Đói lại tiền thực hiện dự án bị lừa

Ngày gửi: 12/02/2018 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL41193

Câu hỏi:

Kính thưa Quý Công ty. Anh tôi là nạn nhân bị mất tiền được xem như bị lừa đảo, chiếm đoạt tiền bởi người quen. Tuy nhiên kiến thức pháp luật của chúng tôi hạn chế, nên rất lúng túng trong việc giải quyết đòi lại tiền, cũng như bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Xin được nêu khái quát tình tiết vụ việc và kính mong được tư vấn từ công ty giúp đỡ giải quyết tháo gỡ bế tắc vụ việc cụ thể như sau. Anh tôi tên A đang là chủ tịch Hội Đồng Quản Trị, kiêm giám đốc của Công ty CP xây dựng –XD (Sau đây gọi là Công ty XD), vào tháng 10/2011, được người quen tên B làm Giám đốc Công ty CP khoa học kỹ thuật y tế – YT (Sau đây gọi là Công ty YT) có đặt vấn đề vay tiền với lý do chi phí để khai thác nguồn vốn xây dựng dự án (DA) Bệnh viện đa khoa do Công ty YT làm chủ đầu tư. B giới thiệu sơ bộ với A Anh tôi về dự án đầu tư và hứa hẹn sẽ giao cho bạn tôi làm tổng thầu thi công xây dựng dự án này trong thời gian không xa tới đây khi có nguồn vốn. Mặc dù dự án chưa có thủ tục pháp lý (chưa có thật), nhưng với khả năng gian dối và tài hùng biện trôi chẩy của B, Anh tôi đã dễ dàng nhầm tưởng và tin vào các thông tin không đúng sự thật này. Anh tôi với tâm lý người lãnh đạo Công ty trước bối cảnh thị trường công việc tìm kiếm khó khăn, khi nghe B nói giao cho làm tổng thầu dự án lớn, đã như chết đuối vớ được cọc, nên đã đồng ý cho vay tiền một cách dễ dàng với kỳ vọng cơ hội việc làm để tạo ra lợi ích, để duy trì, ổn định đời sống cho Cán bộ công nhân viên. Hai bên thiết lập hợp đồng (HĐ) vay vốn với danh nghĩa hai Công ty; Bên cho vay (Bên A) đại diện bởi A (Anh tôi); Bên vay (Bên B) do B làm đại diện. (HĐ có ký, đóng dấu pháp nhân của hai bên). A rất tin tưởng vào B là chỗ quen biết, bạn bè, thể hiện sự thiện chí cho B vay không cần tài sản bảo đảm, lãi suất thấp gọi là có. + Số tiền vay và cho vay: 400.000.000 đồng+Lãi suất vay là 1%/năm; Áp dụng cho toàn bộ thời gian vay. +Thời hạn vay là 6 tháng (Trả nợ một lần cả gốc và lãi khi đến hạn) +Hình thức vay: Không có bảo đảm (tín chấp) + Thỏa thuận ; “Trích dẫn: Bên B giao cho bên A làm tổng thầu EPC toàn bộ dự án xây dựng Bệnh viện đa tại ……….” do bên B làm chủ đầu tư. + A Anh tôi giữ hợp đồng và sử dụng tiền riêng của mình để giao cho B đủ 400.000.000 đồng cho kịp tiến độ theo đề nghị của B sau 02 ngày ký hợp đồng. + B nhận tiền vay có phiếu thu do B ký thủ trưởng đơn vị với chức danh Giám đốc, đồng thời B cũng là người ký nhận tiền (nhận thay). (Cả hợp đồng và phiếu thu tiền do A giữ, không báo về Công ty, không thể hiện hạch toán kế toán ở Công ty vì chỉ nghĩ đơn thuần thiện chí cá nhân để lấy việc làm cho Công ty, mặt khác tiền của mình thì sau mình lấy lại là xong mà không lường trước được hệ lụy tranh chấp). + Khi hết thời hạn vay, A đã gặp B hỏi về dự án và đòi tiền, nhưng B nói là tiền vay đã chi phí tìm nguồn vốn cho dự án, hiện tại chưa thu sếp được tiền để trả. + Đến nay, khoản tiền vay đã quá hạn nhiều năm, nhưng B vẫn chưa trả, còn dự án xây dựng bệnh viện của Công ty YT thì được xác định là không khả thi (không có thật)Xem thêm: Đòi lại tiền bị lừa xin việc + Anh tôi tiếp tục kiên nhẫn gặp gỡ và điện thoại đòi tiền, mặt khác đã làm văn bản đề nghị bên B thanh toán trả nợ theo hợp đồng, nhưng B vẫn không trả. Vậy xin được Công ty tư vấn giúp: Thứ nhất: Với tình tiết sự việc trình bày trên, A Anh tôi có thể tố cáo B về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, hoặc lợi dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản không? Thứ hai: Do có sự mâu thuẫn giữa hợp đồng là danh nghĩa Công ty, còn nguồn tiền cho vay là của cá nhân, không được thể hiện trên sổ sách kế toán Công ty, thì A tố cáo B theo danh nghĩa Công ty (theo HĐ), hay với tư cách cá nhân bị lừa? Thứ ba: Nếu A tố cáo B với danh nghĩa Công ty thì mâu thuẫn nói trên có bị cản trở, vướng mắc gì không ? Phương án giải quyết thế nào? Và/hoặc nếu tố cáo với tư cách cá nhân bị lừa, thì mâu thuẫn nói trên bị cản trở, vướng mắc gì ? Phương án giải quyết thế nào? Thứ tư: Nếu cả hai phương án đều bị mâu thuẫn làm cản trở vướng mắc, không khả thi, thì phải giải quyết thế nào, bắt đầu từ đâu?

