Thủ tục hành chính: Điều tra và lập biên bản điều tra tai nạn lao động chết người và tai nạn lao động nặng (nếu cần thiết) - Thanh Hóa
Thông tin
Số hồ sơ: | T-THA-022792-TT |
Cơ quan hành chính: | Thanh Hóa |
Lĩnh vực: | An toàn lao động |
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: | Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh (do Giám đốc Sở Lao động Thương binh Xã hội ký quyết định thành lập) |
Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): | Không |
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: | Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hoá |
Cơ quan phối hợp (nếu có): | Công an huyện, Viện kiểm soát nhân dân huyện |
Cách thức thực hiện: | Thành lập đoàn và xử lý hồ sơ tại Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội - Tiếp nhận hồ sơ, điều tra và lập biên bản tai nạn tại nơi xảy ra tai nạn |
Thời hạn giải quyết: | Không quá 24 giờ đối với vụ tai nạn lao động nhẹ; Không quá 48 giờ đối với vụ tai nạn lao động nặng; Không quá 10 ngày làm việc đối với vụ tai nạn lao động nặng làm bị thương từ 02 người trở lên; Không quá 20 ngày làm việc đối với vụ tai nạn lao động chết người; Không quá 40 ngày làm việc đối với vụ tai nạn lao động cần giám định kỹ thuật |
Đối tượng thực hiện: | Tổ chức |
Kết quả thực hiện: | Biên bản điều tra tai nạn lao động |
Tình trạng áp dụng: | Không còn áp dụng |
Cách thực hiện
Trình tự thực hiện
Tên bước | Mô tả bước |
---|---|
Chuẩn bị hồ sơ: | - Doanh nghiệp báo cáo có tai nạn lao động về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (đại diện cho đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh); đồng thời báo cho công an cấp huyện nơi xảy ra tai nạn bằng Fax, điện thoại… (sau đó Doanh nghiệp phải gửi bằng văn bản theo mẫu). - Theo yêu cầu của Đoàn điều tra tai nạn lao động tỉnh, Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ nộp hồ sơ cho đoàn điều tra ngay tại trụ sở của đơn vị. |
Tíếp nhận hồ sơ: | a. Thời gian và địa điểm: + Trong giờ hành chính: Báo về Thanh tra Sở Lao động- Thương binh và Xã hội (037 3.851.022). + Ngoài giờ hành chính báo qua điện thoại của những người có trách nhiệm (Giám đốc, phó giám đốc, chánh thanh tra, phó chánh thanh tra Sở). b. Trình tự tiếp nhận hồ sơ: Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nhận được thông tin của đơn vị báo, báo cáo Giám đốc chuẩn bị thành lập đoàn điều tra tai nạn lao động. |
Xử lý hồ sơ: | - Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu cho Giám đốc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội thành lập đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh. - Đoàn điều tra do Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì; đại diện Sở Y tế, đại diện Liên đoàn lao động tỉnh làm thành viên. - Đoàn điều tra tai nạn lao động tỉnh đến ngay hiện trường phối hợp cùng cơ quan Công an huyện, Viện kiểm soát cùng cấp chứng kiến việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi và thu thập tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ tai nạn. - Đoàn điều tra tai nạn lao động nhận hồ sơ liên quan đến tai nạn tại đơn vị ngay sau khi khám nghiệm hiện trường, tử thi vụ tai nạn. - Sau khi thu thập hồ sơ, chứng cứ vụ tai nạn; chứng kiến việc lấy lời khai nhân chứng, lập biên bản hiện trường, lập biên bản khám nghiệm tử thi của Công an, viện kiểm soát. Đoàn điều tra tai nạn cấp tỉnh đem hồ sơ về Công sở nghiên cứu tìm nguyên nhân gây tai nạn, tìm biện pháp khắc phục tai nạn tái diễn, tìm người có lỗi trong vụ tai nạn và dự thảo biên bản điều tra tai nạn lao động (Trưng cầu giám định nếu cần). - Thành lập cuộc điều tra tai nạn công khai tại nơi xảy ra tai nạn gồm: + Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh. + Đoàn điều tra tai nạn lao động của cơ sở. + Những người chứng kiến vụ tai nạn. + Gia đình nạn nhân. - Kết thúc cuộc điều tra công khai, đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh lập biên bản công bố Biên bản điều tra tai nạn lao động, đọc cho mọi người tham gia cùng nghe và ký tên. |
Trả kết quả: | a. Địa điểm: Tại nơi xảy ra tại nạn lao động. b. Thời gian: Tại thời điểm kết thúc cuộc điều tra tai nạn lao động. c. Trình tự: Đoàn điều tra tai nạn cấp tỉnh trả kết quả (biên bản điều tra tai nạn lao động) trực tiếp cho đơn vị xảy ra tai nạn và gia đình nạn nhân. |
Thành phần hồ sơ
Khai báo tai nạn lao động (01 Bản chính; có mẫu) |
Nội qui lao động (01 bản sao y bản chính) |
Thoả ước lao động tập thể (01 bản sao y bản chính) |
Tài liệu, danh sách, thẻ huấn luyện An toàn, vệ sinh lao động (01 bản sao y bản chính) |
Qui định chế độ trách nhiệm của Hội đồng bản hộ lao động Cơ sở (01 bản sao y bản chính) |
Quyết định thành lập hội đồng bảo hộ lao động cơ sở (01 bản sao y bản chính) |
Biện pháp an toàn có liên quan đến vụ tai nạn lao động (01 bản sao y bản chính) |
Hồ sơ liên quan khác nếu cần (01 bản sao y bản chính) |
Số bộ hồ sơ: 1 bộ |
Các biểu mẫu
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | Văn bản quy định |
---|---|
Khai báo tai nạn lao động
Tải về |
1. Thông tư liên tịch 14/2005/TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN hướng dẫn khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê và báo cáo định kỳ tai nạn lao động do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế và Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành |
Phí và lệ phí
Cơ sở pháp lý
Văn bản căn cứ pháp lý
Văn bản công bố thủ tục
Thủ tục hành chính liên quan
Thủ tục hành chính liên quan nội dung
1. Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt - Thanh Hóa |
2. Giám định tai nạn lao động tái phát - Thanh Hóa |
Lược đồ Điều tra và lập biên bản điều tra tai nạn lao động chết người và tai nạn lao động nặng (nếu cần thiết) - Thanh Hóa
- Hiện chưa có văn bản!
- Hiện chưa có văn bản!
- Hiện chưa có văn bản!
- Hiện chưa có văn bản!
- Hiện chưa có văn bản!
- Hiện chưa có văn bản!