm thi, tham gia tổ chức cuộc thi, nếu cuộc thi quốc gia đặt tại địa phương theo chỉ định của Bộ.
+ Chi phí cho tuyển chọn, bồi dưỡng đội học sinh dự thi; các chi phí về tầu xe, ăn, ở; chi phí về đảm bảo sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày cho các học sinh, giáo viên bồi dưỡng giáo viên dẫn đoàn đi dự thi.
3. Về thành lập các hội đồng coi, chấm và soạn thảo đề thi; những vấn đề về coi, chấm thi, xét kết quả, khen thưởng và kỷ luật thi: thực hiện theo quy chế thi học sinh giỏi quốc gia hiện hành.
4. Căn cứ vào kết quả chung của tất cả các tỉnh tham gia để xét giải theo điều lệ cuộc thi. Mỗi tỉnh nhận được số lượng nhiều nhất giải cá nhân ở mỗi giải là: giải vàng: ≤ 1, giải vàng + giải bạc: ≤ 3, giải vàng + giải bạc + giải đồng: ≤ 7, bằng khen cho các học sinh điểm cao nhưng không đạt giải.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |