CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /2016/NĐ-CP | Hà Nội, ngày tháng năm 2016 |
DỰ THẢO 2 |
|
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ HỌC TẬP ĐỐI VỚI TRẺ EM, HỌC SINH, SINH VIÊN DÂN TỘC THIỂU SỐ RẤT ÍT NGƯỜI
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo,
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chính sách hỗ trợ học tập đối với trẻ em, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định nội dung, mức hỗ trợ, thời gian, hình thức hưởng chính sách hỗ trợ; hồ sơ, trình tự xét duyệt, phương thức chi trả và kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ học tập đối với trẻ em, học sinh, sinh viên các dân tộc thiểu số rất ít người.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Nghị định này áp dụng đối với: Trẻ em 3 đến 6 tuổi học tại các cơ sở giáo dục mầm non (sau đây gọi là trẻ mẫu giáo), học sinh, sinh viên các dân tộc thiểu số có số dân dưới 10.000 người (sau đây gọi là các dân tộc thiểu số rất ít người) đang học tập tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
2. Danh mục các dân tộc thiểu số rất ít người theo kết quả tổng điều tra dân số năm 2009 của Tổng cục Thống kê gồm 16 dân tộc: Cống, Mảng, Pu Péo, Si La, Cờ Lao, Bố Y, La Ha, Ngái, Chứt, Ơ Đu, Brâu, Rơ Măm, Lô Lô, Lự, Pà Thẻn, La Hủ.
Danh mục các dân tộc thiểu số rất ít người được điều chỉnh căn cứ vào kết quả tổng điều tra dân số định kỳ của Quốc gia do Tổng cục Thống kê công bố.
Điều 3. Nội dung chính sách hỗ trợ
1. Trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người được ưu tiên chăm sóc, nuôi dưỡng, học tập tại các cơ sở giáo dục phù hợp:
- Trẻ mẫu giáo được học tại các trường, lớp mầm non công lập.
- Học sinh tiểu học được học tại các các trường phổ thông dân tộc bán trú, trường tiểu học công lập.
- Sau khi hoàn thành chương trình tiểu học, học sinh được học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường trung học cơ sở công lập.
- Sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, học sinh được tuyển thẳng vào học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường trung học phổ thông công lập, cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập có tuyển sinh đối tượng tốt nghiệp trung học cơ sở.
- Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, học sinh được tuyển thẳng vào học tại các trường, khoa dự bị đại học, các cơ sở giáo dục đại học, các cơ sở giáo nghề nghiệp.
2. Trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người học trong các cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp được hưởng chính sách hỗ trợ học tập theo các mức kinh phí quy định tại
Điều 4. Mức hỗ trợ, thời gian được hưởng, hình thức hưởng
1. Mức hỗ trợ:
- Trẻ mẫu giáo dân tộc thiểu số rất ít người học tại các cơ sở giáo dục mầm non được hưởng mức hỗ trợ chi phí học tập bằng 30% mức lương cơ sở/trẻ/tháng.
- Học sinh dân tộc thiểu số rất ít người học tại các trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông được hưởng mức hỗ trợ chi phí học tập bằng 40% mức lương cơ sở/học sinh/tháng.
- Học sinh dân tộc thiểu số rất ít người học tại các trường phổ thông dân tộc bán trú hoặc là học sinh bán trú học tại trường phổ thông công lập có học sinh bán trú được hưởng mức hỗ trợ tiền ăn bằng 60% mức lương cơ sở /học sinh/tháng.
- Học sinh dân tộc thiểu số rất ít người học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú được hưởng mức hỗ trợ học bổng bằng 100% mức lương cơ sở /học sinh/tháng.
- Học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người học tại các trường, khoa dự bị đại học, các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp được hưởng mức hỗ trợ học bổng bằng 100% mức lương cơ sở/người/tháng.
2. Thời gian được hưởng hỗ trợ: 12 tháng/năm cho đối tượng có thời gian học đủ 9 tháng/năm trở lên; trường hợp đối tượng học không đủ 9 tháng/năm thì được hưởng theo thời gian học thực tế.
3. Đối với học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người học tại các trường, khoa dự bị đại học, các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, thời gian bị kỷ luật ngừng học hoặc buộc thôi học sẽ không được hưởng hỗ trợ.
4. Chi phí hỗ trợ học tập được chi trả bằng tiền, tính trên mức lương cơ sở theo quy định của Chính phủ trong từng thời kỳ.