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Nếu bên bạn có đầy đủ căn cứ chứng minh hành vi của bên B là hành vi lừa đảo từ ban đầu để chiếm đoạt tài sản hoặc bằng một giao dịch nào đó mà không thanh toán khoản tiền mà bên bạn đã cho vay.

Theo quy định Điều 139 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định như sau:

 Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản 

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

……

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm

Điều 140 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định như sau:

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155

Điều 140. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 

1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ một triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới một triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:

Thủ tục khởi kiện lấy lại tiền cho vay

 a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;

 ….

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này.

=> Để xác định xem có hành vi vi phạm hay không bên bạn phải chứng minh được dấu hiệu cuối cùng mà bên B mong muốn đó là nhằm chiếm đoạt tài sản của bên bạn. Vấn đề này sẽ phụ thuộc vào kết quả điều tra từ bên phía cơ quan công an để có thể đưa ra kết luận cuối cùng.

Thứ hai: Do có sự mâu thuẫn giữa hợp đồng là danh nghĩa Công ty, còn nguồn tiền cho vay là của cá nhân, không được thể hiện trên sổ sách kế toán Công ty, thì A tố cáo B theo danh nghĩa Công ty (theo HĐ), hay với tư cách cá nhân bị lừa?

Vì hợp đồng hai bên ký kết là danh nghĩa hai công ty, tuy nhiên việc sử dụng tiền cá nhân thì anh A phải chứng minh số tiền đó là tiền cho công ty vay, tài sản góp vào công ty để yêu cầu thực hiện. Tất cả bằng chứng giấy tờ là dựa trên hợp đồng giữa hai bên nên nếu tố cáo vẫn theo danh nghĩa công ty và chứng minh số tài sản lấy từ cá nhân cho công ty thực hiện.

= > Nếu hai bên không thỏa thuận giải quyết được mà bên B có dấu hiệu chiếm đoạt tài sản thì tố cáo lên cơ quan công an có thẩm quyền yêu cầu giải quyết. Nếu không đảm bảo về chứng cứ chứng minh về dấu hiệu lừa đảo thì bạn có thể kiện đòi tài sản lên Tòa án.

Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:

– Hỏi về hành vi lừa đảo tiền của doanh nghiệp

– Vay tiền không có khả năng trả nợ thì có phải lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay không?

– Luật sư tư vấn về hành vi lấy tiền của bạn không trả

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 024.6294.9155  để được giải đáp.

——————————————————–

THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:

– Tư vấn luật miễn phí qua điện thoại

– Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại

–  Tư vấn pháp luật doanh nghiệp trực tuyến miễn phí

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.