Doanh nghiệp nên làm gì khi xảy ra sự cố nghiêm trọng tại nơi làm việc?
Ngày gửi: 26/11/2020 lúc 23:02:24
Câu hỏi:
Doanh nghiệp nên làm gì khi xảy ra sự cố nghiêm trọng tại nơi làm việc? Kinh nghiệm xử lý những tình huống sự cố tại doanh nghiệp.
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
Trong quá trình sản xuất và kinh doanh thì việc xảy ra các sự cố tại nơi làm việc là điều không thể tránh khỏi được.Có nhiều nguyên nhân gây ra các tai nạn lao động không mong muốn này song chủ yếu là do công tác an toàn lao động không được thực hiện tốt. Vậy khi xảy ra các sự cố nghiêm trọng này thì doanh nghiệp nên có những biện pháp gì. Trong bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp vướng mắc này.
1. Tình hình và nguyên nhân dẫn đến các sự cố nghiêm trọng
Thực tế có rất nhiều nguyên nhân gây ra tai nạn lao động song chủ yếu có thể là do công tác an toàn lao động không được thực hiện tốt. Sự cố công nghệ như nổ nồi hơi, bình nén khí, bình sinh khí axetylen, thiết bị nâng không đảm bảo an toàn…vị trí, tư thế lao động gò bó, trình độ lao động thấp hoặc cũng có thể là do ý thức kỷ luật lao động kém, tâm lý lao động không ổn định,.. thì đều có thể là những nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp dẫn đến tai nạn lao động, các sự cố nghiêm trọng tại nơi làm việc. Khi tham gia quan hệ lao động, để sức lao động có thể kết hợp với tư liệu sản xuất cần có môi tường làm việc.
Môi trường làm việc được hiểu là tổng thể là các yếu tố kỹ thuật, tổ chức lao động, kinh tế -xã hội, tự nhiên thể hiện qua công nghệ, phương tiện, đối tượng lao động, năng lực của người lao động và sự tác động qua lại giữa các yếu tố đó tạo nên điều kiện làm việc của con người trong quá trình lao động. Để đảm bảo sức khỏe cho người lao động và để tránh những rủi ro sự cố nghiêm trọng tại nơi làm việc thì doanh nghiệp và nhà nước cần đưa ra những chế định bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành, xác định các điều kiện lao động an toàn và vệ sinh có tính chất bắt buộc, các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hoặc khắc phục những yếu tố nguy hiểm, độc hại trong môi trường lao động nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người lao động.
2. Nguyên tắc đảm bảo an toàn lao động tại nơi làm việc
Xuất phát từ tầm quan trọng của bảo hộ lao động, Nhà nước xác định việc thống nhất quản lý các hoạt động bảo hộ lao động từ đó tránh những sự cố nghiêm trọng tại nơi làm việc là nhiệm vụ chủ yếu của công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực lao động. Sự tham gia quản lý thống nhất của Nhà nước từ Trung ương đến địa phương trọng việc thực hiện bảo hộ lao động góp phần đảm bảo khả năng thực thi của pháp luật và bảo vệ sức khỏe của người lao động.
Vai trò của Nhà nước trong việc thống nhất là quản lý hoạt động bảo hộ lao động thể hiện ở việc Chính Phủ quyết định chương trình quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động, ban hành các văn bản pháp luật về bảo hộ lao động, hướng dẫn thực hiện, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật. Phần lớn các quy định về an toàn, vệ sinh lao động và việc đảm bảo các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Nhà nước ban hành đều là các quy định cần được thực hiện nghiêm chỉnh tại các doanh nghiệp.
Nhà nước cũng có kết hoạch hỗ trợ các doanh nghiệp khi thực hiện các biện pháp bảo hộ lao động nhằm giảm bớt chi phí tài chính cho doanh nghiệp và tăng tính chuyên nghiệp của các hoạt động bảo hộ lao động. Sự hỗ trợ của Nhà nước chủ yếu là tổ chức nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật bảo lao động, sản xuất các trang thiết bị an toàn, vệ sinh lao động. Trách nhiệm của các đơn vị là đầu tư kinh phí cho công tác đảm bảo an toàn, vệ sinh lao đọng và thực hiện đúng các quy định pháp luật về bảo hộ lao động. Bảo hộ lao động là hoạt động mang tính xã hội. Để tránh những sự cố không mong muốn tại nơi làm việc thì người sử dụng lao động sẽ là người đầu tư kinh phí và tổ chức các hoạt động bảo hộ lao động tại cơ sở.
Xét về lợi ích trước mắt, hoạt động này ảnh hưởng tới lợi nhuận. Nhưng về lâu dài, bảo hộ lao động mang đến những lợi ích quan trọng như ổn định cho việc sản xuất, tăng năng suất lao động, công nhân yên tâm làm việc, giảm chi phí khắc phục tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Không phải mọi chủ sử dụng lao động đều ý thức được vấn đề này.
