Đình chỉ công tác đối với điều dưỡng viên có đúng không?
Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật lao động 2012;
– Thông tư liên tịch số 26/2015/TTLT-BYT-BNV.
2. Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch số 26/2015/TTLT-BYT-BNV quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương theo chức danh nghề nghiệp điều dưỡng; hộ sinh; kỹ thuật y.
– Tận tụy phục vụ sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.
– Hiểu biết và thực hiện đúng quy tắc ứng xử của viên chức ngành y tế.
– Thực hành nghề nghiệp theo đúng quy chế, quy định, quy trình chuyên môn kỹ thuật và các quy định khác của pháp luật.
– Không ngừng học tập nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ.
– Tôn trọng quyền của người bệnh, tôn trọng phụ nữ, quyền con người;
– Trung thực, khách quan, công bằng, trách nhiệm, đoàn kết, tôn trọng và hợp tác với đồng nghiệp trong thực hành nghề nghiệp.
Bên cạnh đó, theo Thông tư 07/2011/TT-BYT về hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện. Trách nhiệm của các chủ thể trong quá trình làm việc tại bệnh viện, chăm sóc bệnh nhân quy định trách nhiệm của điều dưỡng viên, hộ sinh viên gồm:
– Phối hợp chặt chẽ với bác sĩ điều trị, điều dưỡng viên, hộ sinh viên và kỹ thuật viên trong công tác chăm sóc người bệnh.
– Tuân thủ các quy trình kỹ thuật điều dưỡng, các quy định của Bộ Y tế và của bệnh viện.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 024.6294.9155
– Thực hiện quy tắc ứng xử và thực hành giao tiếp với đồng nghiệp, người bệnh và người nhà người bệnh.
Khi điều dưỡng viên không thực hiện công việc theo sự phân công của lãnh đạo cấp trên giao cho thì sẽ bị xử lí kỉ luật. Vấn đề xử lý kỷ luật sẽ căn cứ theo nội quy nơi làm việc của điều dưỡng viên đó. Nếu nội quy lao động không quy định áp dụng kỷ luật như thế nào thì sẽ có 2 trường hợp xảy ra sau đây:
* Trường hợp 1: Nếu điều dưỡng viên là viên chức thì hình thức xử lí kỷ luật sẽ theo quy định tại Luật Viên chức 2010 và Nghị định 27/2012/NĐ-CP quy định các hình thức xử lý kỷ luật như sau:
Khi nào viên chức bị kỷ luật? Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật viên chức?Đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý nếu có hành vi vi phạm pháp luật, tùy theo mức độ vi phạm áp dụng một trong các hình thức kỷ luật sau:
– Khiển trách;
– Cảnh cáo;
– Buộc thôi việc.
* Trường hợp 2: Nếu bạn không là viên chức, ký hợp đồng lao động thì áp dụng quy định tại Bộ luật lao động 2012. Điều 125 Bộ luật lao động 2012 quy định các hình thức xử lý kỷ luật lao động như sau:
– Khiển trách.
– Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng; cách chức.
– Sa thải.
Như vậy, nếu nội quy quy lao động tại cơ quan có quy định về việc đình chỉ công tác với hành vi không thực hiện đúng nghĩa vụ của điều dưỡng viên và sự chỉ đạo của lãnh đạo thì áp dụng là đúng. Nếu không có quy định cụ thể thì áp dụng hình thức kỷ luật nêu trên, tùy vào bạn là viên chức hay người lao động đồng thời căn cứ vào mức độ vi phạm để có biện pháp xử lý kỷ luật đúng nhất.
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam
Gửi yêu cầu tư vấn
Chi tiết xin liên hệ:
Tổng đài: 024.6294.9155
Hotline: 0984.988.691