Đối tượng đóng lệ phí tập huấn Phòng cháy và chữa cháy?
Ngày gửi: 16/01/2020 lúc 11:31:12
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
1. Căn cứ pháp lý
2. Nội dung tư vấn
Khoản 2 Điều 16 Thông tư 66/2014/TT-BCA quy định:
…
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở có trách nhiệm tổ chức các lớp huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý. Người đứng đầu cơ sở đào tạo, dạy nghề lái xe ô tô có trách nhiệm đưa nội dung kiến thức phòng cháy và chữa cháy vào nội dung, chương trình đào tạo.
Trường hợp cơ quan, tổ chức, cơ sở không tự tổ chức được lớp huấn luyện hoặc cá nhân có nhu cầu được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy thì phải có đơn đề nghị cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tổ chức lớp huấn luyện. Kinh phí tổ chức lớp huấn luyện do cơ quan, tổ chức, cơ sở hoặc cá nhân tham gia lớp huấn luyện chịu trách nhiệm.”
Theo căn cứ trên thì pháp luật không quy định cơ quan hay cá nhân sẽ là đối tượng phải đóng kinh phí tổ chức lớp huấn luyện phòng cháy chữa cháy. Tuy nhiên, xem xét trường hợp này, cơ quan có quyết định trưng tập bạn đi dự lớp tập huấn đó của huyện nên việc yêu cầu bạn phải nộp 500.000 đồng lệ phí tập huấn là không phù hợp. Trường hợp cơ quan tự tổ chức lớp huấn luyện hoặc đề nghị cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tổ chức lớp huấn luyện thì cơ quan sẽ phải chịu kinh phí.
>>> Luật sư tư vấn đối tượng đóng lệ phí tập huấn Phòng cháy và chữa cháy: 024.6294.9155
Căn cứ Thông tư 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2016 của Bộ Tài chính thì Kinh phí tổ chức lớp huấn luyện gồm các khoản sau:
– Chi thù lao giảng viên; phụ cấp tiền ăn giảng viên; chi phí đưa, đón, bố trí nơi ở cho giảng viên;
– Chi tài liệu học tập theo nội dung chương trình khoá học cho học viên (không kể tài liệu tham khảo);
– Chi khen thưởng cho học viên đạt loại giỏi, loại xuất sắc;
– Chi hỗ trợ một phần tiền ăn cho học viên trong thời gian đi tập trung học;
– Chi thuê hội trường, phòng học, thiết bị phục vụ học tập (nếu có);
– Chi nước uống phục vụ lớp học; đối với các lớp học chuyên sâu, nâng cao có chuyên gia nước ngoài giảng dạy được chi giải khát giữa giờ (cà phê, trà, hoa quả, bánh ngọt…);
– Chi tổ chức cho học viên đi khảo sát, thực tế (nếu có);
– Chi tiền thuốc y tế thông thường cho học viên (nếu học viên ốm).
– Chi in và cấp chứng chỉ;
– Chi khác phục vụ trực tiếp lớp học (điện, nước, thông tin liên lạc, văn phòng phẩm, vệ sinh, trông giữ xe…).
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam
Gửi yêu cầu tư vấn
Chi tiết xin liên hệ:
Tổng đài: 024.6294.9155
Hotline: 0984.988.691