Do đó, nhà nước nhấn mạnh tính chất bắt buộc trong việc thực hiện các quy định về bảo hộ lao động, coi đây là nghĩa vụ của người sử dụng lao động và là một trong các điều kiện để họ được phép sử dụng lao động. Trong quá trình lao động thường tiềm ẩn các yếu tố nguy hiểm, nặng nhọc, độc hại. Nếu không thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, tại bất cứ giai đoạn nào của quá trình lao động.
Vì thế, cần đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động từ khi thiết kế, lắp đặt, vận hành, bảo quản, cho đến khi thanh lý các trang thiết bị, máy móc, dây chuyền phục vụ sản xuất. Các biện pháp đảm bảo an toàn, bảo vệ tính mạng, sức khỏe và nhân cách của con người cần được thực hiện ở mọi nơi diễn ra hoạt động lao động.
Thực hiện bảo hộ lao động một cách đồng bộ và toàn diện vì thế được coi là nguyên tắc cơ bản của pháp luật. Nguyên tắc này đòi hỏi bảo hộ lao động phải được thực hiện đầy đủ tuân thủ đúng các tiêu chuẩn an toàn lao động, vệ sinh lao động do Nhà nước quy định. Chỉ cần thiếu đi một vài phương tiện đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động do Nhà nước quy định.
3. Trách nhiệm của doanh nghiệp khi có sự cố xảy ra tại nơi làm việc
Phòng bệnh hơn chữa bệnh là việc mà mọi doanh nghiệp nên làm. Đây cũng là nội dung pháp luật buộc doanh nghiệp phải thực hiện theo khoản 1 Điều 19 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 và Điều 8 Nghị định 39/2016/NĐ-CP, theo đó, Người sử dụng lao động phải có phương án xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng, ứng cứu khẩn cấp và định kỳ tổ chức diễn tập theo quy định của pháp luật; trang bị phương tiện kỹ thuật, y tế để bảo đảm ứng cứu, sơ cứu kịp thời khi xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng, tai nạn lao động.
Điều 8. Biện pháp xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng và ứng cứu khẩn cấp
1. Phương án xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng quy định tại Khoản 1 Điều 19 Luật An toàn, vệ sinh lao động phải có các nội dung sau đây:
a) Lực lượng tham gia xử lý sự cố tại chỗ và nhiệm vụ của từng thành viên tham gia; lực lượng hỗ trợ từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh lân cận;
b) Phương tiện kỹ thuật phải có theo quy định của pháp luật chuyên ngành; thiết bị đo lường cần thiết dùng trong quá trình xử lý sự cố (các thiết bị này phải được kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định hiện hành của pháp luật về đo lường);
c) Cách thức, trình tự xử lý sự cố.
2. Phê duyệt hoặc gửi cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và định kỳ tổ chức diễn tập phương án xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
3. Kịp thời thông báo cho chính quyền địa phương khi xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng theo quy định tại Điều 26 Nghị định này.
Khi xảy ra sự cố làm chết người hoặc làm bị thương nặng từ 02 người trở lên mà nạn nhân không phải là người lao động thuộc quyền quản lý hoặc có người lao động bị nạn nhưng chưa rõ thương vong thì người sử dụng laođộng của cơ sở để xảy ra sự cố phải khai báo bằng cách nhanh nhất với thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi xảy ra sự cố, với Công an cấp huyện nếu nạn nhân bị chết theo theo mẫu quy định tại phụ lục III kèm theo Nghị định này.
Ngoài việc khai báo theo quy định tại Khoản 1 Điều này, các sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động và sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng phải được khai báo, Điều tra, thống kê và báo cáo theo quy định của pháp luật chuyên ngành.Đối với những sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng mà pháp luật chuyên ngành không quy định việc khai báo thì thực hiện như sau:
Người phát hiện hoặc nhận được tin báo xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng báo ngay cho người sử dụng lao động của cơ sở để xảy ra sự cố hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra sự cố. Người sử dụng lao động, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm báo ngay về Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi xảy ra sự cố.
Đối với sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng xảy ra liên quan đến nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh, địa phương thì người sử dụng lao động, địa phương nơi xảy ra sự cố có trách nhiệm báo ngay về Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.Sau khi tiến hành Điều tra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng theo quy định của pháp luật chuyên ngành, cơ quan nhà nước có thẩm quyền chủ trì Điều tra gửi kết quả hoặc kết luận, biên bản Điều tra tới Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp tỉnh nơi xảy ra sự cố, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và các cơ quan có liên quan.
Như vậy khi xảy ra sự cố nghiêm trọng tại nơi làm việc thì doanh nghiệp nên có trách nhiệm ngừng ngay hoạt động của máy, thiết bị, vật tư, chất và các hoạt động tại nơi có sự cố; không được buộc người lao động tiếp tục làm việc hoặc trở lại nơi làm việc khi các nguy hiểm chưa được khắc phục, thực hiện các biện pháp để cứu người và tài sản, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động và doanh nghiệp phải kịp thời thông báo cho chính quyền địa phương nơi xảy ra sự cố.
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam
Gửi yêu cầu tư vấn
Chi tiết xin liên hệ:
Tổng đài: 024.6294.9155
Hotline: 0984.988.691