Điều 5. Hồ sơ đề nghị hưởng chính sách hỗ trợ
Hồ sơ đề nghị hưởng chính sách hỗ trợ học tập gồm:
1. Đơn đề nghị hỗ trợ (mẫu số 01, mẫu số 02, mẫu số 03, mẫu số 04 tại phụ lục kèm theo Nghị định này).
2. Giấy khai sinh (bản sao có mang bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực từ bản chính).
Mỗi đối tượng nộp 01 bộ hồ sơ cho 01 lần đầu khi đề nghị hỗ trợ trong cùng một cơ sở giáo dục.
Điều 6. Trình tự, thời gian xét duyệt hưởng chính sách hỗ trợ và phương thức chi trả
1. Trình tự, thời gian xét duyệt
a) Đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục công lập
- Đầu năm học/khóa học, các cơ sở giáo dục có trẻ mẫu giáo, học sinh dân tộc rất ít người theo học tổ chức phổ biến, thông báo rộng rãi, hướng dẫn cho cha mẹ (hoặc người chăm sóc) trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên thuộc đối tượng được hưởng chính sách chuẩn bị hồ sơ theo quy định tại
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày niêm yết thông báo, cha mẹ (hoặc người chăm sóc) trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên nộp hồ sơ cho cơ sở giáo dục.
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày hết hạn hết hạn nhận hồ sơ, các cơ sở giáo dục có trách nhiệm tổ chức thẩm định hồ sơ, phê duyệt danh sách, niêm yết công khai danh sách đối tượng được hưởng, gửi báo cáo cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp và thực hiện việc chi trả.
b) Đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập
- Đầu năm học/khoá học, các cơ sở giáo dục ngoài công lập có trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc rất ít người theo học tổ chức phổ biến, thông báo rộng rãi và hướng dẫn cho cha mẹ (hoặc người chăm sóc) trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên thuộc đối tượng được hưởng chính sách chuẩn bị hồ sơ theo quy định tại
- Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày khai giảng năm học/khoá học, cha mẹ trẻ mẫu giáo (hoặc người chăm sóc) trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người phải gửi hồ sơ đề nghị hỗ trợ học tập đến Phòng Giáo dục và Đào tạo (đối với trẻ mẫu giáo, học sinh tiểu học, học sinh trung học cơ sở), Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với học sinh trung học phổ thông), Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội (đối với học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục đại học) nơi trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên có hộ khẩu thường trú.
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tổ chức thẩm định, phê duyệt, niêm yết công khai danh sách đối tượng được hưởng chính sách và thực hiện chi trả.
2. Phương thức chi hỗ trợ:
- Tuỳ theo điều kiện thưc tế, các cơ sở giáo dục công lập chủ động quyết định phương án trực tiếp phát tiền cho cha mẹ (hoặc người chăm sóc) trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên hoặc tổ chức nấu ăn tập trung cho trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên.
- Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội chi trả tiền hỗ trợ học tập trực tiếp cho trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên hoặc thông qua cha mẹ (hoặc người chăm sóc) trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên thuộc các cơ sở giáo dục ngoài công lập.
- Trường hợp trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên thuộc đối tượng được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ cùng tính chất thì chỉ được được hưởng một chính sách có mức hỗ trợ cao nhất.
- Tuỳ vào tình hình thực tế của từng địa phương, việc chi trả chi phí hỗ trợ học tập có thể thực hiện theo tháng, quý hoặc theo kỳ học, khoá học.
Điều 7. Lập dự toán, quản lý, sử dụng, quyết toán kinh phí
1. Việc lập và phân bổ dự toán kinh phí thực hiện chính sách chi hỗ trợ học tập cho trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người được thực hiện đồng thời với thời điểm lập, phân bổ dự toán ngân sách nhà nước hàng năm tại địa phương. Dự toán phải ghi rõ kinh phí thực hiện chính sách cấp hỗ trợ học tập cho trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên các dân tộc thiểu số rất ít người và số lượng đối tượng được hưởng.
Kinh phí hỗ trợ học tập cho trẻ mẫu giáo và học sinh, sinh viên đang học tại các cơ sở giáo dục công lập cân đối trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm phân bổ cho các cơ sở giáo dục.
Kinh phí hỗ trợ học tập cho trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập cân đối trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm phân bổ qua Phòng Giáo dục và Đào tạo (đối với trẻ mẫu giáo, học sinh tiểu học, học sinh trung học cơ sở), Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với học sinh trung học phổ thông) hoặc Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội (đối với học sinh, sinh viên học tại cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp) nơi trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên có hộ khẩu thường trú.
2. Các cơ quan được phân bổ ngân sách theo quy định tại Nghị định này chịu trách nhiệm lập dự toán, thực hiện việc quản lý, chi trả kinh phí hỗ trợ học tập đúng đối tượng và thanh quyết toán kinh phí với ngân sách nhà nước theo đúng quy định của pháp luật.
Quy trình, trách nhiệm và thẩm quyền trong lập dự toán, chấp hành và quyết toán kinh phí hỗ trợ học tập thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và theo phân cấp quản lý hiện hành.
3. Cơ quan tài chính các cấp có trách nhiệm bảo đảm kinh phí hỗ trợ, hướng dẫn quản lý và kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện.
4. Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm soát, cấp phát, thanh toán kinh phí hỗ trợ theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính về hướng dẫn chế độ quản lý, cấp phát, thanh toán các khoản chi ngân sách qua Kho bạc Nhà nước; các chế độ chi tiêu và các quy định tại Nghị định này.
5. Hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước, Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính về xây dựng dự toán ngân sách nhà nước, số lượng đối tượng được hưởng xây dựng dự toán kinh phí hỗ trợ học tập, tổng hợp chung trong dự toán chi ngân sách nhà nước của địa phương gửi Bộ Tài chính cùng thời gian báo cáo dự toán ngân sách Nhà nước năm kế hoạch; đồng thời, gửi báo cáo về Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để phối hợp quản lý.
Điều 8. Nguồn kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ
1. Nguồn kinh phí chi trả chính sách hỗ trợ đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên các dân tộc thiểu số rất ít người theo quy định tại Nghị định này được cân đối trong nguồn kinh phí chi thường xuyên sự nghiệp giáo dục, đào tạo hằng năm theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.
2. Ngân sách trung ương thực hiện hỗ trợ ngân sách địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, các văn bản hướng dẫn Luật và cơ chế hỗ trợ từ ngân sách trung ương cho địa phương để thực hiện các chính sách an sinh xã hội.
Điều 9. Tổ chức thực hiện
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo
Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan kiểm tra, đánh giá, tổng hợp tình hình thực hiện chính sách quy định tại Nghị định này, hằng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
2. Bộ Tài chính
Bố trí nguồn kinh phí thường xuyên hỗ trợ các địa phương thực hiện chính sách quy định tại Nghị định này trong dự toán ngân sách nhà nước hằng năm theo phân cấp quản lý hiện hành.
3. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện các chính sách được quy định tại Nghị định này.
4. Ủy ban Dân tộc
Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, ngành ở Trung ương và các địa phương chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách quy định tại Nghị định này.
5. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
a) Chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động- Thương binh và Xã hội, các ban, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thực hiện đúng, đủ, kịp thời chế độ, chính sách cho trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người.
b) Chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương thường xuyên kiểm tra, giám sát bảo đảm việc thực hiện chính sách đúng đối tượng, mức hỗ trợ và thời gian hỗ trợ của năm học; hằng năm tổng kết, đánh giá và báo cáo kết quả thực hiện chính sách cho Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Ủy ban Dân tộc để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Điều 10. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành Nghị định
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày tháng năm 2016.
2. Các nội dung liên quan tại các quy định trước đây trái với Nghị định này thì thực hiện theo Nghị định này.
3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: | TM. CHÍNH PHỦ |
PHỤ LỤC
(Kèm theo Nghị định số /2016/NĐ-CP ngày tháng năm 2016 của Chính phủ)
Mẫu số 01 | Đơn đề nghị hỗ trợ (dùng cho cha mẹ trẻ mẫu giáo hoặc người chăm sóc trẻ mẫu giáo học tại các cơ sở giáo dục công lập) |
Mẫu số 02 | Đơn đề nghị hỗ trợ (dùng cho học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục công lập) |
Mẫu số 03 | Đơn đề nghị hỗ trợ (dùng cho cha mẹ trẻ mẫu giáo hoặc người chăm sóc trẻ mẫu giáo học tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập) |
Mẫu số 04 | Đơn đề nghị hỗ trợ (dùng cho học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập) |
Mẫu số 01
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ HỌC TẬP
(Dùng cho cha mẹ trẻ mẫu giáo hoặc người chăm sóc trẻ mẫu giáo học tại các cơ sở giáo dục công lập)
Kính gửi: (tên cơ sở giáo dục)
Họ và tên cha mẹ (hoặc người chăm sóc):
Cư trú tại:
Là Cha/mẹ (hoặc người chăm sóc) của em:
Sinh ngày:
Dân tộc:
Hiện đang học tại lớp:
Trường:
Tôi làm đơn này đề nghị các cấp quản lý xem xét, giải quyết cấp tiền hỗ trợ học tập theo quy định và chế độ hiện hành.
| ..., ngày tháng năm |
Mẫu số 02
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ HỌC TẬP
(Dùng cho học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục công lập)
Kính gửi: (Cơ sở giáo dục và đào tạo)
Họ và tên học sinh, sinh viên:
Cư trú tại:
Sinh ngày:
Dân tộc:
Hiện đang học tại lớp:
Trường:
Tôi làm đơn này đề nghị các cấp quản lý xem xét, giải quyết cấp tiền hỗ trợ học tập theo quy định và chế độ hiện hành.
| …, ngày tháng năm |
Mẫu số 03
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ HỌC TẬP
(Dùng cho cha mẹ trẻ mẫu giáo hoặc người chăm sóc trẻ mẫu giáo học tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập)
Kính gửi: Phòng Giáo dục và Đào tạo
Họ và tên cha mẹ (hoặc người chăm sóc):
Cư trú tại:
Là Cha/mẹ (hoặc người chăm sóc) của em:
Sinh ngày:
Dân tộc:
Hiện đang học tại lớp:
Trường:
Tôi làm đơn này đề nghị các cấp quản lý xem xét, giải quyết cấp tiền hỗ trợ học tập theo quy định và chế độ hiện hành.
| ..., ngày tháng năm |
Xác nhận của cơ sở giáo dục
Cơ sở giáo dục: ......................................................................................
Xác nhận em: .................................................
Hiện là trẻ mẫu giáo đang học tại…
Các chi tiết nêu trong đơn là phù hợp với hồ sơ mà cơ sở giáo dục đang quản lý.
Đang hưởng chính sách cùng tính chất tại trường (nếu có), số tiền: ...............đồng/tháng và được hưởng….. tháng/năm.
Đề nghị các cấp quản lý xem xét, giải quyết tiền hỗ trợ học tập theo quy định và chế độ hiện hành.
| ........., ngày ..... tháng ..... năm ........... |
Mẫu số 04
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ HỌC TẬP
(Dùng cho học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập)
Kính gửi: Phòng Giáo dục và Đào tạo (đối với học sinh tiểu học và trung học cơ sở); Sở giáo dục và Đào tạo (đối với học sinh trung học phổ thông); Phòng Lao động Thương binh và Xã hội (đối với học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục đại học và cơ sở giáo dục chuyên nghiệp)
Họ và tên học sinh:
Cư trú tại:
Sinh ngày:
Dân tộc:
Hiện đang học tại lớp: Khóa:
Trường:
Tôi làm đơn này đề nghị các cấp quản lý xem xét, giải quyết cấp tiền hỗ trợ học tập theo quy định và chế độ hiện hành.
| ..., ngày tháng năm |
Xác nhận của cơ sở giáo dục
Cơ sở giáo dục: ......................................................................................
Xác nhận em: .................................................
Hiện là học sinh đang học tại lớp: Khóa:
Các chi tiết nêu trong đơn là phù hợp với hồ sơ mà cơ sở giáo dục đang quản lý.
Đang hưởng chính sách cùng tính chất tại trường (nếu có), số tiền: ...............đồng/tháng và được hưởng….. tháng/năm.
Đề nghị các cấp quản lý xem xét, giải quyết tiền hỗ trợ học tập theo quy định và chế độ hiện hành.
| ........., ngày ..... tháng ..... năm ........... |
- 1 Công văn 4341/BGDĐT-KHTC năm 2016 thực hiện chính sách miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập đối với học sinh, sinh viên nghèo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2 Thông tư liên tịch 09/2016/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện Nghị định 86/2015/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021 do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Tài chính - Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành
- 3 Công văn 209/TTg-KGVX năm 2016 về kéo dài việc thực hiện chính sách hỗ trợ học tập đối với trẻ em, học sinh, sinh viên dân tộc rất ít người do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4 Luật tổ chức Chính phủ 2015
- 5 Luật giáo dục sửa đổi năm 2009
- 6 Luật Giáo dục 2005
- 7 Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 1 Công văn 209/TTg-KGVX năm 2016 về kéo dài việc thực hiện chính sách hỗ trợ học tập đối với trẻ em, học sinh, sinh viên dân tộc rất ít người do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Thông tư liên tịch 09/2016/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện Nghị định 86/2015/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021 do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Tài chính - Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành
- 3 Công văn 4341/BGDĐT-KHTC năm 2016 thực hiện chính sách miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập đối với học sinh, sinh viên nghèo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành