Đóng bảo hiểm đối với giáo viên và phụ cấp thâm niên khi làm việc lâu năm
Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
1. Tôi đi dạy hợp đồng từ 1994 tại một trường THPT đến năm 2003 tôi mới được đóng bảo hiểm xã hội, tôi sinh tháng 7/1958 vậy năm học 2017 tôi nghỉ vì cắt hợp đồng thì tôi có được nhận bảo hiểm 1 lần không, cách tinh như thế nào?
Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định về Bảo hiểm xã hội một lần như sau:
1. Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 của Nghị định này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
b) Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội;
d) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
c) Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Trường hợp của bạn được xác định như sau:
– Thời gian tham gia bảo hiểm xã hội: từ năm 2013 đến 2017 là 14 năm (chưa đủ 20 năm);
– Độ tuổi: Bạn sinh tháng 7/1958, tính đến thời điểm này bạn được hơn 58 tuổi. Theo quy định của điểm a khoản 1 Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 tuổi hưởng lương hưu ở điều kiện bình thường là nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi.
Bạn không nêu trong tình huống là nam hay nữ, tuy nhiên căn cứ vào quy định nêu trên cho thấy: Nếu bạn là nữ khi bạn nghỉ vào thời điểm này thì bạn đủ điều kiện để được hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP; nếu bạn là nam thì bạn sẽ chỉ được hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi đáp ứng một trong các điều kiện được quy định điểm b, c, d khoản 1 Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP. Và mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần bạn có thể đối chiếu với sổ bảo hiểm xã hội của mình theo công thức được quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP để tính.
2. Tôi đi dạy từ 1984 đến 1992 thì xin nghỉ việc không nhận trợ cấp thôi việc vậy thời gian này có thể truy lại Bảo hiểm xã hội không, phải liên hệ ở bộ phân nào của Sở giáo dục:
Theo quy định tại Điều 23 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định về Tính thời gian công tác trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 để hưởng bảo hiểm xã hội thì những đối tượng được tính thời gian công tác trước ngày 01/01/2995 là thời gian được hưởng bảo hiểm xã hội là người có thời gian làm việc trong khu vực nhà nước thôi việc hoặc nghỉ chờ việc, quân nhân, công an xuất ngũ chưa nhận được bất cứ khoản trợ cấp nào. Theo đó, bạn cần kiểm tra lại quá trình từ năm 1984 đến năm 1992, bạn đi dạy có thuộc khu vực nhà nước hay không? Nếu khoảng thời gian này bạn công tác trong khu vực nhà nước thì khoảng thời gian này sẽ được công cùng khoảng thời gian sau này để được voi là khoảng thời gian được hưởng bảo hiểm xã hội bằng việc có quyết định thôi việc cùng văn bản xác minh chưa được hưởng trợ cấp khi thôi việc do đơn vị bạn đã công tác xác định.
3. Tôi đứng lớp giảng dạy nhưng không có phụ cấp thâm niên vì tôi là giáo viên hợp đồng, đúng không?
Điều 2 của Nghị định 54/2011/NĐ-CP quy định về Điều kiện, thời gian tính hưởng và thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên trong ngành giáo dục như sau:
Nghỉ bù đối với giáo viên sinh con vào thời gian nghỉ hè1. Điều kiện được tính hưởng phụ cấp thâm niên
Nhà giáo có thời gian giảng dạy, giáo dục đủ 5 năm (60 tháng) thì được tính hưởng phụ cấp thâm niên.
2. Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên
a) Thời gian giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục;
b) Thời gian hưởng phụ cấp thâm niên ở các ngành nghề khác được cộng dồn với thời gian quy định tại điểm a khoản này để tính hưởng phụ cấp thâm niên.
3. Thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên
a) Thời gian tập sự, thử việc hoặc thời gian hợp đồng làm việc lần đầu;
b) Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;
c) Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
d) Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử.
Như vậy, trường hợp của bạn là giáo viên hợp đồng thì thời gian không được tính là hưởng phụ cấp thâm niên chỉ bảo gồm thời gian tập sự, thử việc và thời gian hợp đồng làm việc lần đầu của bạn. Theo đó, bạn cần kiểm tra lại loại hợp đồng mà bạn ký với nhà trường là hợp đồng loại gì và có còn là hợp đồng làm việc việc hay không? Trong trường hợp không còn là hợp đồng làm việc lần đầu thì khi bạn có thời gian giảng dạy, giáo dục đủ 5 năm (60 tháng) là đủ điều kiện để được tính hưởng phụ cấp thâm niên.
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam
Gửi yêu cầu tư vấn
Chi tiết xin liên hệ:
Tổng đài: 024.6294.9155
Hotline: 0984.988.691