CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:.../2017/NĐ-CP | Hà Nội, ngày...tháng…..năm 2017 |
DỰ THẢO |
|
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHI TIẾT VIỆC THẨM ĐỊNH GIÁ KHỞI ĐIỂM KHOẢN NỢ XẤU VÀ TÀI SẢN BẢO ĐẢM CỦA KHOẢN NỢ XẤU VÀ VIỆC THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG ĐẤU GIÁ NỢ XẤU VÀ TÀI SẢN BẢO ĐẢM CỦA KHOẢN NỢ XẤU ĐỐI VỚI KHOẢN NỢ XẤU VÀ TÀI SẢN SẢN ĐẢM BẢO CỦA KHOẢN NỢ XẤU CÓ GIÁ TRỊ LỚN
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật đấu giá tài sản ngày 17 tháng 11 năm 2016;
Theo đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết việc thẩm định giá khởi điểm khoản nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu và việc thành lập Hội đồng đấu giá nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu đối với khoản nợ xấu và tài sản sản đảm bảo của khoản nợ xấu có giá trị lớn.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định về việc thẩm định giá khởi điểm khoản nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu, việc thành lập Hội đồng đấu giá nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu đối với khoản nợ xấu và tài sản sản đảm bảo của khoản nợ xấu có giá trị lớn trong trường hợp tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng tự đấu giá.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với:
1. Tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng.
2. Doanh nghiệp thẩm định giá tài sản.
3. Tổ chức tín dụng có nợ xấu bán cho tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng.
4. Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc đấu giá tài sản là nợ xấu, tài sản đảm bảo của khoản nợ xấu.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng là Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam theo quy định tại Nghị định 53/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 05 năm 2013 của Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam và các văn bản sửa đổi, bổ sung (sau đây gọi là Công ty quản lý tài sản).
2. Khoản nợ xấu của Công ty quản lý tài sản là khoản nợ xấu được Công ty quản lý tài sản mua của tổ chức tín dụng Việt Nam theo quy định tại Nghị định 53/2013/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung.
Chương II
THẨM ĐỊNH GIÁ KHỞI ĐIỂM CỦA KHOẢN NỢ XẤU VÀ TÀI SẢN BẢO ĐẢM CỦA KHOẢN NỢ XẤU
Điều 4. Những trường hợp phải thẩm định giá khởi điểm của khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu khi Công ty quản lý tài sản tự đấu giá
1. Khoản nợ xấu được Công ty quản lý tài sản mua theo giá trị ghi sổ bằng trái phiếu đặc biệt mà khi xác định giá khởi điểm để đấu giá, Công ty quản lý tài sản không thỏa thuận được với tổ chức tín dụng bán nợ về giá khởi điểm.
2. Khoản nợ xấu được Công ty quản lý tài sản mua theo giá trị thị trường.
3. Tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu mà khi xác định giá khởi điểm để đấu giá, Công ty quản lý tài sản không thỏa thuận được với bên bảo đảm về giá khởi điểm.
Điều 5. Lựa chọn doanh nghiệp thẩm định giá thực hiện thẩm định giá khởi điểm của khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu
1. Công ty Quản lý tài sản thông báo công khai về việc thuê doanh nghiệp thẩm định giá ít nhất năm (05) ngày làm việc trên Cổng thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Trang thông tin điện tử của Công ty Quản lý tài sản để các doanh nghiệpthẩm định giá đăng ký tham gia.
2. Công ty Quản lý tài sản ban hành, thực hiện và chịu trách nhiệm về tiêu chuẩn, quy trình xem xét, quyết định lựa chọn doanh nghiệp thẩm định giá để thực hiện việc thẩm định giá khởi điểm của khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu.
3. Việc thẩm định giá khởi điểm của khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu thực hiện theo quy định về Luật giá và quy định tại Nghị định này.
Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của Công ty quản lý tài sản khi thực hiện thẩm định giá khởi điểm của khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu
1. Lựa chọn tổ chức thẩm định giá theo quy định tại Điều 5 Nghị định này.
2. Ký kết hợp đồng thẩm định giá với doanh nghiệp thẩm định giá.
3. Cung cấp hồ sơ, tài liệu, số liệu có liên quan đến khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu phải thẩm định giá cho doanh nghiệp thẩm định giá.
4. Được ủy quyền cho tổ chức tín dụng bán nợ thực hiện các hoạt động quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều này.
5. Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định pháp luật.
Điều 7. Sử dụng kết quả thẩm định giá để xác định giá khởi điểm của khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu
1. Trường hợp phải thẩm định giá khởi điểm của khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu theo quy định tại Điều 4 Nghị định này, kết quả thẩm định giá được sử dụng làm giá khởi điểm của khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu khi bán đấu giá lần đầu khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu.
2. Trường hợp bán đấu giá lần đầu khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấukhông thành, Công ty quản lý tài sản được quyết định giảm giá khởi điểm của khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấutrong trường hợp tiếp tục bán đấu giá. Mỗi lần giảm giá không quá mười phần trăm (10%) giá khởi điểm của lần đấu giá không thành trước đó.
Chương III
HỘI ĐỒNG ĐẤU GIÁ NỢ XẤU VÀ TÀI SẢN BẢO ĐẢM CỦA KHOẢN NỢ XẤU
Điều 8. Khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu có giá trị lớn
Phương án 1:
Khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu có giá trị lớn là khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu thuộc một trong các trường hợp sau:
1. Khoản nợ xấu được mua theo giá trị ghi sổ bằng trái phiếu đặc biệtcó giá trị ghi sổ số dư nợ gốc đang theo dõi trên sổ sách của Công ty quản lý tài sản từ 100 tỷ đồng trở lên.
2. Khoản nợ xấu được mua theo giá trị thị trường mà có giá mua từ tổ chức tín dụng bán nợ từ 100 tỷ đồng trở lên.
3. Tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu có giá trị theo biên bản định giá gần nhất từ 100 tỷ đồng trở lên.
Phương án 2:
Khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu có giá trị lớn là khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu có giá khởi điểm được xác định theo quy định của Nghị định này và theo các quy định khác của pháp luật khi tổ chức bán đấu giá từ 100 tỷ đồng trở lên.
Điều 9. Thành lập Hội đồng đấu giá nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu
1. Công ty quản lý tài sản quyết định thành lập Hội đồng đấu giá nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu đối với các khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu có giá trị lớn quy định tại Điều 8 Nghị định này.
2. Hội đồng đấu giá nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu gồm ba thành viên trở lên, bao gồm: 01 đại diện lãnh đạo Công ty Quản lý tài sản là Chủ tịch Hội đồng, 01 đấu giá viên, 01 đại diện tổ chức tín dụng bán nợ (trường hợp bán đấu giá khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu được mua theo giá trị ghi sổ bằng trái phiếu đặc biệt), đại diện các đơn vị có liên quan thuộc Công ty quản lý tài sản, các thành viên khác (nếu có).
Điều 10. Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng đấu giá nợ xấu, tài sản bảo đảm của khản nợ xấu
1. Cuộc đấu giá do Hội đồng đấu giá nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu thực hiện phải có ít nhất hai phần ba số thành viên Hội đồng tham dự.
2. Hội đồng đấu giá nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu làm việc theo nguyên tắc tập trung, thảo luận tập thể và quyết định theo đa số thông qua hình thức biểu quyết hoặc bỏ phiếu kín. Trường hợp kết quả biểu quyết hoặc số phiếu bằng nhau thì Chủ tịch Hội đồng có quyền quyết định cuối cùng.
Điều 11.Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng đấu giá nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu
1. Hội đồng đấu giá nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu có các quyền sau đây:
a) Truất quyền tham gia cuộc đấu giá và lập biên bản xử lý đối với cá nhân, tổ chức tham gia đấu giá có hành vi gây rối trật tự cuộc đấu giá, thông đồng, móc nối để dìm giá hoặc hành vi khác làm ảnh hưởng đến tính khách quan, trung thực của cuộc đấu giá;
b) Dừng cuộc đấu giá và báo cáo người có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng để xử lý khi phát hiện có hành vi vi phạm trình tự, thủ tục đấu giá hoặc khi phát hiện người điều hành cuộc đấu giá có hành vi thông đồng, móc nối để dìm giá hoặc hành vi khác làm ảnh hưởng đến tính khách quan, trung thực của cuộc đấu giá;
c) Lựa chọn hình thức đấu giá quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật đấu giá tài sản để đấu giá tài sản;
d) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Hội đồng đấu giá nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu có các nghĩa vụ sau đây:
a) Nghĩa vụ theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 24 của Luật đấu giá tài sản;
b) Ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng đấu giá nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu có giá trị lớn;
c) Tổ chức và thực hiện đấu giá theo Quy chế hoạt động của Hội đồng, Quy chế cuộc đấu giá và quy định của pháp luật có liên quan;
d) Chịu trách nhiệm về kết quả cuộc đấu giá trước pháp luật và người có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng;
đ) Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quá trình đấu giá; tiếp nhận, giải quyết theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng giải quyết khiếu nại phát sinh sau cuộc đấu giá; bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
e) Báo cáo kết quả đấu giá tài sản và chuyển giao hồ sơ cuộc đấu giá cho người có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng sau khi kết thúc cuộc đấu giá;
g) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 12. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch, thành viên Hội đồng đấu giá nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu
1. Chủ tịch Hội đồng đấu giá nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tổ chức thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Hội đồng theo quy định tại Điều 11 của Nghị định này;
b) Chủ trì cuộc họp của Hội đồng; phân công trách nhiệm cho từng thành viên;
c) Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo Quy chế hoạt động của Hội đồng và quy định của pháp luật có liên quan.
2. Thành viên Hội đồng thực hiện các công việc theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng.
3. Thành viên của Hội đồng là đấu giá viên chịu trách nhiệm điều hành cuộc đấu giá.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 13. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày tháng năm 2017.
Điều 14. Trách nhiệm thi hành
1. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chịu trách nhiệm hướng dẫn Nghị định này.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương,Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Công ty quản lý tài sản có trách nhiệm thi hànhNghị định này./.
Nơi nhận: | TM. CHÍNH PHỦ |
- 1 Luật đấu giá tài sản 2016
- 2 Thông tư 08/2016/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 19/2013/TT-NHNN quy định về mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 3 Quyết định 1860/QĐ-NHNN năm 2015 đính chính Thông tư 14/2015/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 19/2013/TT-NHNN quy định về mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 4 Thông tư 14/2015/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 19/2013/TT-NHNN về mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản tổ chức tín dụng Việt Nam do Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam ban hành
- 5 Luật tổ chức Chính phủ 2015
- 6 Nghị định 53/2013/NĐ-CP về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam
- 1 Thông tư 14/2015/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 19/2013/TT-NHNN về mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản tổ chức tín dụng Việt Nam do Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam ban hành
- 2 Quyết định 1860/QĐ-NHNN năm 2015 đính chính Thông tư 14/2015/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 19/2013/TT-NHNN quy định về mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 3 Thông tư 08/2016/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 19/2013/TT-NHNN quy định về mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành